ĐẠi học thái nguyêN



tải về 0.79 Mb.
Chế độ xem pdf
trang7/33
Chuyển đổi dữ liệu10.01.2024
Kích0.79 Mb.
#56273
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   33
Nghiên cứu khả năng hấp thụ Carbon của rừng trồng Keo Tai tượng ở các tuổi khác nhau tại huyện Yên Bình tỉnh Yên Bái
Vi sóng
1.2.2. Ở Việt Nam 
1.2.2.1. Nghiên cứu sinh khối và năng suất rừng 
Nghiên cứu về sinh khối rừng ở nước ta tiến hành muộn nhưng cũng đã có 
một số công trình nghiên cứu sau: 
- Hoàng Mạnh Trí (1986) thực hiện nghiên cứu “Sinh khối và năng suất rừng 
đước” đã áp dụng phương pháp “cây mẫu” để nghiên cứu năng suất, sinh khối một 
số quần xã rừng Đước đôi rừng ngập mặn ven biển Minh Hải [18]. 
- Hà Văn Tuế (1994) cũng dùng phương pháp “cây mẫu” để nghiên cứu năng 
suất, sinh khối một số quần xã rừng trồng nguyên liệu giấy tại Vĩnh Phúc [20]. 
- Lê Hồng Phúc (1996) đã có công trình nghiên cứu về sinh khối hoàn chỉnh, 
đây được xem là tác phẩm mang tính chất đi đầu trong lĩnh vực nghiên cứu sinh 
khối ở nước ta. Với đối tượng nghiên cứu là Thông ba lá tại Đà Lạt – Lâm Đồng. 
Sau khi nghiên cứu, tác giả đã lập được một số phương trình tương quan giữa sinh 
khối của các bộ phận của cây rừng với đường kính D1.3 [9]. 
- Vũ Văn Thông (1997) với luận văn Thạc sỹ của mình đã xác lập được mối 
quan hệ giữa sinh khối của các bộ phận với đường kính D1.3 cho loài Keo lá tràm 
[17]. 
- Đặng Trung Tấn (2001) Cũng đã nghiên cứu về “Sinh khối rừng Đước” và 
đã nhận định: Tổng sinh khối khô rừng Đước ở Cà Mau là 327m
3
/ha và tăng trưởng 
sinh khối bình quân hàng năm là 9.500kg/ha [15]. 
- Nguyễn Ngọc Lung (2004) đã có công trình nghiên cứu về sinh khối rừng 
Thông ba lá để tính toán thử khả năng cố định CO
2
mà cây rừng hấp thụ. Từ việc 
nghiên cứu này tác giả đã xác định được một số hàm tương quan mang tích chất 
định lượng sinh khối [7]. 
- Nguyễn Văn Dũng (2005) đã đưa ra nhận định: Rừng trồng Thông mã vĩ 
thuần loài 20 tuổi có tổng sinh khối tươi (trong cây và vật rơi rụng) là 321,7 – 495,4 
tấn/ha, tương đương với lượng sinh khối khô là 173,4-266,2 tấn. Rừng keo lá tràm 


18 
trồng thuần loài 15 tuổi có tổng sinh khối tươi (trong cây và vật rơi rụng) là 251,1-
433,7 tấn/ha, tương đương lượng sinh khối khô là 132 -223 tấn/ha [2]. 
- Vũ Tấn Phương (2006) đã nghiên cứu về cây bụi, thảm tươi tại Hoà Bình và 
Thanh Hoá, kết quả cho thấy sinh khối của lau lách khoảng 104 tấn/ha, trảng cây bụi 
cao 2-3m khoản 61 tấn/ha, cỏ lá tre, cỏ tranh, cỏ chỉ có sinh khối từ 22-31 tấn/ha. 
Về sinh khối khô: Lau lách là 40 tấn/ha, cây bụi cao 2-3m là 27 tấn/ha, cây bụi cao 
dưới 2m và tế guột là 20 tấn/ha, cỏ lá tre 13 tấn/ha, cỏ tranh 10 tấn/ha [11]. 
- Nguyễn Văn Tấn (2006) nghiên cứu về sinh khối rừng Bạch đàn Urophylla 
ở Yên Bái cho kết quả cho thấy với sinh khối tươi ở tuổi 4 bằng 183,54 tấn/ha, ở 
tuổi 5 là 219,77 tấn/ha và ở tuổi 5 là 239,19 tấn/ha. Trong đó sinh khối trên mặt đất 
chiếm từ 77,78% - 89,12%. Tương ứng sinh khối khô ở tuổi 4 là 66,87 tấn/ha, tuổi 5 
là 73,53 tấn/ha, tuổi 6 là 96,02 tấn/ha. Trong đó sinh khối khô trên mặt đất chiếm từ 
64,27% - 85,92% [16]. 
- Lý Thu Quỳnh (2007) nghiên cứu về cây mỡ tại tỉnh Phú Thọ và Tuyên 
Quang kết quả cho thấy tổng sinh khối tươi của 1ha rừng trồng Mỡ dao động trong 
khoảng 53.440 - 309.689 kg/ha còn tổng sinh khối khô dao động trong khoảng 
22.965-105.026 kg/ha. Tổng sinh khối rừng trồng Mỡ gồm sinh khối tầng cây gỗ, 
sinh khối cây bụi thảm tươi và sinh khối vật rơi rụng [14]. 
1.2.2.2. Nghiên cứu khả năng hấp thụ các bon của rừng 
- Nguyễn Ngọc Lung (2004), công bố nghiên cứu sinh khối rừng Thông ba lá 
để tính toán thử khả năng cố định CO
2
mà cây rừng hập thụ. Đây là công trình 
nghiên cứu có ý nghĩa trong lĩnh vực khoa học nghiên cứu khả năng hấp thụ CO
2
của rừng, tạo tiền đề cho việc xây dựng dự án trồng rừng CDM sau này [7]. 
- Ngô Đình Quế (2005) cho biết với tổng diện tích là 123,95 ha sau khi trồng 
Keo lai 3 tuổi, Quế 17 tuổi, Thông ba lá 15 tuổi, Keo lá tràm 12 tuổi thì sau khi trừ 
đi tổng lượng các bon của đường cơ sở, lượng các bon thực tế thu được qua việc 
trồng rừng theo dự án CDM là 7.553,6 tấn các bon, tương đương 27.721,9 tấn CO
2
[14]. 
- Nguyễn Văn Dũng (2005) nghiên cứu về rừng Thông Mã vỹ tại Núi Luốt - 
Đại học lâm nghiệp cho thấy rừng Thông mã vỹ thuần loài 20 tuổi lượng các bon 


19 
tích luỹ là 80,7-122 tấn/ha, giá trị các bon tích luỹ ước tính đạt 25,8-39 triệu 
VNĐ/ha. Rừng Keo lá tràm trồng thuần loài 15 tuổi có tổng lượng các bon tích luỹ 
là 62,5-103,1 tấn/ha, giá trị tích luỹ các bon ước tính đạt 20-33 triệu VNĐ [2]. 
- Vũ Tấn Phương (2006) đã nghiên cứu trữ lượng các bon theo các trạng thái 
rừng cho biết: Rừng giàu có tổng trữ lượng các bon 694,9 – 733,9 tấn CO
2
/ha; rừng 
trung bình là 539,6-577,8 tấn CO
2
/ha; rừng nghèo 387,0-478,9 tấn CO
2
/ha; rưng 
fphục hồi 164,9-330,5 tấn CO
2
/ha; rừng tre nứa là 116,5 – 277,1 tấn CO
2
/ha [10]. 
- Nguyễn Văn Tấn (2006) Nghiên cứu rừng Bạch đàn Urophylla tuổi 4, 5, 6 
tại Yên Bái cho thấy:
+ Ở tuổi 4: Tổng trữ lượng các bon là 32,81 tấn C/ha, trong đó phần trên mặt 
đất là 25,51 tấn C/ha, dưới mặt đất là 5,48 tấn C/ha, trong thảm mục là 1,82 tấn 
C/ha. 
+ Ở tuổi 5: Tổng trữ lượng các bon là 36,38 tấn C/ha, trong đó phần trên mặt 
đất là 25,32 tấn C/ha, dưới mặt đất là 9,32 tấn C/ha, thảm mục là 1,83 tấn C/ha 
+ Ở tuổi 6: Tổng trữ lượng các bon là 47,37 tấn C/ha, trong đó phần trên mặt 
đất là 37,17 tấn C/ha, dưới mặt đất là 8,40 tấn C/ha, thảm mục là 1,79 tấn C/ha [18]. 
- Lý Thu Quỳnh (2007) nghiên cứu về khả năng hấp thụ các bon của rừng 
Mỡ, kết quả thu được: Tổng lượng các bon tích luỹ dao động từ 40.933 – 145.041 
kg/ha; trong đó chủ yếu tập trung vào các bon trong đất: Trung bình là 59%, tầng 
cây gỗ 30%, vật rơi rụng 4% và cây bụi thảm tươi là 2% [16]. 
- Phạm Tuấn Anh (2007) Nghiên cứu về năng lực hấp thụ CO
2
của rừng tự 
nhiên lá rộng thường xanh ở Dăk Nông cho kết quả: Lượng tích luỹ CO
2
hàng năm 
từ 1,73 đến 5,18 tấn/ha/năm tuỳ theo trạng thái rừng [1]. 
1.2.2.3. Một số dự án CDM liên quan đến việc trồng rừng và tái tạo rừng ở Việt Nam 
Các dự án CDM trong lâm nghiệp đang được xây dựng, gồm:
Dự án tái trồng rừng đầu tiên của Việt Nam đã được đăng ký theo Cơ chế phát triển 
sạch (AR-CDM) trong khuôn khổ Công ước khung Liên hợp quốc về biến đổi khí 
hậu (UNFCCC) theo Nghị định thư Kyoto. Với sự hỗ trợ của Cơ quan Hợp tác 
Quốc tế Nhật Bản (JICA). Đây là nghiên cứu của JICA về “Phát triển năng lực để 
thúc đẩy trồng rừng theo cơ chế CDM ở Việt Nam”. Nghiên cứu của JICA nhằm 


20 
mục đích phát triển năng lực của đối tác Việt Nam( Cục Tài Chính, Đại học lâm 
nghiệp Việt Nam và Trung tâm nghiên cứu Sinh thái và môi trường lâm nghiệp) 
nhằm thúc đẩy trồng rừng theo cơ chế CDM ở Việt Nam. Hình thành một dự án 
trồng rừng theo cơ chế CDM quy mô nhỏ (Tổng diện tích rừng được tái tạo trong 
khuôn khổ dự án vào khoảng 310 ha. Khoảng 320 hộ cá thể lâm nghiệp tại Huyện 
Cao Phong (tỉnh Hòa Bình) sẽ tham gia vào các hoạt động tái trồng rừng và được 
hưởng lợi từ việc bán gỗ và các sản phẩm lâm nghiệp khác) là một hợp phần quan 
trọng của nghiên cứu theo phương pháp “vừa học vừa làm” bởi vì trên thế giới có 
rất ít các dự án về trồng rừng theo cơ chế CDM. Nhóm nghiên cứu mong rằng việc 
thực hiện dự án thí điểm sẽ kích thích sự phát triển của các dự án trồng rừng theo cơ 
chế CDMở Việt Nam và đóng góp vào việc hình thành cơ chế thanh toán đối với 
các dịch vụ môi trường, giảm nghèo ở các vùng núi, và dần dần đi đến phục hồi đa 
dang sinh học. Dự kiến, dự án sẽ hấp thụ khoảng 43.000 tấn khí các bon trong thời 
hạn 16 năm. Việt Nam là nước thứ tư trên thế giới tiến hành dự án này sau Trung 
Quốc, Moldova và Ấn Độ [37]. 
“Dự án hợp tác của trung tâm nghiên cứu giống cây rừng với tổ chức IGPO” 
đã được thực thi trong khung CDM, được sử dụng để cải tiến và thu thập những 
nguồn giống của loài Keo và Bạch đàn cho trồng rừng, nhằm nâng năng suất sinh 
trưởng của 2 loài này và đã tăng được từ 15-20% năng suất. Nghĩa là đã tăng được 
khả năng hấp thụ CO
2
lên nhiều hơn 6.000 tấn CO
2
so với nguồn giống bình thường 
cùng loài (bình thường là 22.000 tấn CO
2
). 
Dự án 5000 ha tại Thừa Thiên Huế của UBND huyện A Lưới sử dụng hoạt 
động trồng rừng theo cơ chế CDM như là một cơ chế đồng tài trợ cho hoạt động 
trồng rừng. Sau một dự án thí điểm quy mô nhỏ 38 ha, hiện nay dự án trồng 5000 ha 
rừng đang được xây dựng, bao gồm rừng của 3000 hộ nghèo. Thông qua việc sử 
dụng trồng rừng theo cơ chế CDM và dự tính hấp thụ khoảng 27.529 tấn CO
2
/ năm.
Ngoài ra Trung tâm nghiên cứu sinh thái và Môi trường rừng thuộc Viên khoa 
học lâm nghiệp Việt Nam cũng đã có nhiều hoạt động liên quan đến CDM như: 
- Nghiên cứu xây dựng tiêu chí cho các dự án CDM tại Việt Nam. 


21 
- Đánh giá tiềm năng hấp thụ CO
2
của các thảm thực vật khác nhau tại Hoà 
Bình và Thanh Hoá. 
Theo ước tính, dự kiến Việt Nam có thể thu nhập thêm đến 250 triệu USD từ 
việc bán chứng chỉ giảm phát thải trong giai đoạn 2008-2012. 

tải về 0.79 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   33




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương