Quyền sở HỮu trí tuệ TÀi liệu bài giảNG



tải về 3.65 Mb.
trang26/35
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích3.65 Mb.
#35323
1   ...   22   23   24   25   26   27   28   29   ...   35

Niimi, N. (2001) “Một số vấn đề về Sửa đổi, Bổ sung BLDS Việt Nam” Tạp chí

Thông tin Khoa học Pháp lý, tháng 11 + 12/2001.

Trần Phương Hiền (1996): “Tổng quan quy định về chuyển giao công nghệ tại

một số nước trong khu vực”.

Trần Quang Nhuận (1996): “Một số vần đề pháp lý về chuyển giao công nghệ

trong Bộ Luật Dân sự”.

Van Houtte, H. (1996) International Business Law. Sweet & Mazwell.

Vũ Duy Quy (2005) Bảo vệ Quyền Sở hữu Công nghiệp Đối với Nhãn hiệu

Hàng hoá tại Việt Nam – Những Vấn đề Lý luận và Thực tiễn. Khoá luận tốt

nghiệp, Đại học Luật TP HCM.

WIPO (1988) Background Reading Material on Intellectual Property Law.

Geneva.

WIPO (1999) General Information on the World Intellectual Property



Organization. Xem http://www.wipo.int. Tại website này có nội dung của tất

cả 21 công ước quốc tế mà WIPO đang giám sát.

238

PHỤ LỤC


LUẬT

SỞ HỮU TRÍ TUỆ

CỦA QUỐC HỘI NƯ ỚC CHXHCN VI ỆT NAM

SỐ 50/2005/QH10 NGÀY 2 9 THÁNG 11 NĂM 2005

Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã

được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm

2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10;

Luật này quy định về sở hữu trí tuệ.

PHẦN THỨ NHẤT

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định về quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền

sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và việc bảo hộ các quyền

đó.


Điều 2. Đối tượng áp dụng

Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước

ngoài đáp ứng các điều kiện quy định tại Luật này và điều ước quốc tế mà Cộng

hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Điều 3. Đối tượng quyền sở hữu trí tuệ

1. Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học;

đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi

âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được

mã hoá.

2. Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công



nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên

thương mại và chỉ dẫn địa lý.

3. Đối tượng quyền đối với giống cây trồng là giống cây trồng và vật liệu nhân

giống.


Điều 4. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao

gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công

nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.

239


2. Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng

tạo ra hoặc sở hữu.

3. Quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là quyền

của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình

phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.

4. Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế,

kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên

thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu

và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.

5. Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống

cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng

quyền sở hữu.

6. Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ là chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ hoặc tổ chức,

cá nhân được chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ.

7. Tác phẩm là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa

học thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào.

8. Tác phẩm phái sinh là tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác,

tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn.

9. Tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình đã công bố là tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình

đã được phát hành với sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu

quyền liên quan để phổ biến đến công chúng với một số lượng bản sao hợp lý.

10. Sao chép là việc tạo ra một hoặc nhiều bản sao của tác phẩm hoặc bản ghi

âm, ghi hình bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, bao gồm cả việc lưu

trữ thường xuyên hoặc tạm thời tác phẩm dưới hình thức điện tử.

11. Phát sóng là việc truyền âm thanh hoặc hình ảnh hoặc cả âm thanh và hình

ảnh của tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng

đến công chúng bằng phương tiện vô tuyến hoặc hữu tuyến, bao gồm cả việc

truyền qua vệ tinh để công chúng có thể tiếp nhận được tại địa điểm và thời gian

do chính họ lựa chọn.

12. Sáng chế là giải pháp hữu ích dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải

quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.

13. Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện

bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.

14. Mạch tích hợp bán dẫn là sản phẩm dưới dạng thành phẩm hoặc bán thành

phẩm, trong đó các phần tử với ít nhất một phần tử tích cực và một số hoặc tất

cả các mối liên kết được gắn liền bên trong hoặc bên trên tấm vật liệu bán dẫn

nhằm thực hiện chức năng điện tử. Mạch tích hợp đồng nghĩa với IC, chip và

mạch vi điện tử.

15. Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn (sau đây gọi là thiết kế bố trí) là cấu

trúc không gian của các phần tử mạch và mối liên kết các phần tử đó trong

mạch tích hợp bán dẫn.

240


16. nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức,

cá nhân khác nhau.

17. Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các

thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ

chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.

18. Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ

chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để

chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất

hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc

các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.

19. Nhãn hiệu liên kết là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc

tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc

có liên quan với nhau.

20. Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên

toàn lãnh thổ Việt Nam.

21. Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh

doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh

khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.

Khu vực kinh doanh quy định tại khoản này là khu vực địa lý nơi chủ thể kinh

doanh có bạn hàng, khách hàng hoặc có danh tiếng.

22. Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực,

địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể.

23. Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí

tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh.

24. Giống cây trồng là quần thể cây trồng thuộc cùng một cấp phân loại thực vật

thấp nhất, đồng nhất về hình thái, ổn định qua các chu kỳ nhân giống, có thể

nhận biết được bằng sự biểu hiện các tính trạng do kiểu gen hoặc sự phối hợp

của các kiểu gen quy định và phân biệt được với bất kỳ quần thể cây trồng nào

khác bằng sự biểu hiện của ít nhất một tính trạng có khả năng di truyền được.

25. Văn bằng bảo hộ là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ

chức, cá nhân nhằm xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu

dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý; quyền đối với giống

cây trồng.

Điều 5. Áp dụng pháp luật

1. Trong trường hợp có những vấn đề dân sự liên quan đến sở hữu trí tuệ không

được quy định trong Luật này thì áp dụng quy định của Bộ luật dân sự.

2. Trong trường hợp có sự khác nhau giữa quy định về sở hữu trí tuệ của Luật

này với quy định của luật khác thì áp dụng quy định của Luật này.

3. Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định

của điều ước quốc tế đó.

241


Điều 6. Căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ

1. Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới

một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng,

hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay

chưa đăng ký.

2. Quyền liên quan phát sinh kể từ khi cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình,

chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá được

định hình hoặc thực hiện mà không gây phương hại đến quyền tác giả.

3. Quyền sở hữu công nghiệp được xác lập như sau:

a) Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế

bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng

bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại

Luật này hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế

mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; đối với nhãn hiệu nổi

tiếng, quyền sở hữu được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ

tục đăng ký;

b) Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử

dụng hợp pháp tên thương mại đó;

c) Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở

có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện việc bảo mật bí mật

kinh doanh đó;

d) Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh được xác lập trên cơ sở hoạt động

cạnh tranh trong kinh doanh.

4. Quyền đối với giống cây trồng được xác lập trên cơ sở quyết định cấp Bằng

bảo hộ giống cây trồng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng

ký quy định tại Luật này.

Điều 7. Giới hạn quyền sở hữu trí tuệ

1. Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ chỉ được thực hiện quyền của mình trong phạm

vi và thời hạn bảo hộ theo quy định của Luật này.

2. Việc thực hiện quyền sở hữu trí tuệ không được xâm phạm lợi ích của Nhà

nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác và

không được vi phạm các quy định khác của pháp luật có liên quan.

3. Trong trường hợp nhằm bảo đảm mục tiêu quốc phòng, an ninh, dân sinh và

các lợi ích khác của Nhà nước, xã hội quy định tại Luật này, Nhà nước có quyền

cấm hoặc hạn chế chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thực hiện quyền của mình hoặc

buộc chủ thể quyền sở hữu trí tuệ phải cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng

một hoặc một số quyền của mình với những điều kiện phù hợp.

Điều 8. Chính sách của Nhà nước về sở hữu trí tuệ

242

1. Công nhận và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân trên cơ sở bảo



đảm hài hoà lợi ích của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ với lợi ích công cộng;

không bảo hộ các đối tượng sở hữu trí tuệ trái với đạo đức xã hội, trật tự công

cộng, có hại cho quốc phòng, an ninh.

2. Khuyến khích, thúc đẩy hoạt động sáng tạo, khai thác tài sản trí tuệ nhằm góp

phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của

nhân dân.

3. Hỗ trợ tài chính cho việc nhận chuyển giao, khai thác quyền sở hữu trí tuệ

phục vụ lợi ích công cộng; khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và nước

ngoài tài trợ cho hoạt động sáng tạo và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

4. Ưu tiên đầu tư cho việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên

chức, các đối tượng liên quan làm công tác bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và

nghiên cứu, ứng dụng khoa học - kỹ thuật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

Điều 9. Quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ quyền sở

hữu trí tuệ

Tổ chức, cá nhân có quyền áp dụng các biện pháp mà pháp luật cho phép để tự

bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình và có trách nhiệm tôn trọng quyền sở hữu

trí tuệ của tổ chức, cá nhân khác theo quy định của Luật này và các quy định

khác của pháp luật có liên quan.

Điều 10. Nội dung quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ

1. Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách bảo hộ quyền sở hữu trí

tuệ.

2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về sở hữu trí tuệ.



3. Tổ chức bộ máy quản lý về sở hữu trí tuệ; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ về sở

hữu trí tuệ.

4. Cấp và thực hiện các thủ tục khác liên quan đến Giấy chứng nhận đăng ký

quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan, văn bằng bảo hộ các

đối tượng sở hữu công nghiệp, Bằng bảo hộ giống cây trồng.

5. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về sở hữu trí tuệ; giải quyết

khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ.

6. Tổ chức hoạt động thông tin, thống kê về sở hữu trí tuệ.

7. Tổ chức, quản lý hoạt động giám định về sở hữu trí tuệ.

8. Giáo dục, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về sở hữu trí tuệ.

9. Hợp tác quốc tế về sở hữu trí tuệ.

Điều 11. Trách nhiệm quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.

2. Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm trước Chính phủ chủ trì, phối

hợp với Bộ Văn hoá - Thông tin, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực

243


hiện quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ và thực hiện quản lý nhà nước về quyền

sở hữu công nghiệp.

Bộ Văn hoá - Thông tin trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện

quản lý nhà nước về quyền tác giả và quyền liên quan.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn

của mình thực hiện quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng.

3. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ,

quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ,

Bộ Văn hoá - Thông tin, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Uỷ ban nhân

dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc quản lý nhà nước về sở

hữu trí tuệ.

4. Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ tại địa

phương theo thẩm quyền.

5. Chính phủ quy định cụ thể thẩm quyền, trách nhiệm quản lý nhà nước về sở

hữu trí tuệ của Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Văn hoá - Thông tin, Bộ Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn, Uỷ ban nhân dân các cấp.

Điều 12. Phí, lệ phí về sở hữu trí tuệ

Tổ chức, cá nhân phải nộp phí, lệ phí khi tiến hành các thủ tục liên quan đến

quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp

luật có liên quan.

PHẦN THỨ HAI

QUYỀN TÁC GIẢ VÀ QUYỀN LIÊN QUAN

CHƯ ƠNG I

Đ I ỀU KIỆN BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ VÀ QUYỀN LIÊN QUAN

MỤC I

ĐIỀU KIỆN BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ



Điều 13. Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có tác phẩm được bảo hộ quyền tác

giả


1. Tổ chức, cá nhân có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả gồm người trực tiếp

sáng tạo ra tác phẩm và chủ sở hữu quyền tác giả quy định tại các điều từ Điều

37 đến Điều 42 của Luật này.

2. Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả quy định tại khoản 1 Điều này gồm tổ

chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công

bố lần đầu tiên tại Việt Nam mà chưa được công bố ở bất kỳ nước nào hoặc

được công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày

tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên ở nước khác; tổ chức, cá nhân nước

ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo điều ước quốc tế về quyền tác

giả mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

244

Điều 14. Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả



1. Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:

a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác

được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;

b) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;

c) Tác phẩm báo chí;

d) Tác phẩm âm nhạc;

đ) Tác phẩm sân khấu;

e) Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau

đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);

g) Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;

h) Tác phẩm nhiếp ảnh;

i) Tác phẩm kiến trúc;

k) Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa

học;


l) Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;

m) Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.

2. Tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ theo quy định tại khoản 1 Điều này nếu

không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác

phẩm phái sinh.

3. Tác phẩm được bảo hộ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải do tác

giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác

phẩm của người khác.

4. Chính phủ hướng dẫn cụ thể về các loại hình tác phẩm quy định tại khoản 1

Điều này.

Điều 15. Các đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả

1. Tin tức thời sự thuần tuý đưa tin.

2. Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh

vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó.

3. Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu.

MỤC 2


ĐIỀU KIỆN BẢO HỘ QUYỀN LIÊN QUAN

Điều 16. Tổ chức, cá nhân được bảo hộ quyền liên quan

1. Diễn viên, ca sĩ, nhạc công, vũ công và những người khác trình bày tác phẩm

văn học, nghệ thuật (sau đây gọi chung là người biểu diễn).

2. Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu cuộc biểu diễn quy định tại khoản 1 Điều 44

của Luật này.

245

3. Tổ chức, cá nhân định hình lần đầu âm thanh, hình ảnh của cuộc biểu diễn



hoặc các âm thanh, hình ảnh khác (sau đây gọi là nhà sản xuất bản ghi âm, ghi

hình).


4. Tổ chức khởi xướng và thực hiện việc phát sóng (sau đây gọi là tổ chức phát

sóng).


Điều 17. Các đối tượng quyền liên quan được bảo hộ

1. Cuộc biểu diễn được bảo hộ nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Cuộc biểu diễn do công dân Việt Nam thực hiện tại Việt Nam hoặc nước

ngoài;


b) Cuộc biểu diễn do người nước ngoài thực hiện tại Việt Nam;

c) Cuộc biểu diễn được định hình trên bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ theo

quy định tại Điều 30 của Luật này;

d) Cuộc biểu diễn chưa được định hình trên bản ghi âm, ghi hình mà đã phát

sóng được bảo hộ theo quy định tại Điều 31 của Luật này;

đ) Cuộc biểu diễn được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ

nghĩa Việt Nam là thành viên.

2. Bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ nếu thuộc một trong các trường hợp sau

đây:

a) Bản ghi âm, ghi hình của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình có quốc tịch Việt



Nam;

b) Bản ghi âm, ghi hình của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ theo

điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

3. Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá

được bảo hộ nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá của

tổ chức phát sóng có quốc tịch Việt Nam;

b) Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá của

tổ chức phát sóng được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ

nghĩa Việt Nam là thành viên.

4. Cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh

mang chương trình được mã hoá chỉ được bảo hộ theo quy định tại các khoản 1,

2 và 3 Điều này với điều kiện không gây phương hại đến quyền tác giả.

CHƯƠNG II

NỘI DUNG, GIỚI HẠN QUYỀN, THỜI HẠN BẢO HỘ QUYỀN TÁC

GIẢ, QUYỀN LIÊN QUAN

MỤC 1

NỘI DUNG, GIỚI HẠN QUYỀN, THỜI HẠN BẢO HỘ QUYỀN TÁC



GIẢ

Điều 18. Quyền tác giả

246

Quyền tác giả đối với tác phẩm quy định tại Luật này bao gồm quyền nhân thân



và quyền tài sản.

Điều 19. Quyền nhân thân

Quyền nhân thân bao gồm các quyền sau đây:

1. Đặt tên cho tác phẩm;

2. Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh

khi tác phẩm được công bố, sử dụng;

3. Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;

4. Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén

hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự

và uy tín của tác giả.

Điều 20. Quyền tài sản

1. Quyền tài sản bao gồm các quyền sau đây:

a) Làm tác phẩm phái sinh;

b) Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;

c) Sao chép tác phẩm;

d) Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;

đ) Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến,

mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;

e) Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.

2. Các quyền quy định tại khoản 1 Điều này do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả

độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện theo quy định của

Luật này.

3. Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền

quy định tại khoản 1 Điều này và khoản 3 Điều 19 của Luật này phải xin phép

và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền

tác giả.


Điều 21. Quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu

1. Người làm công việc đạo diễn, biên kịch, quay phim, dựng phim, sáng tác âm

nhạc, thiết kế mỹ thuật, thiết kế âm thanh, ánh sáng, mỹ thuật trường quay, thiết

kế đạo cụ, kỹ xảo và các công việc khác có tính sáng tạo đối với tác phẩm điện

ảnh được hưởng các quyền quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 của Luật

này và các quyền khác theo thoả thuận.

Người làm công việc đạo diễn, biên kịch, biên đạo múa, sáng tác âm nhạc, thiết

kế mỹ thuật, thiết kế âm thanh, ánh sáng, mỹ thuật sân khấu, thiết kế đạo cụ, kỹ

xảo và các công việc khác có tính sáng tạo đối với tác phẩm sân khấu được

hưởng các quyền quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 của Luật này và các

quyền khác theo thoả thuận.

247


2. Tổ chức, cá nhân đầu tư tài chính và cơ sở vật chất - kỹ thuật để sản xuất tác

phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu là chủ sở hữu các quyền quy định tại khoản 3

Điều 19 và Điều 20 của Luật này.

3. Tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 2 Điều này có nghĩa vụ trả tiền nhuận

bút, thù lao và các quyền lợi vật chất khác theo thoả thuận với những người quy

định tại khoản 1 Điều này.

Điều 22. Quyền tác giả đối với chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu

1. Chương trình máy tính là tập hợp các chỉ dẫn được thể hiện dưới dạng các

lệnh, các mã, lược đồ hoặc bất kỳ dạng nào khác, khi gắn vào một phương tiện

mà máy tính đọc được, có khả năng làm cho máy tính thực hiện được một công



tải về 3.65 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   22   23   24   25   26   27   28   29   ...   35




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương