Ngày nay, với quá trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, chất lượng sản phẩm


Đặc điểm Quản trị chất lượng truyền thống



tải về 0.56 Mb.
trang20/64
Chuyển đổi dữ liệu09.08.2022
Kích0.56 Mb.
#52842
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   ...   64
Giáo trinh QTCL

Đặc điểm

Quản trị chất lượng
truyền thống


Quản trị chất lượng hiện đại

Tính chất

Chất lượng là vấn đề
công nghệ đơn thuần.

Chất lượng là vấn đề kinh doanh (tổng hợp
kinh tế - kỹ thuật, xã hội) là bộ phận không
thể tách rời của quản lý sản xuất - kinh doanh
của doanh nghiệp.

Phạm vi

Vấn đề tác nghiệp.

Vấn đề tác nghiệp và chiến lược

Cấp quản lý

Thực hiện ở cấp phân
xưởng trong khâu sản
xuất.

Thực hiện ở mọi cấp.
+ Cấp công ty: Quản lý chiến lược chất lượng.
+ Cấp phân xưởng, phòng ban: Quản tri tác
nghiệp chất lượng.
+ Tự quản (người lao động tự quản lý chất
lượng).

Mục tiêu

Ngắn hạn lợi nhuận
cao.

Kết hợp giữa dài hạn và ngắn hạn thỏa mãn
nhu cầu của khách hang ở mức cao.

Sản phẩm

Sản phẩm cuối cùng
bán ra ngoài công ty.

Tất cả sản phẩm và dịch vụ không kể thực
hiện bên trong hay bán ra ngoài.

Khách hàng

Bên ngoài, những người tiêu thụ sản phẩm của doanh
nghiệp.

Cả bên trong và bên ngoài những tổ chức có
liên quan trực tiếp đến chất lượng.

Chức năng

Kinh tế, kiểm soát

Hoạch định, kiểm soát và hoàn thiện.

Nhiệm vụ

Của phòng KCS. Vai
trò của người quản lý là ra lệnh cưỡng chế bắt phải thực hiện.

Toàn công ty

Cách xem xét
vấn đề


Đi thẳng và từng vấn
đề riêng biệt tách rời nhau.

Đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với toàn bộ hệ
thống.

Bảng 3.1. So sánh quản trị chất lượng hiện đại với quản trị chất lượng truyền thống.

1.2 Khái niệm quản lý chất lượng


Hiện nay có nhiều cách tiếp cận về quản trị nói chung và quản trị chất lượng nói
riêng, vì vậy quản trị chất lượng nên được tiếp cận theo cách nào? Do có nhiều quan
điểm về quản trị nên trong quản trị chất lượng cũng tồn tại một số quan điểm.
Theo GOST 15467-70 của Liên Xô định nghĩa : “Quản trị chất lượng là xây
dựng, đảm bảo và duy trì mức chất lượng tất yếu của sản phẩm khi thiết kế, chế tạo, lưu
thông và tiêu dùng”.
Theo tiêu chuẩn công nghệ Nhật Bản JIT “ Quản trị chất lượng là hệ thống các
phương pháp sản xuất tạo ra điều kiện sản xuất tiết kiệm những hàng hóa có chất lượng
hoặc đưa ra những dịch vụ có chất lượng thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng”.
Kaoru Ishikawa, chuyên gia hàng đầu về chất lượng của Nhật Bản đã làm rõ thêm:
“Quản trị chất lượng có nghĩa là nghiên cứu, triển khai, thiết kế, sản xuất và bảo dưỡng
một sản phẩm có chất lượng, kinh tế nhất, có ích cho người tiêu dùng và bao giờ cũng
thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng”
A.G Roberson (Anh) định nghĩa “Quản trị chất lượng là ứng dụng các phương
pháp, thủ tục và kiến thức khoa học kỹ thuật đảm bảo cho các sản phẩm sẽ hoặc đang sản
xuất phù hợp với yêu cầu thiết kế hoặc với yêu cầu trong hợp đồng kinh tế băng con
đường hiệu quả nhất, kinh tế nhất”.
Theo TCVN ISO 9000 : 2015, “Quản trị chất lượng là tập hợp những hoạt động
của chức năng quản trị nhằm xác định mục tiêu và chính sách chất lượng cũng như trách
nhiệm thực hiện chúng thông qua các biện pháp như lập kế hoạch chất lượng, đảm bảo
chất lượng, và cải tiến chất lượng trong khuôn khổ của hệ thống chất lượng”.
Tóm lại: Quản trị chất lượng nhằm mục đích sản xuất ra một sản phẩm có mức
chất lượng có thể thỏa mãn những đòi hỏi của người tiêu dùng với chi phí tối ưu.
Một sản phẩm phù hớp với những yêu cầu của công nghiệp dù là ISO, JIT hay
TCVN vẫn có thể không đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng vì nhu cầu không cố
định mà thay đổi theo thời gian.
Để quản trị chất lượng không thể bỏ qua sự điều chỉnh giá cả, thu nhập và chi phí.
Ngay với mức chất lượng cao đi nữa nếu nó có mức giá quá cao thì vẫn không đáp ứng
được nhu cầu của người tiêu dùng. Nói cách khác thì không thể quyết định chất lượng mà
không tính đến giá cả. Điều này có ý nghĩa quan trọng khi lập kế hoạch và thiết kế chất
lượng.
Thực chất của quản trị chất lượng là tổng hợp các hoạt động của chức năng quản
lý như: hoạch định, tổ chức, kiểm tra và điều chỉnh. Các biện pháp quản lý chất lượng
bao gồm hành chính, tổ chức, kinh tế, kỹ thuật, xã hội và tâm lý. Quản trị chất đòi hỏi sự
tham gia của tất cả mọi người, mọi thành viên trong xã hội, trong tổ chức và đặc biệt là
các cấp lãnh đạo của tổ chức.
Quản lý chất lượng phải được thực hiện trong suốt chu kỳ sống của sản phẩm, từ
thiết kế, chế tạo đến sử dụng sản phẩm.
Phải quản trị chất lượng trong mọi biểu hiện của nó. Điều đó có liên quan đến việc
hiểu khái niệm chất lượng như thế nào?. Trong các định nghĩa nói trên thì ta hiểu chất
lượng là chất lượng sản phẩm và quản trị chất lượng là chỉ là quản trị chất lượng sản
phẩm. Thực ra quản trị chất lượng được hiểu theo nghĩa rộng hơn là: chất lượng là chất
lượng công việc, chất lượng phục vụ, chất lượng của một quá trình, chất lượng lãnh đạo,
chất lượng hoạt động của hệ thống, một công ty, một hãng....


tải về 0.56 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   ...   64




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương