ĐẠi học thái nguyêN



tải về 0.79 Mb.
Chế độ xem pdf
trang2/33
Chuyển đổi dữ liệu10.01.2024
Kích0.79 Mb.
#56273
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   33
Nghiên cứu khả năng hấp thụ Carbon của rừng trồng Keo Tai tượng ở các tuổi khác nhau tại huyện Yên Bình tỉnh Yên Bái
Vi sóng
Mai Phƣơng Bắc 
 



ĐẶT VẤN ĐỀ 
Môi trường trên hành tinh của chúng ta đã và đang bị hủy hoại một cách 
nghiêm trọng, là một trong những nguyên nhân làm nóng lên bầu khí quyển, dẫn 
đến biến đổi khí hậu trên toàn cầu, là nguyên nhân làm thay đổi hàng loạt các hệ 
sinh thái và quá trình hoạt động của nhiều loài động thực vật đã, đang và sẽ đưa đến 
những tác hại không lường đối với cuộc sống của loài người. Cho nên việc bảo vệ 
môi trường hiện nay là vấn đề nóng bỏng của tất cả các quốc gia trên thế giới. Nếu 
chúng ta cứ tàn phá Trái đất như hiện nay thì đến cuối thế kỷ 21, nhiệt độ của bầu 
khí quyển có thể tăng lên thêm 1-5
0
C. Lúc ấy băng ở Bắc Cực và Nam Cực sẽ tan, 
mực nước biển sẽ dâng cao lên hằng mét, diện tích của nhiều quốc gia sẽ bị biển 
lấn, nhiều hệ sinh thái sẽ bị hủy diệt, đất canh tác sẽ bị thu hẹp, nhiều thành phố ven 
biển sẽ không còn trên bản đồ. 
Vấn đề biến đổi khí hậu, là vấn đề đang đe dọa nghiêm trọng trực tiếp đến 
lợi ích sống còn của con người trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Nguyên 
nhân trực tiếp của sự biến đổi khí hậu là do phát thải quá mức khí nhà kính, đặc biệt 
là CO
2
. Kể từ cuối thế kỷ 18, mức CO
2
tăng thêm 35,4% chủ yếu do con người đốt 
cháy các nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu mỏ, khí đốt trong quá trình phát triển 
công nghiệp. Tình trạng phá rừng, đốt rẫy, khai thác gỗ vô tổ chức cũng là nguyên 
nhân tạo ra hơn 20% phát thải khí nhà kính trên toàn cầu [21].
Lượng thải vào bầu khí quyển của hai loại khí chính Mê-tan và CO
2
gây hiệu 
ứng nhà kính đã tăng mạnh trong năm 2007. Trong chỉ số hàng năm về lượng khí 
thải gây hiệu nhà kính dựa trên số liệu từ 60 vùng trên toàn thế giới, lượng khí CO
2
thủ phạm chính dẫn đến tình trạng biến đổi khí hậu đã tăng 0,6% tương đương 19 tỷ 
tấn. Còn lượng khí mê-tan tăng 0,5%, tương đương 27 triệu tấn. Sự phát thải khí 
CO
2
này chủ yếu sản sinh từ hoạt động đốt nhiên liệu hóa thạch đang ngày càng gia 
tăng như xăng, dầu diezel, than đá... Trong năm 2007, lượng khí CO
2
có trong khí 
quyển là gần 390 ppm (đơn vị đo một chất trong mỗi triệu phân tử không khí) tăng 
hơn 44% so với mức 270 ppm trước khi diễn ra cuộc Cách mạng Công nghiệp dẫn 
đến việc sử dụng rộng rãi nhiên liệu hóa thạch [6]. Khi nhiệt độ tăng lên làm tan 



băng ở 2 đầu cực không những làm nước biển tăng lên mà còn làm cho khí mê tan ở 
trong đó bốc lên khí quyển mà khí mê tan có khả năng gây hiệu ứng nhà kính gấp 
25 lần so với khí CO
2
[32]. 
Một công trình nghiên cứu toàn diện của nhóm các nhà khoa học quốc tế, 
đứng đầu là Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (Inter-governmental Panel 
on Climate Change – IPCC) và một nhóm các nhà khoa học trong một công trình 
nghiên cứu khoa học của mình đã cho rằng sự nóng lên của Trái đất là nguyên nhân 
làm thay đổi hàng chục nghìn hệ sinh thái và quá trình hoạt động của nhiều loài 
động thực vật. Công trình nghiên cứu này dựa trên số liệu phân tích 30.000 hệ sinh 
học và lý học trong khoảng thời gian từ năm 1970 trở lại đây, trong đó có sự vận 
động của 829 hiện tượng vật lý và hoạt động của 28.800 loài sinh vật [6]. 
Chính phủ Anh đã có một báo cáo công bố tháng 05 năm 2008, hiện tượng 
nóng lên toàn cầu làm nguy hại đến kinh tế thế giới với quy mô và thiệt hại tương tự 
hai cuộc thế chiến và thảm họa là đại suy thoái nếu các nước không có biện pháp 
kiềm chế. Nhiệt độ trái đất tăng lên có thể làm tăng số lượng côn trùng và dẫn tới 
kết cục thảm khốc đối với loài người, một nghiên cứu mới nhận định. Kèm theo đó 
là các đại dương trên toàn thế giới ngày càng bị acid hóa, đe dọa sự ổn định của 
chuỗi thức ăn toàn cầu. Các nhà khoa học thuộc trường Đại học California và 
Washington (Mỹ) đã đưa ra kết luận rằng hiện tượng tăng nhiệt độ trái đất là mối 
đe dọa lớn nhất đối với các loài sinh vật ở vùng nhiệt đới. 
Trên thế giới, nhiều hiện tượng dị thường của thời tiết xảy ra thường xuyên 
hơn với cường độ ngày càng mạnh hơn. Từ năm 2000 đến 2007 đã có 16 cơn bão 
vùng Tây bắc Thái Bình Dương làm thiệt mạng trên 3.800 người và gây thiệt hại 
trên 30 tỉ USD (tính theo thời giá 2008) [32]. Chỉ trong năm 2008 chúng ta đã phải 
chứng kiến sau siêu bão Nargis gây thảm họa tại Myanmar. Theo thống kê của 
chính phủ Myanmar có 38.491 người chết, 27.838 người mất tích; theo Hội Chữ 
thập đỏ và trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế (IRFRC ) ước tính có từ 68.800 đến 127.000 
người thiệt mạng; Liên hiệp quốc cho biết khoảng 2,5 triệu người sống sót cần được 
cứu trợ; gần 17.330 km
2
vẫn còn chìm trong nước ) là vòi rồng giết người ở Mỹ, bão 
lụt tại Philippines, sóng nhiệt tại Ấn Độ, động đất tại Trung Quốc… [31]. Theo 



nghiên cứu của các nhà khí tượng Đại học Hồng Kông thì trong 12 năm trở lại đây 
hiện tượng La Nina có đến 6 năm bão cao bất thường. Năm 2008 hiện tượng ENSO 
quay lại suốt mùa hè 2008, tạo điều kiện tốt cho mưa bão phát triển dị thường. 
Ỏ Việt Nam, trong những năm gần đây Việt Nam chúng ta đã gặp rất nhiều 
hiện tượng thiên nhiên bất thường: Một trường hợp chưa từng sảy ra là ở Nam Bộ 
của Việt Nam chưa từng có bão trong tháng 12 nhưng năm 1997 cơn bão Linda đổ 
bộ vào đã làm hàng nghìn người chết. Gần nhất là năm 2008 đã có nhiều cơn bão và 
mưa lớn kéo dài ở một số tỉnh miền Bắc như Yên Bái, Lào Cai, Tuyên Quang, Thái 
Nguyên.. làm nhiều người chết và thiệt hại lớn về kinh tế. Tháng 11 năm 2008 Hà 
Nội chìm trong biển nước còn gọi là “Đại Hồng thủy”, với mức nước mà trên 20 
năm nay chưa từng sảy ra [34]. Một trong những nguyên nhân chính là do việc khai 
thác rừng vô tổ chức trong nhiều thập niên qua đã dẫn đến phá hủy nhiều hệ sinh 
thái rừng tự nhiên, mặc dầu độ che phủ rừng của nước ta đã tăng lên đáng kể trong 
vài thập kỷ qua nhưng chất lượng rừng đang giảm sút một cách nghiêm trọng, là 
một trong những nguyên nhân chính dẫn đến thiên tai, hạn hán, lũ quét, lụt lội, ngập 
úng, dịch bệnh thường xuyên.
Theo IPCC, Việt Nam sẽ là nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí 
hậu. Nếu nhiệt độ tăng trên 2
0
c, khoảng 22 triệu người Việt Nam sẽ mất chỗ ở và 
45% đất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Mêkông sẽ biến thành đất không thể canh 
tác do mực nước biển dâng cao [6] . Những nghiên cứu trong và ngoài nước đều 
khẳng định biến đổi khí hậu đã và đang ảnh hưởng tới vùng biển nước ta. Mực nước 
biển dâng làm chế độ cân bằng sinh thái bị tác động mạnh. Kết quả là các quần xã 
sinh vật hiện hữu thay đổi cấu trúc, thành phần, trữ lượng bổ sung giảm sút. Cá ở 
các rạn san hô bị tiêu diệt rồi sẽ di cư đến các vùng biển khác. Việt Nam là nước 
đứng thứ 4 trong 10 nước chịu ảnh hưởng nhiều nhất do mực nước biển dâng lên 
[6]. 
Hiện nay, khoa học đã khẳng định rằng hệ sinh thái trên cạn có vai trò to lớn 
trong chu trình các bon của sinh quyển, lượng các bon trao đổi giữa các hệ sinh thái 
này với sinh quyển ước tính khoảng 60 tỷ tấn/năm. Rừng nhiệt đới trên toàn thế giới 
có diện tích khoảng 17,6 triệu km
2
chứa đựng 428 tỷ tấn Các bon trong sinh khối và 



trong đất…[4]. Brown và Pearce đã đưa ra số liệu là 1ha rừng nguyên sinh có thể 
hấp thụ được 28 tấn Các bon và sẽ giải phóng 200 tấn Các bon nếu bị chyển thành 
du canh du cư và sẽ giải phòng nhiều hơn nữa nếu chuyển thành đồng cỏ hay đất 
nông nghiệp. Rừng trồng có thể hấp thụ được 115 tấn các bon và sẽ bị giảm 20-30% 
nếu chuyển thành đất nông nghiệp. Lượng Các bon lưu giữ trong rừng trên toàn thế 
giới là khoảng 800-1.000 tỷ tấn, trong 1 năm rừng hấp thụ 100 tỷ tấn khí CO
2
và 
thải ra khoảng 80 tỷ tấn O
2
[4]. 
Tuy nhiên hiện nay diện tích rừng trên toàn thế giới đang thu hẹp, khả năng 
hấp thu CO2 giảm. Một sáng kiến quốc tế về Nghị định thư Kyoto được 180 quốc 
gia ký kết năm 1997, trong đó 38 nước công nghiệp phát triển cam kết trong việc cắt 
giảm phát thải khí nhà kính vào năm 2012 xuống mức 5,2%. Với sự ra đời của nghị 
định thư Kyoto đã khẳng định vai trò của rừng trong vấn đề giảm phát thải khí nhà 
kính và sự nóng lên của toàn cầu. Giá trị hấp thụ CO
2
của các khu rừng tự nhiên 
nhiệt đới khoảng 500-2.000 USD/ha, với rừng Amazon ước tính là 1.625 
USD/ha/năm, trong đó rừng nguyên sinh là 4.000 USD/ha/năm, rừng thứ sinh là 
1.000-3.000 USD/ha/năm, rừng thưa là 600-1.000 USD/năm (Camille Bann và 
Bruce Aylwazd 1994) [11]. 
Ở Việt Nam, việc định giá rừng được đề cập đến trong Luật bảo vệ và phát 
triển rừng sửa đổi năm 2004. Ở đây việc quy định giá trị của rừng không đơn thuần 
chỉ là các giá trị sử dụng trực tiếp trong các hoạt động sản xuất, tiêu dùng, mua bán 
của con người như thức ăn, cây thuốc, nguồn gen… mà giá trị về môi trường của 
rừng đã được xem xét và đánh giá như giá trị về bảo tồn đa dạng sinh học, hấp thụ 
các bon, phòng hộ đầu nguồn, vẻ đẹp cảnh quan…Thông qua việc mua bán tín chỉ 
Các bon sẽ khuyến khích được các chủ rừng trồng rừng hoặc bảo vệ rừng tự nhiên 
hiện có. 
Vấn đề định lượng khả năng hấp thụ các bon và giá trị thương mại các bon 
của rừng đã và đang được quan tâm. Nhưng trên thực tế cả trên thế giới và Việt 
Nam những nghiên cứu về vấn đề này còn ít. Trong khi đó mỗi dạng rừng, kiểu 
rừng, trạng thái rừng, loài cây ưu thế, tuổi của lâm phần khác nhau thì lượng Các 
bon hấp thụ là khác nhau, trong khi đó thì không thể có bất kỳ cơ chế chi trả nào có 



thể áp dụng được cho mọi trường hợp. Do đó cần phải có những nghiên cứu cho 
từng loại hình rừng cụ thể về khả năng hấp thụ các bon để làm cơ sở lượng hoá 
những giá trị kinh tế mà rừng mang lại trong điều hoà khí hậu và giảm tác hại của 
hiệu ứng nhà kính.
Xuất phát từ yêu cầu đó tôi tiến hành thực hiện đề tài: “ Nghiên cứu khả 

tải về 0.79 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   33




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương