H­íng dén sö Dông phçn mòm mapInfo (HÖ Thèng th¤ng tin §Ịa lý gis) Mục lục 1 chưƠng 1: CÁc tính năng cơ BẢn của mapinfo 5


Graduated và Dot Density (độ lớn của dấu hiệu hay độ dày của điểm)



tải về 456.65 Kb.
trang4/5
Chuyển đổi dữ liệu03.10.2016
Kích456.65 Kb.
#32582
1   2   3   4   5

4.3 Graduated và Dot Density (độ lớn của dấu hiệu hay độ dày của điểm)

Chọn mục Graduated hoặc Dot Density trong cửa sổ Create Thematic Map – Step 1 of 3click Next, cửa sổ Create Thematic Map – Step 2 of 3 xuất hiện để chúng ta chọn tên lớp và cột dữ liệu ( cũng với file huyen.tab và field Dien_tich).

Tương tự như với Ranges, nhưng trong khung Customize của cửa sổ Create Thematic Map – Step 3 of 3 thì ô Settings thay cho ô Ranges và khung Styles không hoạt động.


  • Trường hợp chọn Graduated, khi click ô Settings sẽ xuất hiện cửa sổ Customize Graduated Symbols với các mục:

- Symbol: Để xét hình dạng, kích cỡ và màu sắc của dấu hiện thể hiện.

- At Value: nhập giá trị tương đương với độ lớn của dấu hiệu đã chọn.

- Trong khung Options sẽ cho phép chúng ta xét dấu hiệu cho các giá trị âm cũng như cách thức MapInfo thể hiện sự biến thiên của các dấu hiệu tùy theo giá trị của cột dữ liệu là Square Root, Constant hay Log. MapInfo khuyến cáo nên chọn cách Square Root nó thể hiện tỷ lệ biến đổi vừa phải, theo diện tích của dấu hiệu.


  • T

    Kết quả của Create Thematic Map Dot Density
    rường hợp chọn Dot Density, sau khi chọn ô Settings, xuất hiện cửa sổ Customize Dot Density Settings, và chúng ta sẽ khai trước hết mục Each Dot Represent…units là giá trị tương ứng của cột dữ liệu ứng với một điểm thể hiện. Kế là chúng ta xét kích cỡ của các điểm là lớn hay nhỏ (Large hay Small).



Cửa sổ Customize Dot Density Settings





4.4 Bar Charts hay Pie Charts (biểu đồ cột hay biểu đồ bánh)

K


Khi chọn Bar Charts hay Pie Charts rồi chọn Next, trong cửa sổ Create Thematic Map – Step 2 of 3. Trước hết chúng ta sẽ khai báo tên lớp dữ liệu trong mục Table. Sau đó chúng ta sẽ chọn các cột dữ liệu sẽ được biểu hiện trong biểu đồ, có thể chọn cả một biểu thức hợp lệ để tính toán giá trị của các đối tượng trong
hác với 4 kiểu đã thảo luận trước chỉ khảo sát trên một cột dữ liệu, 2 kiểu này nhằm thể hiện phối hợp giá trị của nhiều cột dữ liệu.





các cột tương ứng. Trong cửa sổ Create Thematic Map – Step 3 of 3, MapInfo cho phép chúng ta chọn kích cỡ và màu sắc thể hiện các giá trị khi chúng ta click Styles trong khung Customize.



Trường hợp Bar Charts, trong cửa sổ Customize Bar styles chúng ta chọn quy cách của dấu hiệu cho các cột (chủ yếu là xét màu). Chúng ta sẽ chọn tiếp cách thể hiện là chồng nhau (stacked) hay sắp kế nhau (multiple bars) với thuộc tính phụ thể hiện tỷ lệ các giá trị là Graduated Stack đối với Stacked và Independent Scales đối với Multuple Bars. Chúng ta xét tiếp theo phần kích thước và tỷ lệ tương ứng của các thanh thể hiện, chúng ta có thể chọn Options để xét thêm một số thuộc tính khác như vị trí thể hiện so với trọng tâm của đối tượng… Tương tự đối với trường hợp Pie Charts.



Khi đã xây dựng một bản đồ chuyên đề từ một lớp dữ liệu (lưu ý là từ một lớp dữ liệu chúng ta có thể xây dựng nhiều bản đồ chuyên đề), trong cửa sổ Layer Control xuất hiện thêm lớp bản đồ này. Khi chúng ta chọn lớp bản đồ này trong cửa sổ Layer Control khung Thematic trở nên hoạt động, nhấn chuột vào khung này cũng sẽ xuất hiện cửa sổ Modify Thematic Map, chúng ta có thể xoá chúng đi bằng cách chọn lớp bản đồ chuyên đề muốn xoá và nhấn Remove.



5. Định lưới toạ độ địa lý và tỷ lệ bản đồ

MapInfo ngoài chương trình chính còn một số chương trình phụ kèm theo để thực hiện một số chứ năng riềng, trong đó có việc định lưới toạ và chọn tỷ lệ bản đồ. Các biểu tượng trong hộp công cụ Tools thực hiện tương ứng các chức năng liên quan đến các chương trình này.

Để chạy các chương trình phụ này chúng ta sẽ vào Tools -> Run MapBasic Program, chúng ta sẽ chọn trong cửa sổ Run MapBasic Program tập tin có tên Gridmakr.mbxScalebar.mbx trong thư mục phụ Tools (Sub-folder) của thư mục chương trình MapInfo. Một khi chọn chạy chương trình phụ này, trên menu chính xuất hiện thêm mục Tools. Trong mục Tools này, cũng như trong hộp công cụ Tools sẽ xuất hiện thêm tên hay biểu tượng của chương trình MapBasic tương ứng.

5.1 Định lưới toạ độ địa lý (Gridmakr.mbx)

Vào Tools -> Grid Makes -> Make Grid..., chúng ta khai báo trong cửa sổ Create Long/ Lat Grid như sau:





Định lưới toạ độ địa lý với công cụ Grid Maker.



  • Kiểu (Object Styles): nên chọn kiểu đường để nhìn xuyên qua.

  • Khoảng cách giữa các đường: Mặc định là 1 độ, nhưng tùy theo quy mô để xét trị số này. Có thể chọn 15’ (phút) (=0,25 hệ thập phân) khi xét ở cấp tỉnh, 10’ (=1,166666) ở cấp huyện và 5’ (= 0,083333) ở cấp xã.

  • Kế tiếp là chọn vùng (Extents). Nên tham chiếu đến phạm vi kinh độ và vĩ độ của vùng theo bản đồ địa hình để khai báo trong mục này

Đối với một vùng đã được số hoá, chúng ta có thể mở một cửa sổ bản đồ của vùng đó, sau đó nhấn chuột lên biểu tượng trong hộp công cụ Tools rồi đưa con trỏ vào trong cửa sổ bản đồ, bấm và kéo chuột một khung chữ nhật trong cửa sổ bản đồ nhằm xác định khu vực làm lưới toạđộ, cửa sổ Create long/ lat grid sẽ xuất hiện và chúng ta sẽ chỉ khai báo kiểu đường hay vùng, độ lớn của ô lưới và đơn vị, còn toạ độ của khu vực đã được xác định tương ứng với vị trí trong cửa sổ bản đồ.

5.2 Tạo thước tỉ lệ (scalebar.mbx)

Vào Tools -> Scalebar -> Draw Scalebar, hay click biểu tượng trong hộp công cụ Tools, cửa sổ Draw Distance Scale in Mapper xuất hiện và chúng ta khai báo chiều dài của thanh tỉ lệ Length of Scale Bar theo đơn vị hệ mét hay hệ inch... Chúng ta có thể chọn font và cỡ chữ cũng như kiểu tô trên thanh tỷ lệ.




Thanh tỷ lệ theo chiều dài và dạng thức đã chọn sẽ được vẽ trên lớp bản đồ Cosmetic Layer, chúng ta có thể di chuyển chúng để chọn vị trí thích hợp và lưu thành một lớp dữ liệu riêng với Map -> Save Cosmetic Objects.

6. Sắp xếp trang in (layout)

T


rang in (layout) là một dạng thể hiện cửa sổ bản đồ hiện hành trên trang giấy in, nội dung của nó tùy thuộc vào nội dung của cửa sổ bản đồ, vì vậy trước khi làm việc với trang in chúng ta nên chuẩn bị tốt cửa sổ bản đồ liên quan. Giả sử chúng ta đã có các lớp bản đồ như hình dưới đây.

Trước hết là kiểm tra và đặt lại nếu cần khổ và chiều dài của trang in cùng với loại máy in trong File -> Page Setup.

Vào Window -> New Layout Window (F5), trong cửa sổ này chúng ta có thể chọn:


- Once Frame for window: để chọn một cửa sổ đã mở trên màn hình. Trường hợp chọn một cửa sổ bản đồ chuyên đề, cửa sổ chú giải cũng được tự đưa vào.

- Frames for All Currently Open Window: để chọn tất cả các cửa sổ đã được mở trên màn hình.

- No Frames: không chọn cửa sổ nào (layout trống).

Nhấn OK, một cửa sổ trang in (layout) xuất hiện và trên menu chính có thêm mục Layout

Tương tự trong cửa sổ bản đồ, MapInfo cho chúng ta xét vị trí tương đối của khung bản đồ trong cửa sổ trang in bằng cách vào Layout -> Change Zoom, và để xem trọn trang in trong cửa sổ trang in chúng ta sử dụng chức năng View Entire Layout, hay View Actual Size để trang in đúng theo kích cỡ sẽ được in ra.


Trên cửa sổ Layout chúng ta cũng có thể vẽ thêm các đối tượng cũng như ghi thêm các ghi chú như: Tiêu đề bản đồ, nguồn gốc bản đồ… với các dạng thức rất linh động và sắp xếp chúng với chức năng Align Objects (dóng hàng các đối tượng). Chọn các đối tượng muốn dóng hàng, vào Layout -> Align Objects:


  • Khung Horizontal: để dóng hàng theo chiều đứng .

  • Khung Vertical: để dóng hàng theo chiều ngang.

Trên trang in chúng ta có thể thêm các nội dung khác như 1 bảng dữ liệu, 1 biểu đồ hoạ hay một cửa sổ bản đồ khác… sẽ được xác định trong cửa sổ Frame Object khi chúng ta chọn biểu tượng Frame trong hộp công cụ Drawing.

Chức năng Create Drop Shadow trong mục Layout giúp chúng ta tạo một khung viền nổi cho một đối tượng được chọn trên trang in.

Chúng ta lưu trang in theo dạng Workspace (.wor) bằng cách vào File -> Save Workspace hoặc chọn biểu tượng save workspace và nếu như các bước thực hiện là đúng chúng ta sẽ cho xuất hiện bản để in như hình dưới đây.




CHƯƠNG 6: MỘT SỐ TIỆN ÍCH KHÁC

1. Thao tác trên các đối tượng

  • Làm tròn góc (Smooth) Object -> Smooth và trở về nguyên trạng (Unsmooth) Object -> Unsmooth. Hai chức năng này chỉ thực hiện với đối tượng kiểu đường. Chức năng làm tròn góc (Smooth) sẽ làm tròn các góc của đường gãy khúc và chức năng làm trở về nguyên trạng (Unsmooth) sẽ phục hồi lại nguyên trạng của đối tượng đã được làm tròn góc.




Thực hiện smooth & unsmooth



Thực hiện Convert Polylines & Convert Regions









  • Chuyển đổi từ kiểu đa giác thành kiểu đường và ngược lại: Object -> Convert Polylines Object -> Convert to Regions. Có lẽ vì chỉ có kiểu đường (line, polyline) mới làm tròn góc được nên để có thể làm tròn một đa giác chúng ta chuyển đổi nó thành kiểu đường (polyline). Ngoài ra, để sử dụng một đối tượng địa lý cho hai hay nhiều lớp dữ liệu khác nhau với kiểu cũng khác nhau, như một khúc sông vừa có kiểu đường trong lớp dữ liệu sông suối vừa có kiểu vùng trong lớp dữ liệu ranh giới hành chính. Chúng ta chuyển đổi từ kiểu vùng sang kiểu đường để tránh sai số khi số hoá nhiều lần.

  • Tạo giao điểm chung cho các đối tượng lân cận giao nhau: Object -> Ovelay Nodes. Để tạo thêm các điểm trung gian trên một đối tượng xử lý được kiểu đường hay kiểu vùng tại điểm giao tiếp với đối tượng chuẩn kiểu đường hay kiểu vùng.




2. Thao tác trên các tập tin của lớp dữ liệu (Table)

Các thao tác dưới đây có thể thực hiện cho các lớp dữ liệu đang được mở:



2.1 Đổi tên lớp dữ liệu

Vào Table -> Maintenance -> Rename Table, chọn tên lớp dữ liệu trong cửa sổ Rename Table rồi nhấn vào button Rename, nhập tên mới cho lớp dữ liệu mới trong cửa sổ Rename Table thứ hai. Nếu chúng ta đổi luôn tên thư mục (Folder) thì lớp dữ liệu này sẽ được chuyển đến thư mục đã khai báo.



2.2 Xoá lớp dữ liệu trên đĩa

Vào Table -> Maintenance -> Delete Table, Chọn tên lớp dữ liệu muốn xoá trong cửa sổ Delete Table rồi nhấn vào button Delete; nhấn OK trong cửa sổ mới xuất hiện để xoá.



2.3 Xoá khoảng dung lượng đĩa của các đối tượng đã bị sửa đổi

Mỗi khi chúng ta thao tác trên trên các đối tượng địa lý như kết hợp lại, chia cắt, sửa đổi vị trí các điểm trung gian… MapInfo sẽ tạo ra một hay nhiều đối tượng mới. Mặc dù đã xoá thông tin của các đối tượng đã được sửa đổi nhưng dung lượng chiếm trên đĩa của các đối tượng này vẫn còn tồn tại. Để xoá khoảng trống vô ích này trong các tập tin, chúng ta vào Table -> Maintenance -> Pack Table.


Chọn tên lớp dữ liệu trong khung Pack Table, để mặc định các lựa chọn khác rồi nhấn OK. Sau khi thực hiện thao tác này lớp dữ liệu không còn hiện diện trên màn hình nhưng vẫn còn đang mở. Muốn chúng xuất hiện trong một cửa sổ nào đó chúng ta click vào khung Add trong cửa sổ Layer Control của cửa sổ đó, hoặc muốn hiển thị trong cửa sổ bản đồ mới chúng ta nhấn vào Window -> New Map Window.



2.4 Thể hiện dữ liệu dạng biểu đồ

Một khả năng khác của MapInfo là có thể hiển thị số liệu các cột của lớp dữ liệu đang mở theo dạng biểu đồ. Nếu chỉ muốn thể hiện biểu đồ của một số đối tượng (hàng) chúng ta phải chọn các đối tượng đó trước khi vào Window -> New Graph Window (F4). Trong cửa sổ New Graph Window (cửa sổ biểu đồ) chúng ta sẽ khai báo tên dữ liệu hay các đối tượng đối tượng đã chọn trước (selection), sau đó xác định các cột mà số liệu sẽ được thể hiện trên biểu đồ và cuối cùng là chọn cột để làm tên cho các đối tượng trên.


Nhấn chuột vào OK, trên màn hình sẽ xuất hiện biểu đồ dưới đây, đồng thời trên thanh Menu cũng xuất hiện thêm Menu Graph (thay cho Map, Browser, hay Layout).






Để thay đổi cách thể hiện mặc định như trên, chúng ta sẽ sử dụng các chức năng trong mục Graph bao gồm các chức năng như:



  • Graph -> Graph Type.

  • Graph -> Label Axis và Graph -> Value Axis.

  • Graph -> Series.

2.5 Xuất nhập các dạng dữ liệu để trao đổi với các phần mềm khác

2.5.1 Xuất (Export)


Chúng ta có thể xuất toàn bộ dữ liệu hay chỉ một số các đối tượng của lớp dữ liệu, trong trường hợp này chúng ta phải chọn các đối tượng này trước khi vào Table -> Export. Chúng ta sẽ chọn lớp dữ liệu hay chỉ các đối tượng được chọn trong cửa sổ Export Table. Nhấn chuột vào Export sẽ hiện tiếp cửa sổ Export Table to File.

Các dữ liệu trong MapInfo có thể chuyển thành một số dạng khác như MapInfo chuyển đổi (.mif), dạng Autocad (.dxf), dạng văn bản (.txt) hay dạng cơ sở dữ liệu (.dbf). Thông thường hai dạng .mif và .dxf thông dụng nhất.







Trong cửa sổ này chúng ta chọn File Format là AutoCAD DXF, và tên tập tin dạng DXF tương ứng với dữ liệu Huyen, xong nhấn Save. Trong cửa sổ DXF Export Information mới xuất hiện, chúng ta nên chọn như sau:


Nên đánh dấu vào ô Preserve Multi-Polygon Regions as DXF BlocksPreserver Attribute Data để lưu các thông tin thuộc tính của các đối tượng bao gồm nhiều đa giác. Nhấn OK sẽ tiến hành việc tạo tập tin chuyển đổi theo dạng đã chọn (.dxf).

2.5.2 Nhập (Import)

MapInfo có thể sử dụng thông tin từ một số dạng khác như dạng AutoCAD DXF, dạng MapInfo chuyển đổi. Sau đây là tiến trình đăng nhập thông tin dạng DXF vào MapInfo.

Từ menu Tab -> Import, trong cửa sổ Import File chúng ta chọn Import Format là AutoCAD DXF, và tập tin muốn chuyển đổi.


Nhấn chuột vào Import, xuất hiện cửa sổ DXF Import Information.



Nhấn chuột vào mục Set Transformation để biết đơn vị của toạ độ, sau đó nhấn vào Projection để khai báo phép chiếu phù hợp với vùng địa lý và đơn vị toạ độ địa lý. Trường hợp tập tin dạng DXF có nhiều “layer” chúng ta phải chọn các layer nào muốn chuyển. Đánh dấu vào khung Preserve DXF BlocksPreserver Attribute Data để sử dụng các thông tin đã có. Nhấn OK và nhập tên file cho lớp dữ liệu chuyển đổi, tập tin này sẽ lưu dưới dạng của MapInfo (.tab).

Để xem lớp thông tin vừa Import ta vào Map -> New Map WindowMap -> New Browser Window, rồi chọn tên lớp dữ liệu mới này, trên màn hình sẽ xuất hiện lớp dữ liệu này như hình sau:




PHỤ LỤC 1

HỆ THỐNG MENU CỦA MAPINFO

1 Menu FILES

  • New Table .............................Tạo ra một lớp thông tin (bảng) mới, tương đương nút lệnh New table trên thanh công cụ Standard.

  • Open Table ............................Mở một tập tin có định dạng được Mapinfo hỗ trợ, tương đương nút lệnh Open trên thanh công cụ Standard.

  • Open Web service .................Mở một trang làm việc trên mạng.

  • Open DBMS Connection................Mở một cơ sở dữ liệu nằm ngoài Mapinfo. Đây là phần tuỳ chọn khi cài đặt Mapinfo, lệnh này chỉ có khi ta cài đặt DBMS Support.

  • Close Table ............................Đóng một lớp thông tin (bảng) đang mở. Khi đang mở nhiều bảng cùng một lúc, nếu thực hiện lệnh này sẽ có một hộp thoại hiện ra hỏi đóng bảng nào. Nếu bảng ta muốn đóng có chỉnh sửa thì Mapifo hiện ta một hộp thoại nữa hỏi ta có muốn lưu những chỉnh sửa hay không. Ta có thể lưu những thay đổi này bằng cách chọn bảng đó rồi chọn nút Save. Nếu không muốn lưu thì nhấn nút Discard.

  • Close DBMS Connection...........Đóng một liên kết DBMS. Nếu một bảng cơ sở dữ liệu ngoài Mapinfo đang mở thì ta không thể dùng lệnh này.

  • Close All.................................Đóng tất cả các lớp thông tin (bảng) đang mở.

  • Save Table .............................Lưu những thay đổi trên bảng, tương đương nút lệnh Save Table trên thanh công cụ Standard.

  • Save Copy As ........................Lưu lớp thông tin (bảng) đang mở thành một lớp thông tin (bảng) mới.

  • Save Query.............................Lưu một query (kết quả của một phép truy vấn, tìm kiếm hay một phép chọn nào đó) thành một lớp thông tin (bảng) riêng.

  • Save Workspace ....................Lưu workspace (không gian làm việc). Thực chất workspace là những gì ta làm trên Mapinfo. Ví dụ như khi ta đang trình bày bản đồ mà dở dang chưa xong, ta có thể dùng lệnh lưu workspace để lưu lại tình trạng dở dang đó rồi đóng Mapinfo, tắt máy tính hoặc làm công việc khác. Khi khởi động lại Mapinfo và mở workspace đó ra, tất cả những gì ta làm dở dang sẽ được phục hồi lại nguyên trạng và ta có thể tiếp tục công việc mà không phải bắt đầu lại từ đầu. Workspace được sử dụng nhiều trong việc trình bày bản đồ cũng như kết quả phân tích dữ liệu. Workspace không làm thay đổi nội dung bảng Mapinfo.

  • Save Windows As .................Lưu hình ảnh cửa sổ đang mở dưới dạng file hình ảnh.

  • Revert Table ..........................Huỷ bỏ những thay đổi đã thực hiện nhưng chưa ra lệnh lưu.

  • Page Setup .............................Định dạng trang in.

  • Print .......................................Thực hiện in bản đồ ra máy in, tương đương nút lệnh Print Window trên thanh công cụ Standard

  • Recent files............................Danh sách các lớp thông tin (bảng) đang mở hoặc mới mở gần nhất.

  • Exit ........................................Thoát khỏi chương trình MapInfo, tương đương với tổ hợp phím +

2. Menu EDIT

Menu này cho phép thực hiện các lệnh liên quan đến việc chỉnh sửa các đối tượng hay dữ liệu cũng như xem thông tin.



  • Undo ......................................Loại bỏ lệnh trước đó, tương đương nút lệnh Undo trên thanh công cụ Standard. Lệnh Undo này chỉ hiện ra khi ta vừa thực hiện một thay đổi nào đó trên bản đồ. Lệnh này hiện chung với tên lệnh vừa được thực hiện giúp ta nhớ lại mình vừa làm gì. Ví dụ nếu ta vẽ thêm (Add) một đối tượng vào bản đồ thì lệnh hiện ra sẽ là Undo Add. Khi đã chọn lệnh này thì lệnh Undo sẽ chuyển thành Redo (làm lại)

  • Cut .........................................Cắt bỏ đối tượng đã chọn, tương đương nút lệnh Cut trên thanh công cụ Standard. Đối với dữ liệu, lệnh này xoá đi (các) hàng được chọn. Đối với phần bản đồ, ta có thể xoá một hay nhiều đối tượng sau khi chọn chúng. Phần bị xoá được đưa vào bộ nhớ tạm (clipboard) chứ chưa bị xoá hoàn toàn. Khi xoá một đối tượng đồ hoạ trên bản đồ thì hàng tương ứng trên bảng dữ liệu cũng bị xoá và ngược lại. Hàng bị xoá đổi thành màu xám và không còn dữ liệu.

  • Copy/Copy Map Window.....................................Một trong hai lệnh này hiển thị tuỳ theo cửa sổ nào đang được mở hay đang được kích hoạt (nếu có nhiều cửa sổ đang mở), tương đương nút lệnh Copy trên thanh công cụ Standard. Nếu cửa sổ dữ liệu đang được mở và có bản ghi được chọn thì lệnh Copy hiện lên. Nếu cửa sổ bản đồ đang được kích hoạt thì lệnh Copy Map Window hiện lên. Phối hợp hai lệnh Copy Map WindowPaste sẽ cho kết quả tương tự lệnh CloneView trên menu Map.

  • Paste .......................................Dán/chuyển đối tượng đã cắt/sao chép lên bảng dữ liệu hay bản đồ, tương đương nút lệnh Paste trên thanh công cụ Standard.

  • Clear ......................................Xoá đối tượng đồ hoạ hay bảng ghi đang chọn. Lệnh này không đưa thông tin bị xoá vào bộ nhớ tạm (mất hẳn).

  • Clear Map Object Only .........Đối với một bảng vừa có đối tượng đồ hoạ (bản đồ) vừa có dữ liệu, lệnh này chỉ xoá các đối tượng đồ hoạ nhưng giữ lại phần dữ liệu.

  • Reshape .................................Chỉnh sửa hình dạng đối tượng, tương đương nút lệnh Reshape trên thanh công cụ Drawing. Đây là lệnh dùng để chỉnh sửa hình dạng các đối tượng đồ họa bằng cách chỉnh sửa các nốt của chúng. Chí có ý nghĩa trên đường và vùng, không có tác dụng trên điểm. Lệnh này chỉ hiện rõ khi nào đối tượng được chọn thuộc một lớp đang ở chế độ chỉnh sửa. Khi chọn đối tượng đó rồi chọn nút này, các nốt của đối tượng đó hiện lên, ta có thể di chuyển các nốt cũng như thêm/bớt các nốt để thay đổi hình dạng của đối tượng.

  • New Row................................Thêm một bản ghi mới vào lớp thông tin đang biên tập. Lệnh này chỉ hiện rõ khi khi nào cửa sổ dữ liệu được kích hoạt. Hàng mới sẽ được chèn vào cuối bảng dữ liệu.

  • Get Infor ................................Hiển thị hộp thông tin địa lý về đối tượng đã chọn, tương đương nút lệnh Info trên thanh công cụ Main. Lệnh này được sử dụng bằng cách chọn nó rồi nhấp chuột lên đối tượng đồ hoạ trên cửa sổ bản đồ, các thông tin trong bảng dữ liệu của đối tượng đó sẽ được hiển thị trong hộp thoại Info tool.

Каталог: uploads
uploads -> -
uploads -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
uploads -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
uploads -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
uploads -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
uploads -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
uploads -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
uploads -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1

tải về 456.65 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương