Đại học Ngành đào tạo: Công nghệ sau thu hoạch


Kinh tế học đại cương (Fundamental economics) 3 TC



tải về 1.33 Mb.
trang4/7
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích1.33 Mb.
#31059
1   2   3   4   5   6   7

Kinh tế học đại cương (Fundamental economics) 3 TC

Học phần cung cấp các kiến thức cơ bản liên quan đến lý thuyết về cung cầu hàng hóa và giá cả thị trường, lý thuyết về hành vi sản xuất và tiêu dùng; kiến thức kinh tế học liên quan đến các chính sách vĩ mô như lý thuyết xác định sản lượng quốc gia, tổng cung- tổng cầu, lạm phát và thất nghiệp; nhằm trang bị cho người học các kiến thức và lý luận căn bản về phạm trù kinh tế, góp phần nâng cao nhận thức và năng lực công tác cho người học.

  1. Kỹ năng giao tiếp (Communication skills) 2 TC

Học phần trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng về các loại hình giao tiếp trong các tình huống khác nhau; nhằm phát triển kỹ năng giao tiếp của người học.

  1. Lịch sử các học thuyết kinh tế (History of economic theories) 2 TC

Học phần trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về hệ thống các quan điểm kinh tế của các đại biểu tiêu biểu của các giai cấp khác nhau trong các hình thái kinh tế - xã hội khác nhau gắn với các giai đoạn lịch sử nhất định, tổng hợp những tư tưởng kinh tế, giải thích thực chất các hiện tượng kinh tế nhất định; nhằm trang bị cho người học các kiến thức và lý luận căn bản về phạm trù kinh tế, góp phần nâng cao nhận thức và năng lực công tác cho người học.

  1. Nhập môn quản trị học (Management theory) 2 TC

Học phần cung cấp cho người học kiến thức căn bản về sự cần thiết của quản trị học trong các tổ chức và doanh nghiệp, môi trường quản trị, hoạch định, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra, quản trị học quốc tế, quản trị tri thức, quản trị học hiện đại; nhằm trang bị cho người học những hiểu biết cơ bản, làm nền tảng để nghiên cứu và trau dồi năng lực quản trị sau khi ra trường.

  1. Thực hành văn bản Tiếng Việt (Practice for vietnamese texts) 2 (1 + 1) TC

Học phần cung cấp cho người học kiến thức cơ bản về văn bản và văn bản luật, văn bản dưới luật, văn bản hành chính thông thường, hệ thống các thao tác trong qui trình tiếp nhận và soạn thảo văn bản khoa học tiếng Việt ở cả dạng nói và viết; nhằm giúp sinh viên có khả năng thực hành văn bản tiếng Việt, làm phương tiện cho quá trình học tập, nghiên cứu và công tác.

  1. Pháp luật đại cương (Fundamentals of law) 2TC

Học phần trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về: Nhà nước và Pháp luật, quy phạm pháp luật, các văn bản quy phạm pháp luật, hiện tượng vi phạm pháp luật và biện pháp cưỡng chế đối với các chủ thể vi phạm pháp luật, nội dung các ngành luật cơ bản và quan trọng của nhà nước Việt Nam hiện nay; nhằm rèn luyện cho người học sống và làm việc theo pháp luật.

  1. Đại số tuyến tính B (Linear algebra B) 2 TC

Học phần trang bị cho người học những kiến thức cơ bản và ứng dụng về: ma trận, định thức, hệ phương trình tuyến tính, không gian vector, giá trị riêng, vector riêng, dạng toàn phương, dạng song tuyến tính; nhằm giúp người học phát triển khả năng tư duy logic, và giải quyết các bài toán liên quan đến chuyên ngành.

  1. Giải tích B (Mathematical analysis/Calculus B) 3 TC

Học phần trang bị cho người học những kiến thức cơ bản và ứng dụng về: phép tính vi, tích phân, tích phân bội, tích phân đường, tích phân mặt, ứng dụng phép tính tích phân và vi phân vào hình học, phương trình vi phân, phép biến đổi Laplace, chuỗi số và chuỗi hàm; nhằm giúp người học phát triển khả năng tư duy logic, khả năng phân tích định lượng, giải quyết các bài toán liên quan đến chuyên ngành.

  1. Vật lý đại cương B (General physics B) 3 (2 + 1) TC

Học phần trang bị cho người học một số kiến thức cơ bản và nâng cao phù hợp với ngành học về: cơ học, nhiệt học, điện từ học, thuyết tương đối Einstein, quang lượng tử, cơ học lượng tử để làm nền tảng cho các học phần cơ sở và chuyên ngành kỹ thuật; hiểu biết và ứng dụng vật lý trong khoa học, công nghệ và đời sống.

  1. Hóa đại cương (General chemistry) 3 (2 + 1) TC

Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về cấu trúc vật chất, cơ sở lý thuyết của các phản ứng và các quá trình hoá học, làm nền tảng cho các học phần cơ sở và chuyên ngành; nhằm giúp người học hiểu và vận dụng được các kiến thức hóa học trong lĩnh vực chuyên môn.

  1. Hóa hữu cơ (Organic chemistry) 3 (2 + 1) TC

Học phần cung cấp cho người học kiến thức hóa học hữu cơ ứng dụng trong ngành thực phẩm gồm cơ sở lý thuyết hóa học hữu cơ (các hiệu ứng điện tử, cơ chế các phản ứng hữu cơ); tính chất vật lý và hóa học của các hợp chất hữu cơ cơ bản; nhằm giúp người học có được kiến thức nền để hiểu và tiếp thu được các môn khoa học cơ sở và chuyên ngành, có khả năng ứng dụng để giải quyết các vấn đề đặt ra trong nghiên cứu và sản xuất thuộc lĩnh vực công nghệ thực phẩm.

  1. Lý thuyết xác suất và thống kê toán (Probability theory and mathematical statistics) 3 TC

Học phần cung cấp cho người học các khái niệm cơ bản về xác suất; các hiện tượng ngẫu nhiên và ứng dụng vào thực tế, phương pháp thu thập thông tin, chọn mẫu, phương pháp ước lượng, kiểm định giả thuyết, tương quan hồi quy; nhằm giúp người học nắm vững các lý luận nền tảng về thu thập và xử lý thông tin.

  1. Sinh học đại cương (General biology) 2 TC

Học phần cung cấp cho người học kiến thức về tổ chức của cơ thể sống, về quá trình trao đổi chất và năng lượng của cơ thể sống, về sự sinh trưởng - phát triển, sinh sản và cơ chế di truyền của sinh vật; nhằm giúp người học nắm được bản chất và cơ chế của sự sống để tiếp thu tốt các học phần chuyên ngành và vận dụng kiến thức vào thực tiễn của ngành học.

  1. Thiết kế và phân tích thí nghiệm (Experimental design and analysis) 3 TC

Học phần cung cấp cho người học kiến thức và kỹ năng cụ thể về: thiết kế thí nghiệm, thu thập và xử số liệu, biểu diễn và phân tích kết quả, sử dụng một số phần mềm chuyên dụng; nhằm giúp người học có khả năng thực hiện độc lập và phát triển các kỹ năng trên trong nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực chuyên môn ngành nghề.

  1. Hóa lý- Hóa keo (Physical and colloidal chemistry) 2 TC

Học phần cung cấp cho người học kiến thức về cân bằng trong hệ dị thể, các hiện tương bề mặt, các tính chất của hệ keo; nhằm giúp người học có được những kiến thức cơ sở để hiểu và tiếp thu các kiến thức chuyên ngành và khoa học cơ sở khác, có khả năng ứng dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình nghiên cứu và sản xuất thực phẩm.

  1. Hoá phân tích (Analytical chemistry) 3 (2 + 1) TC

Học phần cung cấp cho người học kiến thức lý thuyết và kỹ năng thực hành cơ bản về cân bằng hóa học trong dung dịch điện ly, sai số và cách đánh giá, đại cương về các phương pháp phân tích hóa học và phân tích công cụ, phương pháp tách chiết, các thao tác cơ bản và cách vận hành trang thiết bị trong phòng thí nghiệm hóa phân tích, cách pha chế và kiểm tra nồng độ hóa chất để làm nền tảng cho các học phần cơ sở, chuyên ngành và ứng dụng trong nghiên cứu, sản xuất thực phẩm.

  1. Phương pháp nghiên cứu khoa học (Research methodogy) 2 TC

Học phần cung cấp cho người học kiến thức chung về quá trình hình thành và thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học, phương pháp bố trí thí nghiệm và thu thập thông tin, phương pháp trình bày báo cáo và công bố kết quả nghiên cứu khoa học; nhằm giúp người học có được kiến thức và kỹ năng tổ chức, thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực chuyên môn ngành nghề.

  1. Kỹ thuật nhiệt (Heat engineering) 3 TC

Học phần cung cấp cho người học: thông số vật lý - nhiệt của chất làm việc, khí lý tưởng - hỗn hợp khí lý tưởng, định luật nhiệt động 1 và 2, các quá trình nhiệt động, hơi nước và không khí ẩm, chu trình nhiệt động động cơ nhiệt và máy lạnh, truyền nhiệt; nhằm giúp người học có được những kiến thức làm cơ sở để hiểu và tiếp thu các môn học khoa học cơ sở khác và chuyên ngành.

  1. Hóa sinh ( Biochemistry) 4 (3 + 1) TC

Học phần cung cấp cho người học kiến thức cơ bản về thành phần hóa học, cấu tạo của các hợp chất sinh học và sự chuyển hóa của chúng trong tế bào sinh vật; mối liên hệ giữa các chu trình chuyển hóa các chất, trau dồi cho người học kỹ năng phân tích định tính và định lượng các hợp chất sinh học (glucid, protein, lipid, vitamin), xác định hoạt độ của enzyme; nhằm giúp người học có được kiến thức cơ sở làm nền tảng cho các học phần chuyên ngành và ứng dụng trong nghiên cứu, sản xuất thực phẩm.

  1. Vi sinh vật học (Microbiology) 4 (3 + 1) TC

Học phần cung cấp cho người học kiến thức cơ bản về vi sinh vật và ứng dụng của chúng trong chế biến và bảo quản thực phẩm: hình thái, cấu tạo, các quá trình trao đổi chất, sự sinh trưởng và phát triển, nguồn gốc, hệ vi sinh vật trong thực phẩm, chuyển hóa các chất trong thực phẩm, ứng dụng vi sinh vật trong sản xuất thực phẩm, một số bệnh lây qua thực phẩm, nguồn lây và cách phòng ngừa. Phần thực hành cung cấp kiến thức và kỹ năng: nguyên tắc chung của phòng thí nghiệm vi sinh vật, trang thiết bị cần thiết cho phòng thí nghiệm vi sinh vật, cách sử dụng thiết bị thí nghiệm, cách lấy mẫu, xứ lý mẫu, nuôi cấy, phân lập, định tính, định lượng vi sinh vật và ứng dụng.

  1. Hóa học thực phẩm (Food Chemistry) 2 TC

Học phần này cung cấp cho người học các kiến thức về vai trò, tác động của nước đối với quá trình chế biến và bảo quản thực phẩm, đặc tính công nghệ của protein và carbohydrate trong thực phẩm, một số biến đổi của lipid và protein, phản ứng sẫm màu và biến đổi của một số chất màu trong quá trình sản xuất thực phẩm; nhằm giúp người học có được kiến thức cơ sở để khai thác hợp lý các loại nguyên liệu và sản xuất các sản phẩm mới.

  1. Phân tích thực phẩm (Food analysis) 4 (2 + 2) TC

Học phần cung cấp cho người học kiến thức cơ bản về kỹ thuật lấy mẫu, xử lý mẫu, đánh giá cảm quan, kiểm tra các chỉ tiêu đánh giá biến đổi chất lượng sản phẩm, hàm lượng các chất gây hại trong thực phẩm, tiêu chuẩn chất lượng của thực phẩm và ứng dụng; huấn luyện cho người học kỹ năng lấy mẫu, xử lý mẫu, đánh giá cảm quan và xác định các chỉ tiêu hóa học, vệ sinh thực phẩm; nhằm giúp người học có được kiến thức và kỹ năng chuyên môn trong lĩnh vực phân tích, kiểm định, nghiên cứu và sản xuất thực phẩm.

  1. Sinh lý nông sản và tổn thất sau thu hoạch (Physiology of agricultural products and Post-harvest losses) 3 TC

Học phần cung cấp cho người học các kiến thức cơ bản về sự hô hấp của nông sản sau thu hoạch, quá trình chín tiếp ở nông sản, sự nẩy mầm, sự ngủ nghỉ, sự tự bóc nóng, sự thoát hơi nước của nông sản và tổn thất nông sản sau thu hoạch. Học phần này giúp người học có khả năng đưa ra các biện pháp nhằm hạn chế sự tổn thất nông sản sau thu hoạch.


  1. Kỹ thuật sấy nông sản (Technology of drying agricultural products) 2TC

Học phần này cung cấp cho người học kiến thức về lý thuyết sấy nông sản thực phẩm, các phương pháp sấy, những biến đổi của nguyên liệu trong quá trình sấy, một số qui trình công nghệ, máy và thiết bị thường sử dụng trong sấy nông sản thực phẩm; Cung cấp cho người học kỹ năng thực hiện các qui trình sấy khô nông sản thực phẩm, vận hành và tính, chọn một số máy, thiết bị thường sử dụng trong kỹ thuật sấy.




  1. Quản lý chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm (Food hygiene, safety and quality management) 3 TC

Học phần cung cấp cho người học kiến thức về nguyên tắc cơ bản về vệ sinh, an toàn thực phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm, nguyên nhân gây mất vệ sinh, an toàn thực phẩm và cách phòng ngừa, các phương pháp quản lý chất lượng thực phẩm, kỹ năng tìm kiếm và sử dụng các hệ thống văn bản pháp quy liên quan; nhằm giúp người học phát triển kiến thức nền tảng về quản lý chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm; ứng dụng được vào công tác quản lý chất lượng thực phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu thực phẩm.

  1. Sinh vật hại nông sản sau thu hoạch (Harmful organism to postharvest agricultural products) 2TC

Học phần cung cấp cho người học kiến thức cơ bản về các sinh vật gây hại nông sản thực phẩm; tác hại của chúng và các biện pháp phòng ngừa sinh vật gây hại nông sản; nhằm giúp cho người học có kỹ năng phòng ngừa sự giảm chất lượng và tổn thất sau thu hoạch do sinh vật hại gây ra.

  1. Thiết bị trong công nghệ sau thu hoạch (Equipments in postharvest technology) 2 TC

Học phần cung cấp cho người học kiến thức về cấu tạo, hoạt động và vận hành các máy, thiết bị thường được sử dụng trong thu hoạch nông sản, đánh bắt thủy sản, chế biến nông, thủy sản; Cung cấp cho người học kỹ năng vận hành, khảo sát đánh giá tình trạng kỹ thuật, tham gia tính và chọn máy, thiết bị phù hợp với yêu cầu sản xuất.

  1. Vật lý thực phẩm (Food physics) 3 TC

Học phần cung cấp cho người học kiến thức về đặc trưng vật lý của thực phẩm, tính chất điện từ, các tính chất lưu biến cơ bản, hệ nhiều pha, phương pháp đo các thông số cơ bản của thực phẩm; nhằm giúp người học vận dụng kiến thức của học phần trong chế biến và đánh giá chất lượng thực phẩm.

  1. Ngoại ngữ chuyên ngành (Foreign Languages for Special Purposes) 2 TC

Học phần cung cấp cho người học các thuật ngữ cơ sở ngành và chuyên ngành thực phẩm; rèn luyện kỹ năng tự tra cứu tài liệu và đọc hiểu các tài liệu chuyên môn bằng ngôn ngữ Anh/Pháp/Nga/.

  1. Công nghệ sinh học trong bảo quản và chế biến thực phẩm (Bitotechnology in food preserving and processing) 3TC

Học phần cung cấp cho người học kiến thức cơ bản về một số quá trình lên men, quá trình sản xuất một số chế phẩm sinh học như enzyme, bacteriocin, chế phẩm probiotics,…và ứng dụng của quá trình lên men cũng như ứng dụng của các chế phẩm sinh học trên trong lĩnh vực bảo quản và chế biến thực phẩm.

  1. Tin học ứng dụng trong công nghệ thực phẩm (Applied informatics in food technology) 3 TC

Học phần cung cấp cho người học những kiến thức và kỹ năng về phương pháp áp dụng tin học trong tính toán các quá trình chế biến thực phẩm, đánh giá chất lượng thực phẩm, truyền nhiệt trong thực phẩm; nhằm giúp người học có thể ứng dụng kiến thức và kỹ năng đã học vào thực tiễn nghiên cứu và sản xuất trong lĩnh vực công nghệ thực phẩm.

  1. An toàn lao động trong công nghiệp thực phẩm (Occupational Safety in Food Industry) 2 TC

Học phần cung cấp cho người học kiến thức liên quan đến pháp luật về bảo hộ lao động, vệ sinh lao động, kỹ thuật an toàn, phòng chống cháy nổ; nhằm giúp người học nhận diện được các yếu tố nguy hiểm và độc hại dẫn đến tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thực phẩm, trên cơ sở đó mà có biện pháp phòng ngừa thích hợp, góp phần cải thiện điều kiện lao động và bảo vệ sức khỏe cho công nhân.

  1. Quản trị sản xuất (Production management) 2 TC

Học phần cung cấp cho người học kiến thức cơ bản về tổ chức, quản lý, điều hành hiệu quả cơ sở sản xuất - kinh doanh thực phẩm; nhằm giúp người học hình thành kỹ năng quản trị, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

  1. Công nghệ lạnh và lạnh đông thực phẩm (Food chilling and Freezing Technology) 4(3+1) TC

Học phần cung cấp cho người học kiến thức về nguyên lý chế biến, bảo quản lạnh và lạnh đông thực phẩm, công nghệ sản xuất, phương pháp bảo quản, vận chuyển các sản phẩm nông thuỷ sản lạnh và lạnh đông, kỹ năng sản xuất một số nông thuỷ sản lạnh, đông lạnh; nhằm giúp người học ứng dụng được kiến thức và kỹ năng liên quan vào thực tế sản xuất.

  1. Thu hoạch, xử lý và bảo quản rau, quả, củ, hạt (Harvesting, handling and preserving fruit, vegetables, tubers and cereals) 4 (3 + 1) TC

Học phần cung cấp cho người học các kiến thức về đặc điểm, thành phần, tính chất nguyên liệu, phương pháp thu hoạch, xử lý và bảo quản các loại rau, củ, quả, hạt nhằm hạn chế tổn thất sau thu hoạch, đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm cho nguyên liệu; nhằm giúp người học rèn luyện kỹ năng xử lý, bảo quản các nguyên liệu trên và có khả năng vận dụng các kiến thức và kỹ năng bảo quản nguyên liệu vào thực tế sản xuất.

  1. Thu hoạch, xử lý và bảo quản sản phẩm từ cây nhiệt đới (Harvesting, handling and preserving products from tropical plants) 4 (3 + 1) TC

Học phần cung cấp cho người học các kiến thức về đặc điểm, thành phần, phương pháp thu hoạch, xử lý và bảo quản các sản phẩm từ cây nhiệt đới nhằm hạn chế tổn thất sau thu hoạch, đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm; nhằm giúp người học rèn luyện kỹ năng xử lý, bảo quản các sản phẩm từ cây nhiệt đới và có khả năng vận dụng các kiến thức và kỹ năng này vào trong thực tế sản xuất.

  1. Thu hoạch, xử lý và bảo quản thủy sản (Harvesting, handling and preserving fisheries) 4 (3 + 1) TC

Học phần cung cấp cho người học các kiến thức về đặc điểm, thành phần, những biến đổi của thuỷ sản sau khi chết, phương pháp thu hoạch, xử lý và bảo quản nguyên liệu thuỷ sản nhằm hạn chế tổn thất sau thu hoạch, đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm; nhằm giúp người học rèn luyện kỹ năng xử lý, bảo quản nguyên liệu thuỷ sản, có khả năng định hướng sử dụng nguyên liệu và nguyên liệu còn lại, nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên liệu và có khả năng vận dụng các kiến thức và kỹ năng này vào trong thực tế sản xuất.

  1. Giết mổ, xử lý và bảo quản gia súc, gia cầm (Slaughtering, handling and preserving cattle and poultry 4 (3 + 1) TC

Học phần cung cấp cho người học các kiến thức về đặc điểm, thành phần, tính chất và những biến đổi của nguyên liệu thịt sau khi giết mổ, phương pháp giết mổ, xử lý và bảo quản gia súc gia cầm nhằm hạn chế tổn thất sau thu hoạch, đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm; nhằm giúp người học rèn luyện kỹ năng xử lý, bảo quản nguyên liệu thịt và có khả năng vận dụng các kiến thức và kỹ năng này vào trong thực tế sản xuất.

  1. Công nghệ sản phẩm có nguồn gốc thực vật (Technology of vegetative origin products) 4 (3 + 1) TC

Học phần này cung cấp cho người học kiến thức về cơ sở lý thuyết và công nghệ sản xuất các sản phẩm thực phẩm từ rau, quả, củ, hạt và các cây nhiệt đới (chè, cà phê, ca cao, thuốc lá, hồ tiêu, điều …); rèn luyện kỹ năng sản xuất các sản phẩm trên; nhằm giúp người học vận dụng được các kiến thức và kỹ năng liên quan vào thực tế sản xuất.

  1. Công nghệ sản phẩm có nguồn gốc động vật (Technology of animal origin products)

4 (3 + 1) TC

Học phần này cung cấp cho người học kiến thức về cơ sở lý thuyết và công nghệ sản xuất các sản phẩm thực phẩm từ nguyên liệu thuỷ sản, thịt gia súc, gia cầm; rèn luyện kỹ năng sản xuất các sản phẩm này; nhằm giúp người học vận dụng được các kiến thức và kỹ năng liên quan vào thực tế sản xuất.



  1. Thực tập chuyên ngành công nghệ sau thu hoạch (Special postharvest technology practicum) 3 TC

Học phần rèn luyện cho người học kỹ năng thực hành sản xuất ở quy mô công nghiệp trong các lĩnh vực chuyên môn liên quan đến nguyên liệu và công nghệ sau thu hoạch, công nghệ sản xuất các sản phẩm, công nghệ lạnh và lạnh đông thực phẩm; nhằm giúp người học nâng cao năng lực vận dụng kiến thức và kỹ năng đã học vào thực tế sản xuất, nâng cao năng lực làm việc và nghiên cứu sau khi ra trường.

  1. Thực tập ngành công nghệ sau thu hoạch (General postharvest technology practicum 2) 3TC

Học phần rèn luyện cho người học kỹ năng thực hành sản xuất ở quy mô công nghiệp trong các lĩnh vực chuyên môn liên quan đến quản trị sản xuất, công nghệ sản xuất các sản phẩm, hệ thống quản lý chất lượng phục vụ sản xuất; nhằm giúp người học nâng cao năng lực vận dụng kiến thức và kỹ năng đã học vào thực tế sản xuất, nâng cao năng lực làm việc và nghiên cứu sau khi ra trường.

  1. Bao gói thực phẩm (Food Packaging) 2 TC

Học phần cung cấp cho người học kiến thức nguyên lý chung về bao bì và bao gói thực phẩm, đặc tính và công dụng của một số vật liệu làm bao bì, nhãn bao bì, các phương pháp bao gói thông dụng, cách thức tổ chức bao gói trong nhà máy thực phẩm, những nguy cơ gây hư hỏng thực phẩm bên trong bao bì; nhằm giúp người học có thể đưa ra các phương án lựa chọn bao bì và cách bao gói đúng cho sản phẩm cụ thể, đáp ứng yêu cầu của pháp luật và người tiêu dùng về bao bì và nhãn hàng hóa, phục vụ tốt cho sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

  1. Kho bảo quản nông thuỷ sản (Argicultural products and fisheries storage) 2 TC

Học phần cung cấp cho người học kiến thức về các loại kho bảo quản nông sản thực phẩm: Yêu cầu kỹ thuật, nguyên tắc xây dựng, cấu trúc kho, cách xếp kho, nhập hàng, xuất hàng, cách vận hành đảm bảo các thông số kỹ thuật của quá trình bảo quản, những sự cố thường gặp, nguyên nhân và cách khắc phục; Cung cấp cho người học kỹ năng vận hành, khảo sát đánh giá tình trạng kỹ thuật, sửa chữa những hư hỏng, sự cố của các loại kho trên.

  1. Phụ gia thực phẩm (Food additives) 2 TC

Học phần cung cấp cho người học kiến thức liên quan đến quy định của pháp luật Việt nam và thế giới về sử dụng chất phụ gia thực phẩm, nguyên tắc sử dụng chất phụ gia thực phẩm, tính chất của một số chất phụ gia thực phẩm phổ biến, rèn luyện kỹ năng sử dụng đúng và hiệu quả chất phụ gia trong chế biến và bảo quản thực phẩm; nhằm giúp người học hình thành kỹ năng sử dụng chất phụ gia thực phẩm vào chống thất thoát sau thu hoạch, hoàn thiện và nâng cao chất lượng của thực phẩm, đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

  1. Tận dụng phụ phẩm nông thuỷ sản (Utilization of by-product of Argicultural products and fisheries) 2 TC

Học phần cung cấp cho người học những kiến thức về các loại phụ phẩm nông sản, thủy sản; về nguyên lý và công nghệ sản xuất các sản phẩm từ phụ phẩm nông thuỷ sản; nhằm giúp người học có khả năng khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên.

  1. Đánh giá nguy cơ trong công nghiệp thực phẩm (Risk assessment in food industry) 2 TC

Học phần cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về phân tích nguy cơ, quản lý và truyền thông về nguy cơ; nhằm giúp người học có khả năng thực hiện đánh giá nguy cơ, đánh giá phơi nhiễm và thiết lập mục tiêu sức khỏe cộng đồng.

  1. Truy xuất nguồn gốc thực phẩm (Food traceability) 2 TC

Học phần cung cấp cho người học kiến thức cơ bản về nguyên tắc, công cụ, các hình thức truy xuất nguồn gốc thực phẩm, phương pháp trao đổi và định dạng thông tin truy xuất; nhằm giúp người học có hiểu biết nền tảng về truy xuất nguồn gốc thực phẩm, thiết lập được thủ tục và thực hành truy xuất nguồn gốc trong chuỗi cung ứng thực phẩm.

  1. Каталог: Portals
    Portals -> Phan Chau Trinh High School one period test no 2 Name: English : 11- time : 45 minutes Class: 11/ Code: 211 Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp A, B, C, d để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau
    Portals -> PHẦn I: thông tin cơ BẢn về ĐẠi hàn dân quốc và quan hệ việt nam-hàn quốc I- các vấN ĐỀ chung
    Portals -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
    Portals -> LẤy ngưỜi học làm trung tâM
    Portals -> BÀi tậP Ôn lưu huỳnh hợp chất lưu huỳnh khí sunfurơ so
    Portals -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
    Portals -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
    Portals -> GIẤY Ủy quyền tham dự Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2016

    tải về 1.33 Mb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương