I. CÂU hỏi trắc nghiệm và ĐÁP ÁN – tin học văn phòNG


[sửa]Lịch sử và nguyên do ra đời



tải về 0.8 Mb.
trang12/18
Chuyển đổi dữ liệu28.07.2016
Kích0.8 Mb.
#8438
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   18

[sửa]Lịch sử và nguyên do ra đời


Giống như virus, người ta chưa hoàn toàn thống nhất ý kiến với nhau về lịch sử của spyware và cũng có ít tài liệu trình bày rõ ràng đầy đủ về đề tài này.

Các nguyên do đầu tiên nảy sinh ra phần mềm gián điệp là do việc các cá nhân chế tạo phần mềm miễn phí (và một số các phần mềm chia sẻ) muốn có thêm khoản tài chính để phát triển phần mềm của họ trong khi số tiền chính thức mà họ nhận được từ những người tải về thì lại quá ít.

Do đó, một cách để kiếm thêm thu nhập là thu thập thông tin từ người đã tải về các phần mềm này (như là tên tuổi, địa chỉ và các thị hiếu) rồi đem bán thông tin này cho các hãng chuyên làm quảng cáo. Cách thu thập ban đầu chỉ là dựa vào sự điền vào các mẫu đăng kí (register). Nhưng sau đó, để chủ động hơn, cách thức đọc thông tin được chuyển sang dạng cài lén phần mềm phụ để tự nó đọc thông tin của chủ và gửi thẳng về cho nơi mà phần mềm gián điệp này được chỉ thị.

Sau này khi đã có các luật lệ cấm tự ý thu thập các thông tin riêng của máy chủ thì các loại phần mềm gián điệp này chuyển hẳn sang hai hướng:



  • Tiếp tục cài đặt phần mềm quảng cáo chung với các phần mềm chính qua thủ đoạn hợp pháp hóa, bằng cách chỉ cần thay đổi nội dung của mẫu đăng kí phần mềm (registration form) thành mẫu "thỏa thuận của người tiêu dùng" (User Agreement hay License Agreement) trong đó có ghi một khoản rất nhỏ là người tiêu dùng sẽ đồng ý cho phép cài đặt phần mềm quảng cáo và các loại phần mềm này đã phát triển tới mức nó có thể tự mở một cửa sổ nảy (pop-up windows) mà không cần người chủ máy ra lệnh.

  • Hướng phát triển thứ hai là các phần mềm này chuyển sang dạng có ác tính: nó có thể, bằng một cách phi pháp, tìm cách đọc tất cả những thông tin bí mật của máy chủ từ mật mã truy cập, các số thẻ tín dụng cho đến ngay cả việc giành luôn quyền điều khiển bàn phím.

Từ "spyware" xuất hiện đầu tiên trên USENET vào năm 1995. Cho đến đầu năm 2000 thì các phần mềm chống gián điệp (antispyware) cũng ra đời.

[sửa]Một số Spyware nổi tiếng


  • WildTangent: phần mềm này được cài đặt thông qua American Online Instant Messenger (AIM). Theo AOL (American Online) thì nó cần dùng để tạo nối kết giữa các thành viên trong các trò chơi trên Internet. Một khi được cài đặt, nó sẽ lấy các thông tin về tên họ, số điện thoại, địa chỉ thư điện tử cũng như là tốc độ của CPU, các tham số của video card và DirectX. Các thông tin này có thể bị chia sẻ cho các nơi khác chiếm dụng. Nếu bạn không chơi game thì loại bỏ nó bằng cách nhấn nút:

    1. Start -> Run -> gõ chữ regedit -> vào nhánh HKEY_LOCAL_MACHINE\SOFTWARE\Microsoft\CurrentVersion\Run

    2. Kiếm giá trị "wcmdmgr" trong bảng bên phải rồi xoá nó.

    3. Sau đó đóng chương trình này lại và tái khởi động máy.

    4. Sau đó xoá luôn thư mục con WT nằm trong thư mục Windows hay WINNT.

  • Xupiter: chương trình này sẽ tự nảy các bảng quảng cáo. Nó thêm các chỗ đánh dấu (bookmark) lên trên menu của chương trình duyệt và, nguy hại hơn, nó thay đổi cài đặt của trang chủ. Xupiter còn chuyển các thói quen xài Internet (surfing) về xupiter.com và do đó làm chậm máy. Ngoài ra nó còn đọc cả địa chỉ IP và các tin tức khác.

  • DoubleClick: dùng một tệp nhỏ gọi là cookies theo dõi hoạt động trực tuyến của bạn.

  • WinWhatWhere: thông báo cho người khác biết về các tổ hợp phím (keystroke) mà bạn gõ.

  • Gator và eWallet: ăn cắp tên, quốc gia, mã vùng bưu điện và nhiều thứ khác.

Tiếng Anh gọi nó là “spyware”, tiếng Pháp gọi nó là “logiciel espion”, đồng nghĩa với từ “phần mềm gián điệp” trong tiếng Việt. Đó là 1 chương trình nhỏ thường xuyên được “khuyến mãi” thêm trong hầu hết các phần mềm miễn phí.

Spyware là gì?

Các Spyware được cài đặt trên hệ thống của bạn giống như những chương trình khác nhưng không để cho người sử dụng biết gì về hoạt động, mục đích cũng như những hậu quả mà nó gây ra. Chức năng chính của các phần mềm gián điệp là chuyển về cho những người tạo ra chúng những yêu cầu xác định, chủ yếu phục vụ mục đích quảng cáo và thương mại.

Các điệp viên này thường được “kẹp” chung với các phần mềm miễn phí được kêu gọi download trên mạng, từ các phần mềm trao đổi giữa máy với máy qua hệ thống peer-to-peer của Kazaa hay The Brigde,… đến những sản phẩm của các nhà sản xuất phần mềm lớn. Ngoài ra, chúng ta còn có thể kể đến kỹ thuật đưa điệp viên vào máy của một vài trang web bugs - các trang web được cài sẵn những con bọ, sẵn sàng tấn công vào bất kỳ máy tính nào. Tuy nhiên, các điệp viên loại này dễ thương hơn vì thường thì chúng chỉ có mục đích giúp trang web đếm được số lượt người truy cập vào.



Hình như chương trình miễn phí nào cũng kèm theo Spyware?

Không, nhưng hầu hết là vậy. Một cuộc kiểm tra cách đây 2 năm ở Pháp của nhật báo Nouvel Observateur được thực hiện trên 10 ngàn máy tính cá nhân sử dụng trong gia đình và những máy tính chuyên nghiệp được chọn lọc ngẫu nhiên, đã cho thấy rằng 70% các máy đều chứa một hoặc nhiều Spyware. (nguồn: http://www.nouvelobs.com/articles/p1940/a9145.html ). Điều này cho thấy rằng đến giờ phút này, khả năng 100% các máy vi tính có Spyware là hoàn toàn có thể xảy ra.



Spyware làm gì?

Người Pháp thường gọi chúng là những tên “mách lẻo” điện tử (mouchards électroniques). Thật vậy, khi được cài đặt vào máy của người sử dụng, các điệp viên sẽ bắt đầu ngay công việc của mình khi chiếc máy đó kết nối Internet. Chủ nhân của các tên “mách lẻo” này sẽ nhận được mọi thông tin về việc sử dụng chiếc máy tính đó: từ thói quen duyệt web, các địa chỉ trang web hay, đến những thông số kỹ thuật của máy và nội dung của các đĩa cứng, nhờ đó mà họ biết được các địa chỉ thư điện tử và phiền toái hơn là cả các mật mã nữa.

Ông bà ta có câu “nhân tri sơ, tính bổn thiện" thì Spyware cũng thế. Khi sinh ra chúng, những nhà sản xuất đều thật ngọt ngào cho rằng nhờ các Spyware này, khách hàng của họ sẽ được chăm sóc chu đáo hơn bởi các dịch vụ hậu mãi. Họ hứa hẹn rằng tất cả các lỗi của chương trình sẽ được gửi trực tiếp về cho nhà sản xuất và nhà sản xuất sẽ gửi cho khách hàng của mình những file để sửa lỗi phần mềm. Một lý lẽ nghe “bùi tai” hơn là việc sẽ gửi thông báo về việc ra đời những phiên bản mới của phần mềm đến khách hàng để họ “tiện bề cập nhật”.

Nhưng đó chỉ là mặt nổi của vấn đề. Những gì mà Spyware mang lại cho người sử dụng chẳng thấm tháp là bao so với những gì mà họ phải “chịu đựng”. Dần dà, các máy “mách lẻo” bị lạm dụng vì những mục đích thương mại. Các Spyware sẽ xâm nhập máy tính của bạn và thu thập tất cả các thông tin cá nhân của người sử dụng máy. Các thông tin này sẽ được bán lại cho các công ty khác, những người cũng rất cần chúng. Hãy lấy ví dụ từ các công ty chuyên gửi spam. Có bao giờ bạn tự hỏi làm sao những kẻ chuyên gửi thư rác biết nhiều địa chỉ e-mail đến thế không? Đó là do họ mua chúng ở các công ty bố mẹ của các Spyware. Rồi có bao giờ bạn tự hỏi rằng không hiểu tại sao người ta lại biết bạn thích bóng đá mà gửi cho bạn nhiều yêu cầu tham gia các diễn đàn về bóng đá trên mạng? Có thể bạn hơi bất ngờ nhưng tất cả các thói quen duyệt web, những trang web mà bạn hay thăm viếng, những thông tin bạn thường đọc,… đều được các Spyware “học thuộc lòng” rồi “méc” lại cho các trang web khác.

Các phần mềm gián điệp này có phạm pháp không?

Ngay cả khi bạn cảm giác rằng các Spyware là những kẻ quấy rối phiền phức, luôn xâm phạm đời sống riêng tư của bạn thì cũng xin nhắc với bạn rằng sự hoạt động của các Spyware là không hề phạm pháp! Thật vậy, nếu để ý hơn một chút nữa, bạn sẽ biết rằng trong phần “quy ước” trước khi cài đặt phần mềm mà “trên nguyên tắc” là người sử dụng phải đọc thật kỹ, có nói đến sự hiện diện của 1 Spyware trong chương trình. Nhưng chắc chắn chỉ có ít hơn 1% người trong số chúng ta chịu đọc hết tất cả các điều khoản trong bản hợp “đồng đó” vì thông thường nó dài cả trăm trang và phần nhắc đến Spyware thì không thực sự rõ ràng.

Tóm lại sự ra đời của Spyware làm 99% những người sử dụng vi tính khó chịu vì khi đã chấp nhận sử dụng chương trình thì dĩ nhiên phải “chịu đấm ăn xôi”, đành làm lơ với các Spyware. 1% còn lại là ai? Là những lập trình viên tạo ra các phần mềm chống Spyware.


Thanked 2 Times in 2 Posts




Các cơ chế chống Spam Mail

Spam gây ra rất nhiều tác hại, do vậy việc phòng chống và ngăn chặn các spam là cần thiết. Hiện có nhiều công ty phần mềm cung cấp giải pháp chống spam, mỗi dòng sản phẩm có những tính năng và các ưu nhược điểm riêng, nhưng hầu hết các sản phẩm đó đều hoạt động dựa vào một số nguyên lý sau:

Sử dụng DNS blacklist

Phương pháp sử dụng DNS black list sẽ chặn các email đến từ các địa chỉ nằm trong danh sách DNS blacklist. Có hai loại danh sách DNS Blacklist thường được sử dụng, đó là:

• Danh sách các miền gửi spam đã biết, danh sách các miền này được liệt kê và cập nhật tại địa chỉ http://spamhaus.org/sbl.

• Danh sách các máy chủ email cho phép hoặc bị lợi dụng thực hiện việc chuyển tiếp spam được gửi đi từ spammer. Danh sách này được liệt kê và cập nhật thường xuyên tại địa chỉhttp://www.ordb.org. Cơ sở dữ liệu Open Relay Database này được duy trì bởi ORDB.org là một tổ chức phi lợi nhuận.

Khi một email được gửi đi, nó sẽ đi qua một số SMTP server trước khi chuyển tới địa chỉ người nhận. Địa chỉ IP của các SMTP server mà email đó đã chuyển qua được ghi trong phần header của email. Các chương trình chống spam sẽ kiểm tra tất cả các địa chỉ IP đã được tìm thấy trong phần header của email đó sau đó so sánh với cơ sở dữ liệu DNS Blacklist đã biết. Nếu địa chỉ IP tìm thấy trong phần này có trong cơ sở dữ liệu về các DNS Blacklist, nó sẽ bị coi là spam, còn nếu không, email đó sẽ được coi là một email hợp lệ.

Phương pháp này có ưu điểm là các email có thể được kiểm tra trước khi tải xuống, do đó tiết kiệm được băng thông đường truyền. Nhược điểm của phương pháp này là không phát hiện ra được những email giả mạo địa chỉ người gửi.

Sử dụng SURBL list

Phương pháp sử dụng SURBL phát hiện spam dựa vào nội dung của email. Chương trình chống spam sẽ phân tích nội dung của email xem bên trong nó có chứa các liên kết đã được liệt kê trong Spam URI Realtime Blocklists (SURBL) hay không. SURBL chứa danh sách các miền và địa chỉ của các spammer đã biết. Cơ sở dữ liệu này được cung cấp và cập nhật thường xuyên tại địa chỉwww.surbl.org..

Có nhiều danh sách SURBL khác nhau như sc.surbl.org, ws.surbl.org, ob.surbl.org, ab.surbl.org..., các danh sách này được cập nhật từ nhiều nguồn. Thông thường, người quản trị thường kết hợp các SURBL list bằng cách tham chiếu tới địa chỉ multi.surbl.org. Nếu một email sau khi kiểm tra nội dung có chứa các liên kết được chỉ ra trong SURBL list thì nó sẽ được đánh dấu là spam email, còn không nó sẽ được cho là một email thông thường.

Phương pháp này có ưu điểm phát hiện được các email giả mạo địa chỉ người gửi để đánh lừa các bộ lọc. Nhược điểm của nó là email phải được tải xuống trước khi tiến hành kiểm tra, do đó sẽ chiếm băng thông đường truyền và tài nguyên của máy tính để phân tích các nội dung email.

Kiểm tra người nhận

Tấn công spam kiểu “từ điển” sử dụng các địa chỉ email và tên miền đã biết để tạo ra các địa chỉ email hợp lệ khác. Bằng kỹ thuật này spammer có thể gửi spam tới các địa chỉ email được sinh ra một cách ngẫu nhiên. Một số địa chỉ email trong số đó có thực, tuy nhiên một lượng lớn trong đó là địa chỉ không tồn tại và chúng gây ra hiện tượng “lụt” ở các máy chủ mail.

Phương pháp kiểm tra người nhận sẽ ngăn chặn kiểu tấn công này bằng cách chặn lại các email gửi tới các địa chỉ không tồn tại trên Active Directory hoặc trên máy chủ mail server trong công ty. Tính năng này sẽ sử dụng Active Directory hoặc LDAP server để xác minh các địa chỉ người nhận có tồn tại hay không. Nếu số địa chỉ người nhận không tồn tại vượt quá một ngưỡng nào đó (do người quản trị thiết lập) thì email gửi tới đó sẽ bị coi là spam và chặn lại.

Kiểm tra địa chỉ

Bằng cách kiểm tra địa chỉ người gửi và người nhận, phần lớn spam sẽ được phát hiện và chặn lại. Thực hiện kiểm tra địa chỉ người gửi trước khi email được tải xuống sẽ tiết kiệm được băng thông đường truyền cho toàn hệ thống.

Kỹ thuật Sender Policy Framework (SPF, www.openspf.org) được sử dụng để kiểm tra địa chỉ người gửi email. Kỹ thuật SPF cho phép chủ sở hữu của một tên miền Internet sử dụng các bản ghi DNS đặc biệt (gọi là bản ghi SPF) chỉ rõ các máy được dùng để gửi email từ miền của họ. Khi một email được gửi tới, bộ lọc SPF sẽ phân tích các thông tin trong trường “From” hoặc “Sender” để kiểm tra địa chỉ người gửi. Sau đó SPF sẽ đối chiếu địa chỉ đó với các thông tin đã được công bố trong bản ghi SPF của miền đó xem máy gửi email có được phép gửi email hay không. Nếu email đến từ một server không có trong bản ghi SPF mà miền đó đã công bố thì email đó bị coi là giả mạo.

Chặn IP

Phương pháp này sẽ chặn các email được gửi đến từ các địa chỉ IP biết trước. Khi một email đến, bộ lọc sẽ phân tích địa chỉ máy gửi và so sánh với danh sách địa chỉ bị chặn. Nếu email đó đến từ một máy có địa chỉ trong danh sách này thì nó sẽ bị coi là spam, ngược lại nó sẽ được coi là email hợp lệ.



Sử dụng bộ lọc Bayesian

Bộ lọc Bayesian hoạt động dựa trên định lý Bayes để tính toán xác suất xảy ra một sự kiện dựa vào những sự kiện xảy ra trước đó. Kỹ thuật tương tự như vậy được sử dụng để phân loại spam. Nếu một số phần văn bản xuất hiện thường xuyên trong các spam nhưng thường không xuất hiện trong các email thông thường, thì có thể kết luận rằng email đó là spam.

Trước khi có thể lọc email bằng bộ lọc Bayesian, người dùng cần tạo ra cơ sở dữ liệu từ khóa và dấu hiệu (như là ký hiệu $, địa chỉ IP và các miền...) sưu tầm từ các spam và các email không hợp lệ khác.

Mỗi từ hoặc mỗi dấu hiệu sẽ được cho một giá trị xác suất xuất hiện, giá trị này dựa trên việc tính toán có bao nhiêu từ thường hay sử dụng trong spam, mà trong các email hợp lệ thường không sử dụng. Việc tính toán này được thực hiện bằng cách phân tích những email gửi đi của người dùng và phân tích các kiểu spam đã biết.

Để bộ lọc Bayesian hoạt động chính xác và có hiệu quả cao, cần phải tạo ra cơ sở dữ liệu về các email thông thường và spam phù hợp với đặc thù kinh doanh của từng công ty. Cơ sở dữ liệu này được hình thành khi bộ lọc trải qua giai đoạn “huấn luyện”. Người quản trị phải cung cấp khoảng 1000 email thông thường và 1000 spam để bộ lọc phân tích tạo ra cơ sở dữ liệu cho riêng nó.

Sử dụng danh sách Black/white list

Việc sử dụng các danh sách black list, white list giúp cho việc lọc spam hiệu quả hơn.

Black list là cơ sở dữ liệu các địa chỉ email và các miền mà bạn không bao giờ muốn nhận các email từ đó. Các email gửi tới từ các địa chỉ này sẽ bị đánh dấu là spam.

White list là cơ sở dữ liệu các địa chỉ email và các miền mà bạn mong muốn nhận email từ đó. Nếu các email được gửi đến từ những địa chỉ nằm trong danh sách này thì chúng luôn được cho qua.

Thông thường các bộ lọc có tính năng tự học, khi một email bị đánh dấu là spam thì địa chỉ người gửi sẽ được tự động đưa vào danh sách black list. Ngược lại, khi một email được gửi đi từ trong công ty thì địa chỉ người nhận sẽ được tự động đưa vào danh sách white list.

Kiểm tra Header

Phương pháp này sẽ phân tích các trường trong phần header của email để đánh giá email đó là email thông thường hay là spam. Spam thường có một số đặc điểm như:

• Để trống trường From: hoặc trường To:

• Trường From: chứa địa chỉ email không tuân theo các chuẩn RFC.

• Các URL trong phần header và phần thân của message có chứa địa chỉ IP được mã hóa dưới dạng hệ hex/oct hoặc có sự kết hợp theo dạng username/password (ví dụ các địa chỉ:http://00722353893457472/hello.comwww.citibank.com@scammer.com)

• Phần tiêu đề của email có thể chứa địa chỉ email người nhận để cá nhân hóa email đó. Lưu ý khi sử dụng tính năng này với các địa chỉ email dùng chung có dạng như sales@company.com. Ví dụ khi một khách hàng phản hồi bằng cách sử dụng tính năng auto-reply với tiêu đề “your email to sales” có thể bị đánh dấu là spam

• Gửi tới một số lượng rất lớn người nhận khác nhau.

• Chỉ chứa những file ảnh mà không chứa các từ để đánh lừa các bộ lọc.

• Sử dụng ngôn ngữ khác với ngôn ngữ mà người nhận đang sử dụng.

Dựa vào những đặc điểm này của spam, các bộ lọc có thể lọc chặn.

Sử dụng tính năng Challenge/Response

Tính năng này sẽ yêu cầu người lần đầu gửi email xác nhận lại email đầu tiên mà họ đã gửi, sau khi xác nhận, địa chỉ email của người gửi được bổ sung vào danh sách White list và từ đó trở về sau các email được gửi từ địa chỉ đó được tự động cho qua các bộ lọc.

Do spammer sử dụng các chương trình gửi email tự động và họ không thể xác nhận lại tất cả các email đã gửi đi, vì thế những email không được xác nhận sẽ bị coi là spam.

Phương pháp này có hạn chế là nó yêu cầu những người gửi mới phải xác nhận lại email đầu tiên mà họ gửi. Để khắc phục nhược điểm này, người quản trị chỉ nên sử dụng phương pháp này đối với những email mà họ nghi ngờ là spam.

ĐỂ PHÒNG TRÁNH THƯ RÁC

Ngoài việc sử dụng các bộ lọc chống spam, người sử dụng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc chống lại “đại dịch” thư rác. Bởi vậy người dùng cần tuân theo một số nguyên tắc sau:

• Luôn cập nhật các bản vá mới nhất của các phần mềm đang cài đặt trên máy.

• Đảm bảo tất cả các máy luôn được cập nhật các phần mềm chống virus và chống spam.

• Sử dụng các firewall để bảo vệ hệ thống.

• Không trả lời các email lạ không rõ nguồn gốc. Đối với các spammer, khi nhận được một trả lời từ hàng ngàn email họ gửi đi thì cũng chứng minh là phương pháp đó có hiệu quả. Ngoài ra, việc trả lời lại còn xác nhận là địa chỉ email của bạn là có thực và hiện đang được sử dụng. Do vậy địa chỉ email của bạn sẽ “đáng giá” hơn, và các spammer sẽ gửi nhiều thư rác hơn.

• Không gửi các thông tin cá nhân của bạn (số thẻ tín dụng, mật khẩu, tài khoản ngân hàng, v.v... ) trong thư điện tử. Các spammer và những kẻ lừa đảo qua mạng có thể tạo ra những trang web giả mạo các tổ chức, ngân hàng... đề nghị bạn gửi mật khẩu và một số thông tin về thẻ tín dụng của bạn qua email.

• Không hồi đáp email bằng cách nhấn lên từ như “loại bỏ” (remove) hoặc “ngừng đăng ký” (unsubscribe) trong dòng tiêu đề hoặc trong nội dung của thư trừ khi đây là nguồn đáng tin cậy (các email tiếp thị trực tiếp). Đây là tiểu xảo của các spammer để người sử dụng hồi đáp lại các spam của họ. Khi nhận được hồi đáp, các spammer không những không loại bỏ địa chỉ email của bạn ra khỏi danh sách mà còn gửi tới nhiều spam hơn bởi vì họ biết rằng địa chỉ email của bạn hiện đang hoạt động.

• Không bao giờ bấm vào các liên kết URL hoặc địa chỉ trang web được ghi trong spam ngay cả khi nó hướng dẫn người nhận ngừng đăng ký. Điều này cũng cho người gửi biết rằng địa chỉ email của bạn đang được sử dụng và bạn có thể sẽ nhận được nhiều spam hơn.

• Hãy sử dụng hai địa chỉ email khác nhau, một địa chỉ sử dụng cho các việc riêng như bạn bè, công việc. Một địa chỉ sử dụng để đăng ký trở thành thành viên của các diễn đàn, các tổ chức... những nơi mà địa chỉ email của bạn có thể bị lạm dụng hoặc bán.

• Không nên đăng địa chỉ email của bạn ở những nơi công cộng (ví dụ như các diễn đàn, bảng tin, chat room...) nơi các spammer thường sử dụng các tiện ích để thu thập và tìm kiếm địa chỉ email.

• Sử dụng các dịch vụ email cung cấp công cụ chống spam, ví dụ như Yahoo! Mail, Gmail.

• Không bao giờ được chuyển tiếp spam cho người khác.

• Chuyển spam nhận được đến người quản trị hệ thống email. Quản trị viên sẽ thay đổi chương trình lọc để lần sau hệ thống sẽ chặn lại những email tương tự như thế.






Каталог: uploads
uploads -> -
uploads -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
uploads -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
uploads -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
uploads -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
uploads -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
uploads -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
uploads -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1

tải về 0.8 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương