Luận văn thạc sỹ y họC


 CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ TRÍ TRONG CHUYỂN DẠ



tải về 0.61 Mb.
Chế độ xem pdf
trang39/44
Chuyển đổi dữ liệu12.09.2022
Kích0.61 Mb.
#53151
1   ...   36   37   38   39   40   41   42   43   44
nghien cuuu vien gan b san phu(FILEminimizer)

4.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ TRÍ TRONG CHUYỂN DẠ. 
4.2.1. Phương pháp đẻ. 
Phần lớn các sản phụ đẻ đường dưới (67,8%) trong đó đẻ thường 62,5%, 
foxep 5,3%. Có 49 trường hợp mổ lấy thai chiếm 32,2% (Biểu đồ 3.8).
Trong số các trường hợp mổ lấy thai chúng tôi thấy 59,18% là do bất 
thường các yếu tố chuyển dạ, 16,32% là do các nguyên nhân liên quan đến 
VGVR B, còn lại 24,5% là do các nguyên nhân khác (Biểu đồ 3.9). Điều này 
cho thấy rằng phương châm cố gắng cho đẻ đường dưới ở các sản phụ bị 
nhiễm VRVG B. Trong đó có 48 trường hợp viêm gan thông thường, cuộc mổ 
diễn ra hoàn toàn bình thường mẹ ổn định và con tốt, có 1 trường hợp sau mổ 
bị chảy máu do rối loạn đông máu biểu hiện sinh sợi huyết còn 1,1g/l tỷ lệ 
prothrombin 19% sau đó biến chứng suy gan, thận và được điều trị tích cực ở 
viện YHLSCBNĐQG nên không bị hôn mê và tử vong. 
Tỷ lệ mổ lấy thai, foxep của chúng tôi là 37,5% cao hơn so với nghiên 
cứu của Nguyễn Dư Dậu (là 30,8%) và Vũ Thị Thu Huyền. Tỷ lệ này thấp 
hơn so với Đinh Thị Bình (58,9%). Có lẽ phác đồ xử trí sản khoa của bệnh 


77
viện Quân đội 108 không giống với phác đồ điều trị của BVPSTƯ nên kết quả 
khác với chúng tôi.
Các trường hợp chỉ định can thiệp foxep là chủ động để hỗ trợ cho mẹ 
khi đẻ rặn, có 1 trường hợp sau foxep sản phụ bị chảy máu do rối loạn đông 
máu, biểu hiện sinh sợi huyết 1,0 g/l, tỷ lệ prothrombin 22%, sản phụ được 
chỉ định cắt tử cung bán phần và truyền máu, tuy nhiên sản phụ không bị hôn 
mê và tử vong. 
Trong nghiên cứu của chúng tôi, ngoại trừ 1 trường hợp mổ lấy thai và 
1 trường hợp foxep sau đó cắt tử cung bán phần do rối loạn đông máu gây 
chảy máu, còn lại tất cả các sản phụ VGVR B nặng đều diễn ra bình thường.
Theo tác giả Nguyễn Dư Dậu thì tất cả các trường hợp suy thai cấp rồi 
chết trong chuyển dạ đều xảy ra ở các sản phụ VGVR nặng, có suy gan thận 
và hôn mê. Trong 7 trường hợp thai chết trong chuyển dạ có 6 trường hợp thai 
non tháng có tuổi thai từ 28 -36 tuần, có lẽ do sản phụ đang ở trong tình trạng 
nguy kịch kèm theo tuổi thai còn non nên không có chỉ định can thiệp bằng 
phẫu thuật để lấy thai. Kết quả là thai chết, sau đẻ sản phụ bị chảy máu, suy 
gan thận, hôn mê và tử vong.
Trong nghiên cứu của Vũ Khánh Lân năm 1978 tại Bệnh Viện C (nay 
là BVPSTƯ) có 3 trường hợp suy thai cấp trong chuyển dạ nhưng sản phụ 
không được phẫu thuật vì đang VGVR tiến triển do vậy cả 3 trường hợp này 
đều tử vong cả mẹ và con [2]. 
Nghiên cứu của Vũ Thị Thanh Huyền (1996 – 2000) thì hướng xử trí 
của các nhà sản khoa là phù hợp với đa số tác giả trong nước ở những năm 
trước đây [13]. Theo Trần Hán Chúc, Nguyễn Văn Kính, Vương Tiến Hòa 
đều trích can thiệp các thủ thuật và phẫu thuật sản khoa vì nguy cơ chảy máu 
dẫn đến tử vong mẹ [7], [17], [19]. Tuy nhiên trong nghiên cứu của chúng tôi, 
trong những năm gần đây việc sản phụ bị VGVR nặng có suy thai cấp đã 


78
được phẫu thuật để cứu con mặc dù sau phẫu thuật sản phụ vẫn bị chảy máu 
do rối loạn đông máu dẫn đến suy thận, gan và tử vong. Chúng tôi cho rằng 

tải về 0.61 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   36   37   38   39   40   41   42   43   44




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương