ĐẠi học thái nguyêN


năng hấp thụ Carbon của rừng trồng Keo Tai tượng ở các tuổi khác nhau tại



tải về 0.79 Mb.
Chế độ xem pdf
trang3/33
Chuyển đổi dữ liệu10.01.2024
Kích0.79 Mb.
#56273
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   33
Nghiên cứu khả năng hấp thụ Carbon của rừng trồng Keo Tai tượng ở các tuổi khác nhau tại huyện Yên Bình tỉnh Yên Bái
Vi sóng
năng hấp thụ Carbon của rừng trồng Keo Tai tượng ở các tuổi khác nhau tại 
huyện Yên Bình – Tỉnh Yên Bái”. 



CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 
 
1.1. Cơ chế phát triển sạch (CDM) và thị trƣờng Carbon 
1.1.1. Khái quát về cơ chế phát triển sạch
Quá trình phát triển công nghiệp mạnh mẽ trên thế giới, với những hoạt động 
như đốt nhiên liệu hoá thạch, khai thác mỏ, khai phá rừng, chuyển đổi sử dụng đất, 
sản xuất lương thực, chăn nuôi, xử lý chất thải... đã làm tăng nồng độ các khí nhà 
kính trong khí quyển, nhất là khí CO
2
, CH
4
và N
2
O. Điều đó dẫn đến gia tăng hiệu 
ứng nhà kính, điều đó làm cho nhiệt độ trái đất tăng nhanh. Người ta gọi đó là hiện 
tượng nóng lên toàn cầu, làm biến đổi khí hậu trái đất, tác động lớn đến môi trường 
sinh thái, gây nhiều tác hại khôn lường cho con người.
Trước những hiểm hoạ và thách thức lớn đối với toàn nhân loại, Liên Hiệp 
Quốc (LHQ) đã tập hợp nhiều nhà khoa học, chuyên gia trên thế giới bàn bạc và đi 
đến nhất trí, cần có một Công ước quốc tế về Khí hậu và coi đó là cơ sở pháp lý để 
tập trung cộng đồng thế giới đối phó với những diễn biến tích cực của biến đổi khí 
hậu. Và Công ước khung của LHQ về Biến đổi Khí hậu đã được chấp nhận vào 
ngày 9/5/1992 tại trụ sở của LHQ ở New York (UNFCCC - United Nations 
Framwork Convention Climate Change), Đã có 186 nước tham gia ký Công ước 
này tại Hội nghị Môi trường và Phát triển ở Rio de Janeiro, Braxin vào tháng 
6/1992, trong đó có Chính phủ Việt Nam. Mục tiêu cuối cùng của UNFCCC là ổn 
định nồng độ khí nhà kính trong khí quyển ở mức có thể ngăn ngừa được sự can 
thiệp nguy hiểm của con người đối với hệ thống khí hậu. Các nước trên thế giới 
được UNFCCC phân chia thành 2 nhóm nước: 
Nhóm 1: Thuộc Phụ lục 1, gồm các nước phát triển với lượng phát thải khí 
nhà kính rất lớn. 
Nhóm 2: Không thuộc Phụ lục 1, trong đó có Việt Nam, thuộc các nước đang 
phát triển. Tại Kyoto (Nhật Bản) đã diễn ra Hội nghị về môi trường thế giới lần thứ 
3 vào tháng 12/1997. Hội nghị này đã thông qua một Nghị định gọi là Nghị định thư 
Kyoto. Kyoto đưa ra cam kết đối với các nước phát triển về giảm lượng phát thải 
các khí nhà kính phải thấp hơn mức phát thải của năm 1990. Cụ thể là: trong thời kỳ 



cam kết từ 2003 – 2012, phải giảm trung bình là 5,2% (ước 2.800 – 4.800 triệu tấn 
CO
2
tương đương).
Nghị định thư Kyoto đưa ra 3 cơ chế mềm dẻo cho các nước phát triển thực 
hiện cam kết, đó là: cơ chế Đồng thực hiện (JI); Cơ chế buôn bán quyền phát thải 
(IET); Cơ chế phát triển sạch (CDM). 
CDM - cơ chế phát triển sạch, được quy định trong Điều 12 của nghị định 
thư Kyoto cho phép chính phủ hoặc tổ chức, cá nhân ở các nước phát triển thực hiện 
dự án giảm phát thải khí nhà kính ở các nước đang phát triển để nhận được “chứng 
chỉ giảm phát thải”, viết tắt là CERs, đóng góp cho chỉ tiêu cam kết giảm phát thải 
của quốc gia đó. Thực chất mục tiêu của CDM là giúp các nước đang phát triển đạt 
được sự phát triển bền vững đồng thời góp phần thực hiện mục tiêu ổn định khí nhà 
kính và giúp các nước phát triển thực hiện cam kết về hạn chế và giảm phát thải 
định lượng khí nhà kính để nhận được chứng chỉ giảm phát thải [19]. Như vậy 
CDM và nghị định thư Kyoto đã mang lại nhiều tiềm năng lớn cho các nước đang 
phát triển. Việc tham gia vào quá trình CDM sẽ mở ra những cơ hội tốt cho việc 
giảm nhẹ vấn đề môi trường cũng như các ngành công nghiệp ở nước tham gia thực 
hiện sẽ nhận được những chuyển giao công nghề và như vậy khả năng cạnh tranh 
trên thị trường sẽ tốt. Ngoài ra, CDM sẽ tạo ra những lợi ích kinh tế-xã hội như 
công ăn việc làm, cải thiện thu nhập và phát triển kinh tế nông thôn.
Tóm lại, CDM hướng tới hai mục tiêu rõ ràng là thúc đẩy phát triển bền 
vững ở các nước đang phát triển đồng thời cho phép các nước phát triển thực hiện 
mục tiêu giảm mật độ tập trung khí nhà kính trong khí quyển với chi phí thấp nhất. 
Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt Công ước khung của LHQ về biến đổi 
khí hậu vào ngày 14 tháng 11 năm 1994 và nghị định thư Kyoto vào ngày 25 tháng 
9 năm 2002; chỉ định Bộ TNMT là cơ quan quốc gia thực hiện Công ước khung của 
LHQ và nghị định thư; chỉ định Cơ quan hợp tác quốc tế của Bộ TNMT làm cơ 
quan đầu mối quốc gia vào tháng 3 năm 2003; thành lập Ban điều hành và tư vấn 
vào tháng 4 năm 2003. Cơ quan đầu mối quốc gia chịu trách nhiệm đánh giá và phê 
duyệt các dự án CDM cũng như quản lí và điều phối các hoạt động CDM và đầu tư 



ở Việt Nam. Trong khi đó, Ban điều hành và tư vấn chịu trách nhiệm phê duyệt các 
dự án có sử dụng cơ chế CDM.
Thủ tướng đã ban hành Nghị định 35/2005/CT-TTg (ngày 17 tháng 10 năm 
2005) về việc thực hiện nghị định thư Kyoto. Bộ TNMT ban hành Thông tư số 
10/2006/TT-BTNMT (ngày 12 tháng 12 năm 2006) để hướng dẫn việc hình thành 
và phê duyệt các dự án CDM. Từ ngày 1 tháng 4 năm 2007, có 2 dựa án đã đăng ký 
(590 trên thế giới) và 8 dự án đang được xây dựng tại Việt Nam [21]. 
Việc thực hiện CDM ở Việt Nam thực ra đó là sự thu hút vốn đầu tư từ các 
tổ chức phi chính phủ, các nước công nghiệp phát triển và định hướng, chính sách 
phát triển lâm nghiệp của chính phủ trong việc bảo vệ, tái tạo rừng , phục hồi đất 
lâm nghiệp, thực hiện xã hội hoá lâm nghiệp... Nhằm tạo ra một môi trường hấp dẫn 
đối với các nước trong việc đầu tư buôn bán phát thải CO
2
. Chính
phủ đã giao cho 
Bộ Tài nguyên Môi trường là cơ quan đầu mối quốc gia về các vấn đề liên quan đến 
biến đổi khí hậu và CDM. Chúng ta đã tổ chức nhiều dự án liên quan đến CDM như 
thực hiện kiểm kê khí nhà kính quốc gia, nghiên cứu chiến lược quốc gia về CDM, 
tổ chức các khoá huấn luyện nâng cao năng lực thực hiện dự án CDM và nhận dạng 
các công nghệ tiềm năng cho CDM. Một số dự án CDM đã được các bên liên quan 
phê chuẩn và đi vào thực hiện... 
Là một nước đang phát triển, chúng ta chưa phải chịu trách nhiệm cắt giảm 
khí thải nhà kính theo Nghị định thư Kyoto. Đây là một điều kiện thuận lợi để 
chúng ta nghiên cứu thị trường này trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới 
vì qua thị trường này có thể chúng ta sẽ thu được những khoản tiền và tài trợ lớn từ 
các nước phát triển khi họ muốn trao đổi thị phần phát thải khí nhà kính với ta. Mặt 
khác, nghiên cứu thị trường này cũng giúp chúng ta có thêm hiểu biết về những quy 
định chung về việc sử dụng công nghệ sạch và khí thải nhà kính trên thế giới để 
tránh cho nước ta trở thành nơi tiếp nhận các công nghệ gây ô nhiễm. 

tải về 0.79 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   33




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương