Ngày nay, với quá trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, chất lượng sản phẩm


Mô hình chi phí chất lượng hiện đại



tải về 0.56 Mb.
trang16/64
Chuyển đổi dữ liệu09.08.2022
Kích0.56 Mb.
#52842
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   64
Giáo trinh QTCL

2.2 Mô hình chi phí chất lượng hiện đại


Mô hình chi phí chất lượng hiện đại ra đời trên cơ sở khắc phục sự hạn chế của mô hình chi phí truyền thống và trên cơ sở những thay đổi trong quy trình và công nghệ sản xuất.
Theo quan niệm mới, chi phí phòng ngừa và chi phí đánh giá đã được chú trọng nhiều hơn. Chi phí phòng ngừa là một cơ sở quan trọng để hình thành tư duy chất lượng và cảnh báo đội ngũ lao động về tính cẩn thận.
Công nghệ mới đã làm giảm được chi phí chất lượng thông qua việc giảm tỷ lê sai sót cố hữu của vật liệu và chi phí lao động trực tiếp kết tinh trong sản phẩm. Tự động hoá quy trình và kiểm tra đã làm thay đổi hình dạng đưòng cong của COQ. Mô hình mới này xem xét chi phí chất lượng một cách tổng hợp chú không xem xét chi phí theo từng đơn vị sản phẩm. Mô hình này cũng gợi ra rằng chi phí đánh giá và chi phí phòng ngừa tương đối cố định theo thời gian chứ không tỷ lệ thuận với những thay đổi trong các chì phí không phù hợp như đã được chỉ ra ở mô hình có tính truyền thống.
Mô hình hiện đại của chi phí chất lượng cho rằng chi phí chất lương bao gồm cả chi phí gián tiếp và chi phí vô hình. Các chi phí này không thể nhỏ hơn chi phí phù hợp. Tối thiểu hoá chi phí là một vấn đề còn nhiều tranh cãi. Ví dụ, mức chi phí tối ưu cụ thể sẽ là mức nào. Trong thực tế, tối ưu hoá là một mục tiêu động phụ thuộc vào các tiến bộ công nghê và áp lực của cạnh tranh. Chi phí đánh giá và chi phí phòng ngừa cũng tuỳ thuộc và việc giảm chi phí thông qua nhân tố kinh nghiệm và cạnh tranh trên thị trường. Mô hình hiện đại chỉ ra rằng một số chi phí đánh giá và chi phí phòng ngừa phải được duy trì để phục vụ cho các cải tiến chất lượng.


Hình 2.2. Mô hình chi phí chất lượng hiện đại

3. Ảnh hưởng của chất lượng đến năng suất

3.1 Năng suất và phân loại năng suất


Năng suất là mối tương quan giữa các kết quả của đầu ra với các đầu vào đã sử dụng, được biểu thị bằng công thức: Năng suất = Đầu ra /Đầu vào
Với các doanh nghiệp, đầu ra được tính bằng khối lượng hàng hoá theo đơn vị hiện vật, theo tổng giá trị sản xuất – kinh doanh hay theo giá trị gia tăng, trong đó giá trị gia tăng là đầu ra chủ yếu để tính toán, đánh giá và cải tiến năng suất. Đầu vào được tính theo các yếu tố tham gia để tạo ra các kết quả của đầu ra như: lao động, nguyên vật liệu, năng lượng, thiết bị máy móc, vốn, các nguồn lực khác như kỹ năng quản lý.
Năng suất được hiểu là một kiểu tư duy, luôn hướng tới thói quen cải tiến và vận dụng những cách thức biến tư duy đó thành các hành động cụ thể. Theo cách tiếp cận này, năng suất là không ngừng cải tiến để vươn tới sự tốt đẹp hơn, ngày hôm nay phải tốt hơn ngày hôm qua và ngày mai sẽ tốt hơn ngày hôm nay. Điều này có thể thực hiện được nhờ vào các nỗ lực cá nhân và tập thể không ngừng nâng cao kiến thức, kỹ năng, kỷ luật, các hoạt động phát huy tinh thần sáng tạo cũng như quản lý công việc, phương pháp làm việc tốt hơn, hệ thống và công nghệ tốt hơn để giảm thiểu chí phí, giao hàng đúng hạn, đạt được sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao, thị phần lớn hơn và mức sống cao hơn.
Cách hiểu năng suất theo cách tiếp cận mới chung nhất và cơ bản nhất như sau:
- Nhấn mạnh vào việc giảm lãng phí trong mọi hình thức.
- Năng suất là làm việc thông minh hơn chứ không phải vất vả hơn.
- Nguồn nhân lực và khả năng tư duy của con người đóng vai trò quan trọng nhất trong việc đạt được năng suất cao hơn và hành động là kết quả của quá trình tư duy.
- Tăng năng suất đồng nghĩa với sự đổi mới và cải tiến liên tục.
- Năng suất được coi là biểu hiện của cả hiệu quả và hiệu lực trong việc sử dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu.
- Năng suất theo cách tiếp cận mới là năng suất đi đôi với việc bảo vệ môi trường.
Phân loại năng suất: 
Năng suất chung (Total Productivity):
Phản ánh mối quan hệ giữa tổng các kết quả của đầu ra với tổng đầu vào của tất cả các yếu tố sản xuất-kinh doanh-dịch vụ.
Năng suất chung = Tổng đầu ra /Tổng đầu vào
Năng suất bộ phận (Partial Productivity)
Phản ánh sự đóng góp của từng yếu tố riêng biệt như năng suất lao động, năng suất vốn, năng suất nguyên vật liệu..
Năng suất bộ phận = Đầu ra/Một nhân tố đầu vào
Năng suất các nhân tố tổng hợp (Total factor productivity – TFP)
Phản ảnh sự đóng góp của các yếu tố vô hình như: tăng nhu cầu, cơ cấu lại nền kinh tế hay hàng hoá dịch vụ, chất lượng lao động, chất lượng vốn, nhất là thiết bị công nghệ, thúc đẩy của kỹ thuật tiến bộ, hiệu lực và hiệu quả của quản lý.. Tác động của TFP thường thông qua sự biến đổi của các yếu tố hữu hình, đặc biệt là vốn và lao động.
Công thức tính khái quát:
Y = A.La.Kb
Trong đó :
Y là tổng đầu ra
L là lao động đầu vào
K là vốn đầu vào
a, b là độ co dãn của đầu ra tương ứng với lao động và vốn
A là TFP
Năng suất lao động
Phản ánh giá trị (hoặc sản phẩm) tạo ra trên yếu tố lao động (người lao động hoặc giờ công lao động).

tải về 0.56 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   64




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương