HỌc viện công nghệ BƯu chính viễn thông quản trị sản xuấT



tải về 5.96 Mb.
trang4/18
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích5.96 Mb.
#1884
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   18

- Giám sát và kiểm soát dự báo

NỘI DUNG

2.1. THỰC CHẤT VÀ VAI TRÒ CỦA DỰ BÁO TRONG QUẢN TRỊ SẢN
XUẤT

2.1.1. Khái niệm dự báo

Thuật ngữ dự báo có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp “Pro” (nghĩa là trước) và “gnois” (có nghĩa là biết), “prognois” nghĩa là biết trước.

Dự báo là sự tiên đoán có căn cứ khoa học, mang tính chất xác suất về mức độ, nội dung, các mối quan hệ, trạng thái, xu hướng phát triển của đối tượng nghiên cứu hoặc về cách thức và thời hạn đạt được các mục tiêu nhất định đã đề ra trong tương lai.

Tiên đoán là hình thức phản ánh vượt trước về thời gian hiện thực khách quan, đó là kết quả nhận thức chủ quan của con người dựa trên cơ sở nhận thức quy luật khách quan trong sự vận động và phát triển của sự vật và hiện tượng. Có thể phân biệt ba loại tiên đoán:

Tiên đoán không khoa học: Đó là các tiên đoán không có cơ sở khoa học, thường dựa trên các mối quan hệ qua lại có tính tưởng tượng, không hiện thực, được cấu trúc một cách giả tạo, hoặc những phát hiện có tính chất bất chợt. Các hình thức như bói toán, tiên tri, các luận điệu tuyên truyền của các thế lực thù địch,... thuộc loại tiên đoán này.

Tiên đoán kinh nghiệm: Các tiên đoán hình thành qua kinh nghiệm thực tế dựa vào các mối
quan hệ qua lại thường xuyên trong thực tế hoặc tưởng tượng mà không trên cơ sở phân tích cấu
trúc lý thuyết, nghiên cứu các quy luật hay đánh giá kinh nghiệm. Loại tiên đoán này ít nhiều có

25


Chương 2: Dự báo nhu cầu sản phẩm
cơ sở song lại không giải thích được sự vận động của đối tượng và đa số mới chỉ dừng lại ở mức độ định tính.

Tiên đoán khoa học: đây là tiên đoán dựa trên việc phân tích mối quan hệ qua lại giữa các đối tượng trong khuôn khổ của một hệ thống lý luận khoa học nhất định. Nó dựa trên việc phân tích tính quy luật phát triển của đối tượng dự báo và các điều kiện ban đầu với tư cách như là các giả thiết. Tiên đoán khoa học là kết quả của sự kết hợp giữa những phân tích định tính và những phân tích định lượng các quá trình cần dự báo. Chỉ có dự báo khoa học mới đảm bảo độ tin cậy cao và là cơ sở vững chắc cho việc thông qua các quyết định quản lý khoa học.

2.1.2. Các nguyên tắc dự báo

1. Nguyên tắc liên hệ biện chứng

Tất cả các hiện tượng kinh tế - xã hội đều có mối quan hệ qua lại, tác động lẫn nhau. Mối
quan hệ giữa chúng có nhiều loại: mối quan hệ bản chất, không bản chất; cố định và tạm thời; trực
tiếp hoặc gián tiếp.... Nguyên tắc liên hệ biện chứng tạo ra công cụ, phương pháp luận rất có hiệu
quả để giải thích, phân tích đúng đắn và dự báo các hiện tượng kinh tế - xã hội. Áp dụng nguyên
tắc này đòi hỏi :

- Phải tính đến các mối quan hệ tồn tại giữa sự phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, giữa các ngành, thành phần kinh tế, quan hệ kinh tế,...

- Phải tính đến các mối quan hệ giữa các hiện tượng kinh tế - xã hội với các lĩnh vực khác như chính trị, pháp luật,...

- Phải xem xét mọi vấn đề trong một điều kiện và hoàn cảnh cụ thể, tính đến sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các mặt của vấn đề nghiên cứu.

- Phải có quan điểm hệ thống trong phân tích dự báo.

2. Nguyên tắc kế thừa lịch sử

Nguyên tắc này yêu cầu khi tiến hành dự báo một đối tượng phải nghiên cứu sâu sắc quá
trình vận động của đối tượng đó trong quá khứ và hiện tại, tạo ra cơ sở thực nghiệm để tiên đoán
và đánh giá tác động các xu hướng trong tương lai. Chỉ có thể dự báo tương lai mà không rơi vào
không tưởng khi chúng ta nghiên cứu kỹ lưỡng quá khứ và hiện tại của đối tượng dự báo.

3. Nguyên tắc tính đặc thù về bản chất của đối tượng dự báo

Nguyên tắc này đòi hỏi nhất thiết phải tính đến những nét đặc thù về bản chất của đối tượng cần dự báo. Xuất phát từ những nét đặc thù này sẽ tạo cho chúng ta những giới hạn nhất định về xu thế phát triển đối tượng kinh tế trong tương lai. Nguyên tắc này càng quan trọng khi sử dụng các phương pháp ngoại suy định lượng trong dự báo, nếu không có giới hạn thì dễ dàng đi đến những kết luận sai lầm trong dự báo.

4. Nguyên tắc mô tả tối ưu đối tượng dự báo

Nguyên tắc này đòi hỏi phải mô tả đối tượng dự báo như thế nào đó nhằm đảm bảo sự xác
thực và chính xác cho trước của dự báo với chi phí dự báo thấp nhất. Để thực hiện nguyên tắc này
cần phải mô tả đối tượng dự báo với mức độ hình thức hoá tối ưu, kết hợp mô hình hình thức với
phương pháp mô tả phi hình thức; lựa chọn một số biến số và tham số tối thiểu, đánh giá tầm quan

26


Chương 2: Dự báo nhu cầu sản phẩm
trọng của biến số; chọn thang đo phù hợp cho mỗi chỉ tiêu nhằm đảm bảo độ chính xác đặt ra với chi phí nhỏ nhất.

5. Nguyên tắc về tính tương tự của đối tượng dự báo

Nguyên tắc này đòi hỏi khi phân tích phải thường xuyên so sánh những tính chất của đối tượng dự báo với những đối tượng tương tự đã biết và với các mô hình của các đối tượng đó nhằm mục đích sử dụng mô hình sẵn có này phục vụ cho dự báo. Việc quán triệt nguyên tắc này cho phép tiết kiệm chi phí để phân tích, rút ngắn thời gian xây dựng mô hình, mặt khác cho phép kiểm tra kết quả bằng cách so sánh với các kết quả của các đối tượng tương tự trước đó.

2.1.3. Phân loại dự báo

Dự báo được phân loại theo nhiều cách khác nhau, để phục vụ cho công tác lập kế hoạch, tổ chức sản xuất và quản trị sản xuất người ta phải tiến hành dự báo cho các khoảng thời gian khác nhau. Căn cứ vào thời gian có 3 loại dự báo sau :

Dự báo ngắn hạn: Dự báo ngắn hạn là dự báo có tầm xa dự báo rất ngắn, có thể tuần, tháng... đến dưới một năm. Dự báo loại này thường được dùng cho các quyết định mua sắm, điều độ công việc, phân giao nhiệm vụ, cân đối các mặt trong quản trị tác nghiệp.

Dự báo trung hạn

Khoảng thời gian dự báo thường từ tháng đến 3 năm. Loại dự báo này cần thiết cho việc lập


kế hoạch sản xuất, kế hoạch bán hàng, dự thảo ngân sách, kế hoạch tiền mặt, huy động các nguồn
lực...

Dự báo dài hạn

Dự báo dài hạn là các dự báo cho khoảng thời gian từ 3 năm trở lên. Loại dự báo này cần cho việc lập các dự án sản xuất sản phẩm mới, lựa chọn các dây chuyền công nghệ, thiết bị mới, mở rộng doanh nghiệp...

2.1.4. Vai trò của dự báo

Trong nền kinh tế thị trường, công tác dự báo là vô cùng quan trọng bởi lẽ nó cung cấp các thông tin cần thiết nhằm phát hiện và bố trí sử dụng các nguồn lực trong tương lai một cách có căn cứ thực tế. Với những thông tin mà dự báo đưa ra cho phép các nhà hoạch định chính sách có những quyết định về đầu tư, các quyết định về sản xuất, về tiết kiệm và tiêu dùng, các chính sách tài chính, chính sách kinh tế vĩ vô. Dự báo không chỉ tạo cơ sở khoa học cho việc hoạch định chính sách, cho việc xây dựng chiến lược phát triển, cho các quy hoạch tổng thể mà còn cho phép xem xét khả năng thực hiện kế hoạch và hiệu chỉnh kế hoạch. Mối quan hệ giữa công tác dự báo và lập kế hoạch được biểu thị trong hình 2.1.

27


Chương 2: Dự báo nhu cầu sản phẩm

Mục tiêu

của quản lý
Những thuận lợi
về nguồn lực

Các mục tiêu,



DỰ BÁO LẬP KẾ HOẠCH

Các hạn chế

mục đích và các

quyết định

Sự phân bổ nguồn
lực và các cam kết

Sự thực hiện và


các chính sách
điều chỉnh

Hình 2.1: Mối quan hệ giữa công tác dự báo và lập kế hoạch

Trong quản lý vi mô, công tác dự báo khoa học giúp doanh nghiệp đứng vững trong cạnh tranh và giành thắng lợi trong kinh doanh. Các dự báo về thị trường, giá cước, tiến bộ khoa học công nghệ, sự thay đổi các nguồn đầu vào, đối thủ cạnh tranh... có tầm quan trọng sống còn đối với các doanh nghiệp viễn thông. Ngoài ra dự báo còn cung cấp các thông tin cho phép phối hợp hành động giữa các bộ phận trong doanh nghiệp.

2.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO

2.2.1. Các phương pháp dự báo định tính

Các phương pháp dự báo định tính là các phương pháp dự báo bằng cách phân tích định tính dựa vào suy đoán, cảm nhận. Các phương pháp này phụ thuộc nhiều vào trực giác, kinh nghiệm và sự nhạy cảm của nhà quản trị trong quá trình dự báo, chỉ mang tính phỏng đoán, không định lượng.. Tuy nhiên chúng có ưu điểm là đơn giản, dễ thực hiện thời gian nghiên cứu dự báo nhanh, chi phí dự báo thấp và kết quả dự báo trong nhiều trường hợp cũng rất tốt. Sau đây là một số phương pháp dự báo định tính chủ yếu:

1. Lấy ý kiến của ban quản lý điều hành

Đây là phương pháp dự báo được sử dụng khá rộng rãi. Trong phương pháp này, cần lấy ý kiến của các nhà quản trị cao cấp , những người phụ trách các công việc quan trọng thường hay sử dụng các số liệu thống kê, chỉ tiêu tổng hợp của doanh nghiệp. Ngoài ra cần lấy thêm ý kiến đánh giá của các cán bộ điều hành marketing, kỹ thuật, tài chính và sản xuất.


28

Chương 2: Dự báo nhu cầu sản phẩm
Phương pháp này sử dụng được trí tuệ và kinh nghiệm của những cán bộ trực tiếp liên quan đến hoạt động thực tiễn. Tuy nhiên nó có nhược điểm là mang yếu tố chủ quan và ý kiến của những người có chức vụ cao nhất thường chi phối ý kiến của những người khác.

2. Phương pháp lấy ý kiến của lực lượng bán hàng

Những người bán hàng là người hiểu rõ nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng của người tiêu dùng. Họ có thể dự báo được lượng hàng hoá, dịch vụ có thể bán được trong tương lai tại khu vực mình bán hàng.

Tập hợp ý kiến của nhiều người bán hàng tại nhiều khu vực khác nhau, có thể dự báo nhu cầu hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp.

Phương pháp này có nhược điểm là phụ thuộc vào đánh giá chủ quan của người bán hàng.
Một số người bán hàng thường có xu hướng đánh giá thấp lượng hàng hoá, dịch vụ bán được để
dễ đạt định mức, ngược lại một số khác lại chủ quan dự báo ở mức quá cao để nâng danh tiếng
của mình.

3. Phương pháp nghiên cứu thị trường người tiêu dùng

Đây là phương pháp lấy ý kiến khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp. Việc nghiên cứu thường do bộ phận nghiên cứu thị trường thực hiện bằng nhiều hình thức như tổ chức các cuộc điều tra lấy ý kiến của khách hàng, phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn qua điện thoại, gửi phiếu điều tra tới gia đình hoặc cơ sở tiêu dùng.

Phương pháp nghiên cứu thị trường người tiêu dùng giúp doanh nghiệp không chỉ chuẩn bị dự báo nhu cầu của khách hàng mà còn có thể hiểu được những đánh giá của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp để có biện pháp cải tiến, hoàn thiện cho phù hợp. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi tốn kém về tài chính, thời gian và phải có sự chuẩn bị công phu trong việc xây dựng câu hỏi. Đôi khi phương pháp này cũng vấp phải khó khăn là ý kiến của khách hàng không xác thực hoặc quá lý tưởng.

4. Phương pháp chuyên gia

Phương pháp chuyên gia là phương pháp thu thập và xử lý những đánh giá dự báo bằng cách tập hợp và hỏi ý kiến các chuyên gia giỏi thuộc một lĩnh vực hẹp của khoa học - kỹ thuật hoặc sản xuất.

Phương pháp chuyên gia dựa trên cơ sở đánh giá tổng kết kinh nghiệm, khả năng phản ánh
tương lai một cách tự nhiên của các chuyên gia giỏi và xử lý thống kê các câu trả lời một cách
khoa học. Nhiệm vụ của phương pháp là đưa ra những dự báo khách quan về tương lai phát triển
của khoa học kỹ thuật hoặc sản xuất dựa trên việc xử lý có hệ thống các đánh giá dự báo của các
chuyên gia.

Phương pháp chuyên gia được áp dụng đặc biệt có hiệu quả trong các trường hợp sau đây:

- Khi đối tượng dự báo có tầm bao quát lớn phụ thuộc nhiều yếu tố mà hiện tại còn chưa có hoặc thiếu những cơ sở lý luận chắc chắn để xác định.

- Trong điều kiện còn thiếu thông tin và những thống kê đầy đủ, đáng tin cậy về đặc tính của đối tượng dự báo.


29


Chương 2: Dự báo nhu cầu sản phẩm
- Trong điều kiện có độ bất định lớn của đối tượng dự báo, độ tin cậy thấp về hình thức thể hiện, về chiều hướng biến thiên về phạm vi cũng như quy mô và cơ cấu.

- Khi dự báo trung hạn và dài hạn đối tượng dự báo chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, phần lớn là các nhân tố rất khó lượng hoá đặc biệt là các nhân tố thuộc về tâm lý xã hội (thị hiếu, thói quen, lối sống, đặc điểm dân cư...) hoặc tiến bộ khoa học kỹ thuật. Vì vậy trong quá trình phát triển của mình đối tượng dự báo có nhiều đột biến về quy mô và cơ cấu mà nếu không nhờ đến tài nghệ của chuyên gia thì mọi sự trở nên vô nghĩa.

- Trong điều kiện thiếu thời gian, hoàn cảnh cấp bách phương pháp chuyên gia cũng được áp dụng để đưa ra các dự báo kịp thời.

Quá trình áp dụng phương pháp chuyên gia có thể chia làm ba giai đoạn lớn:

- Lựa chọn chuyên gia

- Trưng cầu ý kiến chuyên gia;

- Thu thập và xử lý các đánh giá dự báo.

Chuyên gia giỏi là người thấy rõ nhất những mâu thuẫn và những vấn đề tồn tại trong lĩnh vực hoạt động của mình, đồng thời về mặt tâm lý họ luôn luôn hướng về tương lai để giải quyết những vấn đề đó dựa trên những hiểu biết sâu sắc, kinh nghiệm sản xuất phong phú và linh cảm nghề nghiệp nhạy bén.

2.2.2. Các phương pháp dự báo định lượng

Các phương pháp dự báo định lượng dựa vào các số liệu thống kê và thông qua các công


thức toán học được thiết lập để dự báo nhu cầu cho tương lai. Khi dự báo nhu cầu tương lai, nếu
không xét đến các nhân tố ảnh hưởng khác có thể dùng các phương pháp dự báo theo dãy số thời
gian. Nếu cần ảnh hưởng của các nhân tố khác đến nhu cầu có thể dùng các mô hình hồi quy
tương quan...

Để tiến hành dự báo nhu cầu sản phẩm theo phương pháp định lượng cần thực hiện 8 bước

sau:

- Xác định mục tiêu dự báo



- Lựa chọn những sản phẩm cần dự báo

- Xác định độ dài thời gian dự báo

- Chọn mô hình dự báo

- Thu thập các dữ liệu cần thiết

- Phê chuẩn mô hình dự báo

- Tiến hành dự báo

- Áp dụng kết quả dự báo

1. Phương pháp dự báo theo dãy số thời gian (Phương pháp ngoại suy)

Phương pháp dự báo theo dãy số thời gian được xây dựng trên một giả thiết về sự tồn tại và
lưu lại các nhân tố quyết định đại lượng dự báo từ quá khứ đến tương lai. Trong phương pháp này

30


Chương 2: Dự báo nhu cầu sản phẩm
đại lượng cần dự báo được xác định trên cơ sở phân tích chuỗi các số liệu về nhu cầu sản phẩm (dòng nhu cầu) thống kê được trong quá khứ.

Như vậy thực chất của phương pháp dự báo theo dãy số thời gian là kéo dài quy luật phát triển của đối tượng dự báo đã có trong quá khứ và hiện tại sang tương lai với giả thiết quy luật đó vẫn còn phát huy tác dụng.

Các yếu tố đặc trưng của dãy số theo thời gian gồm:

- Tính xu hướng: Tính xu hướng của dòng nhu cầu thể hiện sự thay đổi của các dữ liệu theo thời gian (tăng, giảm...)

- Tính mùa vụ: Thể hiện sự dao động hay biến đổi dữ liệu theo thời gian được lặp đi lặp lại theo những chu kỳ đều đặn do sự tác động của một hay nhiều nhân tố môi trường xung quanh như tập quán sinh hoạt, hoạt động kinh tế xã hội... Ví dụ: Nhu cầu dịch vụ bưu chính viễn thông không đồng đều theo các tháng trong năm.

- Biến đổi có chu kỳ: Chu kỳ là yếu tố lặp đi lặp lại sau một giai đoạn thời gian. Ví dụ: Chu kỳ sinh học, chu kỳ phục hồi kinh tế...

- Biến đổi ngẫu nhiên: Biến đổi ngẫu nhiên là sự dao động của dòng nhu cầu do các yếu tố ngẫu nhiên gây ra, không có quy luật.

Sau đây là các phương pháp dự báo theo dãy số thời gian.

a. Phương pháp trung bình giản đơn (Simple Average)

Phương pháp trung bình giản đơn là phương pháp dự báo trên cơ sở lấy trung bình của các dữ liệu đã qua, trong đó các nhu cầu của các giai đoạn trước đều có trọng số như nhau, nó được thể hiện bằng công thức:


n

F = i= 1


t

Trong đó:

Ft - Nhu cầu dự báo cho kỳ t

D t -i


n

Dt-i - Mức nhu cầu thực ở kỳ t-i

n - Số kỳ quan sát ( Số kỳ có nhu cầu thực)

Phương pháp này san bằng được tất cả mọi sự biến động ngẫu nhiên của dòng yêu cầu, vì vậy nó là mô hình dự báo rất kém nhạy bén với sự biến động của dòng nhu cầu. Phương pháp này phù hợp với dòng nhu cầu đều, ổn định, sai số sẽ rất lớn nếu ta gặp dòng nhu cầu có tính chất thời vụ hoặc dòng nhu cầu có tính xu hướng.

b. Phương pháp trung bình động

Trong trường hợp khi nhu cầu có sự biến động, trong đó thời gian gần nhất có ảnh hưởng nhiều nhất đến kết quả dự báo, thời gian càng xa thì ảnh hưởng càng nhỏ ta dùng phương pháp trung bình động sẽ thích hợp hơn.

31

Chương 2: Dự báo nhu cầu sản phẩm
Phương pháp trung bình động dùng kết quả trên cơ sở thay đổi liên tục khoảng thời gian trước đây cho dự báo giai đoạn tiếp theo:
n

Trong đó:

Ft - Nhu cầu dự báo cho kỳ t

Dt-i - Mức nhu cầu thực ở kỳ t-i

n - Số kỳ quan sát

Nếu n = 3


F t =
F =

t

D t - 1



∑ Dt -i

i= 1


n

+ D t -2 + D t -3

3


Khi sử dụng phương pháp trung bình động đòi hỏi phải xác định n sao cho sai số dự báo là nhỏ nhất, đó chính là công việc của người dự báo, n phải điều chỉnh thường xuyên tuỳ theo sự thay đổi tính chất của dòng nhu cầu. Để chọn n hợp lý cũng như để đánh giá mức độ chính xác của dự báo người ta căn cứ vào độ lệch tuyệt đối bình quân (MAD).
n

Di - F i

MAD = i=1

n

Trong đó:



D - Mức nhu cầu thực của kỳ i i
Fi - Mức nhu cầu dự báo của kỳ i
n - Số kỳ quan sát

Ví dụ: Sản lượng điện thoại nội hạt của vùng A theo tháng được cho trong bảng, yêu cầu dùng phương pháp trung bình động 3 tháng để dự báo nhu cầu cho tháng tới.


32

Chương 2: Dự báo nhu cầu sản phẩm

Sản lượng điện

Tháng thoại nội hạt,

triệu phút

Dự báo nhu cầu theo phương pháp trung bình động

với n = 3

Sai số

tuyệt đối



1 405

2 450

3 440

4 380

( 440 + 450 + 405 ) / 3 = 431,7


51,7

5 370

(380 + 440 + 450)/3 = 423,3


53,3

6 430

(370 + 380 + 440)/3 = 396,7


33,3

7 450

(430 + 370 + 380)/3 = 393,3


56,7

8 461

(450 + 430 + 370)/3 = 416,7


44,3

9 410

(461 + 450 + 430)/3 = 447,0


37,0

10 400

(410 + 461 + 450)/3 = 440,3


40,3

11 450

(400 + 410 + 461)/3 = 423,7


26,3

12

(450 + 400 + 410)/3 = 420,0


n

D i - F i = 343,0

i=1

343,0

MAD = = 42 ,9

8

c. Phương pháp trung bình động có trọng số:



Đây là phương pháp bình quân nhưng có tính đến ảnh hưởng của từng giai đoạn khác nhau đến nhu cầu, thông qua việc sử dụng các trọng số.
n

F D α


t = ∑

i = 1


Trong đó:

Ft - Mức nhu cầu dự báo kỳ t

Dt-i - Mức nhu cầu thực kỳ t-i

n - Số kỳ quan sát

αt-i - Trọng số của kỳ t-i

t -i t- i



αt-i được lựa chọn bởi người dự báo dựa trên cơ sở phân tích tính chất của dòng nhu cầu, thoả mãn điều kiện:

33

Chương 2: Dự báo nhu cầu sản phẩm

n


∑α

i= 1
i - 1

= 1 và 0 ≤ ∀ α t-i ≤ 1


Trong phương pháp trung bình động có trọng số, độ chính xác của dự báo phụ thuộc vào khả năng xác định được các trọng số phù hợp. Thực tế chỉ ra rằng, nhờ điều chỉnh thường xuyên hệ số αt-i của mô hình dự báo, phương pháp trung bình động có trọng số mang lại kết quả dự báo chính xác hơn phương pháp trung bình động.

Ví dụ: Nhu cầu đàm thoại nội hạt của vùng A theo tháng được cho trong bảng, yêu cầu


dùng phương pháp trung bình động có trọng số với n =3 để dự báo nhu cầu cho tháng tới. Cho các

trọng số như sau: αt-1= 0,5; αt-2= 0,3; αt-3 = 0,2

Tháng Sản lượng điện Dự báo nhu cầu theo phương pháp trung bình động Sai số tuyệt

thoại nội hạt, có trng số với n = 3 và αt-1= 0,5; αt-2= 0,3; αt-3= 0,2 đối

triệu phút

1 405


2 450

3 440


4 380 (440 x 0,5 + 450 x 0,3 + 405 x 0,2)/3 = 436,0 56,0

5 370 (380 x 0,5 + 440 x 0,3 + 450 x 0,2)/3 = 412,0 42,0

6 430 (370 x 0,5 + 380 x 0,3 + 440 x 0,2)/3 = 387,0 43,0


Каталог: nonghocbucket -> UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> Công nghệ rfid giới thiệu chung
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> MỤc lục danh mục các chữ viết tắt 3 Danh mục bảng biểu hình vẽ 4
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> LỜi nóI ĐẦu phần I tổng quan về HỆ thống thông tin quang sợI
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án: Nhà máy sản xuất hạt nhựa 3h vina của công ty tnhh 3h vina
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> ĐỀ 24 thi ngày 22/9
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> ĐƯỜng lối ngoại giao củA ĐẢng trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dâN (1945-1954)
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> Đồ án xử lý nước cấp Thiết kế hệ thống xử lý nước cho 2500 dân
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> HiÖn nay gç rõng tù nhiªn ngµy cµng khan hiÕm mµ nhu cÇu sö dông gç ngµy cµng cao
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> Câu 1: Những nội dung cơ bản trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Công sản Việt Nam
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> Lời nói đầu

tải về 5.96 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương