HỌc viện công nghệ BƯu chính viễn thông quản trị sản xuấT



tải về 5.96 Mb.
trang6/18
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích5.96 Mb.
#1884
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   18
¡ n

2



n ¤ ¡ n

ž 2


n ¤


ž

¢ n ∑

x i


œ


x

i

Ÿ



¥ ¢ n ∑

y i


œ



y i

Ÿ

¥



£ i= 1 i=1   ¦£ i=1 i= 1   ¦

Tuỳ theo các giá trị r, mối quan hệ giữa hai biến x và y như sau:

- Khi r = ±1, giữa x và y có quan hệ chặt chẽ

- Khi r = 0, giữa x và y không có liên hệ gì

- Khi r càng gần ±1, mối liên hệ tương quan giữa x và y càng chặt chẽ

- Khi r mang dấu dương ta có tương quan thuận, khi r mang dấu âm ta có tương quan


nghịch.

2.3. ĐÁNH GIÁ ĐỘ CHÍNH XÁC CỦA DỰ BÁO

Độ chính xác của dự báo phụ thuộc vào đặc điểm của từng dòng nhu cầu, phương pháp dự
báo và tầm dự báo. Độ chính xác của dự báo là một chỉ tiêu được quan tâm đặc biệt của người dự

44

Chương 2: Dự báo nhu cầu sản phẩm
báo và người sử dụng kết quả dự báo vì nó quyết định chất lượng công tác kế hoạch và tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Để đánh giá kết quả dự báo người ta thường dùng các chỉ số sau:

a. Độ lệch tuyệt đối trung bình (MAD):

Đây là một chỉ số đo lường sai số dự báo, dễ tính toán và hay được sử dụng trong thực tế. MAD là trung bình tuyệt đối các sai số dự báo theo thời gian của đối tượng dự báo, không quan tâm tới đó là sai số vượt quá hay sai số thiếu hụt. Công thức tính toán MAD như sau:


n

Di - F i

MAD = i=1

n

Trong đó:



Di - Mức nhu cầu thực của kỳ i
Fi - Mức nhu cầu dự báo của kỳ i
n - Số kỳ quan sát

b. Sai số bình phương trung bình

Khi tính độ lệch tuyệt đối trung bình, chúng ta không tính trọng số của các quan sát, và chúng ta cho các quan sát một trọng số như nhau. Còn trong trường hợp này, các sai số lớn thì có trọng số lớn (trọng số chính là giá trị sai số), sai số nhỏ thì có trọng số nhỏ. Sai số bình phương trung bình (MSE) được tính theo công thức:
n

2


MSE = i= 1


c. Sai số dự báo trung bình

( D i - F i )

n


Một mô hình dự báo tốt không những có sai số trung bình nhỏ mà còn phải đảm bảo tính không chệch. Một mô hình được gọi là không chệch nếu như các sai số dương và sai số âm là tương đương. Hay nói cách khác, tổng giá trị các sai số dự báo này càng gần tới giá trị không (MFE = 0), và MFE được tính theo công thức sau:
n

(Di - Fi )

MFE = i=1

n

Nếu MFE càng xa không, có nghĩa là dự báo càng chệch và ngược lại.



d. Phần trăm sai số tuyệt đối trung bình (MAPE)

Sai số tương đối mà một dự báo mắc phải có thể được đo lường bằng phần trăm sai số tuyệt đối trung bình (MAPE). MAPE được tính theo công thức sau:



100 n D F

MAPE =

n



i= 1

i i


D i

45

Chương 2: Dự báo nhu cầu sản phẩm
MAPE phản ánh giá trị dự báo sai khác bao nhiêu phần trăm so với giá trị trung bình.

e. Giám sát và kiểm soát dự báo

Việc theo dõi kết quả thực hiện theo các số liệu đã dự báo so với số liệu thực tế được tiến hành dựa trên cơ sở “Tín hiệu theo dõi”.

Tín hiệu theo dõi được tính bằng cách lấy “Tổng sai số dự báo dịch chuyển” (Running Sum of the Forecast Error - RSFE) chia cho độ lệch tuyệt đối trung bình MAD.

RSFE

Tín hiệu theo dõi =



MAD

∑( Nhu cầu thực tế của kỳ i - Nhu cầu dự báo của kỳ i)

=

MAD


Tín hiệu theo dõi dương cho biết nhu cầu thực tế lớn hơn nhu cầu dự báo. Tín hiệu theo dõi âm, cho biết nhu cầu dự báo cao hơn nhu cầu thực tế. Tín hiệu theo dõi được coi là tốt nếu có RSFE nhỏ và có sai số âm. Nói cách khác, có độ lệch nhỏ đã là tốt rồi, nhưng các sai số dương và âm cân bằng lẫn nhau để cho đường tâm của tín hiệu theo dõi nằm quanh số 0.

Để kiểm soát một cách tốt nhất các kết quả dự báo, doanh nghiệp nên đưa ra các giới hạn kiểm soát dự báo. Một khi tín hiệu dự báo tính được vượt quá giới hạn trên hoặc giới hạn dưới là có báo động. Điều đó có nghĩa là dự báo của doanh nghiệp đang có vấn đề và doanh nghiệp cần đánh giá lại phương thức dự báo nhu cầu của mình.

Hình 2.3 mô tả lược đồ kiểm soát dự báo thông qua việc sử dụng “Tín hiệu theo dõi”, “Tín hiệu theo dõi giới hạn”.

Giới hạn kiểm tra trên

+

RSFE


=0 Phm vi chấp nhận

MAD

Giới hạn kiểm tra dưới
Tín hiệu theo dõi báo động
Hình 2.3: Lược đồ kiểm soát dự báo

Việc xác định phạm vi chấp nhận được chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, sao cho không quá hẹp, cũng không quá rộng. Nếu quá hẹp thì với sai số nhỏ đã phải điều chỉnh phương pháp dự báo. Nếu quá rộng thì ý nghĩa thực tế của các số liệu dự báo sẽ giảm đi rất nhiều.

46

Chương 2: Dự báo nhu cầu sản phẩm


Một số chuyên gia dự báo cho rằng đối với các mặt hàng có số lượng lớn thì phạm vi này lấy bằng ± 4MAD còn đối với các mặt hàng có số lượng nhỏ có thể lấy đến ± 8MAD.

Một số chuyên gia khác, dựa vào quan hệ 1MAD ≈ 0,8 độ lệch chuẩn, cho rằng phạm vi chấp nhận được nên lấy tối đa là bằng ± 4MAD.

TÓM TẮT NỘI DUNG CỦA CHƯƠNG

1. Dự báo là sự tiên đoán có căn cứ khoa học, mang tính chất xác suất về mức độ, nội dung, các mối quan hệ, trạng thái, xu hướng phát triển của đối tượng nghiên cứu hoặc về cách thức và thời hạn đạt được các mục tiêu nhất định đã đề ra trong tương lai.

2. Khi dự báo phải tuân theo các nguyên tắc sau:

- Nguyên tắc liên hệ biện chứng

- Nguyên tắc kế thừa lịch sử

- Nguyên tắc tính đặc thù về bản chất của đối tượng dự báo

- Nguyên tắc mô tả tối ưu đối tượng dự báo

- Nguyên tắc về tính tương tự của đối tượng dự báo

3. Căn cứ vào thời gian có 3 loại dự báo sau :

- Dự báo ngắn hạn

- Dự báo trung hạn

- Dự báo dài hạn

4. Các phương pháp dự báo định tính chủ yếu bao gồm:

- Lấy ý kiến của ban quản lý điều hành

- Phương pháp lấy ý kiến của lực lượng bán hàng

- Phương pháp nghiên cứu thị trường người tiêu dùng

- Phương pháp chuyên gia

5. Các phương pháp dự báo định lượng chủ yếu bao gồm:

- Phương pháp chuồi thời gian:

+ Phương pháp trung bình giản đơn


+ Phương pháp trung bình động

+ Phương pháp trung bình động có trọng số


+ Phương pháp san bằng hàm mũ giản đơn

+ Phương pháp san bằng hàm mũ có điều chỉnh xu hướng + Dự báo theo đường xu hướng

- Phương pháp hồi quy tương quan

6. Để đánh giá độ chính xác của dự báo thường dùng các chỉ số sau :

47

Chương 2: Dự báo nhu cầu sản phẩm


- Độ lệch tuyệt đối trung bình

- Sai số bình phương trung bình

- Sai số dự báo trung bình

- Phần trăm sai số tuyệt đối trung bình

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1. Khái niệm dự báo? Khi dự báo phải tuân theo những nguyên tắc nào?

2. Trình bày các phương pháp dự báo định tính?

3. Sản lượng bưu kiện của Bưu điện Thành phố A theo các tháng trong năm 2006 được cho trong bảng:

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

SL


BK, 450 495 518 563 584 612 618 630 610 640 670 700

cái


a. Dùng phương pháp trung bình động với n = 4 dự báo nhu cầu dịch vụ bưu kiện của Bưu điện Thành phố trong các tháng của năm 2006? Tính MAD?

b. Dùng phương pháp trung bình động có trọng số với n = 4; αt-1= 0,4; αt-2= 0,3; αt-3= 0,2; αt-4= 0,1 để dự báo nhu cầu dịch vụ bưu kiện của Bưu điện Thành phố trong các tháng của năm 2006? Tính MAD?

c. Trong 2 phương pháp trên nên dùng phương pháp nào?

4. Số liệu giả định về nhu cầu phát triển thuê bao được cho trong bảng. Yêu cầu:

a. Dự báo nhu cầu phát triển thuê bao cho tháng 12/2006 theo phương pháp san bằng số mũ giản đơn với α= 0,3, tính MAD .

b. Dự báo nhu cầu phát triển thuê bao cho tháng 12/2006 theo phương pháp san bằng số mũ giản đơn có tính đến yếu tố thời vụ với α= 0,3, tính MAD.

c. Dự báo nhu cầu phát triển thuê bao cho tháng 12/2006 theo phương pháp san bằng số mũ có điều chỉnh xu hướng với α= 0,3 và β = 0,1.

d. Cho ý kiến nhận xét qua kết quả tính toán trong phần a, b, c.

48

Chương 2: Dự báo nhu cầu sản phẩm


Tháng Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

1 3600 4250 5200 6050

2 3620 4780 5450 6100

3 3500 4600 4720 5950

4 4000 4120 5250 6500

5 3800 4900 5550 6800

6 3850 4970 5880 7100

7 3920 5050 6200 7220

8 4000 5100 6300 7510

9 3700 4850 6000 7200

10 3520 4700 5950 6800

11 3800 5000 6200 7200

12 4000 5250 6500

5. Sản lượng bưu kiện của Bưu điện Thành phố A theo qua các được cho trong bảng:

Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006

SL

BK, 4500 4950 5180 5630 5840 6120 6180 6300 6100 6400 6700 7022



cái

Yêu cầu dùng phương pháp đường xu hướng để dự báo nhu cầu bưu kiện của Bưu điện thành phố A từ năm 2007 - 2010.

49

Chương 3: Ra quyết định trong quản trị sản xuất


CHƯƠNG 3: RA QUYẾT ĐỊNH
TRONG QUẢN TRỊ SẢN XUẤT
GIỚI THIỆU

Mục đích, yêu cầu

Chương 3: Ra quyết định trong quản trị sản xuất, sẽ giới thiệu cơ sở khoa học, các phương pháp và kỹ thuật ra quyết định dựa vào phân tích định lượng là chủ yếu.

Sau khi học xong chương này, học viên cần đạt các yêu cầu sau:

- Nắm được bản chất và các bước ra quyết định

- Biết vận dụng các phương pháp ra quyết định trong điều kiện xác định

- Biết vận dụng các phương pháp ra quyết định trong điều kiện rủi ro

- Biết vận dụng các phương pháp ra quyết định trong điều kiện không xác định

Nội dung chính:

- Quyết định và các bước ra quyết định

- Ra quyết định trong điều kiện xác định

- Ra quyết định trong điều kiện rủi ro

- Ra quyết định trong điều kiện không xác định

NỘI DUNG

3.1 QUYẾT ĐỊNH VÀ CÁC BƯỚC RA QUYẾT ĐỊNH

Quá trình quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh về thực chất là quá trình thu thập, xử lý thông tin và ra quyết định quản lý. Việc ra quyết định phải dựa trên cơ sở các thông tin thu nhận được.

Quyết định quản lý là hành vi sáng tạo với tư cách là sản phẩm lao động của chủ thể
quản lý, nhằm định ra mục tiêu, chương trình, tính chất hoạt động của người hoặc cấp phải
thực hiện quyết định đó. Quyết định sẽ trở nên rõ ràng khi cấu trúc các vấn đề phải làm của
quyết định được người ra quyết định nắm rõ, nói một cách khác, khi mọi thông tin cần thiết
cho việc ra quyết định là đầy đủ và người ta có thể đưa ra các phương pháp lượng hoá khi ra
quyết định. Trường hợp thiếu thông tin, việc ra quyết định sẽ khó khăn hơn, xác suất may
rủi sẽ lớn hơn người ta phải sử dụng các khả năng suy luận chủ quan (khả năng nội suy)
mang tính kinh nghiệm của mình hoặc các chuyên gia để ra quyết định. Trong từng trường
hợp cụ thể, việc ra quyết định là lựa chọn một phương án tối ưu trong một tập (thường là
hữu hạn) các phương án.

Do tính phức tạp của hoạt động sản xuất kinh doanh, việc đề ra quyết định rất đa dạng, có thể phân loại quyết định theo các tiêu thức khác nhau.


50

Chương 3: Ra quyết định trong quản trị sản xuất


Theo tính chất của các quyết định, quyết định được phân loại thành: những quyết định chiến lược, quyết định đường lối phát triển chủ yếu; những quyết định chiến thuật (thường xuyên), nhằm đạt được những mục tiêu có tính chất cục bộ hơn; những quyết định tác nghiệp hàng ngày, phần lớn là những quyết định có tính chất điều chỉnh, nhằm khôi phục hoặc thay đổi từng phần những tỷ lệ đã được quy định,...

Theo thời gian thực hiện, quyết định quản lý bao gồm quyết định dài hạn, quyết định trung hạn và quyết định ngắn hạn.

Theo phạm vi thực hiện, các quyết định được phân loại thành những quyết định toàn cục, bao quát toàn bộ khách thể quản lý; những quyết định bộ phận, có quan hệ đến một bộ phận sản xuất nào đó; những quyết định chuyên đề liên quan đến một nhóm vấn đề nhất định hoặc một số chức năng quản lý nhất định.

Theo cách phản ứng của người ra quyết định, quyết định bao gồm hai loại cơ bản: những quyết định trực giác và những quyết định có lý giải.

Các quyết định trực giác: là những quyết định xuất phát từ trực giác của con người. Người ta ra quyết định mà không cần tới lý trí hay sự phân tích can thiệp nào. Đôi khi các quyết định này được căn cứ vào các quyết định trước đó, nghĩa là chúng làm lại điều mà người ta đã làm trước đây trong những trường hợp tương tự. Việc ra quyết định trực giác khá dễ dàng, nhưng nó dễ phạm sai lầm vì các quyết định trực giác thường giữ chân con người lại trong quá khứ và chỉ cung cấp cho con người ít khả năng đề ra được cái mới hay cải tiến những phương pháp hiện có.

Các quyết định lý giải là các quyết định dựa trên sự nghiên cứu và phân tích có hệ thống một vấn đề, các sự việc được nêu ra, các giải pháp khác nhau được đem so sánh, và người ta đi tới các quyết định hoàn hảo nhất, dựa theo tất cả các yếu tố có liên quan tới nó. Đây là các quyết định rất cần thiết trong nhiều trường hợp có thể xảy ra, vì nó buộc ta phải vận dụng các khả năng tâm trí để lựa chọn. Nó làm nổi lên các trạng thái sáng tạo về giải quyết các vấn đề và cho phép con người cân nhắc các vấn đề với một phương pháp suy nghĩ logic, nhờ đó mà giảm bớt các nhầm lần.

Nói chung để ra quyết định, con người đều dựa trên một công nghệ nhất định. Quá trình ra quyết định bao gồm các bước sau:

- Sơ bộ đề ra nhiệm vụ: Để đề ra nhiệm vụ, trước hết cần phải xác định:

+ Vì sao phải đề ra nhiệm vụ, nhiệm vụ đó thuộc loại nào, tính cấp bách của nó.

+ Tình huống nào trong sản xuất kinh doanh có liên quan đến nhiệm vụ đề ra, những nhân tố ảnh hưởng đến nhiệm vụ.

+ Khối lượng thông tin cần thiết đã có để đề ra nhiệm vụ, cách thu thập những thông tin còn thiếu.

- Chọn tiêu chuẩn đánh giá

- Thu thập thông tin để làm rõ nhiệm vụ đề ra

- Chính thức đề ra nhiệm vụ


51


Chương 3: Ra quyết định trong quản trị sản xuất
- Dự kiến các phương án có thể

- Xây dựng mô hình ra quyết định

- Đề ra quyết định

- Truyền đạt quyết định đến người thi hành và lập kế hoạch tổ chức thực hiện quyết

định

- Kiểm tra việc thực hiện quyết định



- Điều chỉnh quyết định

- Tổng kết việc thực hiện quyết định

Ra quyết định là một trong những chức năng cơ bản của cán bộ quản trị sản xuất. Chất
lượng của các quyết định sẽ có tác động to lớn đến việc nâng cao năng suất, chất lượng và
hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, việc am hiểu và vận dụng
lý thuyết quyết định trong quản trị sản xuất là yêu cầu không thể thiếu được đối với cán bộ
quản trị sản xuất.

Việc ra quyết định thường xảy ra trong các tình huống khác nhau, do nhiều nhân tố khác nhau chi phối. Những tình huống chủ yếu thường gặp trong quá trình ra quyết định sản xuất là: Ra quyết định trong điều kiện xác định; Ra quyết định trong điều kiện rủi ro; Ra quyết định trong điều kiện không xác định.

- Ra quyết định trong điều kiện rủi ro: Trong thực tế, các doanh nghiệp thường gặp
trường hợp phải ra quyết định trong điều kiện không biết chắc chắn tình hình thị trường,
nhưng biết được xác suất của từng tình huống có thể xảy ra. Trong trường hợp này việc ra
quyết định sẽ phụ thuộc vào xác suất xảy ra các tình huống, doanh nghiệp không biết chắc
chắn kết quả của quyết định lựa chọn, nhưng biết được xác suất rủi ro đối với từng tình
huống quyết định.

- Ra quyết định trong điều kiện không xác định là ra quyết định trong điều kiện không


biết được xác suất xuất hiện của mỗi trạng thái hoặc các dữ liệu liên quan đến bài toán
không có sẵn. Tình huống này thường xảy ra khi ra quyết định đối với vấn đề hoàn toàn mới
và rất phức tạp.

3.2 RA QUYẾT ĐỊNH TRONG ĐIỀU KIỆN XÁC ĐỊNH

Trong tình huống này tất cả các nhân tố môi trường và hệ thống bị quản lý được cho
trước, giữa chúng có mối liên hệ xác định. Ví dụ trong ngắn hạn (dưới 1 năm), có thể xác
định một cách chính xác chi phí sản xuất cho việc phục vụ trang thiết bị, vì tất cả các chi
phí bộ phận như chi phí tiền lương, khấu hao, chi phí điện năng... đều đã biết chắc chắn.

Để ra quyết định trong trường hợp này cần sử dụng các phương pháp toán kinh tế như: các mô hình thống kê; các mô hình toán tối ưu; ...

3.2.1 Các mô hình thống kê

Bao gồm các mô hình toán xử lý các bài toán quản trị kinh doanh mà các thông tin thu


lượm được mang tính tản mạn, ngẫu nhiên được thống kê theo những quy luật ngẫu nhiên,

52


Chương 3: Ra quyết định trong quản trị sản xuất
gồm nhiều công cụ khác nhau như: dự đoán kinh tế, lý thuyết xác suất và thống kê, lý thuyết điều tra chọn mẫu, lý thuyết tồn kho dự trữ...

3.2.2 Các mô hình tối ưu

Các mô hình tối ưu như quy hoạch tuyến tính, quy hoạch phi tuyến, quy hoạch động, lý thuyết đồ thị, sơ đồ mạng, lý thuyết trò chơi... được sử dụng để tìm cách phân bổ các nguồn lực hạn chế một cách tối ưu để đạt được mục tiêu kinh doanh.

1. Mô hình quy hoạch tuyến tính:

Một số tình huống được giải quyết nhờ các mô hình quy hoạch tuyến tính như:

- Xác định các loại sản phẩm và dịch vụ cần đưa lên kế hoạch sản xuất để tối thiểu


hoá chi phí trong các điều kiện ràng buộc về nguồn lực;

- Quy hoạch mạng viễn thông để tối đa hoá NPV (hoặc tối thiểu hoá chi phí) trong


các điều kiện ràng buộc về thoả mãn nhu cầu;

- Bố trí lao động để tối thiểu hoá chi phí trong các ràng buộc về thoả mãn nhu cầu


khách hàng;

- Xác định vị trí, số lượng, dung lượng các nút mạng...

Quy hoạch tuyến tính lần đầu tiên được nhà bác học người Nga L.V.Kantorovich đưa ra. Phương pháp chung để giải bài toán quy hoạch tuyến tính là thuật toán đơn hình do nhà bác học Mỹ J.Dancig đưa ra.

Dạng chung nhất của bài toán quy hoạch tuyến tính được nêu ra như sau: Cần xác định


các ẩn x1, x2......xn để tối đa hoá hoặc tối thiểu hoá hàm mục tiêu: trong các điều kiện ràng
buộc.

max ( min ) F ( x

1
, x x ) = c x + c x + + c x

2 n 1 1 2 2 n n


a x + a x + + a x ≤ (≥ ) b



11 1 12 2 1n n 1

a x + a x + + a x ≤ (≥ ) b

21 1 22 2 2 n n 2

a

x


m1
x + a x + + a ≤ ( ≥ ) b

1 m 2 2 mn m

≥ 0 , x ≥ 0 ,..., x ≥ 0


1 2 n
Trong trường hợp số ẩn cần tìm nhỏ hơn hoặc bằng 3, mô hình có thể giải dễ dàng
bằng phương pháp đồ thị. Khi số ẩn lớn hơn 3, mô hình được giải bằng thuật toán đơn hình.

Phương pháp đơn hình là phương pháp đi từ nghiệm tựa (phương án cực biên) nọ sang


nghiệm tựa kia sao cho kết quả được cải thiện (giá trị của hàm mục tiêu ở phương án sau lớn
hơn hoặc nhỏ hơn phương án trước). Mỗi phương án tựa là một điểm cực biên của miền
ràng buộc.

53

Chương 3: Ra quyết định trong quản trị sản xuất
Hiện nay, ra quyết định trong điều kiện xác định đã được tự động hoá nhờ sự trợ giúp
máy tính với các phần mềm chuyên dụng hoặc bằng Excel với các công cụ Solve hoặc Goal
seek.

2. Phương pháp sơ đồ mạng lưới (PERT):

Phương pháp PERT(Program and Evaluation Review Technique) là phương pháp kế hoạch hoá và chỉ đạo thực hiện các dự án sản xuất, các chương trình sản xuất phức tạp. Để áp dụng phương pháp PERT phải thực hiện một số nội dung chính sau:

a. Lập sơ đồ PERT

Để lập sơ đồ PERT cần phải biết độ dài của các công việc và mối liên hệ của các công việc đó. Khi lập sơ dồ PERT cần tuân theo những nguyên tắc sau:

- Một sơ đồ PERT chỉ có một điểm đầu và một điểm cuối

- Mỗi công việc được biểu diễn chỉ bằng một cung có mũi tên chỉ hướng trên sơ đồ mạng, có độ dài tương ứng với thời gian thực hiện công việc đó.

Ví dụ: Công việc a có độ dài là 5 được thể hiện trong hình 3.1.


a(5)

Hình 3.1

- Đầu và cuối các cung là các nút, mỗi nút là một sự kiện, ký hiệu bằng vòng tròn, bên trong đánh số thứ tự sự kiện.

a(5)


1 2

Hình 3.2

Trong hình 3.2 sự kiện số 1 là sự kiện bắt đầu công việc a, sự kiện số 2 là sự kiện kết thúc công việc a.

- Hai công việc a và b nối tiếp nhau được trình bày như trong hình 3.3

a(5) b(4)

1 2 3


Hình 3.3

- Hai công việc a và b được tiến hành song song biểu diễn trong hình 3.4

a(5) 2

1

b(4) 3



Hình 3.4

- Hai công việc a và b hội tụ (có nghĩa là chúng được thực hiện trước một công việc

c), được biểu diễn trong hình 3.5.

54


Chương 3: Ra quyết định trong quản trị sản xuất
a(5)

1

3



2 b(4)


Каталог: nonghocbucket -> UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> Công nghệ rfid giới thiệu chung
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> MỤc lục danh mục các chữ viết tắt 3 Danh mục bảng biểu hình vẽ 4
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> LỜi nóI ĐẦu phần I tổng quan về HỆ thống thông tin quang sợI
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án: Nhà máy sản xuất hạt nhựa 3h vina của công ty tnhh 3h vina
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> ĐỀ 24 thi ngày 22/9
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> ĐƯỜng lối ngoại giao củA ĐẢng trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dâN (1945-1954)
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> Đồ án xử lý nước cấp Thiết kế hệ thống xử lý nước cho 2500 dân
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> HiÖn nay gç rõng tù nhiªn ngµy cµng khan hiÕm mµ nhu cÇu sö dông gç ngµy cµng cao
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> Câu 1: Những nội dung cơ bản trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Công sản Việt Nam
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> Lời nói đầu

tải về 5.96 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương