GÓi thầu số 09: toàn bộ phần xây lắp tuyến kè giai đOẠN 1, ĐƯỜng thi côNG, CÔng trình phụ trợ VÀ chi phí LÁn trại phục vụ thi côNG


III. Yêu cầu về kỹ thuật/chỉ dẫn kỹ thuật



tải về 3.72 Mb.
trang18/25
Chuyển đổi dữ liệu15.08.2016
Kích3.72 Mb.
#20105
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   ...   25

III. Yêu cầu về kỹ thuật/chỉ dẫn kỹ thuật

Yêu cầu về mặt kỹ thuật/chỉ dẫn kỹ thuật bao gồm các nội dung chủ yếu sau:

1. Quy trình, quy phạm áp dụng cho việc thi công, nghiệm thu công trình:

1.1. Quy trình, quy phạm áp dụng cho việc thi công, nghiệm thu tổng thể:

- TCVN 4252:2012 Qui trình lập thiết kế tổ chức xây dựng và thiết kế tổ chức thi công

- TCVN 4055:2012 Tổ chức thi công

- TCVN 4087:2012 Sử dụng máy xây dựng. Yêu cầu chung

- QCVN 18:2014/BXD Qui chuẩn kỹ thuật an toàn trong xây dựng

- TCVNXD 9398: 2012 Công tác trắc địa trong xây dựng công trình - Yêu cầu chung

- TCVN 5637:1991 Quản lý chất lượng xây lắp công trình xây dựng

- TCVN 9377-1:2012 Công tác hoàn thiện trong xây dựng. Thi công và nghiệm thu

- TCVN 4516:1988 Hoàn thiện mặt bằng xây dựng. Quy phạm thi công và nghiệm thu

- TCXDVN 371:2006 Nghiệm thu các công trình xây dựng

- TCVN 5640:1991: Bàn giao công trình xây dựng. Nguyên tắc cơ bản

1.2. Quy trình, quy phạm áp dụng cho việc thi công, nghiệm thu công tác đất:

- TCVN 4447:2012 Công tác đất - thi công và nghiệm thu

- TCVN 9361:2012 Công tác nền móng - Thi công và nghiệm thu

- TCVN 9436:2012 Nền đường ô tô thi công và nghiệm thu

1.3. Quy trình, quy phạm áp dụng cho việc thi công, nghiệm thu công tác bê tông:

- TCVN 4453 - 1995 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối - Quy phạm thi công và nghiệm thu

- TCVNXD 9115: 2012 Kết cấu Bê tông và Bê tông cốt thép lắp ghép- Quy phạm thi công và nghiệm thu

- TCVN 9345:2012 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép – Hướng dẫn kỹ thuật phòng chống nứt dưới tác động của khí hậu nóng ẩm

- TCXDVN 305: 2004 Bê tông khối lớn - Quy phạm thi công và nghiệm thu

- TCXD 8828:2011 Bê tông - Yêu cầu bảo dưỡng ẩm tự nhiên

- Quyết định số 1951/QĐ-BGTVT ngày 17/8/2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Quy định tạm thời về kỹ thuật thi công và nghiệm thu mặt đường bê tông xi măng trong xây dựng công trình giao thông.

1.4. Quy trình, quy phạm áp dụng cho việc thi công, nghiệm thu công tác đóng ép cọc:

- TCVN 9394:2012 Đóng và ép cọc - thi công và nghiệm thu.

1.5. Quy trình, quy phạm áp dụng cho việc thi công, nghiệm thu công tác kết cấu gạch đá:

- TCVN 4085:2011 Kết cấu gạch đá - Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu

1.6. Quy trình, quy phạm áp dụng cho việc thi công, nghiệm thu công kết cấu thép:

- TCXDVN 170:2007 Kết cấu thép - Gia công lắp ráp và nghiệm thu - Yêu cầu kỹ thuật

2. Yêu cầu về tổ chức kỹ thuật thi công, giám sát;

- Nhà thầu thi công xây dựng lập thiết kế biện pháp thi công.

- Nhà thầu thi công xây dựng có hệ thống quản lý chất lượng phù hợp và lập hồ sơ quản lý chất lượng công trình.

- Nhà thầu thi công công trình xây dựng có trách nhiệm tiếp nhận và quản lý mặt bằng xây dựng, bảo quản mốc định vị và mốc giới công trình.

- Lập và thông báo cho chủ đầu tư và các chủ thể có liên quan hệ thống quản lý chất lượng, mục tiêu và chính sách đảm bảo chất lượng công trình của nhà thầu. Hệ thống quản lý chất lượng công trình của nhà thầu phải phù hợp với quy mô công trình, trong đó nêu rõ sơ đồ tổ chức và trách nhiệm của từng bộ phận, cá nhân đối với công tác quản lý chất lượng công trình của nhà thầu.

- Trình chủ đầu tư chấp thuận các nội dung sau:

+ Kế hoạch tổ chức thí nghiệm và kiểm định chất lượng, quan trắc, đo đạc các thông số kỹ thuật của công trình theo yêu cầu thiết kế và chỉ dẫn kỹ thuật;

+ Biện pháp kiểm tra, kiểm soát chất lượng vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị được sử dụng cho công trình; thiết kế biện pháp thi công, trong đó quy định cụ thể các biện pháp, bảo đảm an toàn cho người, máy, thiết bị và công trình;

+ Kế hoạch kiểm tra, nghiệm thu công việc xây dựng, nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận (hạng mục) công trình xây dựng, nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng;

- Bố trí nhân lực, thiết bị thi công phù hợp khả thi.

- Thực hiện trách nhiệm quản lý chất lượng trong việc mua sắm, chế tạo, sản xuất vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị được sử dụng cho công trình theo quy định.

- Thực hiện các công tác thí nghiệm kiểm tra vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị công trình, thiết bị công nghệ trước và trong khi thi công xây dựng theo quy định.

- Thi công xây dựng theo đúng hợp đồng xây dựng, thiết kế xây dựng công trình. Kịp thời thông báo cho chủ đầu tư nếu phát hiện sai khác giữa thiết kế, hồ sơ hợp đồng xây dựng và điều kiện hiện trường trong quá trình thi công. Tự kiểm soát chất lượng thi công xây dựng theo yêu cầu của thiết kế và quy định của hợp đồng xây dựng. Hồ sơ quản lý chất lượng của các công việc xây dựng phải được lập theo quy định và phù hợp với thời gian thực hiện thực tế tại công trường.

- Kiểm soát chất lượng công việc xây dựng và lắp đặt thiết bị; giám sát thi công xây dựng công trình đối với công việc xây dựng do nhà thầu phụ thực hiện trong trường hợp là nhà thầu chính hoặc tổng thầu.

- Xử lý, khắc phục các sai sót, khiếm khuyết về chất lượng trong quá trình thi công xây dựng (nếu có).

- Thực hiện trắc đạc, quan trắc công trình theo yêu cầu thiết kế. Thực hiện thí nghiệm, kiểm tra chạy thử đơn động và chạy thử liên động theo kế hoạch trước khi đề nghị nghiệm thu.

- Lập nhật ký thi công xây dựng công trình theo quy định.

- Lập bản vẽ hoàn công theo quy định.

- Yêu cầu thực hiện nghiệm thu công việc chuyển bước thi công, nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng, nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng.

- Báo cáo về tiến độ, chất lượng, khối lượng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường thi công xây dựng theo quy định.

- Hoàn trả mặt bằng, di chuyển vật tư, máy móc, thiết bị và những tài sản khác của mình ra khỏi công trường sau khi công trình đã được nghiệm thu, bàn giao, trừ trường hợp trong hợp đồng xây dựng có thỏa thuận khác.

3. Yêu cầu về chủng loại, chất lượng vật tư, máy móc, thiết bị (kèm theo các tiêu chuẩn về phương pháp thử):

3.1. Các tiêu chuẩn vật tư, máy móc, thiết bị áp dụng cho công tác đất:

+ TCVN 4447: 2012 Công tác đất - thi công và nghiệm thu

+ TCVN 4087: 2012 Sử dụng máy xây dựng. Yêu cầu chung

3.2. Các tiêu chuẩn vật tư, máy móc, thiết bị áp dụng cho công tác bê tông:

+ TCVN 7570:2006- Cốt liệu cho bê tông và vữa - Yêu cầu kỹ thuật

+ TCVN 7572:2006 - Cốt liệu cho bê tông và vữa - Phương pháp thử

+ TCVN 6260: 2009 Xi măng Poóc lăng hỗn hợp - Yêu cầu kỹ thuật

+ TCVN 2682: 2009 Xi măng Poóc lăng - Yêu cầu kỹ thuật

+ TCVN 1651-1: 2008 Thép cốt bê tông - Thép thanh tròn

+ TCVN 1651-2: 2008 Thép cốt bê tông - Thép thanh vằn

+ TCVN 4506: 2012 Nước trộn bê tông và vữa - Yêu cầu kỹ thuật

+ TCVN 4087:2012 Sử dụng máy xây dựng. Yêu cầu chung

3.3. Các tiêu chuẩn vật tư, máy móc, thiết bị áp dụng cho công tác xây:

+ TCVN 7570:2006- Cốt liệu cho bê tông và vữa - Yêu cầu kỹ thuật

+ TCVN 7572:2006 - Cốt liệu cho bê tông và vữa - Phương pháp thử

+ TCVN 6260: 2009 Xi măng Poóc lăng hỗn hợp - Yêu cầu kỹ thuật

+ TCVN 2682: 2009 Xi măng Poóc lăng - Yêu cầu kỹ thuật

+ TCVN 4506: 2012 Nước trộn bê tông và vữa - Yêu cầu kỹ thuật

+ TCVN 4087:2012 Sử dụng máy xây dựng. Yêu cầu chung

3.4. Các tiêu chuẩn vật tư, máy móc, thiết bị áp dụng cho công tác xây lắp khác:

+ TCVN 8222-2009 Vải địa kỹ thuật - Quy định chung về lấy mẫu, thử mẫu và xử lý thống kê.

+ TCVN 5639:1991 Nghiệm thu thiết bị đã lắp đặt xong-Nguyên tắc cơ bản

Ngoài ra nhà thầu cần tuân thủ các yêu cầu sau:

- Tổ chức thực hiện thí nghiệm kiểm tra chất lượng và cung cấp cho chủ đầu tư các chứng chỉ, chứng nhận, các thông tin, tài liệu có liên quan tới sản phẩm xây dựng theo quy định về chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

- Kiểm tra chất lượng, số lượng, chủng loại của sản phẩm phù hợp với yêu cầu trước khi bàn giao cho chủ đầu tư;

- Thông báo cho bên giao thầu các yêu cầu về vận chuyển, lưu giữ, bảo quản sản phẩm xây dựng;

- Thực hiện sửa chữa, đổi sản phẩm không đạt yêu cầu về chất lượng theo cam kết bảo hành sản phẩm xây dựng và các quy định liên quan.

- Trình bên giao thầu quy trình sản xuất, kiểm soát chất lượng trong quá trình sản xuất, chế tạo và quy trình thí nghiệm, thử nghiệm theo yêu cầu của thiết kế;

- Tổ chức chế tạo, sản xuất và thí nghiệm, thử nghiệm theo quy trình đã được bên chủ đầu tư chấp thuận; tự kiểm soát chất lượng và phối hợp với chủ đầu tư trong việc kiểm soát chất lượng trong quá trình chế tạo, sản xuất, vận chuyển và lưu giữ tại công trình;

- Tổ chức kiểm tra và nghiệm thu trước khi bàn giao cho chủ đầu tư;

- Vận chuyển, bàn giao cho chủ đầu tư theo quy định;

- Cung cấp cho bên giao thầu các chứng nhận, chứng chỉ, thông tin, tài liệu liên quan theo quy định về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

4. Yêu cầu về trình tự thi công, lắp đặt:

Nhà thầu căn cứ vào hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công được duyệt và nội dung ở Mục II: Yêu cầu về tiến độ thực hiện phần trên để đề xuất trình tự thi công, lắp đặt cho phù hợp:

- Công tác chuẩn bị.

- Thi công các công rình phụ trợ, đường nội bộ.

- Thi công đóng cọc chân kè

- Thi công gia cố chân và mái kè.

- Thi công đường quản lý.

- San đất, vận chuyển đất thải, dọn dẹp hoàn trả hiện trạng công trình.

5. Yêu cầu về vận hành thử nghiệm, an toàn:

Nhà thầu phải tiến hành vận hành thử nghiệm, kiểm tra an toàn công trình theo quy định của Luật Xây dựng năm 2014, Nghị định 59/2015/NĐ-CP, Nghị định 46/2015/NĐ-CP, tiêu chuẩn kỹ thuật và các quy đinh khác có liên quan.

6. Yêu cầu về phòng, chống cháy, nổ:

Trong quá trình thực hiện Hợp đồng, Nhà thầu phải đảm bảo công tác phòng chống cháy nổ theo qui định hiện hành và phải được trình bày đầy đủ các biện pháp chi tiết trong hồ sơ dự thầu.

- Nhà thầu phải tuân thủ các quy định: Luật phòng cháy và chữa cháy, Nghị định 79/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật phòng cháy và chữa cháy; An toàn cháy - Yêu cầu chung TCVN 3254:1989; Phòng cháy - dấu hiệu an toàn TCVN 4879:1989; An toàn nổ - yêu cầu chung TCVN 3255:1986;

- Không để sự cố cháy nổ xảy ra;

- Phải thực hiện biện pháp phòng chống cháy nổ cho công trường; Khu vực có vật liệu dể cháy nổ như xăng dầu, bình hơi, thiết bị có áp lực cần bố trí vị trí có khoảng cách an toàn tới khu vực dân cư, có biển báo và trang bị dụng cụ, phương tiện phòng chửa cháy thích hợp;

7. Yêu cầu về vệ sinh môi trường:

Trong quá trình thi công xây dựng công trình, nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm:

- Tuân thủ Luật bảo vệ môi trường 2014, Nghị định số 19/2015/NĐ-CP hướng dẫn một số điều của Luật bảo vệ môi trường.

- Thực hiện thi công xây dựng công trình đảm bảo yêu cầu về bảo vệ môi trường theo nội dung tại Điểm 2 Điều 1 của Quyết định số 312/QĐ-TNMT ngày 29/10/2014 của Sở Tài nguyên và môi trường về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án Kè chống sạt lở bờ biển khu vực xã Quảng Công, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Lập và thực hiện các biện pháp bảo đảm vệ sinh môi trường trong quá trình thi công xây dựng bao gồm môi trường không khí, môi trường nước, chất thải rắn, tiếng ồn và các yêu cầu khác về vệ sinh môi trường.

- Nhà thầu phải thực hiện các biện pháp bảo đảm về môi trường cho người lao động trên công trường và bảo vệ môi trường xung quanh, bao gồm có biện pháp chống bụi, chống ồn, xử lý phế thải và thu dọn hiện trường. Đối với những công trình xây dựng trong khu vực đô thị, phải thực hiện các biện pháp bao che, thu dọn phế thải đưa đến đúng nơi quy định.

- Nhà thầu có trách nhiệm kiểm tra giám sát việc thực hiện bảo vệ môi trường xây dựng, đồng thời chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường. Trường hợp nhà thầu không tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường thì chủ đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước về môi trường có quyền đình chỉ thi công xây dựng và yêu cầu nhà thầu thực hiện đúng biện pháp bảo vệ môi trường.

- Bồi thường thiệt hại do những vi phạm về vệ sinh môi trường do mình gây ra trong quá trình thi công xây dựng và vận chuyển vật liệu, phế thải xây dựng.

- Không gây ô nhiễm quá giới hạn cho phép tới môi trường ở trong và ngoài công trường do thải ra các yếu tố độc hại như bụi, hơi khí độc, tiếng ồn ... hoặc thải nước, bùn, rác, vật liệu phế thải.

- Nhà thầu phải thiết kế mặt bằng thi công bảo đảm các yêu cầu, đồng thời thể hiện đầy đủ các yếu tố: kho nguyên vật liệu; bãi để vật liệu cấu kiện ngoài trời; khu vực bố trí vật liệu phế thải, đất đá dư thừa; Rãnh tiêu thoát nước, biện pháp xử lý khi đưa thải vào hệ thống công cộng.

- Khi vận chuyển nguyên vật liệu cấu kiện phải tuân thủ luật lệ giao thông và các quy định của chính quyền địa phương; Phương tiện phải được che chắn kín, giằng buộc vững để tránh bụi, rơi vãi và rơi đổ vật xuống đường.

- Có biện pháp che chắn để chống bụi, tiếng ồn cho khu vực xung quanh.

- Đối với thi công cơ giới cần chú ý lựa chọn giải pháp thi công phù hợp đặc điểm, vị trí công trường nhằm tránh gây ồn và rung động quá mức.

- Phải thực hiện bảo vệ cây xanh đã có trong khu vực; Chỉ được chặt hạ khi được phép của cơ quan quản lý và đã thực hiện công tác đền bù.

- Sau khi thi công hoàn thiện công trình và trước khi nghiệm thu công trình, bên B phải thu dọn, san trả hiện trường, sửa chữa những chổ hư hỏng do thi công đối với các công trình hạ tầng, nhà dân, đường giao thông ... và làm cho khu vực công trường được sạch sẽ để bàn giao cho đơn vị sử dụng.

8. Yêu cầu về an toàn lao động:

- Trong quá trình thi công xây dựng, nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm bảo đảm an toàn cho công trình, người lao động, thiết bị, phương tiện thi công làm việc trên công trường xây dựng.

- Nhà thầu thi công xây dựng phải đề xuất, thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho người, máy, thiết bị, tài sản, công trình đang xây dựng, công trình ngầm và các công trình liền kề; máy, thiết bị, vật tư phục vụ thi công có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động phải được kiểm định về an toàn trước khi đưa vào sử dụng.

- Các biện pháp an toàn và nội quy về an toàn phải được thể hiện công khai trên công trường xây dựng để mọi người biết và chấp hành; những vị trí nguy hiểm trên công trường phải được bố trí người hướng dẫn, cảnh báo đề phòng tai nạn.

- Nhà thầu phải thường xuyên kiểm tra giám sát công tác an toàn lao động trên công trường. Khi xảy ra sự cố mất an toàn phải tạm dừng hoặc đình chỉ thi công đến khi khắc phục xong mới được tiếp tục thi công.

- Nhà thầu có trách nhiệm tổ chức hướng dẫn, phổ biến, tập huấn các quy định về an toàn lao động. Đối với một số công việc yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thì người lao động phải có giấy chứng nhận huấn luyện an toàn lao động theo quy định của pháp luật về an toàn lao động. Nghiêm cấm sử dụng người lao động chưa được huấn luyện và chưa được hướng dẫn về an toàn lao động.

- Nhà thầu có trách nhiệm cung cấp đầy đủ các trang thiết bị bảo vệ cá nhân, an toàn lao động cho người lao động theo quy định khi sử dụng lao động trên công trường.

- Nhà thầu thi công có trách nhiệm bố trí cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm làm công tác an toàn, vệ sinh lao động như sau:

+ Đối với công trường của nhà thầu có tổng số lao động trực tiếp đến dưới 50 (năm mươi) người thì cán bộ kỹ thuật thi công có thể kiêm nhiệm làm công tác an toàn, vệ sinh lao động;

+ Đối với công trường của nhà thầu có tổng số lao động trực tiếp từ 50 (năm mươi) người trở lên thì phải bố trí ít nhất 1 (một) cán bộ chuyên trách làm công tác an toàn, vệ sinh lao động;

+ Đối với công trường của nhà thầu có tổng số lao động trực tiếp từ 1.000 (một nghìn) người trở lên thì phải thành lập phòng hoặc ban an toàn, vệ sinh lao động hoặc bố trí tối thiểu 2 (hai) cán bộ chuyên trách làm công tác an toàn, vệ sinh lao động;

+ Người làm công tác chuyên trách về an toàn, vệ sinh lao động phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định.

- Tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật an toàn trong xây dựng QCVN 18:2014/BXD và các tiêu chuẩn an toàn khác về Tiếng ồn, Điện, Hàn, Khoan, Sơn, Gia công gỗ, Gia công kim loại, Sử dụng thiết bị ...

+ TCVN 4086:1985 An toàn điện trong xây dựng – Yêu cầu chung

+ TCVN 2572:1978 Biển báo an toàn về điện

+ TCVN 3146:1986 Công việc hàn điện – Yêu cầu chung về an toàn

+ TCVN 4244:1986 Quy phạm kỹ thuật an toàn thiết bị nâng.

+ TCVN 5863:1995 Thiết bị nâng – yêu cầu về an toàn trong lắp đặt và sử dụng

+ TCVN 3147:1990 Quy phạm an toàn trong công tác xếp dỡ - yêu cầu chung

+ TCXDVN 296:2004 Dàn giáo các yêu cầu về an toàn.

+ TCN 4087:1985 Sử dụng máy xây dựng – Yêu cầu chung

- Nhà thầu phải chuẩn bị bố trí biển báo, rào che chắn thi công ở những nơi cần thiết để bảo đảm an toàn và chỉ dẫn mọi người thực hiện;

- Nhà thầu phải quan tâm đầy đủ đến an toàn của người lao động, thiết bị, vật tư, công trường, công trình và công trình lân cận. Đảm bảo trật tự cho công trình không để xảy ra tình trạng nguy hiểm cho người lao động.

- Thực hiện đầy đủ chính sách, chế độ về bảo hộ lao động như: thời gian làm việc, nghỉ ngơi; lao động nữ; lao đông chưa thành niên; bồi dưỡng độc hại; trang bị phương tiện, trang bị bảo hộ lao động; giảm nhẹ khâu lao động nặng nhọc và hạn chế các yếu tố gây độc hại, gây bệnh nghề nghiệp và gây sự cố nguy hiểm; Cần bố trí các tiện nghi phục vụ sinh hoạt cho người lao dộng bao gồm nhà vệ sinh, nhà trú nắng mưa, nước sinh hoạt, nước uống, nơi nghỉ giữa ca, nơi sơ cấp cứu và phương tiện cấp cứu...

- Không gây nguy hiểm, thiệt hại về tài sản và người ở công trường và khu lân cận.

- Không gây lún, sụt, nứt, đổ cho nhà, công trình và hệ thống kỹ thuật hạ tầng ở chung quanh.

- Không cản trở giao thông do vi phạm lòng lề đường, vỉa hè.

- Tại những khu vực có hệ thống công trình hạ tầng phải có biện pháp bảo vệ hệ thống này hoạt động bình thường. Chỉ được phép thay đổi, di chuyển sau khi đã có văn bản của cơ quan quản lý hệ thống này cấp phép.

- Phải báo cáo cho Chủ đầu tư các chi tiết về bất kỳ tai nạn, hư hỏng nào trong hoặc ngoài công trường. Trong trường hợp có tai nạn nghiêm trọng hư hỏng hay chết người Nhà thầu phải báo cáo ngay lập tức bằng các phương tiện nhanh nhất sẵn có. Thực hiện đầy đủ quy định về an toàn, vệ sinh lao động và chế độ khai báo, điều tra nguyên nhân tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.

- Chịu hoàn toàn trách nhiệm về việc canh giữ công trình, nguyên vật liệu và máy móc đưa vào sử dụng cho việc thi công công trình kể từ ngày khởi công công trình đến ngày cấp giấy chứng nhận nghiệm thu bàn giao công trình.

- Nếu trong quá trình thực hiện Hợp đồng có xảy ra bất kỳ tổn thất hư hỏng nào đối với công trình, người lao động, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị thực hiện (không thuộc trách nhiệm bên chủ đầu tư) Nhà thầu phải tự sửa chữa, bồi thường bằng chính kinh phí của mình.

9. Biện pháp huy động nhân lực và thiết bị phục vụ thi công:

9.1. Về vật tư vật liệu:

Vật tư vật liệu phải đảm bảo cung cấp đáp ứng yêu cầu về chất lượng, số lượng, tiến độ cung ứng (hoặc có thỏa thuận hoặc hợp đồng cung cấp).

Vật tư vật liệu đưa vào công trường phải đúng chủng loại, qui cách và chất lượng, theo đúng hồ sơ mời thầu và hồ sơ dự thầu, phải được kiểm nghiệm chất lượng. Bên A sẽ thường xuyên kiểm tra nếu phát hiện không đúng sẽ bị loại và lập biên bản. Nếu tái phạm với bất kỳ lý do gì, Bên A có quyền từ chối nghiệm thu kể cả khối lượng đối với những công việc có liên quan. Những vật tư vật liệu đưa vào công trình không đảm bảo chất lượng, bị loại thì chậm nhất 24 giờ sau phải đưa ra khỏi công trình. Nếu sau 24 giờ mà đơn vị thi công không vận chuyển ra khỏi công trình thì Bên A có quyền đình chỉ thi công và mọi sự chậm trễ tiến độ và các ảnh hưởng khác Nhà thầu phải chịu hoàn toàn trách nhiệm;

Đối với các vật liệu quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công trình, trước khi đưa vào thi công phải có chứng chỉ kiểm nghiệm, chủng loại đúng theo hồ sơ mời thầu được duyệt, một số vật liệu dưới dạng thành phẩm phải có cam kết đảm bảo chất lượng của nhà cung cấp.

9.2. Về nhân lực:

Nhà thầu phải có đầy đủ nhân sự và sẽ bố trí đủ cho các vị trí chủ chốt đáp ứng những yêu cầu ở Mục a) Nhân sự chủ chốt thuộc Khoản 2.2. Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực kỹ thuật:

- Chỉ huy trưởng công trình: 1 người

- Giám sát kỹ thuật, chất lượng: 1 người

- Kỹ thuật thi công trực tiếp: 2 người

- Trắc đạc, thí nghiệm: 1 người

- Đội trưởng thi công: 2 người

- Chủ nhiệm thiết kế bản vẽ thi công: 1 người

- Chủ nhiệm kỹ thuật thi công: 1 người

- Công nhân kỹ thuật (nề, mộc, cốt thép, hàn, điện, nước, lao động phổ thông …) trực tiếp thực hiện gói thầu: >=50 người

9.3. Thiết bị thi công:

Số lượng và các loại thiết bị Nhà thầu phải có khả năng huy động đáp ứng yêu cầu tại Mục b) Thiết bị thi công chủ yếu dự kiến huy động để thực hiện gói thầu thuộc Khoản 2.2. Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực kỹ thuật.

Thiết bị thi công trên công trường phải đảm bảo còn sử dụng tốt và không làm ô nhiễm làm ảnh hưởng môi trường, phù hợp với công việc thi công, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và người sử dụng thiết bị phải có chuyên môn, trang thiết bị bảo hộ lao động;

Thiết bị thi công phải được bố trí thường xuyên trên công trường khi công trường đang thi công có liên quan đến thiết bị đó, thiết bị đưa vào phải có sự đồng ý của bên A.

10. Yêu cầu về biện pháp tổ chức thi công tổng thể và các hạng mục:

- Tổ chức thi công:

+ Điện, nước phục vụ cho thi công bên nhận thầu chịu trách nhiệm giải quyết.

+ Lập thêm mốc khống chế mặt bằng và cao độ, đo đạc, định vị công trình.

+ Có sổ nhật ký công trình theo dõi hàng ngày.

+ Bản vẽ bố trí tại Văn phòng thi công của Bên nhận thầu gồm: Bản vẽ mặt bằng tổ chức thi công từng giai đoạn. Biểu đồ tiến độ, nhân lực trên công trường.

Trên đây là những điều kiện cần thiết, chủ yếu mang tính kỹ thuật thi công hiện trường đã được tóm tắt. Ngoài ra, các yêu cầu khác sẽ được thực hiện theo Luật Xây dựng 2014, Luật Đấu thầu năm 2013, Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, Nghị định 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và các qui định liên quan khác đã được nêu trong hồ sơ yêu cầu, yêu cầu Bên nhận thầu tuân thủ trong suốt quá trình thi công.

- Bảo đảm giao thông

- Hệ thống tổ chức tại công trường:

+ Các bộ phận quản lý: tiến độ, kỹ thuật, hành chính kế toán, chất lượng, vật tư, máy móc, an toàn, an ninh, môi trường

+ Các đội thi công: Đội thi công bờ bao, đội thi công nạo vét, đội thi công kè bờ, đội thi công đê chắn sóng

- Biện pháp thi công Đường nội bộ: Đào bóc hữu cơ, đắp nền đường, xây đá gia cố mái taluy, bê tông mặt đường, công trình trên tuyến

- Biện pháp thi công Nạo vét: Đóng cọc bạch đàn, đắp bờ bao, nạo vét, phun đất vào bãi, san đất trên bãi

- Biện pháp thi công Kè bờ: Đóng cừ lasen đê quai, tiêu nước hố móng, đào móng, đóng cọc bê tông, đóng cọc tre, ván khuôn đà giáo, cốt thép, bê tông, trụ neo, đắp đất nền và đắp giáp thổ

- Biện pháp thi công Đê chắn sóng: Sản xuất cọc bê tông, đóng cọc bê tông, sàn công tác, ván khuôn đà giáo, cốt thép, bê tông, trụ neo, lan can

- San đất, vận chuyển đất thải, dọn dẹp hoàn trả hiện trạng công trình

Các công tác thi công các hạng mục công trình phải tuân thủ tiêu chuẩn như quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 nêu trên.

11. Yêu cầu về hệ thống kiểm tra, giám sát chất lượng của nhà thầu:

Nhà thầu phải theo dõi và kiểm tra chất lượng công tác thi công ở cả bãi vật liệu lẫn ở công trình. Yêu cầu công tác tự kiểm tra chất lượng thi công, tiến độ của nhà thầu thực hiện theo Quy định tại Luật Xây dựng năm 2014, Nghị định 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng và các quy định khác có liên quan.


IV. Các bản vẽ

Liệt kê các bản vẽ :



STT

Ký hiệu

Tên bản vẽ

Phiên bản / ngày phát hành

1

N0 101 (QC-TTH) 09D–BĐTT/Đ1

Bản vẽ tổng mặt bằng đoạn kè 1

QĐ số 429/QĐ-SNNPTNT ngày 02/6/2016

2

N0 101 (QC-TTH) 09D–BĐTT/Đ2

Bản vẽ tổng mặt bằng đoạn kè 2

QĐ số 429/QĐ-SNNPTNT ngày 02/6/2016

3

N0 101 (QC-TTH) 09D–BĐTT/Đ3

Bản vẽ tổng mặt bằng đoạn kè 3

QĐ số 429/QĐ-SNNPTNT ngày 02/6/2016

4

N0 101 (QC-TTH) 09D–BĐTT/Đ3

Bản vẽ tổng mặt bằng đoạn kè 4

QĐ số 429/QĐ-SNNPTNT ngày 02/6/2016

5

N0 101 (QC-TTH) 09D – T.1

Tập bản vẽ thiết kế kè đoạn 1

QĐ số 429/QĐ-SNNPTNT ngày 02/6/2016

6

N0 101 (QC-TTH) 09D – T.2

Tập bản vẽ thiết kế kè đoạn 2

QĐ số 429/QĐ-SNNPTNT ngày 02/6/2016

7

N0 101 (QC-TTH) 09D – T.3

Tập bản vẽ thiết kế kè đoạn 3

QĐ số 429/QĐ-SNNPTNT ngày 02/6/2016

8

N0 101 (QC-TTH) 09D – T.4

Tập bản vẽ thiết kế kè đoạn 4

QĐ số 429/QĐ-SNNPTNT ngày 02/6/2016

Каталог: dichvu -> dauthau
dauthau -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
dauthau -> HỒ SƠ YÊu cầu chào hàng cạnh tranh gói thầu số 3: toàn bộ phần xây lắp của dự ÁN
dauthau -> HỒ SƠ MỜi thầu số hiệu gói thầu: Gói thầu số 05
dauthau -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc HỒ SƠ MỜi thầU Áp dụng phưƠng thứC
dauthau -> Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
dauthau -> HỒ SƠ YÊu cầu chào hàng cạnh tranh
dauthau -> HỒ SƠ MỜi thầu số hiệu gói thầu: Gói thầu số 06
dauthau -> Tên gói thầu số 02: Toàn bộ phần xây lắp của dự án Công trình: Hội trường khu huấn luyện dự bị động viên Bình Thành Phát hành ngày: 10/09/2015
dauthau -> GÓi thầu số 12: TƯ VẤn khảo sáT, thiết kế BẢn vẽ thi công và DỰ toán hạng mục hệ thống cấp nưỚc mặN

tải về 3.72 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   ...   25




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương