Ngày nay, với quá trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, chất lượng sản phẩm



tải về 0.56 Mb.
trang19/64
Chuyển đổi dữ liệu09.08.2022
Kích0.56 Mb.
#52842
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   ...   64
Giáo trinh QTCL

D. Tài liệu tham khảo


[1] J.M. Juran, Juran on Leadership for Quanlity and Executive Handbook - Free Press - Năm 1989
[2] Kaoru Ishikawa, Giáo trình Hành vi tổ chức Quản lý chất lượng theo phương pháp Nhật, NXB KH & KT – Năm 1990
[3] John S. Oakland - Quản lý chất lượng đồng bộ, NXB Thống kê – Năm 1991
[4] Trường Đại học Kinh tế quốc dân (2005) - Giáo trình Quản lý chất lượng trong các tổ chức, Nhà xuất bản Lao động- Xã hội.
[5] Nguyễn Quang Toản (1996) - TQM và ISO 9000, Nhà xuất bản Thống kê.

CHƯƠNG 3: QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

A. Giới thiệu


Chương này giới thiệu các nội dung về công tác quản lý chất lượng, phân tích các nguyên tắc và các chức năng cơ bản của quản lý chất lượng

B. Mục tiêu


- Trình bày được khái niệm của quản lý chất lượng và vai trò của quản lý chất lượng
- Phân tích được các nguyên tắc và các chức năng cơ bản của quản lý chất lượng
- Xác định được các phương pháp quản lý chất lượng
- Sử dụng có hiệu quả các phương pháp quản lý chất lượng phục vụ thực tiễn quá trình sản xuất trong doanh nghiệp
- Nghiêm túc khi nghiên cứu
- Có phương pháp và mục tiêu học tập
- Tính toán cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, logic.
- Có phương pháp tự học tập, tự nghiên cứu

C. Nội dung chương

1. Quản lý chất lượng và vai trò của quản lý chất lượng

1.1 Sự phát triển của khoa học quản lý chất lượng


Mặc dù mới được các doanh nghiệp chú trọng trong thời gian gần đây, song quản trị chất lượng đã hình thành và được phát triển trong một thời gian khá dài. Vào những năm 1900, công tác quản trị chất lượng hồi đó chưa được nhận thức và tiếp cận theo cách chủ động, mà ngược lại hồi đó thuần túy chỉ là hoạt động kiểm tra của những người công nhân trực tiếp sản xuất.
Đến những năm 1920, công tác kiểm tra chất lượng của những người công nhân đã chuyển dần sang hoạt động kiểm soát của các cai đội. Lúc này, hoạt động kiểm soát đã được triển khai trên diện rộng hơn và thậm trí đã được tiến hành một cách toàn diện.
Ngoài những năm 1940, kiểm soát chất lượng đã phát triển thành quản lý chất lượng toàn diện (Total Quality Management - TQM). Vào năm 1957, hệ thống quản trị chất lượng TQM ra đời và đánh dấu một bước tiến dài trong quản trị chất lượng. Chính vào thời điểm này, quản trị chất lượng đã được nhận thức sâu sắc và được triển khai ở mọi khâu, mọi nấc, mọi mặt, mọi lĩnh vực và đối với mọi người trên toàn công ty.
Những năm 1960, quản trị chất lượng toàn diện đã trở thành cam kết chất lượng toàn diện (Total Quality Commitment - TQC). Khi thế giới đã trở nên phẳng, các công ty đã trở thành công ty toàn cầu, tập đoàn quốc tế, quản lý chất lượng toàn diện đã trở thành cải tiến chất lượng trên toàn công ty. Hình 3.1 sau đây đã thể hiện rõ lịch sử phát triển đó

Hình 3.1. Quá trình phát triển của quản trị chất lượng
Sự phát triển về quan niệm, sự phát triển về nhận thức của quản trị chất lượng đã
tạo ra những thay đổi có tính căn bản trong quản trị chất lượng. Quan niệm mới, quan
niệm hiện đại về quản trị chất lượng có sự khác biệt cơ bản cả về đặc điểm, tính chất,
phạm vi, cách tiếp cận...Bảng 3.1 sau đây thể hiện rõ sự khác biệt đó:




tải về 0.56 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   ...   64




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương