Quyền sở HỮu trí tuệ TÀi liệu bài giảNG



tải về 3.65 Mb.
trang25/35
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích3.65 Mb.
#35323
1   ...   21   22   23   24   25   26   27   28   ...   35

hay công nghệ, gây thiệt hại cho người tiêu dùng, (c) phân biệt đối xử giữa các

đối tác, (d) buộc đối tác phải chấp nhận các điều kiện không liên quan đến mục

đích chính của hợp đồng.142

Hiện nay có khoảng hơn 80 nước trên thế giới đã ban hành luật cạnh tranh và

chống độc quyền, nhằm lành mạnh hoá nền kinh tế.143 Cũng cần lưu ý là ở các

nước này luật cạnh tranh hình thành mà không cần phải có sự tác động của bất

cứ công ước quốc tế nào. Con số này sẽ càng có ý nghĩa nếu chúng ta biết rằng

vào đầu những năm 90 chỉ có khoảng 40 nước có luật chống độc quyền. Toàn

cầu hoá nền kinh tế, cộng với sự gia tăng bảo hộ độc quyền của chủ sở hữu trí

tuệ khiến cho các nước cảm thấy cần thiết phải có luật cạnh tranh. Ở Litva, luật

cạnh tranh quy định các chủ thể vi phạm Luật cạnh tranh sẽ bị Ủy ban Cạnh

tranh buộc phải chấm dứt hành vi vi phạm, hoàn trả lại cho đối tác nếu các thỏa

thuận hay các biện pháp cải tổ doanh nghiệp bị vô hiệu, bồi thường thiệt hại cho

bên bị thiệt hại và có thể bị xử phạt hành chính từ 2.500 đến 25.000 USD.

Trong trường hợp vi phạm đặc biệt nghiêm trọng hay tái phạm, mức phạt có thể

cao hơn, song không quá 10% doanh thu trung bình hàng năm của chủ thể bị

phạt.144 Các nước khác cũng có những quy định tương tự như vậy. Luật Cạnh

tranh của Việt Nam, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2005, là bước tiến lớn

trên con đường cân bằng giữa quyền lợi của chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ và

những người sử dụng các đối tượng được bảo hộ.

141 EC Treaty, Art. 82.

142 EC Regulations on Technology Transfers (1996).

143 Boscheck (2001) “Governance of Global Market Relations” World Competition 24, 1: 62.

144 Lê Nết (2000) “Luật Cạnh tranh Litva.” Thông tin Khoa học Pháp lý, tháng 2/2001.

227

Chương 11: Một hệ thống bảo hộ cân bằng



11.1 Bản chất của bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

Quan hệ pháp luật dân sự về sở hữu trí tuệ có những đặc điểm khiến việc bảo hộ

chúng không giống như việc bảo hộ quyền sở hữu thông thường. Thứ nhất là

ảnh hưởng dây chuyền của các tài sản trí tuệ – tài sản sau kế thừa tài sản trước,

và vì vậy các tài sản không thể tách ra bảo hộ một cách riêng biệt. Thứ hai là

trong quan hệ quyền sở hữu trí tuệ, các chủ thể vừa có các quyền nhân thân vừa

có các quyền tài sản đối với các thành quả lao động sáng tạo hay uy tín kinh

doanh được pháp luật bảo hộ. Điều đó cũng lý giải tại sao các quy định về sở

hữu trí tuệ không được gộp chung trong phần 2 của BLDS về sở hữu.145 Trong

phần 2, khi nhắc đến quyền sở hữu, chúng ta chỉ nhắc đến khía cạnh quyền tài

sản mà không hề nhắc đến quyền nhân thân. Trong khi ở phần 6, khi nhắc đến

quyền sở hữu trí tuệ, chúng ta đã nhiều lần đề cập đến các quyền nhân thân của

tác giả, thí dụ như quyền được đặt tên tác phẩm, đứng tên hay bút danh trong tác

phẩm, hay quyền của tác giả sáng chế được ghi tên mình trong văn bằng bảo hộ

độc quyền. Đó là những quyền không thể tách rời các tác giả.

Khi nghiên cứu về quyền sở hữu trí tuệ, hầu như ở bất cứ khâu nào chúng ta

cũng phải dừng lại giải thích các khái niệm và các tiêu chuẩn bảo hộ tương đối

trừu tượng (thí dụ như trình độ sáng tạo, khả năng gây nhầm lẫn, không hiểu

nhiên, yếu tố đặc thù, v.v.). Tất cả các tiêu chuẩn này mang tính định tính hơn

là định lượng, và phải được xem xét trong từng lĩnh vực cụ thể, dựa trên việc

xem xét lợi ích của các bên tham gia quan hệ.

Như đã nói ở trên, sẽ không có luật sở hữu trí tuệ nếu không nhắc đến yếu tố

độc quyền. Có thể nói rằng quyền sở hữu trí tuệ là một dạng độc quyền. Điều

đó có nghĩa là không ai được sử dụng các đối tượng sở hữu trí tuệ nếu chưa

được chủ thể quyền cho phép (từ một số trường hợp sử dụng hạn chế theo luật

định).


Tuy nhiên, phạm vi độc quyền của từng đối tượng sở hữu trí tuệ rất khác nhau.

Đối với quyền tác giả, phạm vi độc quyền chỉ gói gọn trong hình thức trình bày

tác phẩm. Chủ sở hữu quyền tác giả văn học được độc quyền cho hay không

cho người khác sao chép hay cải biên tác phẩm của mình. Tuy nhiên, chủ sở

hữu quyền tác giả không có quyền cấm người khác xuất bản một tác phẩm

tương tự, nếu tác phẩm đó được sáng tạo một cách độc lập (có tính nguyên gốc),

không hề sao chép từ tác phẩm đầu tiên, và sự trùng lặp chỉ là ngẫu nhiên. Đối

145 Xem Báo cáo Góp ý của Chính phủ trình Quốc hội xin ý kiến xây dựng BLDS (Điểm 5).

228

với quyền sở hữu công nghiệp, phạm vi độc quyền rộng lớn hơn. Nếu một chủ



sở hữu sáng chế đã được cấp văn bằng bảo hộ, hay thậm chí chưa được cấp

bằng nhưng đã nộp đơn xin cấp văn bằng bảo hộ, thì bất kỳ người nào khác, dù

sáng tạo độc lập, không ăn cắp ý tưởng của người đã nộp đơn, cũng không được

bảo hộ độc quyền như người nộp đơn đầu tiên nữa. Chính vì vậy trong chế định

về quyền sở hữu công nghiệp có khái niệm về ngày ưu tiên và quyền ưu tiên,

một khái niệm mà chế định về quyền tác giả không có.

Sau cùng, một đặc điểm cần lưu ý là độc quyền của sở hữu trí tuệ được pháp

luật thực thi thông qua một hệ thống bảo hộ. Việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

- Bảo hộ có mục đích: như giải phóng sức sản xuất, khuyến khích lao động

sáng tạo, có khả năng đem lại lợi ích cho đất nước, có khả năng ứng dụng

trong các ngành kinh tế - xã hội.

- Bảo hộ có điều kiện: nghĩa là việc bảo hộ phải không đi ngược lại với lợi

ích Nhà nước, quyền và lợi ích của các chủ thể khác.

- Bảo hộ có chọn lọc: nghĩa là để được bảo hộ, các đối tượng phải được chọn

lọc kỹ thông qua việc kiểm tra các tiêu chuẩn bảo hộ. Khi tiêu chuẩn bảo hộ

không cao, chúng ta không đặt ra vấn đề phải có cơ quan tiến hành kiểm tra

tiêu chuẩn bảo hộ. Thí dụ đối với quyền tác giả. Khi tiêu chuẩn bảo hộ cao

hơn, thực tế yêu cầu phải có một cơ quan chuyên trách nhằm đánh giá các

tiêu chuẩn bảo hộ và cấp văn bằng bảo hộ.

- Bảo hộ có thời hạn: nghĩa là việc chủ sở hữu được độc quyền sử dụng chỉ

được tiến hành trong một thời gian nhất định. Khi hết thời hạn bảo hộ, đối

tượng sở hữu trí tuệ trở thành tài sản của nhân loại và ai cũng được phép sử

dụng tài sản đó mà không phải xin phép chủ sở hữu nữa.

Tóm lại, độc quyền trong sở hữu trí tuệ là độc quyền có giới hạn về thời gian,

không gian và nội dung. Nguyên nhân giới hạn việc bảo hộ là do pháp luật

muốn hạn chế những mặt tiêu cực của độc quyền. Bảo hộ tạo ra độc quyền. Về

mặt tích cực, độc quyền khuyến khích lao động sáng tạo. Chúng ta biết để có

một thành quả lao động sáng tạo, tác giả phải bỏ biết bao công sức. Song các

thành quả này dễ dàng bị đánh cắp hay bị sử dụng, thậm chí chính tác giả cũng

không thể biết về điều này. Chỉ có các chế định bảo hộ độc quyền mới có thể

bảo vệ quyền lợi hợp pháp của tác giả. Tuy nhiên, về mặt tiêu cực, độc quyền

sẽ làm hạn chế cạnh tranh, mà chính cạnh tranh cũng là một động lực để phát

triển lao động sáng tạo. Vì thế khi nào độc quyền còn phát huy tác dụng làm

khuyến khích lao động sáng tạo, giải phóng sức sản xuất thì pháp luật bảo vệ

229


độc quyền. Khi vai trò tích cực của độc quyền đã chấm dứt thì cũng là lúc pháp

luật phải hạn chế bảo hộ độc quyền.146

11.2 Bảo hộ và cân bằng lợi ích giữa các chủ thể

Aristotle đã từng nói: "luật pháp được lập ra là để cân bằng các lợi ích đối

kháng nhau." Như vậy một cơ chế bảo hộ quyền tác giả phần mềm thích hợp là

phải cân bằng lợi ích của các chủ thể sau đây:

- nhà sản xuất các sản phẩm có các yếu tố của sở hữu trí tuệ;

- tác giả;

- đối thủ cạnh tranh của nhà sản xuất;

- các doanh nghiệp cung ứng nguyên liệu cho các sản phẩm hay tiêu thụ

các sản phẩm đó;

- các cơ quan nhà nước, trường học, viện nghiên cứu;

- những người sử dụng khác; và

- lợi ích của Nhà nước và toàn thể xã hội.

Nếu chúng ta coi việc thiết kế cơ chế bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là việc phân

tích đánh giá, so sánh được - mất, chúng ta sẽ có sơ đồ sau (hình 2). Trong

hình, điểm B là điểm tối ưu về cả lợi ích xã hội và mức độ bảo hộ hợp lý. Tuy

nhiên, việc xác định điểm B rất khó. Dựa vào việc phân tích các lợi ích và cân

bằng các lợi ích , chúng ta chỉ mong xác định được một khoảng trong đó chúng

ta cần thiết kế cơ chế bảo hộ hợp lý (thí dụ từ D đến E).

Lợi ích xã hội

B

C



D E mức độ bảo hộ

11.3 Các vấn đề cần nghiên cứu để tìm một cơ chế bảo hộ thích hợp

Theo hình vẽ trên, thì vấn đề là ở chỗ phải tìm được giải pháp tối ưu cho việc

bảo vệ lợi ích của tất cả các chủ thể có liên quan, đặc biệt là lợi ích xã hội. Cơ

chế bảo hộ tối ưu không nhất thiết là không có xâm phạm (ở Mỹ, nước có luật

146 Kessie, F-K. (1999) “Developing Countries and the World Trade Organization – What Has

Changed?” World Competition 22(2): 94.

230


bảo vệ quyền tác giả đối với phần mềm và cơ chế thực thi nghiêm khắc nhất, tỷ

lệ xâm phạm phần mềm vẫn là 30%). Tuy nhiên, cần phải hạ tỷ lệ xâm phạm

đến mức “không ảnh hưởng quá lớn đến quá trình sản xuất kinh doanh của các

chủ thể lao động sáng tạo”. Để tìm được cơ chế bảo hộ thích hợp nhất, cần phải

giải đáp các câu hỏi sau đây:

- giải pháp của chúng ta đưa ra có làm tăng trưởng nền kinh tế hay không?

- lợi ích mà đất nước thu được từ việc tăng trưởng nền kinh tế có lớn hơn



chi phí mà xã hội phải trả cho các chủ sở hữu trí tuệ hay không?

Cũng cần lưu ý là bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ không phải là cây đũa thần để thu

hút đầu tư, hay để khuyến khích năng động sáng tạo. Cả Nhà nước và nhân dân

cũng cần những tác động tích cực vào việc tạo ra những sản phẩm trí tuệ để tài

sản trí tuệ của Việt Nam không quá mất cân bằng so với tài sản của nước ngoài

mà Việt Nam đang bảo hộ. Thí dụ, để phát triển công nghệ phần mềm, thì

ngoài biện pháp bảo hộ, Nhà nước nên có chính sách buộc các cơ quan nhà

nước sử dụng máy tính có hệ điều hành giá rẻ hơn hệ MS. DOS của Microsoft,

điển hình là hệ Linux. Đó cũng là phương thức mà Trung Quốc, Pháp, Đức và

nhiều nước khác đang áp dụng. Ngoài ra, Nhà nước nên khuyến khích các công

ty phần mềm sản xuất các phần mềm ứng dụng chạy trên hệ điều hành Linux, và

tiến hành huấn luyện nhân viên lập trình trên Linux.147 Bên cạnh việc khuyến

khích cơ quan nhà nước mua phần mềm nội địa, Nhà nước cần hướng dẫn các

cơ quan và người sử dụng mua phần mềm trong nước tại các doanh nghiệp có

khả năng phát triển. Ngoài ra còn cần có sự đầu tư của Nhà nước vào các công

ty có năng lực, tập trung các doanh nghiệp nhỏ thành các công ty mạnh, chuyên

môn hoá, ưu tiên sử dụng các sản phẩm phần mềm nội địa trong các dự án ứng

dụng.


Tất nhiên một khi thực thi quyền sở hữu trí tuệ chặt chẽ, người tiêu dùng sẽ

không còn mua được băng đĩa, quần áo, xe máy, đồ điện tử – hàng xâm phạm

quyền thực sở hữu trí tuệ – với giá rẻ như bây giờ. Tuy nhiên, đây là một sự

đánh đổi cho lợi ích thu được từ việc bảo vệ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ : đó

là việc nâng cao mức hấp dẫn đầu tư đuổi kịp các nước trong khu vực (nhất là

Trung Quốc), là những lợi ích mà hội nhập quốc tế mang lại và tạo được sự yên

tâm cho các nhà sản xuất trong nước khi đầu tư vào các đối tượng sở hữu trí tuệ.

147 Hiện có rất nhiều các lập trình viên trên thế giới sẵn sàng trao đổi kiến thức lập trình

trên hệ Linux, không thu tiền. Thậm chí có một trang web mang tên "Copyleft" để

phản đối việc lạm dụng "Copyright" (bản quyền) của các công ty đa quốc gia. Bạn đọc

có thể liên hệ trang web: www.gnu.org.

231


11.4 Kết luận

Qua các chương trước, chúng ta đã phân tích những mặt lợi và hại của việc bảo

hộ quyền sở hữu trí tuệ, với ba kết luận nổi bật sau đây:

- Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là cần thiết và cần phải có hiệu quả, để thúc

đẩy tính năng động và sáng tạo của nền kinh tế thị trường, và chủ động

hội nhập vào nền kinh tế thế giới;

- Tài sản trí tuệ hiện nay tập trung phần lớn vào tay các công ty đa quốc

gia, và chỉ có một số quốc gia có lợi thế về buôn bán trao đổi tài sản trí

tuệ. Tuy nhiên, xu thế bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở tất cả các quốc gia

là xu thế tất yếu trong một nền kinh tế toàn cầu hoá. Xét về ý nghĩa đó,

bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ còn là sự đánh đổi cho việc hội nhập kinh tế.

Sự đánh đổi này có lợi hay hại là hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng

tham gia hội nhập của các thành phần kinh tế của chúng ta; và

- Quyền sở hữu trí tuệ, cũng như bất cứ quyền dân sự nào, cũng có khả

năng bị lạm dụng, vì thế pháp luật cần phải nhận thấy rõ: khi nào thì

quyền này bị lạm dụng, và phải có biện pháp để chống lạm dụng.

Trong khi tìm biện pháp chống lạm dụng quyền sở hữu trí tuệ, cần lưu ý rằng

trong Thoả ước TRIPS có cho phép áp dụng các điều khoản chống lạm dụng,

thông qua một số “ngoại lệ” (như sử dụng hạn chế). Các ngoại lệ này chưa hẳn

là đủ rộng để việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ không gây nên nạn lạm dụng độc

quyền hay ảnh hưởng đến những đối tượng Nhà nước cần hỗ trợ như các khu

vực y tế, giáo dục. Tuy nhiên, tìm hiểu kỹ điều ước quốc tế và giải thích tốt

những trường hợp “ngoại lệ” để khỏi “tự bắn vào chân mình”, bên cạnh đó thực

hiện đúng những gì đã cam kết là cách tốt nhất để tận dụng những thuận lợi,

khắc phục những khó khăn và thách thức trong quá trình hội nhập quốc tế.

Cơ chế thực thi quyền sở hữu trí tuệ hiện nay chưa thực sự hiệu quả theo hướng:

đơn giản, nhanh chóng, ít tốn kém. Tuy nhiên, thực thi không phải là quá khó

một khi đã có một hệ thống bảo hộ cân bằng. Nếu các cam kết về thực thi

quyền sở hữu trí tuệ trong Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ được thực hiện, các

khiếm khuyết trên sẽ được sửa đổi. Các nhà sản xuất trong nước cũng như các

công ty nước ngoài có thể lạc quan hơn về việc thành quả đầu tư của mình sẽ

được bảo vệ. Tuy nhiên, vấn đề không phải ở chỗ chúng ta không có biện pháp,

mà ở chỗ phải bảo đảm cân bằng lợi ích. Chỉ khi chúng ta có một hệ thống bảo

hộ cân bằng: giữa lợi ích của chủ sở hữu trí tuệ và của người sử dụng, giữa bảo

hộ và cạnh tranh, giữa sử dụng quyền và lạm dụng quyền, chúng ta mới thông

suốt về mục tiêu thực thi quyền sở hữu trí tuệ.

232

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO



Asanavich, B. (1998): “Chuyển giao công nghệ và Li-xăng ở Thái Lan”. Tài

liệu hội thảo.

Banerji, S. (2000): “The Indian Intellectual Property Rights Regime and the

TRIPs Agreement.” In Long, C. (2000), Intellectual Property Rights in

Emerging Markets. The American Enterprise Institute Press.

Bettig, R. (1999) Copyrighting Culture - The Political Economy of Intellectual

Property. Wesview Press.

Blakeney, M. (1996) Trade Related Aspects of Intellectual Property Rights - A

Concise Guide to TRIPS Agreement, Sweet & Maxwell.

Bogsch, A. (1952) A Brief History of the First 50 Years of the World

Intellectual Property Organisation. Geneva.

Boscheck, R. (2001) “The Governance of Global Market Relations.” World

Competition 24, No. 1: 62.

Brusick, P. (2001) “The UNCTAD Role in Promoting Co-operation on

Competition Law and Policy.” World Competition 24, No. 1: 26.

Butler, B. E. (2001) Internet Ecyclopedia of Philosophy. University of North

Carolina at Asheville (re: Legal Pragmatism, G.W.F. Hegel, J. Locke, Right to

Private Property). Available at http://www.utm.edu/research/iep/.

Chen, J. (2000) Hearing on the US-China BTA and the Assession of China to

WTO. Business Software Association Publication.

Chisum, D. and Jacobs. M. (1999) Understanding Intellectual Property Law,

Mathew Bender.

Coase, R. (1988) The Firm, The Market, and the Law. The University of

Chicago Press, IL.

Cooter, T. and Ulen, R. (2000) Law and Economics. Wiley & Sons, Chương III.

Cornish, W. (1996) (3rd ed.) Intellectual Property - Patents, Copyrights,

Trademarks and Allied Rights. Sweet & Maxwell, London.

233


Correa, C. (1994): "TRIPS Agreement: Copyright and Related Rights", 25 IIC

Studies No. 4/1994: 546.

Correra, C. and Yusuf, A. (1998) Intellectual Property and International Trade –

The TRIPS Agreement. Sweet & Maxwell.

Cục SHTT (2000) Tài liệu hội thảo NOIP-TAP VIET dành cho thẩm phán và

cán bộ toà án.

Davies, G. (1994) Copyright and Public Interest. IIC Studies, Max-Planck

Institute 14: 9.

Counsell, D. (1996): “The Regulation of Technology Transfer in Vietnam - The

Investor’s Perspective”. Tài liệu hội thảo.

Demsetz, H. (1971) “Information and Efficiency – Another Viewpoint”, in

Lamberton, D. (ed., 1971) Economics of Information and Knowledge. Penguin.

Duquete, D. (1999) Georg Wilhelm Friedrich Hegel – Social and Political

Thought. Internet Encyclopedia of Philosophy.

European Patent Office (1992) How to Get a European Patent - Guide for

Applicant.

European Patent Office (1997) What is Patentable?

Firth, A. (1999) "Copyright in the Digital World: a Reversion to Old Forms?" In

Kinahan, A. (ed.) Now and Then - A Celebration of Sweet & Maxwell

Bicentenary 1799-1999. Sweet & Maxwell. London: 69.

Fitkentscher, W. (1996) "Historical Origin and Opportunities for Development

of an International Competition Law in the TRIPS Agreement of WTO and

Beyond." In Beier, F-K, and Schricker, G. (Eds.) (1996) From GATT to TRIPs -

The Agreement on Trade-Related Aspects of Intellectual Property Rights. IIC

Studies Vol. 18. VCH Munchen

Gervais, D. (1998) The TRIPS Agreement, Drafting History and Analysis. Sweet

& Maxwell.

Ginsburg, J. (1992) "No 'Sweat'? Copyright and Other Protection of Works of

Information After Feist v. Rural Telephone." 92 Columbia Law Review: 344.

234


Goldstein, P. (1996) “The Future of Copyright in a Digital Environment.” In

Hugenholtz, P. (ed.) The Future of Copyright in a Digital Environment.

Information Law Series, Kluwer.

Grosheide, W. (2001) “Copyright From User’s Perspective.” EIPR 23: 321.

Heileman, M. (2000) “The Truth, The Whole Truth, and Nothing But The Truth

- The untold story of the Microsoft antitrust case and what it means for the

future of Bill Gates and his company.” Wired 8.11. Harvard Univ. Press.

Hoàng Văn Tân (1998): “Li-xăng Sở hữu Công nghiệp ở Việt Nam”, báo cáo tại

Hội thảo về Sở hữu công nghiệp tháng 11/1997 ở TP HCM.

Học viện Chính trị Quốc gia (1999) Triết học Mác – Lê nin, NXB Chính trị

Quốc gia, Hà Nội.

Học viện Quan hệ Quốc tế (1999) Luật Kinh tế quốc tế, NXB Chính trị quốc

gia, Hà Nội.

Jae-Hoon Kim (1993): “Experience and practice of Regulating Industrial

property licensing and Promotion of Trade and Investment in the Republic of

Korea”. Tài liệu hội thảo.

Japan Patent Office (2001) Sách Giáo khoa Chuẩn về Quyền Sở hữu Công

nghiệp – Yêu cầu cấp Bằng độc quyền (Patent) tại Nhật Bản. JPO, Tokyo.

Japan Patent Office (2001) Industrial Property Rights Standard Textbook –

Trademark. JPO, Tokyo.

Joos, U. and Moufang, R. (1989): "Report on the Second Ringberg-

Symposium." IIC Studies Vol. 11 - GATT or WIPO? New Ways in the

International Protection of Intellectual Property (F-K. Beier and G. Schricker

(ed.), Munich.

Kessie, F-K. (1999) “Developing Countries and the World Trade Organization –

What Has Changed?” World Competition 22(2): 94.

Kingston, W. (1990) Innovation, Creativity and Law. Kluwer.

Ladas, S. (1994) International Law on the Protection of Patents, Trademarks

and Industrial Designs. Harvard Univ. Press.

235


Laddie, J. (1996) “Copyright: Over-Strength, Over-Regulated, Over-Rated.”

EIPR 18: 253-260.

Lai, S. (2000) The Copyright Protection of Computer Software in the United

Kingdom. Hart Publishing.

Lê Hương Lan (2001) “Một số vấn đề về quyền tác giả trong BLDS – thực trạng

thi hành và khuyến nghị hoàn thiện.” Chuyên đề Tạp chí Thông tin Khoa học

Pháp lý tháng 11/12 năm 2001.

Lê Nết (1996) Striking the Balance on Compulsory Licensing. KU Leuven

Research Paper.

Lê Nết (2000) “Luật Cạnh tranh Litva.” Thông tin Khoa học Pháp lý, tháng

2/2001.

Lê Nết (2001) Bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính tại Việt Nam.



Đề tài NCKH 2001.

Lê Nết (2001) “Chuyển giao công nghệ quá ít, vì sao?” Tuổi trẻ ngày

15/12/2001.

Lê Nết (2002) “Bảo vệ nhãn hiệu ở Hoa Kỳ.” Tuổi Trẻ ngày 9/06/2002.

Lê Nết (2004) “Sunk Costs and Free Riding in Copyright Compulsory

Licensing” 2 Rev. on Economic Research on Copyright Issues No. 2.

Lê Nết (2004) “Microsoft Europe and Switching Costs” World Competition No.

4/2004.


Lê Nết (2004) “Rethinking the Three Step Test – Article 13 TRIPS” IP

Community No. 2/2004, JIII, Tokyo, Japan.

Lê Nết (2005) “What Does Capable to Eliminate Competition Mean?”

European Competition Law Review No. 1/2005.

Lê Quang Báu (1996): “Tình hình chuyển giao công nghệ ở Việt Nam”. Tài liệu

hội thảo.

Murphy, W. và Roberts, S. (1998) Understanding Property Law. Sweet &

Maxwell.


236

Phan Minh Nhựt (1999) Bảo hộ nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Việt

Nam. Đề tài NCKH Đại học Luật TP HCM.

Phí Văn Lịch (1996): “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và vấn đề chuyển giao

công nghệ ở Việt Nam”, trang 3.

Ricketson, S. (1986) The Berne Convention 1886 for Protection of Literary and

Artistic Works. Sweet & Maxwell.

Scherer, F. (1986) Innovation and Growth – Schumpeterian Perspectives. MIT

Press.

Schofield, P. S. and Harris, J. (1998) The Collected Works of Jeremy Bentham –



Legislator of the World: Writing on Codification, Law and Education.

Clarendon, Oxford.

Schultz, G. (1994) Intellectual Property Rights Protection for Computer

Software. CCH.

Schumpeter, J. (1942) Capitalism, Socialism and Democracy. Harvard Univ.

Press.


Schumpeter, J. (1997) Ten Great Economists: From Marx to Keynes.

Routledge.

Scotchmer, S. (2001) "The Political Economy of Intellectual Property Treaties."

Business Research Working Paper E01-305. U.C. Berkeley (08/01).

Shiro Mochizuki (1998): “Chuyển giao và Li-xăng công nghệ”. Tài liệu hội

thảo.


Smith, A. (1776) The Wealth of Nations. (reprinted by New York: Modern

Library 1937).

Soros, G. (1999) Open Society – Reform Capitalism. London.

Stiglitz, J. & Driffill, J. (2000) Economics. Norton Corp.

Stiglitz, J. (1997) Wither Socialism? MIT Press, Cambridge. MA.

Strongquist, N. and Monkman, K. (2000) Globalization and Education –

Interpretation and Contestation. Acron Culhness.

237


The Sveriges Riksbank (Bank of Sweden) Prize in Economic Sciences in

Memory of Alfred Nobel (Nobel Economics 1991): Property and Transaction

CosTS (R. Coase).

Wolter, A., Ignatowicz, J. và Stefaniuk, K. (1996) Prawo Cywilne, Zarys Czesci

Ogolnej. PWN.



tải về 3.65 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   21   22   23   24   25   26   27   28   ...   35




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương