ĐẠi học thái nguyêN


Một số nghiên cứu, dự án liên quan đến hấp thụ các bon của rừng



tải về 0.79 Mb.
Chế độ xem pdf
trang5/33
Chuyển đổi dữ liệu10.01.2024
Kích0.79 Mb.
#56273
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   33
Nghiên cứu khả năng hấp thụ Carbon của rừng trồng Keo Tai tượng ở các tuổi khác nhau tại huyện Yên Bình tỉnh Yên Bái
Vi sóng
1.2. Một số nghiên cứu, dự án liên quan đến hấp thụ các bon của rừng 
1.2.1. Trên thế giới 
1.2.1.1. Nghiên cứu sinh khối và năng suất rừng 
Sự tăng trưởng sinh khối gắn liền với tích luỹ các bon của cây rừng, để 
nghiên cứu trữ lượng các bon của rừng hấp thụ được thì bước đầu tiên là nghiên cứu 
sinh khối rừng. 
Đầu thế kỷ 19 đã có những nghiên cứu về sinh trưởng và dự đoán sản lượng 
rừng, tiêu biểu như Baur, Breymann, Danckemam, Weise... Mỗi tác giả đều có cách 
tiếp cận và giải quyết vấn đề khác nhau nhưng đều tìm hiểu về những quy luật sinh 
trưởng, mối quan hệ giữa sinh trưởng và sản lượng rừng vào không gian dinh 
dưỡng, quy luật kết cấu lâm phần, đặc tính di truyền của mỗi loài cây và mô phỏng 
bằng mô hình toán học. Từ các công trình đó đã đưa ra kết luận rằng sinh trưởng, 
tăng trưởng, sinh khối có quan hệ chặt chẽ với nhau và phụ thuộc vào chiều cao, 
đường kính. 
Trong lĩnh vực nghiên cứu về sinh khối có thể kể đến một số công trình và 
tác giả sau: 
- Liebig (1862) đã định lượng về sự tác động của thực vật tới không khí, sau 
đó Mitscherlich E.A (1954) đã phát triển luật tối thiểu thành luật "năng suất" [27]. 
- Lieth, H (1964) đã thể hiện năng suất trên toàn thế giới bằng bản đồ năng 
suất [27]. 
- Duyiho cho biết: Hệ sinh thái rừng nhiệt đới năng suất chất khô thuần từ 
10-50 tấn/ha/năm, trung bình là 20 tấn/ha/năm, sinh khối chất khô từ 60-800 
tấn/ha/năm, trung bình là 450 tấn/ha/năm [8]. 


11 
- Dajoz (1971) đưa ra năng suất của một số hệ sinh thái rừng như sau: 
+ Mía ở Châu Phi: 76 tấn/ha/năm. 
+ Rừng nhiệt đới thứ sinh ở Yangambi: 20 tấn/ha/năm. 
+ Đồng cỏ tự nhiên ở Fustuca (Đức): 10,5-15,5 tấn/ha/năm.
- Wighman năm 1969 đưa ra công trình "Những đánh giá về sản lượng thông 
P.Kêsiya và bạch đàn E.grandis sinh trưởng ở Copperbelt". 
- Wood năm 1974 đưa ra đề tài "Ước lượng các loài sinh trưởng nhanh vùng 
nhiệt đới". 
- Ferreira năm 1973 đưa ra công trình nghiên cứu "Sản lượng gỗ khô của 
rừng trồng thông" ở Braxin, tác giả đã dùng 5 phương trình dự đoán với một số loài 
thông. 
- Pitayer - Petmak (Thái lan - 1976) công bố công trình "Tăng trưởng trọng 
lượng gỗ khô của cây sau bón phân". 
- Das và Ramakrisham năm 1987 công bố công trình nghiên cứu phân tích 
sinh khối năng suất rừng ở Đông bắc Ấn độ. 
- M.G.R.Canell (1982) đã cho ra đời cuốn sách 'Sinh khối và năng suất sơ 
cấp của rừng thế giới", cho đến nay nó vẫn là tác phẩm quy mô nhất. Tác phẩm đã 
tổng hợp 600 công trình nghiên cứu được toám tắt xuất bản về sinh khối khô, thân, 
cành, lá và một số thành phần sản phẩm sơ cấp của hơn 1.200 lâm phần thuộc 46 
nước trên thế giới [25]. 
Trong khi nghiên cứu về sinh khối cũng đã có nhiều tác giả quan tâm đến 
phương pháp xác định vì nó liên quan đến độ chính xác của kết quả nghiên cứu. 
Tùy từng điều kiện mà sử dụng các phương pháp xác định sinh khối khác nhau. Có 
thể kể đến một số tác giả sau: 
- Newbuold.P.J (1967) đề nghị phương pháp "cây mẫu" để nghiên cứu năng 
suất và sinh khối của quần xã từ các ô tiêu chuẩn. 
- Burton và Barner (1998) đưa ra phương pháp xác định sinh khối dựa vào 
mối liên hệ giữa sinh khối với kích thước của cây hoặc của từng bộ phận cây theo 
dạng hàm toán học (thường áp dụng cho việc xác định sinh khối của bộ phận trên 
mặt đất).


12 
- Catchpole và Wecler (1992) đưa ra một số phương pháp ước tính sinh khối 
cho cây bụi và cây tầng dưới như lấy mẫu toàn bộ cây, phương pháp kẻ theo đường, 
phương pháp mục trắc và phương pháp lấy mẫu kép sử dụng tương quan. 
- Mekenzie (2001) đưa ra phương pháp lấy mẫu rễ để xác định sinh khối [31]. 
- Aruga và Maidi đã đưa ra phương pháp "cholorophyll" đó là phương pháp xác 
định thông qua hàm lượng cholorophyll trên một đơn vị diện tích mặt đất vì hàm lượng 
này biểu thị khả năng hấp thụ tia bức xạ hoạt động trong quang phổ mặt trời. 
1.2.1.2. Nghiên cứu khả năng hấp thụ CO
2
 của rừng 
Trên thế giới, 2 nơi có khả năng hấp thụ một khối lượng lớn CO2 phát thải 
vào không khí bởi các hoạt động của con người đó là đại dương và thảm thực vật. 
Trong đó thảm thực vật đã lưu giữ một lượng CO
2
lớn hơn 1 nửa khối lượng chất 
khí phát thải đó và cũng chính từ nguyên liệu các bon này hàng năm thảm thực vật 
trên trái đất đã tạo ra được 150 tỷ tấn vật chất khô thực vật.Rừng nhiệt đới toàn cầu 
có diện tích khoảng 17,6 triệu km
2
chứa đựng 547 tỷ tấn các bon trong sinh khối và 
trong đất. 
Năm 1980 Brawn và cộng sự đã sử dụng công nghệ GIS dự tính lượng các bon 
trung bình trong rừng nhiệt đới châu Á là 144 tấn/ha trong phần sinh khối và 148 tấn 
/ha trong lớp đất mặt với độ sâu 1m, tương đương 42-43 tỷ tấn các bon trong toàn châu 
lục. Tuy nhiên lượng các bon có biến động rất lớn giữa các vùng và các kiểu thảm thực 
bì khác nhau. Thông thường lượng các bon trong sinh khối biến động từ dưới 50 tấn/ha 
đến 360 tấn/ha, phần lớn ở các kiểu rừng là 100-200 tấn/ha [5]. 
* Một số nghiên cứu về khả năng hấp thụ các bon của các dạng rừng: 
- Palm C.A et al, 1986 cho rằng lượng các bon trung bình trong sinh khối 
phần trên mặt đất của rừng nhiệt đới Châu Á là 185 tấn/ha và biến động từ 25-300 
tấn/ha [26]. 
- Houghton.R.A (1991) đã nhận định lượng các bon rừng nhiệt đới Châu Á là 
40-250 tấn/ha, trong đó 50-120 tấn/ha ở phần thực vật và đất. 
- Brawn.S. (1991) Rừng nhiệt đới Đông nam á có lượng sinh khối trên mặt 
đất từ 50-430 tấn/ha (tương đương 25-215 tấn C/ha) và trước khi có tác động của 


13 
con người thì các trị số tương ứng là 350-400 tấn/ha (tương đương 175-200 tấn 
C/ha) [26]. 
- Murdiyarso.D. (1995) cho rằng rừng Indonesia có lượng các bon từ 161-
300 tấn/ha trong phần sinh khối trên mặt đất.
- Lasco.R. (1999) rừng tự nhiên thứ sinh ở Philippine có 86-201 tấn C/ha 
trong phần sinh khối trên mặt đất, ở rừng già là 370-520 tấn sinh khối /ha (tương 
đương 185-260 tấn C/ha, lượng các bon ước tính 50% sinh khối) [31]. 
- Noonpragop.K (1999) Rừng Thái lan có lượng các bon trong sinh khối trên 
mặt đất là 72-182 tấn/ha. 
- Abu Bakar.R (2000) Rừng Malaysia lượng các bon biến động từ 100-160 
tấn/ha nếu tính cả sinh khối trong đất là 90 - 780 tấn/ha [26]. 
- Noordwijk. (2000) tại Tndonesia - Khả năng tích lũy các bon ở rừng thứ 
sinh, các hệ thống Nông lâm kết hợp và thâm canh cây lâu năm trung bình là 2,5 
tấn/ha/năm và có sự biến động lớn trong các điều kiện khác nhau từ 0,5 tấn đến 12,5 
tấn/ha/năm. 
- Theo MC Kenzie (2001) Các bon trong hệ sinh thái rừng thường tập trung 
ở 4 bộ phận chính: Thảm thực vật còn sống trên mặt đất, vật rơi rụng, rễ cây và đất 
rừng. Việc xác định lượng các bon trong rừng thường được thực hiện thông qua xác 
định sinh khối rừng [29]. 
* Kết quả nghiên cứu về sự biến động các bon sau khai thác rừng: 
- Brown và Pearce (1994) đã nhận định rằng: Một khu rừng nguyên sinh có thể 
hấp thụ được 280 tấn các bon và sẽ giải phóng 200 tấn các bon nếu chuyển thành du 
canh du cư và sẽ giải phóng nhiều hơn một chút nếu được chuyển thành đồng cỏ hay 
đất nông nghiệp. Rừng trồng có thể hấp thụ khoảng 115 tấn các bon và con số này sẽ 
giảm từ 1/3 đến 1/4 khi rừng bị chuyển đổi sang canh tác nông nghiệp [11]. 
- Lasco (2002) lượng sinh khối và các bon của rừng nhiệt đới Châu Á bị 
giảm khoảng 22-67% sau khi khai thác. Tại Philippines ngay sau khi khai thác thì 
lượng các bon bị mất là 50% so với rừng thành thục trước khai thác và ở Indonesia 
là 38-75% [31]. 


14 
- Theo Putz.F.E và Pinard.M.A (1993) ở Malaisia nếu khai thác chọn lấy đi 
8-15 cây/ha (tương đương 80m
3
/ha hay 22 tấn các bon/ha) sẽ làm tổn thương 50% 
số cây được giữ lại. Ở Sabah sau khai thác 1 năm lượng sinh khối đã đạt 44-67% so 
với trước khai thác (nếu khai thác theo phương thức "Khai thác giảm thiểu tác 
động" - Reduced Impact Logging). 
- Woodwell đã đưa ra bảng thống kê lượng các bon theo kiểu rừng như sau: 

tải về 0.79 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   33




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương