HỌc viện công nghệ BƯu chính viễn thông quản trị sản xuấT



tải về 5.96 Mb.
trang13/18
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích5.96 Mb.
#1884
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   18

Chi phí lưu kho 1000đ/sp/tháng 5

Lương công nhân chính thức bình quân
1000đ/giờ
5


Lương làm thêm giờ 1000đ/giờ 7

Chi phí thuê và đào tạo nhân
công
1000đ/công nhân
400

Chi phí cho thôi việc 1 nhân
công
1000đ/công nhân
600

Chi phí thuê gia công ngoài 1000đ/sp 15

Số giờ trung bình để sản

xuất 1 sản phẩm


giờ/sp
1,6

Giả sử điểm hoà vốn của nhà máy là 20 sp/ngày sản xuất.

Với các dữ liệu trên, nhà máy có thể phân tích và xây dựng kế hoạch tổng hợp theo phương pháp biểu đồ và phân tích chiến lược như sau:
115

Chương 7: Hoạch định tổng hợp


1. Chiến lược duy trì kế hoạch sản xuất cố định trong 6 tháng

Theo chiến lược này, nhà máy sẽ bố trí sản xuất ổn định theo mức nhu cầu trung bình mỗi ngày.

Mức nhu cầu trung bình mỗi ngày được tính như sau:
Mức nhu cầu 6200

trung bình = = 50 sản phẩm/ngày đêm

mỗi ngày 124
Đồ thị biểu diễn mức nhu cầu và mức sản xuất hàng ngày cho từng tháng thể hiện trong hình 7.1.
Đơn vị/ngày
Thiếu hàng

70
60 Tồn kho



50 Mức sản xuất ổn định
40
30
20
10
Tháng 1 Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng

2 3 4 5 6 Tháng

Hình 7.1: Mức độ sản xuất và nhu cầu dự báo

Hình 7.1 cho thấy mức độ khác biệt giữa nhu cầu dự báo và mức sản xuất ổn định của nhà máy. Trong các tháng 1, 2, 3 nhu cầu thị trường thấp hơn mức sản xuất, nhà máy sẽ đưa hàng dư thừa vào dự trữ trong kho. Lượng dự trữ trên sẽ được đem ra bán dần vào những thời điểm nhu cầu vượt mức sản xuất ở các tháng 4, 5, 6.

116


Chương 7: Hoạch định tổng hợp
Theo chiến lược này mức dự trữ qua các tháng như sau: (Đơn vị tính: sp)

Tháng


Mức sản xuất Nhu cầu

hàng tháng dự báo

Tăng giảm

Dự trữ cuối kỳ

dự trữ


1 1100 900 + 200 200

2 900 700 + 200 400

3 1050 800 + 250 650

4 1050 1200 - 150 500

5 1100 1500 - 400 100

6 1000 1100 - 100 -

Tổng số 6200 6200 1850
- Tổng số sản phẩm dự trữ qua các tháng là 1850 đơn vị

- Tổng số công nhân cần có để đảm bảo mức sản xuất ổn định 50 sp/ngày là 10 người (vì số giờ trung bình để sản xuất 1 sản phẩm là 1,6 giờ, trong mỗi ngày 1 công nhân sẽ làm được 5 sản phẩm).

Như vậy, các loại chi phí được tính như sau:

- Chi phí trả lương:

CLương = 5000 đồng x 8 giờ x 124 ngày x 10 người = 49.600.000 đồng

- Chi phí lưu kho :

CLưu kho = 5000 đồng/sp/tháng x 1850 sp/tháng = 9.250.000 đồng

- Tổng chi phí sản xuất theo chiến lược duy trì kế hoạch sản xuất cố định trong 6


tháng:

C = 49.600.000 đồng + 9.250.000 đồng = 58.850.000 đồng

2. Chiến lược thay đổi nhân lực theo mức cầu

Khi nhu cầu về sản phẩm tăng lên thì nhu cầu về lao động cũng tăng lên, nhà máy thuê thêm lao động. Ngược lại, khi nhu cầu sản phẩm giảm đi thì nhu cầu lao động cũng giảm đi, khi đó nhà máy cho lao động thôi việc.

Giả sử đầu năm nhà máy có 10 công nhân. Tình hình thay đổi nhân lực theo mức cầu được thể hiện trong bảng sau :

117

Chương 7: Hoạch định tổng hợp

Tháng Nhu cầu

Số ngày
sản xuất

Lượng SX

ngày của 1
CN

Lượng SX

Số CN cần

tháng của

1 CN


Số CN cần Số CN cho

thuê thôi việc



1 900 22 5 110 9 - 1

2 700 18 5 90 8 - 1

3 800 21 5 105 8 - -

4 1200 21 5 105 12 4 -

5 1500 22 5 110 14 2 -

6 1100 20 5 100 11 - 3

6200 124 6 5

Tổng chi phí sản xuất theo chiến lược này được tính như sau:

- Chi phí trả lương:

CLương = 40.000đồng/ngày/CN x (9x22 + 8x18 + 8x21 + 12x21 + 14x22 + 11x20)


= 51.600.000 đồng

- Chi phí thuê nhân công

CThuê = 400.000đồng/CN x 6 CN = 2.400.000 đồng

- Chi phí cho nhân công thôi việc:

CThôi việc = 600.000đồng x 5 CN = 3.000.000 đồng

- Tổng chi phí:

C = 51.600.000 đồng + 2.400.000 đồng + 3.000.000 đồng = 57.000.000 đồng

3. Chiến lược thay đổi cường độ làm việc của công nhân

Theo chiến lược này, nhà máy có thể duy trì lực lượng lao động ổn định trong kỳ kế hoạch tương ứng với mức nhu cầu thấp nhất (Mức nhu cầu trong tháng 3 với 38 sản phẩm/ngày). Những ngày có nhu cầu cao hơn, nhà máy sẽ huy động công nhân làm thêm giờ và trả lương làm thêm giờ. Như vậy, nhu cầu lao động ổn định của nhà máy sẽ là:

38


Nhu cầu lao động ổn định = = 7,6 ≈ 8 người

5

Vì xuất phát từ chỗ 10 lao động nên nhà máy phải cho thôi việc 2 lao động dư thừa trước khi thực hiện chiến lược trên. Với số lao động ổn định là 8 người, khả năng sản xuất 1 ngày của nhà máy là 40 sản phẩm.



Ta có bảng cân đối năng lực sản xuất như sau:

118

Chương 7: Hoạch định tổng hợp

Tháng
Nhu cầu dự Số ngày

báo, sp sản xuất
Lượng sản xuất Khả năng Huy động là

ngày, sp sản xuất, sp thêm giờ, sp



1 900 22 40 880 + 20

2 700 18 40 720 -

3 800 21 40 840 -

4 1200 21 40 840 + 360

5 1500 22 40 880 + 620

6 1100 20 40 800 + 300

Tổng số 6200 124 + 1.300

Tổng chi phí sản xuất theo chiến lược này được tính như sau:

- Chi phí trả lương:

CLương = 40.000đồng/ngày/CN x 124 ngày x 8 CN = 39.680.000 đồng

- Chi phí cho nhân công thôi việc:

CThôi việc = 600.000đồng x 2 CN = 1.200.000 đồng

- Chi phí làm thêm giờ:

CThêm giờ = 7.000đồng/giờ x 1,6 giờ/sp x 1300 sp = 14.560.000 đồng

- Tổng chi phí:

C = 39.680.000 đồng + 1.200.000 đồng + 14.560.000 đồng = 55.440.000 đồng

4. Chiến lược hợp đồng phụ

Theo chiến lược này có thể duy trì lực lượng lao động ổn định trong kỳ kế hoạch với mức nhu cầu thấp nhất, tức là phù hợp với nhu cầu tháng 3. Những ngày có nhu cầu cao hơn, doanh nghiệp sẽ ký hợp đồng thuê gia công ngoài.

Nhu cầu lao động ổn định của nhà máy sẽ là:

38


Nhu cầu lao động ổn định = = 7,6 ≈ 8 người

5

Vì xuất phát từ chỗ 10 lao động nên nhà máy phải cho thôi việc 2 lao động dư thừa trước khi thực hiện chiến lược trên. Với số lao động ổn định là 8 người, khả năng sản xuất 1 ngày của nhà máy là 40 sản phẩm.



Ta có bảng cân đối năng lực sản xuất như sau:

119

Chương 7: Hoạch định tổng hợp

Tháng
Nhu cầu dự Số ngày

báo, sp sản xuất
Lượng sản xuất Khả năng Thuê ngoài

ngày, sp sản xuất, sp gia công, sp



1 900 22 40 880 + 20

2 700 18 40 720 -

3 800 21 40 840 -

4 1200 21 40 840 + 360

5 1500 22 40 880 + 620

6 1100 20 40 800 + 300

Tổng số 6200 124 + 1.300

Tổng chi phí sản xuất theo chiến lược này được tính như sau:

- Chi phí trả lương:

CLương = 40.000đồng/ngày/CN x 124 ngày x 8 CN = 39.680.000 đồng

- Chi phí cho nhân công thôi việc:

CThôi việc = 600.000đồng x 2 CN = 1.200.000 đồng

- Chi phí thuê ngoài gia công:

CThuê ngoài = 15.000đồng/giờ x 1300 sp = 19.500.000 đồng

- Tổng chi phí:

C = 39.680.000 đồng + 1.200.000 đồng + 19.500.000 đồng = 60.380.000 đồng


Trên cơ sở các kết quả tính toán trên, ta so sánh chi phí của các chiến lược.

Chiến lược Tổng chi phí, đồng

1. Chiến lược duy trì kế hoạch sản xuất cố định trong 6 58.850.000

tháng


2. Chiến lược thay đổi nhân lực theo mức cầu 57.000.000

3. Chiến lược thay đổi cường độ làm việc của công 55.440.000

nhân

4. Chiến lược hợp đồng phụ 60.380.000



Căn cứ vào dữ liệu trong bảng cho thấy nhà máy nên chọn chiến lược thay đổi cường độ làm việc của công nhân để hoạch định nhiệm vụ sản xuất kinh doanh tổng hợp.

7.3.3 Phương pháp cân bằng tối ưu

Phương pháp cân bằng tối ưu cho phép thực hiện việc cân bằng giữa cung và cầu trên cơ sở huy động tổng hợp các nguồn, các khả năng khác nhau nhằm mục tiêu đảm bảo tổng chi phí nhỏ nhất.

120

Chương 7: Hoạch định tổng hợp
Đây là phương pháp tổng quát, có hiệu quả và khá đơn giản. Ngoài ra, phương pháp này còn cho phép áp dụng một cách tổng hợp các nguồn khả năng và huy động chúng vào sản xuất kinh doanh. Khó khăn chủ yếu của phương pháp này là thời gian hoạch định càng dài thì bảng cân đối càng phức tạp và người quản trị rất dễ bị nhầm lẫn giữa kế hoạch sản xuất tổng hợp và kế hoạch bán hàng.

Nguyên tắc cơ bản của phương pháp này là tạo ra sự cân đối giữa cung và cầu trong


từng giai đoạn, và phải sử dụng các nguồn lực rẻ nhất sau đó đến những nguồn lực đắt hơn.

Ví dụ: Mức nhu cầu và khả năng sản xuất của doanh nghiệp được cho trong bảng sau:


Khả năng sản xuất

Tháng LĐ làm Nhu cầu

LĐ chính thức LĐ thuê ngoài

thêm giờ

1 700 50 150 800

2 700 50 150 1000

3 700 50 130 750

- Dự trữ sản phẩm đầu tháng 1 là 100 sản phẩm

- Chi phí tiền lương lao động chính thức: 40.000đ/sp

- Chi phí tiền lương làm thêm giờ: 50.000đ/sp

- Chi phí lao động thuê ngoài: 70.000đ/sp

- Chi phí tồn kho: 2.000đ/sp/tháng

Doanh nghiệp áp dụng phương pháp cân bằng tối ưu để lập kế hoạch kinh doanh tổng hợp của mình, trong đó thời gian lao động tháng trước không phải trả bù cho tháng sau. Bảng cân bằng tối ưu được lập như sau:

121


Chương 7: Hoạch định tổng hợp

Khả năng từ các nguồn


Nhu cầu cho

Tháng 1 Tháng 2


Khả năng

thừa


Tháng 3
Tổng khả

năng sản


xuất

Dự trữ đầu kỳ

0

100


2 4

0

100



Lao động chính 40 42 44 0

thức 700 700

Tháng Lao động làm 50 52 54 0

1 thêm giờ 50 50

Lao động thuê 70 72 74 0

ngoài 50 100 150

Lao động chính 40 42 0

thức 700 700

Tháng Lao động làm 50 52 0

2 thêm giờ 50 50

Lao động thuê 70 72 0

ngoài 150 150

Lao động chính 40 0

thức 700 700

Tháng Lao động làm

3 thêm giờ

50

50
0



50

Lao động thuê 40 0

ngoài 130 130

Tổng nhu cầu 800 1000 750 230 2780

Tổng chi phí của phương án được tính như sau:

C = 700x40 + 50x52 + 50x72 + 700x40 + 50x50 + 150x70 +700x40 + 50x50= 105.700 ngàn đồng

Đây là phương án kế hoạch tối ưu có chi phí nhỏ nhất.

TÓM TẮT NỘI DUNG CỦA CHƯƠNG

1. Hoạch định tổng hợp là việc kết hợp các nguồn lực một cách hợp lý vào quá trình


sản xuất nhằm cực tiểu hoá các chi phí trong toàn bộ các quá trình sản xuất, đồng thời giảm
đén mức thấp nhất mức dao động của công việc và mức tồn kho cho một tương lai trung
hạn.

2. Xét về mặt thời gian có 3 loại kế hoạch, đó là kế hoạch ngắn hạn, kế hoạch trung


hạn và kế hoạch dài hạn, trong đó kế hoạch trung hạn là hạt nhân của hoạch định tổng hợp.

122

Chương 7: Hoạch định tổng hợp
3. Căn cứ vào các tiêu tức khác nhau, chiến lược hoạch định tổng hợp có thể phân thành các loại khác nhau.

- Chiến lược thuần tuý và chiến lược hỗn hợp

- Chiến lược chủ động và chiến lược bị động

4. Các chiến lược thuần tuý bao gồm :

- Thay đổi mức tồn kho

- Thay đổi nhân lực theo mức cầu

- Thay đổi cường độ lao động của nhân viên

- Hợp đồng phụ

- Sử dụng nhân công làm việc bán thời gian

- Tác động đến cầu

- Đặt cọc trước

- Sản xuất sản phẩm hỗn hợp theo mùa

5. Chiến lược hỗn hợp là loại chiến lược kết hợp hai hay nhiều chiến lược đơn thuần có khả năng kiểm soát được.

6. Để hoạch định tổng hợp có thể sử dụng các phương pháp khác nhau:

- Phương pháp trực giác: Phương pháp trực giác là phương pháp định tính dùng trực giác để lập kế hoạch.

- Phương pháp biểu đồ và phân tích chiến lược

Phương pháp hoạch định tổng hợp bằng biểu đồ và phân tích chiến lược được áp dụng ở nhiều doanh nghiệp vì chúng dễ áp dụng và có hiệu quả cao, do việc phân tích các chi phí khá tỉ mỉ, từ đó chọn phương án có chi phí thấp hơn và có nhiều ưu điểm, ít nhược điểm hơn các phương pháp khác. Phương pháp này được thực hiện qua các bước sau:

+ Xác định nhu cầu cho mỗi giai đoạn

+ Xác định khả năng các mặt cho từng giai đoạn và khả năng tổng hợp

+ Xác định các loại chi phí cho việc tạo khả năng chư chi phí tiền lương trả cho lao động chính thức, chi phí tiền công làm thêm giờ, chi phí thuê thêm lao động...

+ Xây dựng phương án kế hoạch tổng hợp theo các phương án chiến lược hoạch định
+ Xác định các loại chi phí sản xuất chủ yếu và chi phí tổng hợp theo từng phương án
kế hoạch

+ So sánh và lựa chọn phương án kế hoạch có chi phí thấp nhất, có nhiều ưu điểm hơn và có ít nhược điểm hơn.

- Phương pháp cân bằng tối ưu: Phương pháp cân bằng tối ưu cho phép thực hiện việc cân bằng giữa cung và cầu trên cơ sở huy động tổng hợp các nguồn, các khả năng khác nhau nhằm mục tiêu đảm bảo tổng chi phí nhỏ nhất.

123


Chương 7: Hoạch định tổng hợp
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1. Bản chất của hoạch định tổng hợp?

2. Trình bày các chiến lược thuần tuý trong hoạch định tổng hợp, ưu nhược điểm của từng chiến lược?

3. Trình bày phương pháp biểu đồ và phân tích chiến lược trong hoạch định tổng hợp?

4. Trình bày phương pháp cân bằng tối ưu trong hoạch định tổng hợp?

5. Một công ty dự kiến cung cầu và các khả năng về lao động của họ trong các tháng 1, 2, 3 (tính theo sản phẩm cuối cùng) được cho trong bảng sau:

Khả năng từ

Tháng Lao động Lao động làm Hợp đồng Nhu cầu

chính thức thêm giờ làm thêm giờ

1 3000 1000 500 4000

2 3000 1200 500 4000

3 3000 1000 500 5000

Tồn kho sản phẩm đầu tháng 1 là 2000 sản phẩm;

Chi phí cho lao động chính thức làm trong giờ hành chính tính cho 1 sản phẩm là

100.000 đồng/sản phẩm;

Chi phí cho lao động chính thức làm thêm tính cho 1 sản phẩm là 150.000 đồng/sản

phẩm;


Chi phí cho lao động hợp đồng tính cho 1 sản phẩm là 200.000 đồng/sản phẩm;

Chi phí duy trì quản lý hàng tồn kho tính trên một sản phẩm/tháng là 10.000 đồng/ sản phẩm/ tháng;

Lập kế hoạch kinh doanh tổng thể với mục tiêu là tối thiểu hoá chi phí, biết rằng các thời gian lao động trong tháng trước không buộc phải trả bù cho tháng sau.

124


Chương 8: Quản trị hàng dự trữ

CHƯƠNG 8: QUẢN TRỊ HÀNG DỰ TRỮ


GIỚI THIỆU

Mục đích, yêu cầu

Mục đích của chương này là trang bị những kiến thức cơ bản về quản trị dự trữ trong doanh nghiệp nhằm thực hiện tốt việc quản lý, kiểm soát hàng dự trữ góp phần đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra liên tục với hiệu quả cao.

Sau khi học xong chương này, học viên phải đạt được các yêu cầu sau:

- Hiểu được bản chất hàng dự trữ, các chi phí liên quan đến hàng dự trữ

- Nắm được kỳ thuật phân tích ABC trong phân loại hàng dự trữ

- Có thể đưa ra các giải pháp nhằm dự trữ đúng thời điểm

- Có thể vận dụng các mô hình dự trữ để đưa ra các quyết định về lượng hàng trong mỗi đơn đặt hàng và thời điểm cần đặt hàng để đảm bảo chi phí thấp nhất.

Nội dung chính:

- Hàng dự trữ và các chi phí có liên quan đến quản trị hàng dự trữ

- Kỹ thuật phân tích ABC trong phân loại hàng dự trữ

- Dự trữ đúng thời điểm

- Các mô hình dự trữ

NỘI DUNG

8.1 HÀNG DỰ TRỮ VÀ CÁC CHI PHÍ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN TRỊ HÀNG DỰ TRỮ

8.1.1 Hàng dự trữ và vai trò của hàng dự trữ

Trong các doanh nghiệp sản xuất và thương mại người ta phải dự trữ các lọai nguyên vật liệu, bán thành phẩm, dụng cụ phụ tùng, thành phẩm... Hàng dự trữ thường chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản của doanh nghiệp (thông thường chiếm 40 - 50%). Do vậy việc quản lý, kiểm soát tốt hàng dự trữ có ý nghĩa vô cùng quan trọng, góp phần đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra liên tục và có hiệu quả.

Bản thân vấn đề quản trị hàng dự trữ có hai mặt trái ngược nhau: Để đảm bảo sản xuất liên tục, tránh gián đoạn, đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng, cần phải tìm cách tăng dự trữ; ngược lại dự trữ tăng kéo theo các chi phí liên quan đến dự trữ cũng tăng.

Do vậy các doanh nghiệp cần phải tìm cách xác định điểm cần bằng giữa mức độ đầu tư cho hàng dự trữ và lợi ích thu được do thoả mãn nhu cầu sản xuất và nhu cầu khách hàng với chi phí thấp nhất.

125


Chương 8: Quản trị hàng dự trữ
Tuỳ theo loại hình doanh nghiệp mà các dạng hàng dự trữ và nội dung hoạch định, kiểm soát hàng dự trữ cũng khác nhau.

Khi nghiên cứu quản trị hàng dự trữ, hai vấn đề cơ bản cần giải quyết, đó là:

- Lượng đặt hàng bao nhiêu là tối ưu?

- Thời điểm đặt hàng vào lúc nào là thích hợp?

8.1.2 Chi phí dự trữ

1. Chi phí đặt hàng: là toàn bộ các chi phí có liên quan đến việc thiết lập các đơn hàng. Nó bao gồm các chi phí tìm nguồn hàng, thực hiện quy trình đặt hàng (giao dịch, ký kết hợp đồng, thông báo qua lại) và các chi phí chuẩn bị và thực hiện việc chuyển hàng hoá đến kho của doanh nghiệp.

2. Chi phí lưu kho: Là những chi phí phát sinh trong thực hiện hoạt động dự trữ, như
chi phí về nhà cửa và kho tàng; chi phí sử dụng thiết bị, phương tiện; chi phí về nhân lực
cho hoạt động quản lý dự trữ; phí tổn cho việc đầu tư vào hàng dự trữ; thiệt hại hàng dự trữ
do mất mát... Tỷ lệ từng loại chi phí phụ thuộc vào loại hình doanh nghiệp, địa điểm phân
bố, lãi suất hiện hành... Thông thường chi phí lưu kho hàng năm chiếm xấp xỉ 40% giá trị
hàng dự trữ.

c. Chi phí mua hàng: Là chi phí được tính từ khối lượng hàng của đơn hàng và giá trị mua một đơn vị. Thông thường chi phí mua hàng không ảnh hưởng nhiều đến việc lựa chọn mô hình dự trữ, trừ mô hình khấu trừ theo lượng mua.

8.2 KỸ THUẬT PHÂN TÍCH ABC TRONG PHÂN LOẠI HÀNG DỰ TRỮ

Trong sản xuất kinh doanh, dự trữ hàng hoá, nguyên vật liệu là cần thiết khách quan, vì duy trì tốt hàng dự trữ có những vai trò sau:

- Đảm bảo sự gắn bó, liên kết chặt chẽ giữa các khâu, các giai đoạn của quá trình sản

xuất.


Khi cung và cầu về một loại hàng dự trữ nào đó không đều đặn giữa các thời kỳ, thì việc duy trì thường xuyên một lượng dự trữ nhằm tích luỹ đủ cho thời kỳ cao điểm là một vấn đề hết sức cần thiết. Nhờ duy trì dự trữ, quá trình sản xuất sẽ được tiến hành liên tục, tránh được sự thiếu hụt đứt quãng của quá trình sản xuất.

- Đảm bảo kịp thời nhu cầu của khách hàng, trong bất kỳ thời điểm nào. Đây cũng là


Каталог: nonghocbucket -> UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> Công nghệ rfid giới thiệu chung
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> MỤc lục danh mục các chữ viết tắt 3 Danh mục bảng biểu hình vẽ 4
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> LỜi nóI ĐẦu phần I tổng quan về HỆ thống thông tin quang sợI
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án: Nhà máy sản xuất hạt nhựa 3h vina của công ty tnhh 3h vina
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> ĐỀ 24 thi ngày 22/9
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> ĐƯỜng lối ngoại giao củA ĐẢng trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dâN (1945-1954)
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> Đồ án xử lý nước cấp Thiết kế hệ thống xử lý nước cho 2500 dân
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> HiÖn nay gç rõng tù nhiªn ngµy cµng khan hiÕm mµ nhu cÇu sö dông gç ngµy cµng cao
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> Câu 1: Những nội dung cơ bản trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Công sản Việt Nam
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> Lời nói đầu

tải về 5.96 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương