ĐẠI ĐẠo tam kỳ phổ ĐỘ Năm thứ: 32 tiểu sử ĐỨc giáo tông nguyễn ngọc tưƠNG



tải về 1.68 Mb.
trang3/6
Chuyển đổi dữ liệu10.02.2018
Kích1.68 Mb.
#36292
1   2   3   4   5   6

6) VỀ BÌNH HOÀ VÀ AN HỘI HÀNH ĐẠO

Nhưng không bao lâu, nhiều phái đoàn nhơn sanh và chức sắc đến yêu cầu Người trở ra hành đạo để dìu dắt nhơn sanh đúng theo Thánh ý của Đức Chí Tôn đã dạy lúc ban đầu. Ngày 24/7/1934, Người trở lại hành đạo. Người ra tờ Châu tri số 3 cho toàn Đạo hay: Người đã trở lại hành đạo, nhưng vì không thể ở nơi Toà Thánh được, nên tạm lập Văn phòng nơi hai Thánh Thất: Bình Hoà (Gia định) và An Hội (Bến Tre), để lo chấn chỉnh nền Đạo lại.

Việc không thể ở hành Đạo tiếp tục nơi Toà Thánh được nữa là vì những lý do: Sự khủng khoảng nội bộ, không thể giàn xếp được.

Bàn viết nơi văn phòng Đầu Sư có đủ các hồ sơ tài liệu hành Đạo…đều bị chiếm mất, đòi nhiều lần không trả lại.

Nhà ở cũng bị chiếm, một Đạo Hữu ở giữ nhà bị đưa ra khỏi cửa Toà Thánh cấm không cho trở lại.

VII. TIỂU KẾT VỀ ĐOẠN ĐỜI HÀNH ĐẠO TẠI TÂY NINH

Với mấy hành Đạo tại Toà Thánh, Người đã bắt đầu bước vào giai đoạn Thánh Đạo trong Ngũ Chi Đại Đạo của Tam Kỳ Phổ Độ. Người đã trọn hy sinh tư kỷ: vứt bỏ mọi danh vọng lợi quyền của quan trường, ly gia cắt ái, phế hết các việc gia đình để trọn hiến thân hành đạo. Vì danh Đạo Người hy sinh cả lòng tự ái cá nhơn; không một tiếng giận hờn, không một lời tranh chấp đối với mọi cơn khảo thí đưa đến. Luôn luôn giữ dạ từ bi, đức tin mạnh mẽ, Người chỉ biết khuyên lơn nhẫn nhịn để mưu hoà, chỉ biết quì hương cầu nguyện để cảm hoá, chỉ biết hành đạo phổ thông giáo lý để cứu độ nhơn sanh. Người đã thực hiện được trọn vẹn lời Thánh Giáo mà Đức Chí Tôn đã dạy cho Người rằng : “Thầy để cho con chịu lắm sự nhọc nhằn đau thảm, song có vậy mới đặng, vì CON LÀ ĐẠO, ĐẠO LÀ CON. Thầy mừng cho hạnh đức con rất hạp cùng lý Đạo. Thầy dặn con phải ẩn nhẫn chịu khổ hạnh, cho lẽ Đạo được rỡ ràng. Đạo nhờ con mà nên, con vì Đạo mới ra đáng mặt…” 

PHẦN THỨ BA

Đoạn đời tích cực hành Đạo
nơi Bến Tre (1934 – 1942)


I. GIAI ĐOẠN CHỈNH ĐẠO (1934 – 1938)

A. CHÂU TRI SỐ 3, SỐ 4, SỐ 5

Không thể hành Đạo được nơi Toà Thánh Tây Ninh, không thể ẩn tu nơi non cao rừng thẳm, vì sứ mạng thiêng liêng phải dìu dắt nhơn sanh cho trọn vẹn đường tu, Người đành phải hiệp với Ngài Quyền NGỌC ĐẦU SƯ và chư vị chức sắc bên Hiệp Thiên Đài, lo chỉnh đốn nền Đạo lại.

Đầu tiên, Người ra tờ Châu tri số 3, nguyên văn như dưới đây: CHÁNH PHỐI SƯ Quyền ĐẦU SƯ THƯỢNG TƯƠNG THANH gởi cho chư chức sắc, chức việc và Đạo Hữu nam nữ.

Chư Hiền Hữu,

Hèn lâu tôi rất tiếc phải tạm ngưng phận sự hành đạo, cũng vì nơi cơ đạo chinh nghiêng, làm cho việc giáo dục phải chịu bề trắc trở.

Ghe phen tôi muốn lánh chốn thị phi, ẩn nơi êm tịnh mà lo tu hành. Song vì trước đã lập nguyện khi thọ mạng lịnh hành Đạo nơi Đại Từ Phụ và Đức Lý Giáo Tông, nên không dám phế phận; phải náo nương ẩn nhẫn cho qua hồi khảo đảo.

Nay đến thời kỳ Chỉnh Đạo, tôi phải thi hành phận sự của Thầy và Đức Lý phú thác, là lo giúp vịệc chấn chỉnh nền Đạo và việc giáo dục nhơn sanh. Cũng vì từ ngày Anh Cả ra mạng lịnh số 21 và Phổ Cáo chúng sanh ngày 4/2/1934, làm cho sự hoà bình tan rã, nên cực chẳng đã tôi phải tạm ở đỡ nơi Thánh Thất Bình Hòa (Gia Định) và An Hội (Bến Tre) mà giúp Thầy Chỉnh Đạo. Chừng nào có lịnh Thầy dạy, tôi sẽ trở về Toà Thánh Tây Ninh mà chung lo qui hiệp.

Vậy từ đây sự giao thiệp với chư Hiền Hữu sẽ nối tiếp lại như xưa. Nơi nào tôi chưa đến được, thì tôi sẽ phái người thay mặt đến viếng thăm và nhắc nhở sự tu hành, xin chư Hiền Hữu vui lòng giao tiếp.

Về Cơ Chỉnh Đạo, tôi cũng nên cho chư Hiền Hữu rõ biết. Sau mấy hồi rắc rối trong Đạo, là mấy hồi khảo thí từ chức sắc đến tín đồ, thì nơi thiêng liêng tự nhiên có cuộc chấm thi, tức là cuộc cân công chiết tội. Ai được khuyên điểm, sẽ được nhập vào Cơ Chỉnh Đạo, có Thầy và chư Thần Thánh đến dạy dỗ bố hoá trong tâm của những người hữu duyên ấy.

Nhân dịp tôi xin chư Hiền Hữu cứ giữ một lòng tin tưởng chắc có Thầy là Đấng Chí Tôn khai Đạo. Ai rủi sa ngã trong lúc Đạo chinh nghiêng, xin mau trở lại.

Hãy quên hết các sự giận hờn phiền phức và nghịch lẫn nhau đã nảy sanh ra trong lúc xung đột, vì là nét hư của tà tình xúi giục đó. Phải mở trọn lòng thương yêu nhau hằng bữa chẳng luận là khác chi khác phái. Đừng thấy người nhẹ tính bước lầm qua đường khác mà ghét mà nghịch; phải thương phải độ mới gọi là nhơn. Hãy khoan dung tha thứ cho nhau hết thảy những điều đã gây hờn chác hại cho nhau trong cơn bị khảo dượt. Phải ráng nhớ rằng : cái lòng thương yêu tràn trề là chìa khoá mở cửa Bạch Ngọc Kinh. Tu là tập sửa mở mang đem cái lòng của mình lần lần lên cho đến bực từ bi bác ái mà lãnh chìa khoá ấy.

Tôi cũng xin khuyên chư Hiền Hữu hãy cẩn thận đừng vội nghe những lời cám dỗ, những lời bịa đặt vu oan cho người, mà buồn chí ngã lòng xu hướng qua nơi khác. Xin cứ giữ đường ngay, noi theo gương tốt mà đi tới, thì sau cũng chắc được về Thầy. Hãy đừng vọng tưởng, ham thấy huyền diệu, mà rủi phải lầm theo tà Đạo thì sợ sau ăn năn đã muộn.

Trước khi gác bút, tôi thành tâm cả kêu trong Đạo, những bậc Hiền Nhân có Đạo Tâm, có chí thành, xin hãy tưởng đến nền Đạo buổi nầy rất chinh nghiêng đã lắm phen muốn đổ. Xin chư Hiền Hữu may được Thần Thánh bố hoá nơi tâm thì hãy vui hiệp với ông Quyền NGỌC ĐẦU SƯ và tôi mà lo giúp Thầy Chỉnh Đạo. Gom cả tấc dạ nhiệt thành vì Đạo mà tạo nên một khối Từ bi, Bác ái lớn to, hầu để lại cho chúng sanh cọng hưởng. Ấy là sự kết quả đáng ước ao hơn hết đó.

Tiếp được Châu tri nầy và các Châu tri sẽ gởi đến nữa, xin chư Hiền Hữu vui lòng truyền lại cho hết thảy trong Đạo Hữu rõ biết. Tôi cầu nguyện xin Đại Từ Phụ và chư Thần, Thánh, Tiên, Phật ban ơn bố hoá cho chư Hiền Hữu mau mau bước trọn vào đường Đạo Đức tu hành được vượt qua biển khổ, tránh khỏi các tai ương”

Thánh Thất An Hội (Bến Tre) ngày 24 tháng 7/1934 (13/6 Giáp Tuất)

THƯỢNG TƯƠNG THANH

Tiếp theo Châu tri số 3, Người hiệp cùng Ngài Quyền NGỌC ĐẦU SƯ ra tờ châu tri số 4, nguyên văn như sau:

THƯỢNG và NGỌC CHÁNH PHỐI SƯ Q. ĐẦU SƯ gởi cho chư chức sắc, chức việc, chủ Thánh Thất và Đạo Hữu nam nữ.

Chư Hiền Hữu,

Đương buổi nầy, nền Đạo rất chinh nghiêng như người bịnh ngặt nghèo, cần cứu chữa gấp mới mong tránh khỏi sự hiểm nguy. Đối với bịnh Đạo hiện thời, chúng tôi tưởng không phương chi hay hơn là dùng toàn lẽ Đạo mà trị.

Vậy chúng tôi hiệp nhau nhứt định lập một Chương trình Chỉnh Đạo, tuyên bố dưới đây cho chư Hiền Hữu rõ biết.

Vị nào vui lòng hưởng ứng xin hiệp với chúng tôi mà lo chấn chỉnh nền Đạo lại cho kịp.



CHƯƠNG TRÌNH CHỈNH ĐẠO VỀ NGƯỜI GIỮ ĐẠO

Điều thứ nhứt: Trong hàng chức sắc và Đạo Hữu, vị nào đồng lòng muốn hiệp với chúng tôi mà lo chấn chỉnh nền Đạo, thì trước phải nguyện giữ tròn Tân Luật và Pháp Chánh Truyền (đình chú giải). Phải thật hành Ngũ Giái Cấm; chức sắc lãnh phận sự hành chánh phải giữ thêm Tứ Đại Điều Qui.

Điều thứ hai: Mỗi vị đã vào chung lo Chỉnh Đạo thì phải trau giồi đức hạnh hằng ngày, làm cho nên gương trong sạch lành tốt chẳng nhiều thì ít, cho người chung quanh mình trông vào thấy được. Nghĩa là chúng ta vui lòng chung hiệp yến sáng gương lành của nhau làm một, cho đến tỏ rạng soi khắp nơi nơi.

Điều thứ ba: Muốn nên được gương lành ấy, cần nhứt phải thật hành chủ nghĩa Từ Bi, Bác ái.

Phải giữ đừng để lòng nảy sanh giận hờn ganh ghét đến một ai hết. Cứ để trọn lòng thương mà đối đãi với nhau.

Vì vậy mà phải cấm nhau không được rầy rà cãi lẫy lớn tiếng với nhau, phải giúp đỡ dìu dắt nhau như tình ruột thịt.



VỀ THÁNH THẤT

Điều thứ tư: Nơi các Thánh Thất phải y nhau một cách đọc kinh và hành các lễ. Trong ngày lễ sóc vọng sẽ có chức sắc đến giảng Đạo hay là gởi bài giảng đến.


Nơi Thánh Thất lớn có chỗ rộng rãi, mỗi tháng 10 ngày, sẽ có chức sắc đến chỉ dạy chức việc nhứt là về phận sự hành Đạo.

VỀ BAN CHỈNH ĐẠO

Điều thứ năm: Sẽ có một Ban Chỉnh Đạo để bàn tính với hai vị Q. Đầu sư các việc Đạo trước khi thi hành. Ban nầy của các Họ Đạo hiệp nhau chọn cử trong hàng chức sắc hay là Đạo Hữu có Đạo Đức và trí thức, nhất là để lo chấn chỉnh nét tu, khép trọn vào khuôn hạnh, gom hiền góp đức mà làm cho ra vẻ Đạo thành.

Điều thứ sáu: những chức sắc và Đạo Hữu lưỡng phái xem Chương trình nầy rồi, vui lòng thuận theo thì hãy đến trước Thiên Bàn trong một thời cúng, nguyện với Thầy làm y như vậy, rồi cứ lo thật hành theo đó. Chừng nào có người của chúng tôi phái đến các Họ Đạo, thì được hỏi thêm cho rõ, rồi tỏ sự quyết định của mình.

Hiện nay chúng tôi tạm ở nơi Thánh Thất Bình hoà (Gia định) và Thánh Thất An Hội (Bến Tre) mà lo phận sự giúp Thầy Chỉnh Đạo cho đến thành. Rồi tới ngày giờ Thầy định, sẽ về Toà Thánh Tây Ninh mà chung lo qui hiệp với những người chơn chánh.

Những thơ từ gởi cho chúng tôi, thì đề về Gia Định hay là Bến Tre thì chúng tôi sẽ được hết.

Thánh Thất Bình Hòa ngày 27/7/1934 (16/6 Giáp Tuất)

THƯỢNG TƯƠNG THANH

NGỌC TRANG THANH

Tiếp theo đó tờ Châu tri số 5 đề ngày 26/9/1934. Người và Ngài Q. Ngọc Đầu Sư khuyên trong Đạo ai đã nhìn nhận chung lo việc Chỉnh Đạo, thì hãy cử một phái viên nơi mỗi Họ Đạo, để về nhóm Đại hội, công cử một Ban Chỉnh Đạo.

Châu tri nầy cũng dạy sắp đặt Ban Hành Thiện nơi mỗi làng, để thực hành chủ nghĩa Từ Bi, Bác Ái cho tỏ rõ trong toàn Đạo, Ban Hành Thiện chủ trương chung lo giúp đỡ lẫn nhau, từ tật bịnh tai nàn đến việc Quan Hôn Tang Tế; lập đủ Lễ Nhạc Đồng nhi, làm thuyền Bát Nhã, tạo nghĩa địa….



B. ĐẠI HỘI THÀNH LẬP BAN CHỈNH ĐẠO

Ngày 14 tháng 10 Giáp Tuất (20/11/1934), toàn Đạo nhóm Đại Hội nơi Thánh Thất An Hội, hiện diện 85 vị phái viên thay mặt cho 85 Họ Đạo trong 18 tỉnh Nam Phần. Số người dự tính hết thảy được chừng 1300 vị.

Đại Hội tán thành Chương trình Chỉnh Đạo và thành lập một Ban Chỉnh Đạo do phái viên của 18 tỉnh công cử. Thành phần Ban Chỉnh Đạo như dưới đây:


  1. Bạc Liêu: Ô. Phạm Văn Sở, Nghiệp chủ Thới Bình.

  2. Bà Rịa: Ô. Ngô Văn Quyển, Chánh trị sự Phước Thọ.

  3. Ô. Lê Háo Học, Giáo Hữu (Đại điền)

Ô. Lê Tam Tỉnh, Thông sự Thạnh Ngãi.

  1. Biên Hoà:  Ô. Mai Văn Thành, Chánh Hội trưởng An Thành.

  2. Cần Thơ: Ô. Trần Văn Nhân, Nghiệp chủ Phong Thạnh.

  3. Châu Đốc: Ô. Phan Duy Cai, Giáo viên Phú Lâm.

  4. Ô. Nguyễn Văn Chất, Cựu Hội đồng Tân Kim.

Ô. Nguyễn Duy Thuần, Chánh Thủ bổn Tân Lân.

  1. Ô. Ngọc Kinh Thanh, Giáo sư (Bình Hoà)

Ô. Thượng Bộ Thanh, Giáo Hữu (Thuận Kiều)

  1. Gò Công: Ô. Nguyễn Tuấn Mai, Chánh Từ hàn Tân Niên Trung.

  2. Long Xuyên: Ô. Lê Văn Thơ, Nghiệp chủ Tân Thạnh.

  3. Mỹ Tho: Ô. Phạm Hữu Hạnh, Chánh bái Giao Hoà.

  4. Rạch Giá: Ô. Huỳnh Tấn Đức, Nghiệp chủ Hoả Lựu.

  5. Sa Đéc: Ô. Lê Minh Phong, Chánh Quản lý Học viện Kim Bửu.

  6. Sóc Trăng: Ô. Lê Văn Yên, Chánh trị sự An Thạnh Nhì.

  7. Tân An: Ô. Nguyễn Văn Lưu, Chủ Thánh Thất Bình Quới.

  8. Tây Ninh: Ô. Phạm Văn Ngọ, Sĩ tải Thái Bình Địa.

  9. Trà Vinh: Ô. Phạm Trung Đô, Đầu Quận Đạo (Đa Lộc).

  10. Vĩnh Long: Ô. Nguyễn Văn Lưu, Nghiệp chủ Sơn Định.

Hội uỷ nhiệm cho Ban Chỉnh Đạo hiệp với hai vị Q. Thượng và Ngọc Đầu sư mà hành Đạo cho đến ngày qui hiệp về Tây Ninh.

Ban Chỉnh Đạo quyết định sẽ mở một lớp học Đạo (Hạnh đường) dạy chức sắc chức việc nơi hai Thánh Thất Bình hòa (Gia Định) và An Hội (Bến Tre); sẽ lập một cuốn Lễ bổn về Quan, Hôn, Tang, Tế tạm dùng trong Đạo.



C. ĐỨC QUYỀN GIÁO TÔNG THƯỢNG TRUNG NHỰT QUI LIỄU

Ban Chỉnh Đạo vừa thành lập buổi sáng; chiều tái nhóm thì tiếp được điện tín trên Toà Thánh Tây Ninh gởi đến, cho hay Đức Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt đã qui liễu. Người xin hội để 5 phút tịnh tâm tưởng niệm người Anh cả đã dày công buổi khai Đạo, và khuyên các Họ Đạo hãy lập Đàn cầu nguyện và để tang cho Ngài.

Kế Người và Ngài Quyền Ngọc Đầu Sư đi về Toà Thánh để dự lễ an táng.

Cơ Chỉnh Đạo ra đời, chính là ngày Đức Quyền Giáo Tông qui vị. Đó cũng là một điềm Thiên cơ chứng minh Ban Chỉnh Đạo thiệt là của Đại Từ Phụ dạy mở, và có Chư Thần, Thánh, Tiên, Phật giúp sức.



D. THÀNH LẬP HỘI THÁNH

Ngày 5/12/1934, Người ra tờ Châu tri số 7 cho trong Đạo biết rằng: sự hoà hiệp chưa giải quyết được, mặc dầu Đức Quyền Giáo Tông đã qui vị. Vì đó mà Người và Ngài Quyền Ngọc Đầu Sư còn phải tạm ở Bình Hòa và An Hội để lo chấn chỉnh nền Đạo. Người khuyên các Họ Đạo mau sắp đặt cho xong Ban Hành Thiện, rồi đi cầu an và tụng kinh mỗi nhà Đạo hữu, để cầu cho nền Đạo sớm được trở lại hoà bình.

Đến ngày 15/12/1934, Người cùng Ngài Q.Ngọc Đầu sư và Ngài Bảo Pháp Nguyễn Trung Hậu ký tên bức thơ số 8, mời toàn Đạo nhóm Đại hội tại Thánh Thất An Hội (Bến Tre)

Ngày 18/11 Giáp Tuất (24/12/1934), cuộc nhóm Đại hội có mặt: 2 vị Q. Thượng và Ngọc Đầu sư, Bảo Pháp Nguyễn trung Hậu, Bảo Văn Pháp Quân Cao Quỳnh Diêu, 7 vị Giáo sư, 27 Giáo hữu, 40 vị Lễ sanh; Nữ Phái có 3 Giáo sư, 1 Giáo hữu và 3 Lễ sanh. Hội nghĩ vì: Ban Chỉnh Đạo chưa thể hiệp về Toà Thánh, thì cần phải lập hình thể Hội Thánh mới có đủ huyền năng theo luật lệ mà hành Đạo. Cần phải có Chưởng Pháp để hiệp với Đầu sư mà hành chánh, thì mới đúng theo lẽ Đạo.

Hội đồng công cử Ngài Quyền Ngọc Đầu sư Ngọc Trang Thanh làm Thượng Chưởng Pháp, và giao cho Ngài tạm cầm giềng mối Đạo.

Kế tiếp, Hội cử 3 vị tạm Q. Chánh Phối sư, Bàn Cửu viện cũng được thành lập. Một vị chủ trưởng Nữ phái cũng được hội chọn cử luôn. Cuối cùng Hội định mời nhóm Hội Vạn Linh vào ngày 8 tháng giêng năm Ất Hợi để công cử người cầm giềng mối Đạo thiệt thọ.



E. HỘI VẠN LINH

Hội Vạn Linh nhóm từ mùng 8 đến 11 tháng giêng Ất hợi (11 đến 14/2/1935) tại Thánh Thất An Hội.

Bài diễn văn khai mạc do Đức Thượng Chưởng Pháp (Chủ tọa) đọc giữa Hội, lược chép ra như dưới đây: “…Sở dĩ gọi Hội Vạn Linh là vì Hội nầy gồm toàn các phần tử trong Đạo, từ Chức sắc Đại Thiên Phong cho đến tín đồ. Ấy là Hội lớn hơn hết trong Đạo vì Hội Vạn Linh gồm cả ba: Hội Nhơn Sanh, Hội Thánh , và Thượng Hội.

Quyền của Hội Vạn Linh tự nhiên phải lớn hơn các quyền trong Đạo. Thánh Giáo có dạy rằng quyền Vạn Linh đối với quyền của Đức Chí Tôn. Vạn Linh nhứt định tức là Đức Chí Tôn nhứt định vậy, vì nhơn tâm tức Thiên ý.

Hội Vạn Linh để định đoạt những việc tối trọng của Đạo, mà không Hội nào khác định được, ví dụ như việc chọn cử người cầm giềng mối Đạo. Vì sao mà có nhóm Hội Vạn Linh hôm nay ?.

Nguyên khi Anh cả chúng ta là Ông Thượng Trung Nhựt qui liễu rồi, thì bên Cửu Trùng Đài khuyết vị thay thế cho Thầy mà làm chủ quyền Đại Đạo tại thế. Hễ thiếu, thì tự nhiên phải có người thay, chớ không nên để trống, vì nếu không ai làm đầu, thì làm sao mà cử động hình thể được. Trong Hội Thánh hiện thời, những Chức sắc Đại Thiên phong đứng kế Anh Cả là 3 vị Q. Đầu Sư, sắp theo thứ tự thọ phong trước sau là: Thượng Tương Thanh, Ngọc Trang Thanh và Thái Thơ Thanh.

Hồi mới khai Đạo tới nay, có nhiều Thánh Giáo của Đức Chí Tôn và Đức Lý Giáo Tông cho biết trước phận sự của Ông Thượng Tương Thanh ngày sau là người cầm giềng mối Đạo.

Tôi trích lục vài đoạn Thánh Giáo ấy ra đây cho chư Hiền Hữu rõ:

1) Thánh Giáo năm Thìn ngày 16/7/1928, Đàn tại Quận Xuyên mộc tỉnh Bà rịa, Hộ Pháp và Thượng Phẩm phò loan. Ông Thượng Trung Nhựt, Thượng Tương Thanh, Thái Thơ Thanh và Nữ Chánh Phối sư Hương Thanh chứng Đàn.

Thầy các con…Tương, con nhớ lời Thầy, con vốn con tin của Thầy giao cho Chánh phủ. Nhờ con, mà nền Đạo mới ra lẽ chơn chánh trước mặt Chánh phủ và chúng sanh. Thầy để con chịu sự nhọc nhằn đau thảm, song có vậy mới đặng, vì con là Đạo, Đạo là con. Thầy rất mừng cho hạnh đức con, rất hạp cùng lý Đạo. Thầy dặn con phải ẩn nhẫn, chịu khổ hạnh cho lẽ Đạo đặng rỡ ràng. Đạo nhờ con mà nên, con vì Đạo mới ra đáng mặt….



Ôi ! con yêu dấu ôi!, Nếu mỗi đứa anh con đều đặng như con vậy, Đạo chưa ra đến nỗi nầy. Thầy nhiều phen ứa lụy! Con hiểu ý Thầy. Thầy biết bụng con, con rán chịu, Thầy xin con đừng sầu thảm mà động đến Thầy…”

2) Và Thánh Ngôn ngày 14/8/1931, năm Mùi, Đàn nơi Bửu Điện Toà Thánh Tây Ninh, Hộ Pháp và Văn Pháp phò loan, Ông Thượng Trung Nhựt, Thượng Tương Thanh, Ngọc Trang Thanh, Thái Thơ Thanh và Hương Thanh chứng Đàn: “Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Lý Giáo Tông…Ngọc Trang Thanh!, kêu Thượng Tương Thanh…



Thượng Tương Thanh, Lão mừng Hiền hữu đó. Lão vì Chí Tôn đã hứa, mà lo lập vị cho đáng giá, thì Hiền hữu phải tận tâm mà chung lo với Lão mới phải. Ngày nay đã Hành Chánh, thì cũng nên tập cho mình có đủ tư cách người cầm sanh mạng của nhơn loại…”

Cũng vì phẩm vị hiện thời của Ông Thượng Tương Thanh trong Hội Thánh, và cũng vì các lời Thánh Giáo của Thầy và Đức Lý dạy trước đó, nên tôi có ý tỏ muốn xin trong Hội Thánh công cử Ông Thượng Tương Thanh lên chấp chưởng nền Đạo cho thuận Thiên ý, cho hoà Luật Đạo. nhưng Ông Thượng Tương Thanh nằng nằng không dám, vì bởi Đạo đã phân rẽ nhiều chi nhiều phái; lại Thánh Giáo Thầy và Đức Lý dạy cũng đã lâu rồi, chưa biết nhơn sanh còn để trọn đức tin nơi đó hay chăng?

Vả lại, sau khi an táng Anh cả chúng ta rồi, Ông Hộ Pháp lại nắm luôn quyền hành của phẩm Giáo Tông, lập Nghị định ngày 12/12/1934, ký tên như vầy: Chưởng quản Nhị Hữu Hình Đài, Hiệp Thiên và Cửu Trùng: Phạm Hộ Pháp. Việc nầy trái Luật Pháp: Hiệp Thiên Đài hay về phần thiêng liêng là phần hồn; Cửu Trùng Đài về phần hữu hình là phần xác. Hai Đài có quyền hành đặc biệt, không bên nào xâm lấn bên nào được. Nếu Chức sắc Hiệp Thiên Đài qua lần lần hết bên Cửu Trùng Đài, thì phải bỏ trống Hiệp Thiên Đài, tức là bỏ cho Hồn tan thì Xác phải rã.

Vì các cớ đã tỏ trrên đây nó rất trọng hệ cho nền Đạo, nên hai vị Quyền Đầu sư thi hành phận sự mình, nhóm Ban Chỉnh Đạo rồi nhóm Hội Thánh mà bàn tính về vấn đề tối trọng ấy. Song hai Hội nầy không giải quyết được, nên mới nhứt định mời nhóm Vạn Linh hôm nay . . .

Vì sao Hội Vạn Linh không nhóm nơi Toà Thánh Tây Ninh, lại nhóm tại Thánh Thất An Hội Bến Tre ?.

Ấy là tại mấy vị chức sắc nơi Toà Thánh Tây Ninh. Ông Thượng Tương Thanh có viết thơ ngày 11 tháng chạp (15/1/1935) xin ông Hộ Pháp Phạm Công Tắc thuận tình để cho Hội Vạn Linh nhóm về Toà Thánh, cho có thể tán thành sự hoà hiệp cho nền Đạo đặng yên. Song Ông Hộ Pháp trả lời không thuận, nên ngày nay mới có nhóm tại đây.

Hội bỏ thăm tuyển cử rồi, bàn tính sắp đặt xong rồi sẽ nhứt định việc về Toà Thánh tưởng không muộn gì.

Đây tôi xin nhắc lại cho chư Hiền Hữu nhớ rằng: Thánh địa ở Tây Ninh, Ông Thượng Tương Thanh vẫn còn thay mặt cho Đạo đứng bộ làm chủ như trước. Không ai có quyền cản ngăn không cho Đạo theo Ông về Toà Thánh đặng.

Hội Vạn Linh nầy nhóm đủ phép theo Luật Đạo, vì là Hội Thánh nhóm ngày 24/12/1934, có 83 vị Chức sắc Thiên phong dự hội, hiệp với hai vị Quyền Đầu sư và hai vị Chức sắc bên Hiệp Thiên Đài nhứt định mời hội. Vả lại cái duyên cớ mời hội cũng đủ trong Châu tri mời nhóm gởi trước cho các Thánh Thất và đăng vào báo trước lâu ngày, tưởng cũng đủ thì giờ cho toàn Đạo đâu đâu đều được hay biết hết… ”

Thượng Chưởng Pháp

LÊ BÁ TRANG
Cuộc bỏ thăm do Đức Thượng Chưởng Pháp chủ toạ, bắt đầu từ 2 giờ rưỡi chiều ngày mùng tám, đến 6 giờ chiều ngày 10/1 Ất Hợi mới xong.

Ngày 9/1 Ất Hợi, Hội có bàn tính về đất Thánh Địa và các Thánh Thất. sau khi xét nét rồi, Hội Vạn Linh nhứt định để hết thảy tài sản của Đạo cho vị đắc cử cầm giềng mối Đạo đứng bộ làm chủ (Hội Vạn Linh có lập riêng lời nghị quyết nầy).

Ngày 11/1 Ất Hợi (14/2/1935) Ban trị sự khui thăm trước mặt số người dự Hội còn lối 1.000 người. Số thăm trong thùng là 5.353 lá, chia ra như dưới đây:

- Ông Thượng Chưởng Pháp được 27 tiếng.

- Ông Thượng Đầu Sư được 5.326 tiếng.

- Xin về Toà Thánh Tây Ninh hành Đạo 5.325 tiếng.

Trong số thăm 5.353 chia ra:

- 296 tiếng của Chức sắc nam nữ .................. 296

- 3.522 tiếng của chức việc nam nữ............. 3.522

- 1.535 tiếng của Phái viên thay mặt

mỗi người 100 Đạo Hữu (100 x 1.535)…153.500

Tổng cộng ………….……….………….157.318

Cuộc bỏ thăm nầy có 88 Họ Đạo trong 20 tỉnh đến dự. Tính chung chức sắc chức việc và phái viên nhơn sanh được tất cả là 157.318 tiếng.

Buổi chiều Đức Thượng Chưởng Pháp tuyên bố vi bằng khui thăm. Hội Vạn Linh đồng đứng dậy chào mừng Ông Đầu sư THƯỢNG TƯƠNG THANH đã đắc cử địa vị cầm giềng mối Đạo.

Người rất cảm động và tỏ lời rằng: “Thưa chư vị Hiền Hữu lưỡng phái.

Khi mở Hội Vạn Linh, tôi vì biết mình tài sơ đức thiểu, đã có tuyên bố rằng không ra dự cử, nhưng chư Hiền Hữu cũng tín nhiệm bỏ thăm cho tôi đại đa số như vậy, làm cho tôi rất cảm động. Tôi xin để lời cảm tạ ơn hết thảy chư vị Hiền Hữu còn ở lại đây và chư vị vắng mặt.

Vả chăng phận sự cầm giềng mối Đạo là rất lớn lao nếu chẳng biết chắc có thiên lực phò trì, thì không ai dám lãnh. Lòng tín nhiệm của Vạn Linh đã tỏ ra rõ ràng hôm nay, tôi tin thiệt là mạng lịnh của Trời định vậy. Nên tôi không dám từ nan, phải cúi đầu vâng chịu.

Chư Hiền Hữu đã có để lòng tin tưởng nơi tôi mà phú thác các gánh nặng nề nầy cho tôi, thì từ đây về sau, tôi cũng xin chư Hiền Hữu vùa giúp cho tôi lo tròn phận sự. Còn việc về Toà Thánh Tây Ninh, Vạn linh đã bỏ thăm “VỀ” gần trọn hết. Tôi vẫn cũng có lòng ước vọng như vậy, nhưng nghĩ lại sự về có điều trở ngại, nên phải làm sao về cho được êm ái hoà thuận.

Tôi tưởng phải nhờ Hiền Hữu Thượng Chưởng Pháp và Hội Vạn Linh ráng lo liệu giùm việc khó khăn nầy mới được”.

Xong, Đức Thượng Chưởng Pháp tuyên bố: Ông Đầu sư THƯỢNG TƯƠNG THANH đã nhận sự tín nhiệm của Hội Vạn Linh; ông cũng thuận tình về Toà Thánh hành Đạo. Còn lễ đăng điện cho người cầm giềng mối Đạo, tôi tưởng nên làm tại Toà Thánh Tây Ninh cho có đủ mặt các chi phái.

Toàn Hội đồng ý theo lời của Đức Thượng Chưởng Pháp và công cử ba Ngài: Thượng Chưởng Pháp, Thượng sanh (Cao Hoài Sang) và Bảo Pháp (Nguyễn Trung Hậu) về Toà Thánh điều đình trước việc hoà hiệp.



F. LỄ ĐĂNG ĐIỆN

Sự thương thuyết hoà bình của phái bộ Vạn linh với Toà Thánh Tây Ninh kéo dài mãi, nhưng sự kết quả chưa thấy lố dạng. Nên trong cuộc nhóm Hội Thánh ngày 6/4 Ất Hợi, theo ý kiến của Đức Thượng Chưởng Pháp, toàn Hội đều công nhận phải làm lễ Đăng điện tại Thánh Thất An Hội cho người cầm giềng mối Đạo, để có đủ sức thiêng liêng giúp đỡ mà làm tròn phận sự. Toàn Hội cũng đồng rập ý là đăng điện Giáo Tông cho người cầm giềng mối Đạo, đúng theo nhiều lời Thánh Giáo từ khi mới khai Đạo của Đại Từ Phụ và Đức Lý Đại Tiên (nhứt là do nơi Đức Hộ Pháp, Thượng Phẩm, Thượng Sanh với Bảo Văn Pháp Quân phò loan).

Lễ Đăng điện được cử hành long trọng vào thời Ngọ ngày 7/4 Ất Hợi (9/5/1935).

G. NHÓM HỘI THÁNH

Lúc bấy giờ đã nhập về Ban Chỉnh Đạo 96 Thánh Thất (trong số 135 cái của Đại Đạo) và được hơn phân nửa số Đạo Hữu chung trong Lục Tỉnh.

Cuộc nhóm đầu tiên của Hội Thánh được cử hành ngày 8/1 Bính Tý (31/1/1936) có mặt đông đủ chức sắc lưỡng đài lưỡng phái. Đại Hội đã chấp thuận một bảng chương trình gồm có 10 điểm như sau:

1. Về bốn hạng chức sắc.

2. Về sự hành Đạo của chức sắc.

3. Về công hạnh của mỗi bực chức sắc.

4. Về sắc phục mặc thường của chức sắc, chức việc.

5. Về tài chánh.

6. Về phước điền.

7. Về Nhà tu, Hạnh đường, Tiểu học đường.

8. Về vệ sinh.

9. Ban thường xuyên của Hội Thánh.

10. Ban uỷ viên kiểm dượt kinh sách.

Từ đây về sau, Hội Thánh làm việc thống nhứt tại Thánh Thất An Hội (Bến Tre) mà thôi, đúng theo hai câu sau đây trong bài Thánh thi:


“Nghe cơ hồi hướng về THÀNH TRƯỚC,

“Thầy dặn con ghi nhớ cõi lòng”.



H. ĐỨC THƯỢNG CHƯỞNG PHÁP QUI TIÊN

Ngày 29/5 Bính Tý (17/7/1936) Đức Thượng Chưởng Pháp liễu đạo tại Thánh Thất An Hội. Đức Giáo Tông gởi điện tín cho Đức Hộ Pháp và bà Nữ Chánh Phối sư Hương Thanh hay và xin an táng Đức Thượng Chưởng Pháp nơi Toà Thánh Tây Ninh. Đề nghị nầy được chấp thuận.

Ngày 21/7/1936, Đức Giáo Tông cùng hai vị chức sắc Hiệp Thiên Đài tiếp dẫn theo đủ nghi lễ Đạo, cuộc an táng nầy từ Bến Tre về Tây Ninh.



tải về 1.68 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương