HỌc viện công nghệ BƯu chính viễn thông quản trị sản xuấT



tải về 5.96 Mb.
trang7/18
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích5.96 Mb.
#1884
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   18

Hình 3.5

- Một số ví dụ đặc biệt khi xây dựng sơ đồ mạng:

Ví dụ 1: Cần phải thực hiện 4 công việc, công việc a có độ dài 5 ngày, công việc b có


độ dài 3 ngày, công việc c có độ dài 4 ngày, công việc d có độ dài 5 ngày, công việc b và c
được tiến hành sau công việc a, công việc d chỉ được tiến hành sau khi b và c đã kết thúc.
3

a(5) b(3)

1 2


c(4)

e(0)
4 5

d(5)


Hình 3.6

Do yêu cầu của việc trình bày mối quan hệ trước sau giữa các công việc, đôi khi bắt buộc phải đưa vào các công việc giả có độ dài bằng 0 [e(0) hình 3.6].

Ví dụ 2: Một dự án sản xuất gồm 4 công việc a(5), b(3), c(4), d(5). Công việc b được tiến hành sau a, c được tiến hành khi b đã kết thúc và a thực hiện được 3/5 công việc, d được tiến hành sau b và c.

a1(3) a2(2)

1 2

b(3)
c(4) d(5)



3 4 5

Hình 3.7



Trong quá trình xây dựng sơ đồ mạng một công việc cơ sở có thể được tách ra làm 2 hay nhiều thành phần [a = a1(3) + a2(2)].

Ví dụ 3 : Một dự án sản xuất gồm 4 công việc a(5), b(3), c(4), d(5). Công việc b và c chỉ được thực hiện khi a đã hoàn thành, d được tiến hành sau b và ít nhất là 10 ngày kể từ khi bắt đầu thực hiện dự án.

3

f(10) b(3) d(5)



1 a(5) 2

c(4)


4

Hình 3.8

55

Chương 3: Ra quyết định trong quản trị sản xuất


Khi biểu diễn sơ đồ PERT có thể đưa thêm công việc giả có độ dài thực [f(10)].

b. Xác định đường găng

Các yếu tố thời gian của các sự kiện được thể hiện trên hình 3.9.


i dij j

tis tim tij tjs tjm

di dj
Hình 3.9

Trong đó:

i, j - Các sự kiện i, j và sự kiện i trước sự kiện j

tis, tjs - Thời gian xuất hiện sớm của sự kiện i, j

tim, tjm - Thời gian xuất hiện muộn của sự kiện i, j

tij - Thời gian thực hiện công việc ij

di, dj - Thời gian dự trữ của i, j

dij - Thời gian dự trữ (dự trữ chung) của công việc ij

- Tính thời gian xuất hiện sớm của các sự kiện: Thời gian xuất hiện sớm của sự kiện j là thời gian sớm nhất kể từ khi bắt đầu dự án đến khi đạt tới sự kiện j.

tjs = max{ tis+tij}

Thời gian xuất hiện sớm của các sự kiện được tính từ trái sang phải, với sự kiện bắt đầu, thời gian xuất hiện sớm bằng 0.

- Tính thời gian xuất hiện muộn của các sự kiện: Thời gian xuất hiện muộn của sự kiện i là thời gian chậm nhất phải đạt tới sự kiện i nếu không muốn kéo dài toàn bộ thời gian hoàn thành dự án.

tim = min{ tjm - tij}

Để xác định thời hạn muộn nhất của sự kiện i trước hết phải xác định giới hạn kết thúc


của toàn bộ dự án và xuất phát từ đó thời gian xuất hiện muộn của các sự kiện được tính từ
phải sang trái. Với sự kiện kết thúc ta có thời gian xuất hiện sớm bằng thời gian xuất hiện
muộn.

- Xác định các sự kiện găng và những công việc găng:

Những sự kiện găng là những sự kiện có thời gian xuất hiện sớm bằng thời gian xuất hiện muộn.

Đường găng là đường đi qua các sự kiện găng.

Những công việc găng là những công việc nằm trên đường găng.

56


Chương 3: Ra quyết định trong quản trị sản xuất
c. Xác định thời gian dự trữ của các công việc

Đối với mỗi công việc người ta xác định 3 loại thời gian dự trữ sau:

Thời gian dự trữ tự do của công việc ij:

MLij = tsj - tsi - tij

Thời gian dự trữ hoàn toàn của công việc ij

MTij = tmj - tsi - tij

Thời gian dự trữ chắc chắn của công việc ij

MCij = tsj - tmi - tij

Ví dụ: Một dự án sản xuất gồm 7 công việc, có độ dài thời gian và trình tự thực hiện như sau:

Công việc Thời gian thực hiện Trình tự công việc

A 3 Làm ngay không trì hoãn

B 5 Làm ngay không trì hoãn

C 3 Làm ngay không trì hoãn

D 8 Làm sau khi xong a

E 4 Làm sau khi xong a, b

F 7 Làm sau khi xong c

G 3 Làm sau khi xong f

Yêu cầu: Vẽ sơ đồ PERT của dự án, xác định đường gằn và thời gian dự trữ của các công việc.

Sơ đồ PERT của dự án có dạng như sau:
d(8)

2

a(3) h(0)


b(5) 4

1

c(6) f(7)


3
Hình 3.10

6

e(4)


g(3)

5


Để xác định đường găng trước hết cần tính thời hạn sớm và thời hạn muộn của các sự



kiện:
57

Chương 3: Ra quyết định trong quản trị sản xuất


ts1 = 0 vì 1 là sự kiện bắt đầu

ts2 = ts1 + ta = 0 + 3 = 3


ts3 = ts1 + tc = 0 + 6 = 6

ts4 = max(ts1 + tb ; ts2 + dh) = max(0 + 5 ; 3 + 0) = 5 ts5 = ts3 + tf = 6 + 7 = 13

ts6 = max(ts2 + td ; ts4 + te ; ts5 + tg) = max(3 + 8 ; 5 + 4 ; 13 + 3) = 16 tm6 = ts6 = 16

tm5 = tm6 - tg = 16 - 3 = 13


tm4 = tm6 - te = 16 - 4 = 12
tm3 = tm5 - tf = 13 - 7 = 6

tm2 = min (tm6 - td ; tm4 - th ) = min ( 16 - 8; 12 - 0) = 8

tm1 = min (tm3 - tc ; tm4 - th; tm2 - ta ) = min ( 6 - 6; 8 - 5; 8 - 3) = 0

Vậy các công việc găng là {c ; f ; g} và độ dài đường găng là 16.


Thời gian dự trữ của các công việc được tính toán trong bảng:

Công Sự kiện Sự kiện

việc trước sau

MLij MTij MCij


a 1 2 ts2 - ts1 - ta = 0 tm2 - ts1 - ta = 5 ts2 - tm1 - ta = 0

b 1 4 ts4 - ts1 - tb = 0 tm4 - ts1 - tb = 7 ts4 - tm1 - tb = 0

d 2 6 ts6 - ts2 - td = 5 tm6 - ts2 - td = 5 ts6 - tm2 - td = 0

e 4 6 ts6 - ts4 - te = 7 tm6 - ts4 - te = 7 ts6 - tm4 - te = 0
3. Phương pháp so sánh hiệu quả

Trong quá trình lập kế hoạch đầu tư trang thiết bị thường nảy sinh vấn đề lựa chọn


một trong các phương án có lợi về mặt kinh tế, hợp lý về mặt kỹ thuật và xã hội. Việc lựa
chọn máy móc thiết bị được tiến hành đồng thời với việc lựa chọn công nghệ và công suất.
Tuy nhiên, trong thực tế vẫn xảy ra tình huống sau: ứng với một loại công nghệ, công suất
giống nhau có thể có nhiều loại máy móc thiết bị, do nhiều hãng, nhiều nước khác nhau sản
xuất cùng thoả mãn yêu cầu của công nghệ, công suất đó. Do đó, sau khi đã quyết định được
công nghệ, công suất ta cần quyết định đúng đắn về lựa chọn thiết bị, đặt mua thiết bị sao
cho có lợi nhất.

Việc lựa chọn thiết bị phải tuân theo các nguyên tắc sau:

- Phải phù hợp với công nghệ, công suất đã lựa chọn

- Phải đảm bảo chất lượng sản phẩm theo yêu cầu

- Phải phù hợp với xu hướng phát triển tiến bộ khoa học kỹ thuật

- Giá cả hợp lý

58

Chương 3: Ra quyết định trong quản trị sản xuất


- Có xuất xứ, bảo hành rõ ràng

- Tuổi thọ kinh tế dài

- Phải tính toán kinh tế, so sánh các phương án để lựa chọn phương án tốt nhất.

Nếu có m phương án khác nhau, có các chi phí thường xuyên và đầu tư khác nhau thì phương án được chọn là phương án có mức chi phí bỏ ra thấp nhất, tức là thoả mãn một trong hai biểu thức sau:

Gi + am . Đi → min ( i =1 m,)

Đi + Tm . Gi → min ( i =1 m,)

Trong đó:

Đi - Vốn đầu tư (chi phí bỏ ra một lần) của phương án i (i = 1,2,...,m)

Gi - Chi phí thường xuyên của phươnmg án i (i = 1,2,...,m)

am - Hệ số hiệu quả định mức


Tm - Thời hạn thu hồi vốn định mức,


4. Phương pháp điểm hoà vốn:
Tm =

1

a
m



Phương pháp điểm hoà vốn là phương pháp tìm điểm hoà vốn để từ đó có quyết định về giá bán, quy mô... của doanh nghiệp.

3.3 MÔ HÌNH RA QUYẾT ĐỊNH TRONG ĐIỀU KIỆN RỦI RO

Trong các bước của tiến trình ra quyết định, thu thập thông tin và xử lý thông tin được chia làm hai giai đoạn riêng biệt vì lý do phân loại, đánh giá thông tin về tính đầy đủ, chính xác của thông tin là giai đoạn hết sức quan trọng cho nhà quản lý thấy rõ trạng thái thông tin để có thể lựa chọn các phương án mô hình thích hợp trong giai đoạn sau.

Khi ra quyết định trong điều kiện rủi ro, ta biết được xác suất xảy ra của mỗi trạng


thái.

Ra quyết định trong trường hợp này người ta thường dùng các phương pháp sau:

- Làm cực đại giá trị kỳ vọng được tính bằng tiền EMV (Expected Monetary Value)

- Làm cực tiểu thiệt hại cơ hội kỳ vọng EOL (Expected opportunity Loss)

Mô hình Max EMV

Trong mô hình này ta sẽ chọn phương án i có giá trị kỳ vọng tính bằng tiền lớn nhất :


EMV* = max{EMV(i)}

EMV ( i) = ∑ A ( S

Trong đó:

j )P ij


EMV(i): Giá trị kỳ vọng tính bằng tiền của phương án i

59

Chương 3: Ra quyết định trong quản trị sản xuất
A(Sj) : Xác suất để trạng thái j xuất hiện

Pij : Lợi nhuận/chi phí của phương án i ứng với trạng thái j i=1 đến n (n phương án)

j=1 đến m (m trạng thái)

Mô hình EVPI (expected value of perfect information)

Trong mô hình này ta dùng EVPI để chuyển đổi môi trường có rủi ro sang môi trường chắc chắn và EVPI chính bằng cái giá nào đó mà ta phải trả để mua thông tin.

Vấn đề đặt ra cần xác định giá tối đa có thể trả để mua thông tin.


EVPI = EVWPI - MaxEMV(i)

Trong đó:

EVPI - là sự gia tăng giá trị có được khi mua thông tin và đây cũng chính là giá trị tối đa có thể trả khi mua thông tin.

EVWPI (expected value with perfect information): giá trị kỳ vọng với thông tin hoàn

hảo.

Nếu ta biết được thông tin hoàn hảo trước khi ra quyết định, ta sẽ có:



EVWPI=∑ A(Sj)*MaxPij

Mô hình Min EOL (expected opporturnity loss): Tối thiểu hoá thiệt hại cơ hội kỳ

vọng

Thiệt hại cơ hội OL (opporturnity loss) của phương án i ứng với trạng thái j được xác định như sau:



OLij= MaxPij - Pij

Đây chính là số tiền ta bị thiệt khi ta không chọn được phương án tốt nhất. Thiệt hại cơ hội kỳ vọng EOL của phương án i được xác định như sau:


EOL(i)=∑A(Sj)*OLij

EOL* = min {EOL(i)}

Phương pháp tối thiểu hoá thiệt hại cơ hội kỳ vọng và phương pháp tối đa hoá giá trị kỳ vọng luôn đưa đến cùng một kết quả lựa chọn phương án.

3.4 MÔ HÌNH RA QUYẾT ĐỊNH TRONG ĐIỀU KIỆN KHÔNG XÁC ĐỊNH

Trong điều kiện không xác định, ta không biết được xác xuất của sự xuất hiện của mỗi trạng thái hoặc các dữ liệu liên quan đến bài toán không có sẵn.

Trong trường hợp này có thể dùng một số mô hình sau:

- Mô hình Maximax

- Mô hình Maximin

- Mô hình đồng đều ngẫu nhiên (Equanlly-likely)
60

Chương 3: Ra quyết định trong quản trị sản xuất


- Tiêu chuẩn hiện thực hay tiêu chuẩn Hurwiez

- Mô hình Minimax

- Phương pháp chuyên gia

Mô hình Maximax:

Tìm phương án có giá trị đạt được lớn nhất.

Maximax = Max(MaxP )

i j ij

Trong mô hình này ta tìm lợi nhuận tối đa có thể có được bất chấp rủi ro, vì vậy tiêu chuẩn



này còn được gọi là tiêu chuẩn lạc quan.

Mô hình Maximin:



Maxi

min


=

Max


(Min

P

)



i j ij

Nghĩa là tìm giá trị đạt được thấp nhất của từng phương án, sau đó chọn phương án có giá trị đạt được thấp nhất lớn nhất. Cách làm này còn gọi là quyết định bi quan.

Mô hình đồng đều ngẫu nhiên:

Trong mô hình này ta xem mọi trạng thái đồng đều ngẫu nhiên, nghĩa là xem các trạng thái đều có xác suất xuất hiện bằng nhau. Trong trường hợp này ta tìm phương án i có giá trị trung bình các lợi nhuận lớn nhất:



¡


m

¤


¢

PA = Max ¢

i ¢

¢

£



∑ P ij ¥

j = 1


¥

m ¥


¥

¦

Mô hình Hurwiez (còn được gọi là mô hình trung bình có trọng số):


Đây là mô hình dung hoà giữa tiêu chuẩn lạc quan và bi quan.

Bằng cách chọn một hệ số α (0<α<1). Sau đó chọn phương án i ứng với hệ số α sao cho:

¡ ¤

PA = Max ¢α Å Max P + ( 1 - α ) MinP ¥

i j

ij

£

ij



j

¦


Phương pháp này có dạng mềm dẻo hơn, giúp cho người ra quyết định đưa được cảm xúc cá

nhân về thị trường vào mô hình.

α =1: người quyết định lạc quan về tương lai
α =0 : người quyết định bi quan về tương lai

Mô hình Minimax


PA = Min[Max OLij ]

61

Chương 3: Ra quyết định trong quản trị sản xuất
Trong mô hình này, ta tìm phương án cực tiểu thiệt hại cơ hội có giá trị lớn nhất.

Phương pháp chuyên gia:

Trong trường hợp thiếu thông tin hay những trường hợp có sự thay đổi nhanh và đột ngột về môi trường kinh doanh, người ta thường sử dụng phương pháp chuyên gia để đưa ra nhận định và lựa chọn quyết định trong sản xuất kinh doanh.

Về bản chất, phương pháp chuyên gia là phương pháp dự báo dựa vào trình độ uyên bác về lý luận, thành thạo về chuyên môn, phong phú về khả năng thực tiễn cùng với khả năng mẫn cảm, nhạy bén và thiên hướng sâu sắc về tương lai của đối tượng cần dự báo, của tập thể các nhà khoa học, các nhà quản lý cùng đội ngũ cán bộ lão luyện thuộc lĩnh vực kinh tế cần dự báo.

Về đạo lý, phương pháp chuyên gia xuất phát từ quan điểm cho rằng, do học tập và nghiên
cứu, do lăn lộn và gắn bó với công việc chuyên môn hẹp nên các chuyên gia là những người am
hiểu sâu sắc nhất, giàu thông tin và có khả năng phản xạ cũng như trực cảm nghề nghiệp, nhạy
bén về quá trình vận động và phát triển của các hiện tượng, các sự vật kinh tế mà mình nghiên
cứu.

Phương pháp chuyên gia có ưu thế hơn hẳn các phương pháp khác khi tiến hành đánh giá quá trình kinh tế có tầm bao quát rộng, cấu trúc nội dung phức tạp, nhiều chỉ tiêu, nhiều nhân tố chi phối làm cho xu hướng vận động phát triển của vấn đề có biểu hiện đa dạng khó định lượng bằng con đường tiếp cận trực tiếp để tính toán, đo đạc bằng các phương pháp ước lượng và bằng các công cụ đo chính xác.

Chuyên gia trong lĩnh vực quản trị kinh doanh Viễn thông phải là người có nhiều phẩm chất trí tuệ, phải có trình độ hiểu biết chung rộng và cao, phải có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực Viễn thông cũng như kinh tế xã hội, có quan điểm và lập trường khoa học, có khả năng tiên đoán được tương lai, có tâm lý ổn định, am hiểu thực tiễn của lĩnh vực liên quan.

TÓM TẮT NỘI DUNG CỦA CHƯƠNG

1. Quyết định quản lý là hành vi sáng tạo với tư cách là sản phẩm lao động của chủ thể quản lý, nhằm định ra mục tiêu, chương trình, tính chất hoạt động của người hoặc cấp phải thực hiện quyết định đó.

2. Những tình huống chủ yếu thường gặp trong quá trình ra quyết định sản xuất là: Ra quyết định trong điều kiện xác định; Ra quyết định trong điều kiện rủi ro; Ra quyết định trong điều kiện không xác định.

3. Để ra quyết định trong điều kiện xác định cần sử dụng các phương pháp toán kinh tế như: các mô hình thống kê; các mô hình toán tối ưu; ...

4. Khi ra quyết định trong điều kiện rủi ro, thường dùng các phương pháp sau:

- Làm cực đại giá trị kỳ vọng được tính bằng tiền EMV (Expected Monetary Value)

- Làm cực tiểu thiệt hại cơ hội kỳ vọng EOL (Expected opportunity Loss)

5. Trong điều kiện không xác định, ta không biết được xác xuất của sự xuất hiện của mỗi trạng thái hoặc các dữ liệu liên quan đến bài toán không có sẵn.

Trong trường hợp này có thể dùng một số mô hình sau:

62

Chương 3: Ra quyết định trong quản trị sản xuất


- Mô hình Maximax

- Mô hình Maximin

- Mô hình đồng đều ngẫu nhiên (Equanlly-likely)

- Tiêu chuẩn hiện thực hay tiêu chuẩn Hurwiez

- Mô hình Minimax

- Phương pháp chuyên gia

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1. Khái niệm ra quyết định, các bước ra quyết định?

2. Các trường hợp ra quyết định trong quản trị sản xuất?

3. Trong một thành phố có ba tổng đài số A, B và C có dung lượng dự trữ và có 4 khu vực dân cư mới. Biết:

- Dung lượng dự trữ của ba tổng đài A, B và C

- Nhu cầu phát triển thuê bao của bốn khu vực dân cư mới

- Độ dài trung bình của đường dây thuê bao từ mỗi tổng đài đến khu vực dân cư mới

Độ dài trung bình từ tổng đài đến khu vực dân cư, Km

Tổng đài

1 2 3 4

Dung lượng


dự trữ

A 4,0 3,5 3,0 5,0 3000

B 3,0 7,5 5,5 3,0 2000

C 2,0 3,5 5,0 5,0 5000

Nhu cầu 1000 1500 2500 3000
Yêu cầu: Xác định cách lắp đặt điện thoại thuê bao sao cho tổng chi phí cho cáp thuê bao lắp đặt mới là nhỏ nhất và thoả mãn nhu cầu điện thoại cho bốni vùng dân cư mới.

4. Theo kết quả điều tra thị trường, hàm cầu cho dịch vụ thiết lập điện thoại cố định có dạng


sau:

Q = 10.000.000 - 20P

Q - số lượng thuê bao

P - cước thuê bao+cước lắp đặt/12*5

Biết rằng chi phí biên MC (chi phí lẽ ra không mất nếu không lắp đặt thêm một thuê bao) là 300.000đ.

Hãy xác định P trong hai trường hợp:

a. Đạt doanh thu tối đa

b. Lợi nhuận tối đa


63

Chương 3: Ra quyết định trong quản trị sản xuất


5. Công ty viễn thông cung cấp ba loại dịch vụ: dịch vụ truy nhập, dịch vụ điện thoại nội hạt và dịch vụ điện thoại đường dài. Hàm chi phí như sau:

TC = 375.000.000 + 600A + 0.05l + 0.2L

Trong đó:

A - số thuê bao;

l- Số phút cuộc gọi nội hạt;

L - Số phút cuộc gọi đường dài

Biết Công ty viễn thông có 500.000 thuê bao, họ gọi trung bình hàng năm khoảng 350 triệu phút đường dài và 600 triệu phút nội hạt. Giá cước truy nhập là 300.000 , cước nội hạt là 0,25 và cước đường dài là 0,5.

Hãy xác định chi phí phân bổ toàn phần cho từng dịch vụ?

64

Chương 4: Thiết kế sản phẩm và quy trình công nghệ


CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ SẢN PHẨM
VÀ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ
GIỚI THIỆU

Mục đích, yêu cầu:

Khoa học kỹ thuật liên tục phát triển, nhu cầu tiêu dùng của khách hàng ngày càng đa
dạng và đòi hỏi ngày càng cao hơn, cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt trong bối
cảnh toàn cầu hoá là những nguyên nhân chủ yếu làm cho vòng đời của sản phẩm ngày càng
bị rút ngắn. Chính vì thế, ngày nay, từ những tập đoàn đa quốc gia hùng mạnh cho đến các
doanh nghiệp vừa và nhỏ đều phải không ngừng nỗ lực sáng tạo, nghiên cứu và triển khai
sản phẩm mới. Khả năng nghiên cứu và triển khai sản phẩm mới đã thực sự trở thành nhân
tố cạnh tranh then chốt và là yêu cầu bắt buộc cho sự tồn tại và phát triển bền vững của mỗi
doanh nghiệp.

Chương 4 giới thiệu một cách cô đọng về hoạt động thiết kế sản phẩm và quy trình công nghệ trong doanh nghiệp.

Sau khi học xong chương này, học viên cần đạt các yêu cầu sau:

- Nắm được các nội chủ yếu của hoạt động thiết kế sản phẩm và quy trình công nghệ

- Biết vận dụng tổ chức công tác thiết kế sản phẩm và quy trình công nghệ

- Hiểu được quy trình thiết kế sản phẩm và công nghệ

Chương 4 giới thiệu một cách cô đọng về hoạt động thiết kế sản phẩm và quy trình công nghệ trong doanh nghiệp.

Nội dung chính:

- Khái niệm thiết kế sản phẩm và công nghệ

- Nội dung thiết kế sản phẩm và công nghệ

- Tổ chức công tác thiết kế sản phẩm và công nghệ


Каталог: nonghocbucket -> UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> Công nghệ rfid giới thiệu chung
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> MỤc lục danh mục các chữ viết tắt 3 Danh mục bảng biểu hình vẽ 4
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> LỜi nóI ĐẦu phần I tổng quan về HỆ thống thông tin quang sợI
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án: Nhà máy sản xuất hạt nhựa 3h vina của công ty tnhh 3h vina
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> ĐỀ 24 thi ngày 22/9
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> ĐƯỜng lối ngoại giao củA ĐẢng trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dâN (1945-1954)
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> Đồ án xử lý nước cấp Thiết kế hệ thống xử lý nước cho 2500 dân
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> HiÖn nay gç rõng tù nhiªn ngµy cµng khan hiÕm mµ nhu cÇu sö dông gç ngµy cµng cao
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> Câu 1: Những nội dung cơ bản trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Công sản Việt Nam
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> Lời nói đầu

tải về 5.96 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương