Quyền sở HỮu trí tuệ TÀi liệu bài giảNG



tải về 3.65 Mb.
trang23/35
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích3.65 Mb.
#35323
1   ...   19   20   21   22   23   24   25   26   ...   35

khác đã được bảo hộ dưới dạng sáng chế tại một nước khác thì có thể nộp

đơn xin bảo hộ tại Cục SHCN của Việt Nam không? Tại sao?

5. Để được bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong trường hợp xâm phạm

quyền SHCN, nguyên đơn phải chứng minh được điều gì? Bị đơn có thể bào

chữa bằng những lý do gì? Trong trường hợp nào bị đơn có thể yêu cầu

nguyên đơn bồi thường thiệt hại?

6. Các căn cứ pháp luật về xử lý vi phạm hành chính có liên quan đến SHCN.

209


7. Một cử nhân kinh tế có thể được làm đại diện SHCN không? Một kỹ sư

bách khoa có thể được làm đại diện SHCN không, tại sao? Điều kiện để

được làm người đại diện SHCN là như thế nào? Ông trưởng phòng hành

chính một công ty quốc doanh sản xuất bột giặt có thể làm người đại diện

SHCN được không?

8. Người đại diện SHCN và tổ chức dịch vụ đại diện SHCN khác nhau chỗ

nào? Nếu hai người muốn thành lập tổ chức dịch vụ SHCN mà họ chưa

phải là đại diện SHCN thì họ phải làm những thủ tục gì? Bản thân người đại

diện SHCN có thể đại diện cho khách hàng trong các vụ việc liên quan đến

SHCN được không?

210

Chương 11: Lạm dụng quyền sở hữu trí tuệ



“Khi WTO dự kiến đưa ra Hiệp định về Quyền sở hữu trí tuệ, tôi cùng các thành viên

của Hội đồng Tư vấn Kinh tế Hoa Kỳ đã phản đối rất mạnh mẽ nhưng cuối cùng lại

không thành công do sức ép của giới doanh nghiệp và giới truyền thông Hoa Kỳ. Rõ

ràng, những quy định về quyền sở hữu trí tuệ đã hạn chế quyền tiếp cận với tri thức và

công nghệ cao của các nước đang phát triển. Trong lĩnh vực dược phẩm lại càng tồi tệ

hơn vì từ đó, người dân các nước nghèo sẽ rất khó khăn để được tiếp cận với các loại

thuốc tốt.”

GS. Joseph Stiglitz trả lời phỏng vấn VietnamNet 26/11/2004

11.1 Sử dụng và lạm dụng quyền sở hữu trí tuệ

11.1.1 Nguyên tắc sử dụng quyền sở hữu trí tuệ

Trong chương đầu về khái niệm quyền sở hữu trí tuệ, chúng ta đã nhận định

quyền sở hữu trí tuệ là một dạng độc quyền, tuy nhiên là độc quyền có kiểm

soát. Việc kiểm soát ngăn các chủ sở hữu lạm dụng độc quyền gây thiệt hại cho

xã hội. Điều 9 Luật SHTT quy định Tổ chức, cá nhân có quyền áp dụng các

biện pháp mà pháp luật cho phép để tự bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình và

có trách nhiệm tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân khác theo

quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Chủ sở

hữu đối tượng sở hữu công nghiệp phải sử dụng quyền của mình phù hợp với

đạo đức xã hội, không trái với pháp luật, không xâm phạm quyền và lợi ích hợp

pháp của chủ thể khác. Các quy phạm pháp luật về quyền tác giả không nói rõ

nguyên tắc sử dụng quyền, song các chủ thể quyền cũng phải tôn trọng những

nguyên tắc chung của BLDS, trong đó có nguyên tắc tôn trọng quyền và lợi ích

nhà nước, lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác.

Các nguyên tắc sử dụng quyền nói trên áp dụng cho mọi loại hình thức sở hữu,

kể cả sở hữu tài sản hữu hình. Chủ sở hữu bất động sản có nghĩa vụ phải tôn

trọng các quyền của chủ sở hữu bất động sản liền kề. Chủ sở hữu cũng không

được phép vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng trong việc bảo vệ quyền sở

hữu của mình gây thiệt hại cho người khác. Người nào có lỗi gây thiệt hại cho

người khác thì người đó phải bồi thường (cho dù hành vi dẫn đến thiệt hại có

nằm trong phạm vi quyền sử dụng của chủ sở hữu hay không). Ngoài ra, pháp

luật cũng ủng hộ người có khả năng sử dụng tài sản có hiệu quả. Người sử dụng

tài sản không rõ chủ sở hữu một cách ngay tình, trung thực trong một thời hạn

nhất định thì được làm chủ sở hữu tài sản đó.

Thoả ước TRIPS tuy nêu rõ quyền sở hữu trí tuệ là một quyền dân sự (private

rights), song cũng nêu rõ rằng mục tiêu của việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là

211


để thúc đẩy sự phát triển của khoa học kỹ thuật. Điều 7 của TRIPS cũng nói

rằng việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ phải “góp phần … vào thuận lợi chung

của người tạo ra và người sử dụng kiến thức công nghệ và theo cách thức

hướng tới phúc lợi xã hội và kinh tế và vào sự cân bằng về quyền và nghĩa vụ.”

Hiệp ước WIPO về quyền tác giả trong lời mở đầu cũng nhấn mạnh sự cần thiết

duy trì cân bằng giữa quyền của tác giả và lợi ích của công chúng, đặc biệt trong

giáo dục, nghiên cứu và tiếp cận thông tin.

Trong Hiến chương của Liên hiệp quốc về Nhân quyền 1948 cũng nêu đồng

thời hai quyền đối với tài sản trí tuệ. Điều 27(1) nêu rõ mọi người đều có quyền

lao động sáng tạo và được hưởng những lợi ích vật chất từ thành quả lao động

sáng tạo của mình. Trong khi đó Điều 27(2) cũng nhấn mạnh rằng mọi người

đều có quyền tiếp cận thông tin và tri thức khoa học kỹ thuật. Như vậy, vấn đề

đặt ra là làm thế nào để vừa cho phép chủ thể lao động sáng tạo được hưởng

thành quả từ hoạt động lao động sáng tạo của mình, vừa kiểm soát không cho

phép việc thực hiện quyền của chủ sở hữu là rào cản ngăn không cho người sử

dụng được tiếp cận thông tin và tri thức khoa học kỹ thuật.

Thí dụ, nếu một phần mềm được bán với giá 300 USD ở một nước mà thu

nhập của người dân chỉ ở mức 400 USD/năm, thì người sử dụng khó có thể

sử dụng phần mềm đó được và hậu quả là tình trạng xâm phạm quyền tác

giả phần mềm trở nên nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu nhà nước ấn định giá

tối đa của phần mềm thì sẽ xâm phạm đến nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng

của luật dân sự. Chủ sở hữu phần mềm có thể lập luận rằng mình đã bỏ

hàng trăm triệu USD để tạo ra phần mềm, nếu không bán với giá 300 USD

thì không thể nào thu hồi được vốn.

Qua thí dụ ở trên đây chúng ta thấy phát sinh nhu cầu phải có một cơ chế tự

kiểm soát đối với khả năng lạm dụng quyền sở hữu trí tuệ. Cơ chế kiểm soát

này có thể là sự kiểm soát trực tiếp của Nhà nước (ấn định giá hay phương thức

chuyển giao sản phẩm trí tuệ – như các quy định của Việt Nam về chuyển giao

công nghệ hiện nay). Cơ chế kiểm soát cũng có thể là hạn chế quyền của chủ sở

hữu trí tuệ khi xã hội bị thiệt hại nhiều hơn là lợi ích mà chủ sở hữu có được (thí

dụ như các quy định về sử dụng hạn chế quyền tác giả hay quyền sở hữu công

nghiệp, bao gồm cả hành vi nhập khẩu song song). Sau cùng, cơ chế kiểm soát

cũng có thể đạt được thông qua thiết lập một cơ chế cạnh tranh hữu hiệu.

Thông qua cạnh tranh, giá cả của sản phẩm sẽ được kiểm soát, chất lượng của

sản phẩm cũng không ngừng được cải tiến.

11.1.2 Sử dụng sai nguyên tắc và lạm dụng

212

Theo Từ điển Giải thích Thuật ngữ Luật học của Đại học Luật Hà Nội (1999),



lạm quyền dân sự được hiểu là “sử dụng quyền không chỉ để thoả mãn quyền

của mình mà còn làm hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác, sử dụng

quyền trái với mục đích của quyền đó hoặc dùng phương thức, biện pháp bảo vệ

không được phép”. Qua giải thích các trường hợp lạm quyền nêu ở chương 1 và

chương này, chúng ta cũng có thể hiểu lạm dụng quyền sở hữu trí tuệ được hiểu

là việc sử dụng quyền sở hữu trí tuệ sai với nguyên tắc, mục tiêu mà quyền sở

hữu trí tuệ đề ra. Tuy nhiên, bản thân khái niệm này rất trừu tượng: tại sao chủ

sở hữu, người được độc quyền sử dụng tài sản vô hình của mình, lại phải sử

dụng cho đúng mục tiêu mà xã hội hướng tới? Chủ sở hữu tài sản hữu hình có

nhất thiết phải sử dụng tài sản cho đúng mục đích chức năng của tài sản đó

không (thí dụ một con dao cắt giấy có thể được dùng làm dao nấu ăn)? Hơn

nữa, ý nghĩa, chức năng của một loại tài sản có thể thay đổi khi tình hình thay

đổi. Chức năng của quyền sở hữu trí tuệ ngày nay không nhất thiết phải giống

như chức năng của quyền sở hữu trí tuệ thế kỷ trước. Nếu như ở thế kỷ trước

chức năng của quyền sở hữu trí tuệ là để bảo vệ thành quả lao động sáng tạo của

giới trí thức, thì chức năng của quyền sở hữu trí tuệ ở thế kỷ này là để bảo vệ

thành quả đầu tư của các chủ thể sản xuất kinh doanh, giúp họ hạn chế rủi ro

trong việc đầu tư nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Đối với quyền sở hữu tài

sản hữu hình, khái niệm lạm dụng được hiểu ở phạm vi hạn chế hơn: chủ sở hữu

một con dao ăn có thể sử dụng con dao đó vào nhiều mục đích, song không

được dùng vào mục đích đe doạ tính mạng, tài sản của người khác. Như vậy,

lạm dụng chỉ xảy ra nếu việc sử dụng gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp

pháp của người khác.

11.1.3 “Quyền và lợi ích hợp pháp của người khác”

Thế nào là quyền và lợi ích hợp pháp của người khác? Đây là một khái niệm

quá rộng, đòi hỏi phải tìm hiểu nhiều vấn đề, trong đó có: quyền và lợi ích hợp

pháp khác nhau ở chỗ nào? “Người khác” là người nào? Những người này có

quyền và lợi ích hợp pháp gì?

a. Quyền và lợi ích hợp pháp

Cũng theo Từ điển Giải thích Thuật ngữ Luật học của Đại học Luật Hà Nội

(1999), quyền được hiểu là những xử sự được phép của chủ thể, được pháp luật

bảo vệ. Thí dụ, công dân được quyền tự do kinh doanh, tự do nghiên cứu khoa

học, được quyền lao động và học tập. Lợi ích hợp pháp bao gồm những lợi ích

vật chất và tinh thần mà một chủ thể có được từ việc thực hiện quyền của mình

hay được hưởng từ hoạt động của người khác mà pháp luật công nhận bảo vệ.

Như vậy hai khái niệm quyền và lợi ích hợp pháp rất gần nhau, mặc dù phạm vi

của lợi ích hợp pháp lớn hơn quyền một chút. Thí dụ, việc được tiếp cận với

213


những kiến thức công nghệ hiện đại là lợi ích hợp pháp của một doanh nghiệp,

tuy nhiên có tiếp cận được hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó

có việc doanh nghiệp đó có trả tiền cho chủ sở hữu những kiến thức công nghệ

hay không.

b. “Người khác” và quyền lợi của những người này

Có rất nhiều chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự về sở hữu trí tuệ,

được phân thành ba nhóm: nhà sản xuất, đồng thời là chủ sở hữu trí tuệ; tác giả

(không đồng thời là chủ sở hữu trí tuệ) và người sử dụng. Trong tất cả các

chương trước chúng ta đã phân tích quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu

trí tuệ. Trong phần này chúng ta sẽ phân tích quyền và lợi ích hợp pháp của hai

loại chủ thể còn lại – tác giả (không đồng thời là chủ sở hữu trí tuệ) và người sử

dụng. Khái niệm người sử dụng ở đây không chỉ được hiểu là cá nhân từng loại

người sử dụng, mà còn là những nhóm người sử dụng khác nhau.

c. Quyền lợi của tác giả

Các tác giả có hai lợi ích chính đáng mà pháp luật phải quan tâm: lợi ích tinh

thần và lợi ích vật chất đối với thành quả lao động sáng tạo của mình. Để thoả

mãn lợi ích tinh thần, các văn bản pháp luật quy định quyền nhân thân cho tác

giả, và việc bồi thường thiệt hại bằng tiền đối với hành vi xâm phạm quyền

nhân thân. Để thoả mãn lợi ích vật chất, tác giả đã giao kết hợp đồng nghiên

cứu, hợp đồng lao động với nhà sản xuất. Việc Nhà nước có bảo hộ độc quyền

thành quả lao động sáng tạo của họ hay không sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền

lợi của nhà sản xuất, và chỉ ảnh hưởng gián tiếp đến quyền lợi của tác giả mà

thôi. Lâu nay chúng ta vẫn coi quyền lợi của nhà sản xuất và quyền lợi của tác

giả đối với việc bảo hộ độc quyền thành quả lao động sáng tạo là đồng nhất,

không có mâu thuẫn, song sự thực không phải như vậy.126

Thiên tài hay sáng tạo không phải từ trên trời rơi xuống, mà là do quá trình rèn

luyện, học hỏi, kinh nghiệm mà nên. Tác giả muốn sáng tạo cần phải học hỏi,

nghiên cứu. Để học hỏi nghiên cứu họ phải tiếp cận những thông tin khoa học

tiên tiến từ khi còn ở trên ghế nhà trường, liên tục cho đến khi họ không còn lao

động nữa. Như vậy, pháp luật phải quy định những ngoại lệ của độc quyền sở

hữu trí tuệ đối với việc sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ vào mục đích nghiên

cứu, học tập, sao cho nguồn nhân lực cho một nền kinh tế năng động và sáng

tạo không bị cạn kiệt vì những rào cản của việc bảo hộ độc quyền. Tóm lại,

sáng tạo không phải là một quá trình một chiều từ tác giả đến người sử dụng,

mà là một quá trình trao đổi, học hỏi cảm nhận. Marx cũng đã nói rằng quá trình

126 Grosheide, W. (sđd).

214

nhận thức được phát triển từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, rồi đến



khả năng sáng tạo và áp dụng vào thực tế.127

Song song với việc tạo một hành lang pháp lý cho việc phát triển nguồn nhân

lực, nền kinh tế tri thức đòi hỏi việc sử dụng tri thức, nguyên vật liệu của nền

kinh tế, một cách có hiệu quả.128 Điều này có nghĩa là tri thức phải không bị

chiếm lĩnh ở tất cả các khả năng sáng tạo trong một ngành nhất định, đến nỗi tác

giả không còn cơ hội sáng tạo. Thí dụ để phát triển phần mềm ứng dụng cho

một loại máy vi tính thì các phần mềm đó phải hoạt động được một cách tương

thích (compatible) với một loại hệ điều hành. Nếu công ty phần mềm chiếm

lĩnh độc quyền hệ điều hành này và không công khai giao diện của hệ điều

hành, thì những người sáng tạo ra phần mềm ứng dụng không thể bán sản phẩm

của mình (vì không tương thích với hệ điều hành). Hậu quả là cơ hội sáng tạo

trong một ngành công nghiệp (phần mềm ứng dụng) sẽ rơi vào tay của một vài

công ty. Như vậy, các biện pháp chống lạm dụng có hiệu quả cũng phải nhằm

mục đích sao cho tác giả dù làm việc ở đâu cũng phải có cơ hội sáng tạo. Câu

hỏi đặt ra ở đây là cơ hội sáng tạo có đồng nhất với cơ hội cạnh tranh với chủ sở

hữu đối tượng sở hữu trí tuệ hay không? Có quan điểm cho rằng sáng tạo sẽ tạo

ra sản phẩm, sản phẩm sẽ được bán ra thị trường để nuôi sống sức sáng tạo.

Như vậy sản phẩm sẽ cạnh tranh với chính chủ sở hữu đối tượng sở hữu trí tuệ.

Điều này trái ngược với nguyên tắc của luật sở hữu trí tuệ là bảo hộ độc quyền.

Để giải quyết câu hỏi này, chúng ta phải đặt lại câu hỏi: luật sở hữu trí tuệ bảo

hộ độc quyền đến đâu. Ví dụ, đối với phần mềm là hệ điều hành thì phạm vi

bảo hộ độc quyền là việc chống lại hành vi sao chép phần mềm đó, chứ không

phải là hành vi cạnh tranh trên thị trường phần mềm ứng dụng, một lĩnh vực

không trực tiếp liên quan đến sức lao động sáng tạo thể hiện trên hệ điều hành.

Nói cách khác, phạm vi bảo hộ độc quyền cho hệ điều hành không kéo dài đến

giao diện của hệ điều hành đó.129 Quan toà Laddie của Anh đã phát biểu: “Đã

đến lúc chúng ta phải công nhận rằng: sao chép là xâm phạm, nhưng sao chép

để sáng tạo thì không phải là xâm phạm.”130

d. Quyền lợi của người sử dụng

Người sử dụng được phân thành hai nhóm: nhóm thứ nhất bao gồm những

người sử dụng đồng thời là đối thủ cạnh tranh của chủ sở hữu quyền tác giả.

127 Học viện CTQG (1999) Triết học Mác – Lê nin, NXB Chính trị Quốc gia.

128 Demsetz, H. (1971) “Information and Efficiency – Another Viewpoint”, in Lamberton, D.

(ed., 1971) Economics of Information and Knowledge. Penguin.

129 Xem vụ kiện ở Mỹ Sega Enterprises Ltd. v. Accolade, Inc., 977 F 2d 1510, 1527 (9th Cir.

1992).


130 Laddie, J. (1996) “Copyright: Over-Strength, Over-Regulated, Over-Rated.” EIPR 18: 253-

260.


215

Nhóm thứ hai là những người còn lại. Trong nhóm này lại chia thành hai phân

nhóm (căn cứ vào khả năng tham gia vào quan hệ trao đổi tài sản). Nhóm thứ

nhất là những người có khả năng tham gia vào quan hệ này – là những chủ thể

sản xuất kinh doanh, cơ quan nhà nước, các tổ chức .v.v. Nhóm thứ hai là

những người hiện tại không có khả năng tham gia vào các quan hệ trên, song có

quyền và lợi ích hợp pháp trong việc sử dụng các tri thức thông tin của nhân

loại: đó là các học sinh, sinh viên, giáo viên và các nhà nghiên cứu. Những

người này được hưởng một sự quan tâm đặc biệt vì họ là nguồn nhân lực cho

nền kinh tế tri thức, là những người sẽ đóng góp vào việc sử dụng công nghệ

trong tương lai.

Đối với nhóm người sử dụng là đối thủ cạnh tranh của chủ sở hữu đối tượng sở

hữu trí tuệ, họ phải được hưởng lợi ích chính đáng của một môi trường cạnh

tranh công bằng. Nghĩa là các cơ hội sáng tạo của họ không bị bít kín bởi nạn

cát cứ của các chủ thể quyền sở hữu trí tuệ đi trước. Một môi trường cạnh tranh

công bằng không cho phép các chủ sở hữu trí tuệ lạm dụng độc quyền nhằm

mục đích tiêu diệt đối thủ cạnh tranh. Ngoài ra, những kiến thức cơ bản tạo nên

sản phẩm trí tuệ cũng không được phép biến thành tài sản riêng để sức sáng tạo

của các chủ thể đến sau không bị thui chột. Thí dụ vừa nêu ở mục (c) trên đây

cho thấy việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nếu không tỉnh táo sẽ trở thành những

cánh cửa ngăn không cho hoạt động sáng tạo vượt qua.

Nói rằng đối thủ cạnh tranh cũng là người sử dụng của chủ sở hữu trí tuệ là bởi

vì hoạt động lao động sáng tạo là một hoạt động mang tính kế thừa. Sáng chế

của người đi sau phụ thuộc vào sáng chế của người đi trước. Điều này Newton

đã nói cách đây vài trăm năm: “tôi có thể nhìn thấy được xa hơn người khác là

vì tôi biết đứng trên đôi vai những người khổng lồ.”131 Như vậy, các đối thủ

cạnh tranh của chủ sở hữu trí tuệ có lợi ích hợp pháp trong việc học hỏi và

nghiên cứu từ những thành công của chủ sở hữu trí tuệ. Ngoài ra, chủ sở hữu trí

tuệ không được dùng những biện pháp ngăn cản những người đến sau tiếp tục

sáng tạo để “giữ chỗ” cho mình tiếp tục sáng tạo sau này. Tình trạng này đã xảy

ra ở các nước Phương Tây, khi chủ sở hữu chiếm một công nghệ quan trọng và

từ chối không cho những người khác mua công nghệ của mình để phát triển một

sản phẩm có liên quan. Toà án châu Âu đã buộc chủ sở hữu phải cung cấp lixăng

bắt buộc cho những người có khả năng và nhu cầu sử dụng công nghệ.132

131 Lai, S. (2000) The Copyright Protection of Computer Software in the United Kingdom. Hart

Publishing.

132 ECJ, Case C-241/91 P and C-242/91 P. (Radio Telefis Eireann (RTE) and Independent

Television Publications Ltd. (ITP) v. Commission of the European Communities (Magill)).

Trong vụ này, hai công ty truyền hình của Anh là BBC và RTI từ chối không cung cấp bản

quyền tạp chí về các chương trình truyền hình của mình cho công ty Magill, bởi lẽ công ty này

sẽ xuất bản hai chương trình truyền hình của mình trên tạp chí của Magill cùng một lúc. Toà án

châu Âu đã xử buộc hai công ty BBC và RTI phải chuyển nhượng bản quyền cho Magill, bởi lẽ

216

Đối với nhóm người sử dụng thứ hai – những người tiêu dùng (các chủ thể kinh



doanh, song không phải đối thủ cạnh tranh của chủ sở hữu trí tuệ), lợi ích hợp

pháp của họ là quyền được sử dụng thành quả đầu tư với đúng giá trị thực của

nó. Để có được điều này, phải có sự cạnh tranh giữa các nhà sản xuất. Tuy

nhiên, vì quyền sở hữu trí tuệ là một dạng độc quyền, nên các nhà sản xuất

không chấp nhận việc có cạnh tranh. Đến đây các nhà làm luật phải suy tính

xem nên bảo hộ độc quyền đến đâu? Có nên bảo hộ độc quyền đến mức triệt

tiêu toàn bộ cạnh tranh không, và cạnh tranh trong lĩnh vực nào?

Về nguyên tắc, người tiêu dùng không nhất thiết phải mua đúng hàng của nhà

sản xuất, mà có thể mua hàng của nhà sản xuất khác một mặt hàng thay thế

tương đương (substitutes). Nếu trên thị trường có mặt hàng tương đương thay

thế thì quyền sở hữu trí tuệ không triệt tiêu cạnh tranh. Quyền sở hữu trí tuệ chỉ

triệt tiêu cạnh tranh khi nó là nguyên nhân dẫn đến việc không có mặt hàng nào

thay thế được sản phẩm của chủ sở hữu trí tuệ. Trường hợp này ít khi xảy ra,

song không phải là không có (thí dụ như trường hợp của Microsoft độc quyền

hệ điều hành Windows). Để chống hành vi lạm dụng quyền sở hữu trí tuệ, luật

pháp nhiều nước quy định quyền sở hữu trí tuệ không được triệt tiêu toàn bộ sự

cạnh tranh đối với các sản phẩm được bảo hộ.

Đối với nhóm người sử dụng thứ ba – sinh viên, học sinh, giáo viên, pháp luật

từ lâu đã công nhận quyền được tiếp thu kiến thức của các chủ thể này. Điều 10

của Công ước Berne quy định các nước có thể giành ngoại lệ của quyền tác giả

đối với việc sử dụng tác phẩm để minh hoạ giảng dạy … miễn là điều đó phù

hợp với thông lệ chính đáng. Tuy nhiên, hiện nay các ngoại lệ này đang bị ảnh

hưởng bởi việc chủ sở hữu sử dụng công nghệ thông tin mã hoá các tác phẩm kỹ

thuật số (như cơ sở dữ liệu, multimedia hay phần mềm). Hiển nhiên việc mã

hoá tác phẩm kỹ thuật số là một việc làm chính đáng của chủ sở hữu trí tuệ

(giống như chủ sở hữu một chiếc xe có quyền khoá chiếc xe của mình). Tuy

nhiên, vấn đề ở đây không đơn giản, vì tài sản vô hình khác tài sản hữu hình, và

vì vai trò của sở hữu trí tuệ trong việc thúc đẩy sáng tạo133 buộc nhà nước phải

tìm cách cho nhóm người sử dụng thứ ba được quyền tiếp cận kiến thức với giá

phải chăng.

e. Lợi ích của xã hội

thị trường tạp chí truyền hình không phải là thị trường chính của BBC và RTI. BBC và RTI đã

lạm dụng quyền tác giả đối với chương trình truyền hình để ngăn cản người khác không được

kinh doanh một ngành Thương mại mới (xuất bản tạp chí chương trình truyền hình).

133 Xem chương 1 và phần đầu của chương 10.

217


Trong quan hệ pháp luật dân sự, các chủ thể đều bình đẳng với nhau về địa vị

pháp lý, vì thế nếu xảy ra xung đột quyền lợi giữa các chủ thể thì cũng khó có

thể phân định được quyền lợi của bên nào được ưu tiên hơn. Chính vì thế mà

các nhà làm luật đã tập trung phân tích yếu tố thứ ba – đó là lợi ích xã hội. Pháp

luật của các nước phần lớn đều đề cao nguyên tắc: lợi ích xã hội được ưu tiên

hơn lợi ích cá nhân.134

Lợi ích xã hội được hình thành từ đâu? Có ba quan điểm về vấn đề này. Quan

điểm thứ nhất cho rằng lợi ích xã hội là lợi ích của đa số các tầng lớp trong xã

hội. Đây là quan điểm của nhiều nhà triết học tư sản (J. J. Russeau) cũng như

vô sản (K. Marx).135 Quan điểm thứ hai cho rằng lợi ích xã hội là những giá trị

được toàn thể xã hội nhất trí công nhận, thông qua tập quán và đạo đức. Đây là

quan điểm của các nhà triết học Anh, Mỹ thế kỷ 19, điển hình là J. Bentham.

Quan điểm thứ ba cho rằng lợi ích xã hội đạt được thông qua đối thoại giữa các

tầng lớp khác nhau trong xã hội, trong một cơ chế dân chủ. Đây là quan điểm

của các nhà triết học và kinh tế học của thế kỷ 20, điển hình là J. Habermas, J.

Stiglitz và G. Soros.136 Hiển nhiên, câu trả lời tốt nhất về lợi ích xã hội là câu

trả lời dung hoà được cả ba quan điểm trên, tuy nhiên trong trường hợp không

tìm được quan điểm dung hoà thì chúng ta phải có quan điểm dựa trên một

trong ba quan điểm trên. Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cần phải xem xét

nguyên nhân của việc không thể dung hoà được cả ba quan điểm nói trên.

Theo lý thuyết kinh tế của R. Coase (xem Chương 1 trên đây),137 thì khả năng

không đạt được thoả thuận giữa các chủ thể diễn ra khi lợi ích của các chủ thể

quá đối kháng nhau, và chi phí giao dịch (transaction cost) quá lớn để họ có thể

hợp tác được với nhau. Để vượt qua rào cản này, pháp luật phải tạo một môi

trường cho các bên tin tưởng lẫn nhau. Muốn vậy, phải có một cơ chế kiểm soát

và cân bằng lợi ích giữa các chủ thể. Cơ chế kiểm soát chỉ có thể đạt được khi

các bên thể hiện được sự minh bạch trong quyền lợi của mình. Vì vậy, các biện

pháp cải tổ pháp luật cần nhằm vào những mục tiêu sau đây:



tải về 3.65 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   19   20   21   22   23   24   25   26   ...   35




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương