Luận văn thạc sỹ y họC


Biến chứng hôn mê và tử vong



tải về 0.61 Mb.
Chế độ xem pdf
trang36/44
Chuyển đổi dữ liệu12.09.2022
Kích0.61 Mb.
#53151
1   ...   32   33   34   35   36   37   38   39   ...   44
nghien cuuu vien gan b san phu(FILEminimizer)

4.1.4.3. Biến chứng hôn mê và tử vong. 
Bảng 4.6. Tỷ lệ biến chứng hôn mê gan – tử vong trong nghiên cứu của 
chúng tôi so với các tác giả khác. 
 
Tác giả 
Tỷ lệ hôn 
mê (%) 
Tỷ lệ tử 
vong (%) 
Tỷ lệ tử vong 
sau hôn mê (%) 
Vũ Khánh Lân (1978) [21] 
37 
33,3 
90 
Harmidss (1996) [49] 
37 
16 
68 
Aziz AB (1997) [39] 
38 
15 
Không số liệu 
Vũ Thị Thu Huyền (2000) [13] 
26,7 
23,3 
87,5 
Nguyễn Dư Dậu (2006) 
17,3 
16,5 
91,7 
Nguyễn Văn Hiền (2011) 
0,0 
0,0 
0,0 
Trong nghiên cứu của chúng tôi (Bảng 3.14), tỷ lệ tử vong ở các sản 
phụ VGVR B chuyển dạ đẻ thấp hơn so với tác giả nước ngoài, cũng có thể 
do chúng tôi chỉ nghiên cứu các sản phụ chuyển dạ đẻ bị VGVR B, mà 
VGVR tối cấp thường gặp ở các phụ nữ có thai đặc biệt bệnh càng trầm trọng 
hơn khi chuyển dạ đẻ và sau đẻ do giảm các yếu tố đông máu dẫn đến chảy 
máu tại một hoặc nhiều cơ quan gây nên suy đa phủ tạng làm tăng tỷ lệ hôn 
mê gan và tử vong. Mặt khác trong nghiên cứu của chúng tôi ở sản phụ chỉ 
có xét nghiệm HbsAg (+) phải chăng các sản phụ trong nghiên cứu khác 
này ngoài viêm gan B ra còn phối hợp với các loại viêm gan do virus khác 
nên tỷ lệ tử vong của chúng tôi gặp ít hơn. 


71
Biến chứng tử vong trong hôn mê gan đã được nhiều tác giả đề cập đến. 
Hôn mê gan thường xuất hiện trong VGVR tối cấp, đa số tử vong do suy chức 
năng gan nói riêng và suy đa phủ tạng nói chung. Việc tiên lượng của các sản 
phụ phụ thuộc vào mức giảm sinh sợi huyết, tỷ lệ prothrombin máu và mức 
tăng bilirubin máu cũng như mức tăng creatinin huyết thanh và enzyme gan 
[79]. Theo Trịnh Thị Ngọc: trong VGVR mức độ tăng enzyme gan không 
tương quan với mức độ trầm trọng của bệnh [24]. 
Tỷ lệ hôn mê và tử vong phụ thuộc vào biến chứng suy thận cấp (biểu 
hiện là vô niệu, tăng creatinin và urê huyết thanh), và sự xuất hiện của hội 
chứng suy tế bào gan (biểu hiện là cổ chướng, chảy máu tại nhiều cơ quan, rối 
loạn các yếu tố đông máu). 
Cổ chướng là do giảm protid máu và ứ trệ tuần hoàn, hậu quả của hội 
chứng suy tế bào gan và suy tim mạch ở giai đoạn cuối của bệnh Vũ Bằng 
Đình cũng coi cổ chướng là dấu hiệu đầu tiên báo hiệu tình trạng xấu của 
bệnh [9]. 
- Một trong những yếu tố tiên lượng bệnh đó là thể VGVR B cấp và 
tối cấp. Rokitanski đã mô tả những hình thái này từ năm 1842 với tên là teo 
gan vàng do gan đột ngột giảm nhanh kích thước – biểu hiện gan bị hoại tử 
khuếch tán thành từng mảnh lớn mà không có sự tái tạo tế bào gan, bệnh nhân 
xuất hiện vàng da rồi tiếp đó chưa đầy 4 ngày sau bệnh nhân đi vào hôn mê. 
- Tác giả Nguyễn Thìn cũng có nhận xét như vậy “teo gan vàng da cấp 
tính thường gặp nhiều lúc có thai và thường đưa đến tử vong” [29]. 
Theo nghiên cứu của Phan Thị Anh, một trong những yếu tố tiên lượng 
xấu đó là sự giảm đột ngột sinh sợi huyết và tỷ lệ prothrombin, điều này 
chứng tỏ chức năng gan bị suy cấp, dẫn đến cơ thể bị nhiễm độc nên bị hôn 
mê và tử vong [3]. Trong nghiên cứu này, tỷ lệ tử vong càng cao khi tỷ lệ 
prothrombin càng giảm.


72
Theo nghiên cứu của M. Bourel: những bệnh nhân có tỷ lệ prothrombin 
giảm < 50% đều gặp ở những trường hợp VGVR nặng dễ bị chảy máu đưa 
đến tử vong [81]. 
Nghiên cứu Vũ Khánh Lân thì tử vong là 43,3% số bệnh nhân có tỷ lệ 
prothrombin giảm < 50% [21].
Cùng với sự giảm tỷ lệ prothrombin và giảm khả năng tổng hợp protid 
dẫn đến giảm sinh sợi huyết cũng báo hiệu tình trạng xấu của bệnh, sinh sợi 
huyết giảm đưa đến chảy máu, suy đa tạng và hôn mê.
Theo nghiên cứu của Vũ Khánh Lân tỷ lệ này là 72% [21].  
Thời điểm xảy ra biến chứng hôn mê.  
Theo nghiên cứu của Vũ Khánh Lân: hôn mê xảy ra sau đẻ là 80%, hôn 
mê trước và trong chuyển dạ là 20%. Theo Nguyễn Thị Thu Huyền: hôn mê 
sau đẻ gặp 68,7%, tỷ lệ tử vong 71,5%. Các tác giả này thấy rằng: chuyển dạ 
đẻ là một gắng sức lớn đối với sản phụ nói chung đặc biệt với các sản phụ bị 
VGVR, đòi hỏi gan phải làm việc nhiều hơn nên sau đẻ các sản phụ thường bị 
kiệt sức kèm theo do rối loạn các yếu tố đông máu gây chảy máu là điều kiện 
thuận lợi để gan bị suy cấp dẫn đến hôn mê và tử vong sau đẻ tăng lên. Phạm 
Song nhận xét viêm gan tối cấp thường xảy ra ở những bệnh nhân có hoạt 
động gắng sức nhiều [26]. 
Nghiên cứu 4 trường hợp hôn mê trước chuyển dạ. Tác giả Nguyễn Dư 
Dậu thấy: 4 sản phụ có tuổi thai 28 – 31 tuần; [35] đến viện muộn, khi đã ở 
giai đoạn tiền hôn mê hoặc hôn mê với các hội chứng suy gan, thận cấp, gan 
teo vàng da đậm, phù toàn thân, bụng chướng, chảy máu nhiều nơi, vô niệu, 
enzyme gan, bilirubin máu, urê huyết thanh và creatinin huyết thanh tăng rất 
cao. Sinh sợi huyết và tỷ lệ prothrombin gần như không còn, rối loạn tri giác 
hoặc hôn mê. 2 sản phụ tử vong chuyển dạ, 1 sản phụ tử vong sau đẻ và 1 sản 
phụ sống sau khi được chuyển đến VYHLCBNĐQG điều trị. Có 1 sản phụ 


73
hôn mê trong chuyển dạ: sản phụ có thai 35 tuần, bệnh nặng lên với sự xuất 
hiện cổ trướng, chảy máu tiêu hóa. Sản phụ này bị hôn mê sau khi chuyển dạ 
13 giờ và tử vong sau khi sinh 1 giờ, có 19 sản phụ hôn mê sau đẻ. Những sản 
phụ này lúc vào viện đều tỉnh táo, khi chuyển dạ bệnh tiến triển sang thể tối 
cấp biểu hiện dấu hiệu suy chức năng gan, thận trầm trọng. Các xét nghiệm 
bilirubin máu, creatinin huyết thanh và urê huyết thanh tăng lên rất cao. Trong 
khi enzyme gan lại giảm đi. Điều này đã giải thích được lý do của biến chứng 
hôn mê và tử vong sau đẻ là rất cao. 
Trong nghiên cứu của chúng tôi, các sản phụ chuyển đến viện đã có 
dấu hiệu chuyển dạ nên biến chứng đẻ non (tỷ lệ 23,4%) là không thể tránh 
khỏi. Tuy nhiên đa số các sản phụ này đã được phát hiện VGVR B và điều trị 
tại các cơ sở y tế chuyên khoa từ 1 đến 6 tuần, được điều chỉnh các rối loạn 
đông máu như truyền máu và tiêm các yếu tố đông máu đã hạn chế được mức 
độ chảy máu sau đẻ, giảm suy đa tạng đặc biệt là suy gan cấp, hôn mê và tử 
vong. Và sau khi sinh trong tình trạng sản khoa đã ổn định một số sản phụ 
được chuyển viện để điều trị tích cực. Điều này có thể lý giải tại sao không có 
sản phụ hôn mê trong nghiên cứu của chúng tôi. Theo tác giả Nguyễn Dư Dậu 
thì tỷ lệ này là 18%. Trong khi đó Vũ Thị Thu Huyền 26,7%. 

tải về 0.61 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   32   33   34   35   36   37   38   39   ...   44




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương