Ngày nay, với quá trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, chất lượng sản phẩm


Những nguyên tắc của quản lý chất lượng



tải về 0.56 Mb.
trang21/64
Chuyển đổi dữ liệu09.08.2022
Kích0.56 Mb.
#52842
1   ...   17   18   19   20   21   22   23   24   ...   64
Giáo trinh QTCL

2. Những nguyên tắc của quản lý chất lượng


Để lãnh đạo và điều hành thành công một tổ chức, cần định hướng và kiểm soát tổ
chức một cách hệ thống và rõ ràng. Có thể đạt được thành công nhờ áp dụng và duy trì
một hệ thống quản lý được thiết kế để cải tiến liên tục kết quả thực hiện trong khi vẫn lưu
ý đến các nhu cầu của các bên quan tâm. Tám nguyên tắc của quản lý được nhận biết để
lãnh đạo cao nhất có thể sử dụng nhằm dẫn dắt tổ chức đạt được kết quả hoạt động cao
hơn.
Nguyên tắc 1: Hướng vào khách hàng
Mọi tổ chức điều phụ thuộc vào khách hàng của mình và do đó cần hiểu các nhu
cầu hiện tại và tương lai của khách hàng, đáp ứng các yêu cầu và cố gắng vượt cao hơn
sự mong đợi của họ.
Khách hàng là sự sống (lifeblood) của mọi tổ chức. Tất cả các tổ chức đều cung
cấp một cái gì đó cho khách hàng - Họ không tồn tại một cách tách rời (isolation). Khách
hàng không chỉ là người mua mà là bất cứ cá nhân hay tổ chức nào nhận sản phẩm hay
dịch vụ. Do đó, các tổ chức phi lợi nhuận cũng có khách hàng. Tập trung vào khách hàng
có nghĩa là tập trung năng lực để thỏa mãn khách hàng và hiểu rằng tất cả các lợi nhuận
hoặc mất mát đều đến từ sự thỏa mãn của khách hàng. Lợi nhuận không phải là lý do để
tổ chức tồn tại. Lợi nhuận là để tổ chức phát triển và để tổ chức có thể thỏa mãn nhiều
khách hàng hơn. Tập trung vào lợi nhuận là hướng vào trong, tập trung vào khách hàng là
hướng ra bên ngoài. Tập trung vào khách hàng nghĩa là tổ chức hoạt động như một quá
trình để biến các nhu cầu của khách hàng thành sự thỏa mãn của họ. Điều đó có nghĩa là
tất cả các quá trình đều phải tập trung vào khách hàng.
Nguyên tắc này có nghĩa là mọi thành viên của tổ chức phải tập trung vào khách
hàng - không đơn giản chỉ là lãnh đạo cao nhất hay bộ phận bán hàng. Trước khi quyết
định, người ta phải tự hỏi chính mình là “khách hàng muốn gì?”. Tập trung vào khách
hàng cũng có nghĩa là thỏa mãn các nhu cầu hơn là các mong muốn. Một khách hàng
muốn có chứng nhận ISO 9001, nhưng thực tế nhu cầu của họ là cải thiện việc kinh
doanh. Trong khi chứng nhận ISO có thể xuất hiện để cung cấp sự thỏa mãn vào lúc ban
đầu, nó có thể chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn khi khách hàng dần nhận ra rằng việc
lấy chứng nhận ISO 9001 không làm cho tổ chức của họ phát triển mạnh lên như họ
mong đợi.
Áp dụng nguyên tắc này dẫn đến các hành động sau đây:
- Hiểu biết toàn bộ phạm vi nhu cầu của khách hàng và kỳ vọng cho các đặt tính
sản phẩm, giao hàng, giá cả, bảo hành,...
- Đảm bảo tiếp cận cân bằng nhu cầu và mong đợi giữa các khách hàng và các bên
liên quan khác (chủ sở hữu, con người, nhà cung cấp, cộng đồng địa phương và xã hội
nói chung).
- Trao đổi về nhu cầu và mong đợi trong toàn bộ tổ chức,
- Đo lường sự hài lòng của khách hàng và tác động lên kết quả đo, và
- Quản lý quan hệ khách hàng.
Thông qua nguyên tắc này ta đạt được:
- Xây dựng chính sách và chiến lược: về nhu cầu khách hàng và nhu cầu khác của
các bên liên quan.
- Mục tiêu và thiết lập mục tiêu: Đảm bảo rằng các mục tiêu liên quan và mục tiêu
là liên kết trực tiếp đến nhu cầu và mong đợi của khách hàng.
- Quản lý hoạt động: nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức để đáp ứng nhu cầu
khách hàng.
- Quản lý nguồn nhân lực: bảo đảm nhân sự có kiến thức và kỹ năng cần thiết để
đáp ứng các khách hàng.
Nguyên tắc 2: Sự lãnh đao
Lãnh đạo thiết lập sự thống nhất đồng bộ giữa mục đích, đường lối và môi trường
nội bộ trong doanh nghiệp. Hoạt động chất lượng sẽ không có hiệu quả nếu không có sự
cam kết triệt để của lãnh đạo. Lãnh đạo doanh nghiệp phải có tầm nhìn cao, xây dựng
những giá trị rõ ràng, cụ thể và định hướng vào khách hàng. Lãnh đạo phải chỉ đạo và
tham gia xây dựng chiến lược, hệ thống và và các biện pháp huy động sự tham gia và tính
sáng tạo của mỗi nhân viên để xây dựng, nâng cao năng lực của doanh nghiệp và đạt kết
quả tốt nhất có thể được.
Áp dụng nguyên tắc 2 dẫn đến các hành động sau:
- Là hình ảnh của sự chủ động và hàng đầu.
- Hiểu và đáp ứng với những thay đổi của môi trường bên ngoài.
- Xem xét các nhu cầu của tất cả các bên liên quan bao gồm khách hàng, chủ sở
hữu, nhân viên, các nhà cung cấp, cộng đồng địa phương và xã hội nói chung.
- Xây dựng một tầm nhìn rõ ràng về tương lai của tổ chức.
- Thiết lập, chia sẻ các giá trị và vai trò đạo đức ở tất cả các cấp của tổ chức.
- Xây dựng lòng tin và loại bỏ sự sợ hãi.
- Cung cấp cho nhân viên các nguồn lực cần thiết và tự do để hành động với trách
nhiệm và giải trình.
- Cảm hứng, khuyến khích và công nhận những đóng góp của mọi người.
- Thúc đẩy giao tiếp cởi mở và trung thực.
- Thiết lập các mục tiêu đầy thử thách, và thực hiện các chiến lược để đạt được các
mục tiêu và chỉ tiêu.
Thông qua nguyên tắc này ta đạt được:
- Xây dựng chính sách và chiến lược: Thiết lập và truyền đạt một tầm nhìn rõ ràng
về của tổ chức trong tương lai.
- Mục tiêu và thiết lập mục tiêu: Biến tầm nhìn của tổ chức vào các mục tiêu có
thể đo lường.
- Quản lý hoạt động: Trao quyền và sự tham gia mọi người để đạt được mục tiêu.
- Quản lý nguồn nhân lực: Có một quyền, chủ động, được thông tin đầy đủ và sự
ổn định của lực lượng lao động.

tải về 0.56 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   17   18   19   20   21   22   23   24   ...   64




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương