Ngày nay, với quá trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, chất lượng sản phẩm



tải về 0.56 Mb.
trang27/64
Chuyển đổi dữ liệu09.08.2022
Kích0.56 Mb.
#52842
1   ...   23   24   25   26   27   28   29   30   ...   64
Giáo trinh QTCL

3.4 Điều chỉnh và cải tiến


Đó là toàn bộ những hoạt động nhằm tạo ra sự phối hợp đồng bộ, khắc phục các
tồn tại và đưa chất lượng sản phẩm lên mức cao hơn trước nhằm giảm dần những khoảng
cách giữa những mong muốn của khách hàng và thực tế chất lượng đạt được, thỏa mãn
khách hàng ở mức cao hơn.
Hoạt động điều chỉnh và cải tiến đối quản trị chất lượng được hiểu rõ ở nhiệm vụ
cải tiến và nâng cao chất lượng.
Cải tiến và hoàn thiện chất lượng sản phẩm theo các hướng:

  • Phát triển sản phẩm mới, đa dạng hóa sản phẩm

  • Thực hiện công nghệ mới

  • Thay đổi quá trình làm giảm khuyết tật

Các bước công việc chủ yếu:
- Thiết lập cơ sở hạ tầng cần thiết để đảm bảo hoàn thiện chất lượng sản phẩm
- Xác định những nhu cầu đặc trưng về hoàn thiện chất lượng. Đề ra các phương
án hoàn thiện
- Thiết lập tổ công tác có đủ khả năng thực hiện thành công dự án, cung cấp các
nguồn lực cần thiết (tài chính, kỹ thuật, lao động)
- Động viên, đào tạo và kích thích quá trình thực hiện dự án hoàn thiện chất lượng.

4. Các phương thức quản lý chất lượng

4.1 Kiểm tra chất lượng – I (Inspection)


Là hoạt động như đo, xem xét, thử nghiệm hoặc định cỡ một hay nhiều đặc tính của đối tượng và so sánh kết quả với yêu cầu qui định nhằm xác định sự phù hợp của mỗi đặc tính.
Như vậy, kiểm ưa chỉ là phân loại sản phẩm đã được chế tạo, một cách xử lý chuyện đã rồi. Ngoài ra, sản phẩm phù hợp qui định cũng chưa chắc thỏa mãn nhu cầu thị ưường, nếu như các qui định không phản ánh đúng nhu cầu.

4.2 Kiểm soát chất lượng – QC (Quality Control)


Là những hoạt động và kỹ thuật có tính tác nghiệp, được sử dụng nhằm đáp ứhg các yêu cầu chất lượng.
Kiểm soát chất lượng là kiểm soát mọi yếu tộz ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tạo ra chất lượng, bao gồm:
• Kiểm soát con người thực hiện. Người thực hiện phải được đào tạo để có đủ kiến thức, kỹ năng thực hiện công việc. Họ phải được thông tin đầy đủ về công việc cần thực hiện và kết quả cần đạt được. Họ phải được trang bị đầy đủ phương tiện để làm việc.
• Kiểm soát phương pháp và quá trình sản xuất. Các phương pháp và quá trình sản xuất phải được thiết lập phù hợp với điều kiện sản xuất và phải được theo dõi, kiểm soát thường xuyên nhằm phát hiện kịp thời những biến động của quá trình.
• Kiểm soát nguyên vật liệu đầu vào. Nguồn cung câp nguyên vật liệu phải được lựa chọn. Nguyên vật liệu phải được kiểm tra chặt chẽ khi nhập vào và ưong quá trình bảo quản.
• Kiểm soát, bảo dưỡng thiết bị. Thiết bị phải được kiểm tra thường xuyên, định kỳ và được bảo dưỡng, sửa chữa theo đúng qui định.
• Kiểm tra môi trường làm việc, ánh sáng, nhiệt độ, điều kiện làm việc...

HÌNH 3.3. CHU TRÌNH PDCA.
Việc kiểm soát chất lượng nhằm chủ yếu vào quá trình sản xuất để khắc phục những sai sót ngay trong quá trình thực hiện.
Để quá trình kiểm soát chát lượng đạt hiệu quả, tổ chức cần xây dựng một cơ cấu tổ chức hợp lý, phân công trách nhiệm rõ ràng giữa các bộ phận. Hoạt động kiểm soát chát lượng được tiến hành theo chu trình PDCA do Tiến sĩ Deming đưa ra như hình 3.3.

tải về 0.56 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   23   24   25   26   27   28   29   30   ...   64




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương