Quyền sở HỮu trí tuệ TÀi liệu bài giảNG



tải về 3.65 Mb.
trang19/35
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích3.65 Mb.
#35323
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   ...   35

bên trong hợp đồng li-xăng cần xác định rõ quyền sử dụng đối tượng sở hữu

công nghiệp của mình là những quyền gì (quyền áp dụng đối tượng sở hữu công

nghiệp vào sản phẩm được bảo hộ, hay quyền lưu thông, nhập khẩu sản phẩm

được bảo hộ), phạm vi sử dụng (lãnh thổ li-xăng) là ở đâu, và thời hạn sử dụng

là bao nhiêu lâu.

Về nghĩa vụ của bên giao công nghệ hay bên giao li-xăng, bên nhận cần lưu ý

rằng bên giao có nghĩa vụ phải chuyển giao công nghệ sao cho phù hợp với nhu

cầu sử dụng của bên nhận.113 Bên giao không được phép miễn trừ trách nhiệm

đối với những sai sót do mình gây ra, hay đối với những khuyết tật của máy

móc thiết bị do mình cung cấp (cho dù mình có sản xuất máy móc thiết bị đó

hay không). Nếu là hợp đồng li-xăng sáng chế hay nhãn hiệu, thì bên nhận phải

được bảo đảm rằng hàng hoá sản xuất theo li-xăng sẽ đạt được những tiêu chuẩn

chất lượng tương đương với hàng hoá do chính bên giao li-xăng sản xuất, và

phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng trong nước (trừ trường hợp có thoả

112 Debra Counsell (1996): “The Regulation of Technology Transfer in Viet Nam - The

Investor’s Perspective”.

113 Bodin Asanavich (1998): “Chuyển giao công nghệ và Li-xăng ở Thái Lan”.

172


thuận khác). Như vậy, trong hợp đồng li-xăng cần phải có những điều khoản

bảo hành chất lượng sản phẩm.

Về nghĩa vụ chung của hai bên trong hợp đồng, các bên cần lưu ý đến nghĩa vụ

bảo mật và nghĩa vụ trao đổi thông tin về các cải tiến công nghệ. Nếu đối tượng

của hợp đồng là bí quyết, thì bản thân bí quyết tạo nên lợi thế cạnh tranh của các

bên trong hợp đồng so với bên thứ ba. Vì thế bí quyết cần phải được giữ bí mật,

không chỉ với bên nhận, mà cả đối với những nhân viên của bên nhận (kể cả khi

những người này không còn làm việc với bên nhận nữa). Ngoài ra, thời hạn bảo

mật có thể được kéo dài hơn so với thời hạn hợp đồng chuyển giao công nghệ.

Về nghĩa vụ trao đổi thông tin về cải tiến công nghệ, thông thường các bên có

thể trao đổi cho nhau các thông tin sơ bộ, song không nhất thiết phải chuyển

giao vô điều kiện các cải tiến công nghệ. Bên muốn sử dụng các cải tiến công

nghệ có thể phải trả tiền cho việc sử dụng này.

8.4.2 Thủ tục tiến hành ký kết, phê chuẩn và đăng ký hợp đồng

Mọi hợp đồng li-xăng hay chuyển giao công nghệ đều phải được lập thành văn

bản, có đầy đủ các điều khoản cần thiết. Một số nước còn quy định để hợp

đồng li-xăng/ chuyển giao công nghệ có hiệu lực, các hợp đồng này còn phải

được đăng ký hay phê duyệt tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thủ tục đăng

ký khác phê duyệt ở chỗ đối với thủ tục đăng ký, cơ quan nhà nước sẽ căn cứ

theo các điều kiện luật định để tiến hành đăng ký/từ chối đăng ký hợp đồng.

Đối với hợp đồng phê duyệt, cơ quan nhà nước không những căn cứ vào điều

kiện luật định, mà còn các điều kiện kinh tế - xã hội để quyết định.

8.4.3 Điều kiện để được cấp li-xăng bắt buộc

Trong chương trước, chúng ta thấy đối với một số sáng chế, giải pháp hữu ích

có vai trò quan trọng đối với xã hội, nếu chủ sở hữu không sử dụng phù hợp với

lợi ích của đất nước, có thể bị buộc cấp li-xăng bắt buộc. Để được cấp li-xăng

bắt buộc, chủ thể có nguyện vọng sử dụng phải làm đơn yêu cầu cơ quan patent.

Để hạn chế việc lạm dụng yêu cầu cấp li-xăng bắt buộc, Thỏa ước TRIPS đã đặt

ra các điều kiện sau đây: (i) chủ thể làm đơn phải có nhu cầu và khả năng sử

dụng phù hợp với nhu cầu xã hội, (ii) chủ thể này đã cố gắng thương lượng với

chủ sở hữu văn bằng bảo hộ, và mặc dù đã đưa ra giá hợp lý, song vẫn không

được chấp nhận, (iii) việc cấp li-xăng bắt buộc phải dựa trên mức giá cả hợp lý,

và (iv) li-xăng bắt buộc phải là li-xăng không độc quyền.114

114 Shiro Mochizuki (1998): “Chuyển giao và Li-xăng công nghệ”.

173

8.5 Nội dung hợp đồng li-xăng và chuyển giao công nghệ



8.5.1 Nội dung chủ yếu của hợp đồng li-xăng và chuyển giao công nghệ

Nội dung chủ yếu của hợp đồng là những điều khoản bắt buộc phải có để hợp

đồng có hiệu lực. Theo ý nghĩa như vậy, thì hợp đồng li-xăng hay chuyển giao

công nghệ là sự kết hợp về bản chất giữa hợp đồng thuê và hợp đồng dịch vụ

trong BLDS. Nội dung chủ yếu của chúng bao gồm: chủ thể, đối tượng, thời

hạn thực hiện hợp đồng, giá hợp đồng (phí chuyển giao công nghệ hay phí lixăng),

các thoả thuận về bảo đảm kết quả công nghệ được chuyển giao, và về

việc phát triển công nghệ được chuyển giao.

Trong các nội dung chuyển giao, cần quy định rõ những gì bên nhận công nghệ

hay bên nhận li-xăng không được làm. Thí dụ trong hợp đồng đại lý giữa nhà

cung cấp Việt Nam với doanh nghiệp tại Hoa Kỳ cần quy định rõ bên đại lý

(doanh nghiệp Hoa Kỳ) không được đăng ký hay có hành vi nào ảnh hưởng đến

quyền lợi của bên giao đại lý (doanh nghiệp Việt Nam), đồng thời thừa nhận

rằng nhãn hiệu được sử dụng tại Hoa Kỳ là thuộc sở hữu của bên giao đại lý.115

8.5.2 Các điều khoản không được đưa vào hợp đồng

Bên giao li-xăng thường là bên nắm độc quyền sáng chế, bí quyết, nhãn hiệu.

Vì vậy họ có thể ép buộc bên nhận li-xăng phải tuân theo những điều khoản

không có lợi, mà bên nhận li-xăng không có cách nào khác ngoài việc phải tuân

thủ, vì trình độ kỹ thuật của mình còn lạc hậu, không cho phép lựa chọn cách

khác. Thí dụ, bên giao li-xăng chiếm độc quyền kỹ nghệ sản xuất bao bì bằng

giấy, còn bên nhận li-xăng là công ty sản xuất hàng xuất khẩu. Bên giao có thể

yêu cầu bên nhận phải mua giấy của mình cùng với công nghệ đóng gói. Vì bên

giao độc quyền về công nghệ, nên bên nhận có thể phải nhận lời mua giấy của

bên giao với giá cao, trong khi có những công ty khác có thể bán giấy với giá rẻ

hơn cho bên giao.

Các điều khoản không được phép đưa vào trong hợp đồng được quy định tại

Điều 13 Nghị định 45/1998/NĐ-CP về chuyển giao công nghệ, và Điều 17.4

Thông tư 3055/TT-SHCN giải thích Nghị định 63/CP bao gồm:

115 Vì nhãn hiệu ở Hoa Kỳ được bảo hộ theo nguyên tắc ai sử dụng trước được ưu tiên, cho nên

doanh nghiệp Việt Nam cần phải chứng minh mình là người sử dụng trước nhãn hiệu, kể cả tại

Hoa Kỳ. Nếu những điều khoản như vậy không có, thậm chí còn có các điều khoản bất lợi cho

bên giao đại lý về điểm này thì hậu quả sẽ là việc bên nhận đại lý đăng ký nhãn hiệu của bên

giao đại lý như nhãn hiệu của mình (gọi là “đánh cắp” nhãn hiệu, như trường hợp xảy ra với

Công ty Cà phê Trung Nguyên hay Bia Sài Gòn).

174

- Điều khoản buộc bên nhận phải mua một số nguyên vật liệu, máy móc đi



kèm với công nghệ mà không có lý do chính đáng (luật Hoa Kỳ cũng có

khái niệm tương đồng, gọi là các điều khoản tying arrangement);

- Điều khoản hạn chế số lượng sản phẩm sản xuất, ấn định giá bán và thị

trường tiêu thụ sản phẩm của bên nhận, trừ trường hợp bên nhận gia

công sản phẩm cho bên giao công nghệ (luật EU gọi là điều khoản về

price fixing và quantitative restriction);

- Điều khoản ngăn cản bên nhận công nghệ tiếp tục nghiên cứu phát triển

sản phẩm, hay buộc bên nhận phải chuyển giao vô điều kiện các cải tiến

nghiên cứu công nghệ cho bên giao;

- Điều khoản ngăn bên nhận không được tiếp tục sử dụng công nghệ sau

khi hợp đồng chấm dứt (trừ hợp đồng li-xăng các đối tượng sở hữu công

nghiệp đang trong thời hạn bảo hộ tại Việt Nam); và

- Điều khoản miễn trừ trách nhiệm của bên giao công nghệ về các sai sót

trong việc chuyển giao công nghệ và các thiết bị chuyển giao.

Các qui định này đã không được nhắc đến trong Nghị định 11/2005. Tuy nhiên

điều này cũng không có nghĩa là các bên được toàn quyền quyết định nội dung.

Theo qui định của Luật Cạnh tranh (có hiệu lực từ ngày 01/07/2005), các hành

vi như buộc mua, bán kèm hay hạn chế số lượng, thị trường sản phẩm có thể bị

coi là vi phạm luật cạnh tranh, nếu hành vi của bên giao li-xăng bị đánh giá là

hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh (Điều 13), hoặc trong một số trường hợp cá

biệt - bị coi là thoả thuận phi cạnh tranh (Điều 8). Đây là vấn đề phức tạp,

không nằm trong phần giáo trình về luật SHTT.

8.5.3 Giá cả và phương thức thanh toán

Giá cả và phương thức thanh toán do các bên tự thoả thuận trong hợp đồng,

dưới sự giám sát của cơ quan nhà nước. Phương thức thanh toán có thể là trả

gọn, trả theo kỳ vụ, góp vốn hay sự kết hợp của các phương thức trên.

Đối với một số hợp đồng có sự tham gia của doanh nghiệp Nhà nước hay liên

quan đến lợi ích của Việt Nam, pháp luật có quy định về giá chuyển giao đối đa

(đối với công nghệ chuyển giao từ nước ngoài vào Việt Nam) và tối thiểu (đối

với công nghệ chuyển giao từ Việt Nam ra nước ngoài). Hiện tại giá chuyển

giao tối đa được quy định như sau (Điều 23 Nghị định 45/1998/NĐ-CP):

(i) không quá 5% (trường hợp đặc biệt 8%) giá bán tịnh của sản phẩm có áp

dụng công nghệ được chuyển giao trong thời hạn hợp đồng;

(ii) không quá 25% (trường hợp đặc biệt 30%) lợi nhuận sau thuế từ việc

tiêu thụ sản phẩm có áp dụng công nghệ trong thời hạn hợp đồng;

175


(iii) không quá 8% tổng vốn đầu tư (hay 20% vốn pháp định) trong trường

hợp góp vốn liên doanh bằng công nghệ.

Các trường hợp đặc biệt là khi công nghệ được ưu tiên chuyển giao vào Việt

Nam như công nghệ cao, công nghệ chế tạo vật liệu siêu bền, siêu dẫn, v.v.

8.6 Giải quyết tranh chấp hợp đồng

8.6.1 Luật áp dụng

Tranh chấp hợp đồng li-xăng hay hợp đồng chuyển giao công nghệ có thể xuất

hiện dưới hai dạng sau đây:

- tranh chấp về quyền sở hữu công nghiệp hay về bí quyết giữa một bên

thứ ba và các bên trong hợp đồng; và

- tranh chấp giữa các bên trong hợp đồng với nhau do một bên vi phạm

hợp đồng.

Nếu như là tranh chấp giữa một bên thứ ba và các bên trong hợp đồng, thông

thường luật áp dụng để giải quyết tranh chấp là luật của nơi cư trú của bị đơn,

hay luật của nơi cấp văn bằng bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệp. Nếu như

tranh chấp giữa các bên trong hợp đồng, thì luật giải quyết tranh chấp sẽ theo

quy định của BLDS. Điều 827 BLDS cho phép các bên áp dụng luật xử lý tranh

chấp theo thỏa thuận, miễn không trái với các nguyên tắc của pháp luật

CHXHCN Việt Nam.

8.6.2 Cơ quan xử lý tranh chấp

Thông thường, mọi tranh chấp trước khi đưa ra cơ quan xử lý tranh chấp, cần

phải được tiến hành hoà giải. Một trong các hình thức hoà giải là cho phép bên

vi phạm hợp đồng có thời gian để hạn chế thiệt hại gây ra cho bên không vi

phạm, đồng thời sửa chữa những thiếu sót trong việc chuyển giao công nghệ,

hay những khiếm khuyết trong sản phẩm li-xăng trong hợp đồng li-xăng. Ngoài

ra, các bên còn có thể gọi các chuyên gia kỹ thuật đến phân xử tranh chấp xem

cần phải giải quyết hậu quả vi phạm hợp đồng như thế nào.

Nếu hoà giải không thành, cơ quan xử lý tranh chấp có thể là toà án, hoặc một

cơ quan trọng tài quốc tế do các bên thoả thuận. Về toà án, luật Việt Nam quy

định các tranh chấp về sở hữu công nghiệp nói chung và chuyển giao công nghệ

nói riêng có yếu tố nước ngoài sẽ do Toà án Nhân dân Thành phố Hà Nội và

Toà án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh giải quyết.

176

8.7 Kết luận



Chương này nên bật những điểm sau đây:

- Công nghệ là những kiến thức về kỹ thuật được hình thành một cách có

hệ thống và được ứng dụng vào thực tiễn.

- Chủ thể của chuyển giao công nghệ là những cá nhân, pháp nhân và các

chủ thể khác trong hoạt động chuyển giao công nghệ.

- Có bốn đối tượng của chuyển giao công nghệ, tập trung trong 2 mảng

lớn, đó là:

- Các đối tượng sở hữu công nghiệp có hoặc không kèm theo máy

móc thiết bị mà pháp luật cho phép chuyển giao và

- Bí quyết kiến thức kỹ thuật về công nghệ, các dịch vụ kỹ thuật,

cung cấp thông tin về công nghệ chuyển giao và các giải pháp

hợp lý hóa sản xuất.

- Không được chuyển giao những công nghệ không đáp ứng các quy định

do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc bị pháp luật nghiêm

cấm.

Câu hỏi ôn tập



1. Li-xăng là gì? Có mấy loại li-xăng? Một hợp đồng li-xăng khác với một

hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp, hay

một hợp đồng thuê tài sản hữu hình ờ chỗ nào?

2. Li-xăng độc quyền là gì? Quyền và nghĩa vụ của bên giao li-xăng và

bên nhận li-xăng? Chúng khác với li-xăng không độc quyền ở điểm nào?

3. Các đối tượng của li-xăng sở hữu công nghiệp là gì? Cách điều chỉnh

của chúng có gì khác nhau? Nếu việc chuyển giao công nghệ bao gồm

tất cả các đối tượng được điều chỉnh trong Điều 804 thì hợp đồng đó gọi

là hợp đồng gì? Khi soạn thảo hợp đồng này, cần lưu ý vấn đề gì?

4. Các yêu cầu về hình thức và nội dung của hợp đồng li-xăng đối tượng sở

hữu công nghiệp là gì?

5. Những điều khoản thường được quan tâm trong hợp đồng li-xăng là gì?

Theo anh (chị), những yêu cầu nào nên chú ý trong việc nhận li-xăng từ

nước ngoài?

177

6. Những yêu cầu bất hợp lý trong hợp đồng li-xăng là gì? Các biến dạng



của những yêu cầu này là gì? Chúng có ảnh hưởng như thế nào và cho

ai?


7. Gía cả trong li-xăng được xác định như thế nào? Chất lượng công nghệ

chuyển giao có cần được bảo đảm không?

8. Chất proliferon gồm có hoạt chất Gama-X và có thể dùng để sản xuất

thuốc Penicin chữa một số bệnh ung thư. Công ty A nắm patent sản xuất

proliferon. A không sản xuất proliferon ở Việt Nam mà chỉ kinh doanh

nhập khẩu proliferon từ công ty mẹ của mình ở Đức sản xuất. Công ty B

nghiên cứu triển khai thuốc chữa bệng ung thư và đã sử dụng hoạt chất

proliferon để chế tạo penicin. Cục quản lý dược của Bộ Y tế cho phép

công ty B dùng thử penicin trong một số bệnh viện. Sau nhiều lần đàm

pháp với công ty A về xin li-xăng sử dụng proliferon trong thuốc penicin

song không thành công. Công ty B gửi đơn đến Cục SHTT xin được cấp

li-xăng bắt buộc, nói rằng việc cấp li-xăng này là vì lợi ích của xã hội.

- Để được cấp li-xăng bắt buộc, bên nộp đơn cần phải thoả mãn

các điều kiện gì?

- Theo anh (chị), Cục SHTT có nên cấp li-xăng bắt buộc cho công

ty B không? Nếu có, với giá bao nhiêu?

9. Nutrasweet là chất ngọt dùng thay đường cho những người sợ béo phì và

thành phần dinh dưỡng của chúng gần như bằng không. Chủ patent của

Nutrasweet là A. B muốn có li-xăng để sản xuất nên đã thảo luận với A.

Sau khi hai bên không thống nhất với nhau về giá, B đã làm đơn lên Cục

SHTT xin cấp li-xăng bắt buộc. B cho rằng việc cấp li-xăng này là để

phục vụ nhu cầu chữa bệnh cao huyết áp cho nhân dân. Theo anh (chị),

B có được cấp li-xăng không?

10. Cơ quan nghiên cứu thông tin Châu Âu ETSI, hiện đang tiến hành dự án

hoàn thiện một tiêu chuẩn về máy điện thoại di động, gọi là GSM. Họ

quy định bất kỳ công ty viễn thông nào tham gia dự án này đều phải lixăng

các công nghệ của mình về GSM cho ETSI để cùng nghiên cứu và

phát triển. Đây có phải là một hình thức li-xăng bắt buộc không?

11. Việc mua đĩa mềm có chứa chương trình máy tính là nhận quyền sở hữu

hay nhận li-xăng (thuê) phần mềm bên trong đĩa? Tại sao?

178

12. Hãy soạn thảo một hợp đồng li-xăng đơn giản. Trong trường hợp li-xăng



không độc quyền, bên nhận li-xăng phải ghi những điều khoản gì để bảo

vệ quyền lợi của mình?

13. Trong hợp đồng franchising (hợp đồng chuyển giao công nghệ bao gồm

cả 4 đối tượng trong Điều 804 BLDS) có thể gộp chung những điều

khoản về đối tượng sở hữu công nghiệp với những điều khoản về bí

quyết hoặc hợp lý hoá sản xuất được không?

14. Một hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghệ thường bao gồm

những điều khoản gì? Được thực hiện dưới dạng nào?

15. Bí quyết là gì? Khi chuyển giao bí quyết cần lưu ý vấn đề gì?

16. Một hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghệ từ nước ngoài vào

thường được áp dụng luật của nước nào?

17. Dũng là nhân viên kỹ thuật của công ty nước giải khát TBC, chịu trách

nhiệm cố vấn những vấn đề kỹ thuật liên quan đến hoạt động sản xuất

kinh doanh của công ty cũng như thiết kế và triển khai các GPKT. Anh

ta đã phát minh một phương pháp mới làm đông lạnh soda và giữ cho

chúng được bảo quản tốt hơn trước. Sau khi thôi việc tại công ty TBC và

làm việc cho công ty nước giải khát CL, anh ta xin đăng ký bảo hộ giải

pháp hữu ích trên. Công ty TBC đòi anh phải chuyển giao công nghệ của

giải pháp hữu ích này cho mình. Họ có quyền đòi không?

18. Tetra Pak là một công ty sản xuất bao bì giấy của Thụy Điển. Họ phát

minh ra một loại giấy PE có khả năng bảo quản các sản phẩm từ sữa lâu

6 tháng không cần để trong tủ lạnh. Song họ yêu cầu tất cả các khách

hàng muốn nhận công nghệ bảo quản và đóng gói sữa của họ phải mua

nguyên liệu và máy ép bao bì do Tetra Pak cấp. Những hợp đồng chuyển

giao công nghệ như thế có hiệu lực không? Tại sao?

179


Chương 9: Quyền đối với giống cây trồng

9.1 Khái niệm

Giống cây trồng là quần thể cây trồng thuộc cùng một cấp phân loại thực vật

thấp nhất. Quần thể này đồng nhất về hình thái, ổn định qua các chu kỳ nhân

giống, có thể nhận biết được bằng sự biểu hiện các tính trạng do kiểu gen hoặc

sự phối hợp của các kiểu gen quy định và phân biệt được với bất kỳ quần thể

cây trồng nào khác bằng sự biểu hiện của ít nhất một tính trạng có khả năng di

truyền được.

Tổ chức, cá nhân được bảo hộ quyền đối với giống cây trồng là người chọn tạo

hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng hoặc đầu tư cho công tác chọn tạo

hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng hoặc được chuyển giao quyền đối

với giống cây trồng. Họ có thể là tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân

nước ngoài thuộc nước thành viên công ước Budapest về bảo vệ giống cây trồng

(uniform convention on protection of plant variety – UPOV).

9.2 Xác lập quyền đối với giống cây trồng

9.2.1 Tiêu chuẩn bảo hộ giống cây trồng

Theo Điều 158 Luật SHTT, giống cây trồng được bảo hộ là giống cây trồng

được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển, thuộc Danh mục loài cây trồng được

Nhà nước bảo hộ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, có tính

mới, tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định và có tên phù hợp.

Giống cây trồng được coi là có tính mới nếu vật liệu nhân giống hoặc sản phẩm

thu hoạch của giống cây trồng đó chưa được người có quyền đăng ký quy định

tại Điều 164 của Luật này hoặc người được phép của người đó bán hoặc phân

phối bằng cách khác nhằm mục đích khai thác giống cây trồng trên lãnh thổ

Việt Nam trước ngày nộp đơn đăng ký một năm hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam

trước ngày nộp đơn đăng ký sáu năm đối với giống cây trồng thuộc loài thân gỗ

và cây nho, bốn năm đối với giống cây trồng khác.

Giống cây trồng được coi là có tính khác biệt nếu có khả năng phân biệt rõ ràng

với các giống cây trồng khác được biết đến rộng rãi tại thời điểm nộp đơn hoặc

ngày ưu tiên nếu đơn được hưởng quyền ưu tiên. Giống cây trồng được biết đến

rộng rãi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Giống cây trồng mà vật liệu nhân giống hoặc sản phẩm thu hoạch của

giống đó đã được sử dụng một cách rộng rãi trên thị trường ở bất kỳ

quốc gia nào tại thời điểm nộp đơn đăng ký bảo hộ;

180

b) Giống cây trồng đã được bảo hộ hoặc được đăng ký vào Danh mục loài



cây trồng ở bất kỳ quốc gia nào;

c) Giống cây trồng là đối tượng trong đơn đăng ký bảo hộ hoặc được đăng

ký vào Danh mục loài cây trồng ở bất kỳ quốc gia nào, nếu các đơn này

không bị từ chối; và

d) Giống cây trồng mà bản mô tả chi tiết của giống đó đã được công bố.

Giống cây trồng được coi là có tính đồng nhất nếu có sự biểu hiện như nhau về

các tính trạng liên quan, trừ những sai lệch trong phạm vi cho phép đối với một

số tính trạng cụ thể trong quá trình nhân giống.

Giống cây trồng được coi là có tính ổn định nếu các tính trạng liên quan của

giống cây trồng đó vẫn giữ được các biểu hiện như mô tả ban đầu, không bị

thay đổi sau mỗi vụ nhân giống hoặc sau mỗi chu kỳ nhân giống trong trường

hợp nhân giống theo chu kỳ.

9.2.2 Đăng ký quyền đối với giống cây trồng

Để được bảo hộ quyền đối với giống cây trồng, người có quyền nộp đơn phải

thực hiện việc nộp đơn đăng ký bảo hộ cho cơ quan quản lý nhà nước về quyền

đối với giống cây trồng. Người có quyền nộp đơn bao gồm:

a) Tác giả trực tiếp chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng

bằng công sức và chi phí của mình;

b) Tổ chức, cá nhân đầu tư cho tác giả chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển

giống cây trồng dưới hình thức giao việc, thuê việc, trừ trường hợp có

thoả thuận khác; và

c) Tổ chức, cá nhân được chuyển giao, thừa kế, kế thừa quyền đăng ký bảo

hộ giống cây trồng.

Quyền đối với giống cây trồng được chọn tạo hoặc phát hiện do sử dụng ngân

sách nhà nước hoặc từ dự án do Nhà nước quản lý thuộc về Nhà nước.

Người đăng k ý phải đề xuất một tên phù hợp cho giống cây trồng với cùng một

tên như tên đã đăng ký ở bất kỳ quốc gia nào khi nộp đơn đăng ký bảo hộ. Tên

này phải có khả năng dễ dàng phân biệt được với tên của các giống cây trồng

khác được biết đến rộng rãi trong cùng một loài hoặc loài tương tự, không xâm

phạm đạo đức xã hội. Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên và quyền ưu tiên của đơn

đối với giống cây trồng cũng áp dụng tương tự như đối với đơn sáng chế,

KDCN hay nhãn hiệu.

181

Bằng bảo hộ giống cây trồng ghi nhận tên giống và loài cây trồng, tên chủ sở



hữu quyền đối với giống cây trồng (sau đây gọi là chủ bằng bảo hộ), tên tác giả

giống cây trồng và thời hạn bảo hộ quyền đối với giống cây trồng. Việc cấp

Bằng bảo hộ và nội dung Bằng bảo hộ được ghi nhận trong Sổ đăng ký quốc gia

về giống cây trồng được bảo hộ.

Bằng bảo hộ giống cây trồng có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Văn

bằng này có hiệu lực kể từ ngày cấp đến hết hai mươi lăm năm đối với giống

cây thân gỗ và cây nho; đến hết hai mươi năm đối với các giống cây trồng khác.

Khi văn bằng có sai sót, chủ bằng bảo hộ có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà

nước về quyền đối với giống cây trồng thay đổi, sửa chữa sai sót.

Bằng bảo hộ giống cây trồng có thể bị đình chỉ hiệu lực nếu không còn đáp ứng

điều kiện bảo hộ, chủ bằng bảo hộ không nộp lệ phí duy trì hiệu lực, hay không

cung cấp tài liệu, vật liệu nhân giống cần thiết để duy trì và lưu giữ giống cây

trồng theo quy định. Chủ văn bằng bảo hộ có thể nộp đơn yêu cầu xem xét lại

lý do đình chỉ. Nếu trong thời hạn chín mươi ngày kể từ ngày nộp đơn, chủ

bằng bảo hộ phải khắc phục những lý do bị đình chỉ thì sẽ được xem xét phục

hồi hiệu lực Bằng bảo hộ và thông báo trên tạp chí chuyên ngành.

Bằng bảo hộ giống cây trồng bị hủy bỏ hiệu lực nếu đơn đăng ký bảo hộ giống

cây trồng do người không có quyền đăng ký đứng tên; giống cây trồng được bảo

hộ không đáp ứng các điều kiện bảo hộ tại thời điểm cấp Bằng bảo hộ giống cây

trồng. Khi có đơn của một chủ thể yêu cầu huỷ bỏ hiệu lực Bằng bảo hộ giống



tải về 3.65 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   ...   35




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương