H­íng dén sö Dông phçn mòm mapInfo (HÖ Thèng th¤ng tin §Ịa lý gis) Mục lục 1 chưƠng 1: CÁc tính năng cơ BẢn của mapinfo 5



tải về 456.65 Kb.
trang3/5
Chuyển đổi dữ liệu03.10.2016
Kích456.65 Kb.
#32582
1   2   3   4   5

3.2 Kết hợp với một lớp dữ liệu khác

Để kết hợp hai lớp dữ liệu với các thông tin khác nhau, chúng ta cùng mở hai lớp dữ liệu này, sau đó vào Query -> SQL Select. Trong cửa sổ SQL Select chúng ta sẽ khai báo như sau:

Mục From Table: Click khung Tables và chọn các lớp dữ liệu để liên kết.

Sau khi chọn các lớp dữ liệu, trong vùng where Condition sẽ xuất hiện tên cột dữ liệu để liên kết hai lớp dữ liệu với nhau.

Mục Select Columns: dấu * là chọn tất cả các cột (column) của hai lớp dữ liệu. Click khung Columns và chọn các vùng muốn thể hiện trong một lớp dữ liệu mới. Có thể tạo cột mới với các biểu thức tính toán hay các hàm thống kê.

Các mục khác khai báo: như đã đề cập ở Phần 3.1.



Ví dụ: Lớp dữ liệu Dia_ly.tab gồm các đối tượng địa lý là Đon_vi_hanh_chinh, Dien_tich; lớp dữ liệu Tong_hop.tab chứa các số liệu thống kê về dân số của các xã, phường. Hai lớp dữ liệu cùng có cột (trường) Tx_ID nên có thể sử dụng một trong hai cột này để liên kết hai lớp dữ liệu. Mở hai lớp dữ liệu này, vào Query -> SQL Select, sẽ khai báo(*) trong cửa sổ SQL Select trình bày ở hình dưới đây :



Kết quả sẽ là một lớp dữ liệu mới với tất cả các đối tượng địa lý và các cột số liệu về dân số như bảng dưới đây. Muốn sử dụng lớp dữ liệu này chúng ta phải lưu vào đĩa với File -> Save As.



4. Tùy chọn nội dung cửa sổ dữ liệu

Khi vào Windows -> New Browser Windows, chọn một lớp dữ liệu, cửa sổ của lớp dữ liệu đó xuất hiện với tất cả các cột và tên cột đúng như đã khai báo trong Table Structure.

Để chỉ thể hiện trong cửa sổ này những cột theo ý muốn của chúng ta và tên các cột có thể viết lại cho rõ ràng (nhưng không thể ghi dấu tiếng Việt!), vào Browse -> Pick Fields.

V
Để không thể hiện một hay nhiều vùng (field): trong khung Column in Browser chọn các vùng này, sử dụng phím Shift hay Control khi chọn nhiều vùng, sau đó nhấn chuột vào mục Remove để loại chúng ra khỏi danh sách các vùng sẽ được thể hiện.

Để thay đổi tiêu đề một vùng, chúng ta đánh dấu vùng đó trong khung Columns in Browser, sau đó nhập tên mới vào vùng Name trong khung Edit Browser Column.



Ví dụ: đổi tên cột vùng "Don_vi_hanh_chinh " thành tên "DVHC.
..".

í dụ
: Chọn xem dữ liệu của lớp Dis_pol.tab, cửa sổ Pick Fields xuất hiện như sau:


Ngoài ra, chúng ta có thể thể hiện thêm các vùng mới bằng cách chọn Expression, thí dụ: So_dan/ Dien_tich. Biểu thức được thêm vào, sau đó sửa lại tiêu đề vùng (mục Name trong khung Edit Browser Column) là “Mat_do” như trong cửa sổ trên.

Ghi chú: Việc sửa đổi tên các tiêu đề vùng này không ảnh hưởng đến dữ liệu và không lưu được trong Worspace, chỉ có giá trị tạm thời khi cửa sổ dữ liệu này còn được mở .Nếu được lưu trong Workspace thì các vùng được chọn để thể hiện vẫn còn tác dụng.
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KHÔNG GIAN

Phân tích không gian là khả năng đặc biệt của các phần mềm hệ thông tin địa lý. Chính khả năng này đã giúp chúng ta xây dựng những bản đồ quy hoạch hay phân tích mới dựa trên các bản đồ đã số hoá. MapInfo cung cấp một số chức năng như kết hợp, chia cắt, xoá một phần đối tượng bản đồ, tạo vùng đệm của một đối tượng hay tạo điểm chung của hai đối tượng. Các chức năng này được thực hiện cho các đối tượng trong cùng một lớp dữ liệu hay trên hai lớp dữ liệu khác nhau. Các đối tượng này thường phải xử lý được.



1. Kết hợp các đối tượng địa lý

C


- Trong cột Destination sẽ liệt kê tất cả tên cột của lớp dữ liệu.

- Trong cột Method, có thể chọn 1 trong 4 kiểu liệt kê trong khung Aggregation Method bên dưới: Blank (để trống); Sum (tổng giá trị của các đối tượng được chọn); Value (một giá trị hằng) hay Average (trung bình cộng giá trị của các đối tượng được chọn).





hức năng kết hợp (Combine) không cần thiết phải chọn đối tượng xử lý được, chúng ta chọn các đối tượng muốn kết hợp với nhau sau đó vào Objects -> Combine. Cửa sổ Data Aggregation xuất hiện với các tham số sau:


- Nếu chọn No Data thì giá trị các cột trên là 0.

- Nhấn OK sẽ xuất hiện một đối tượng mới.






2. Xoá phần đối tượng được xử lý nằm bên trong hay ngoài đối tượng chuẩn

Sau khi xét một (hay nhiều) đối tượng xử lý được, chúng ta chọn một hay nhiều đối tượng làm chuẩn (bắt buộc là có kiểu đa giác) mà chúng ta muốn xoá (Erase) một phần đối tượng xử lý được khi phần này nằm bên trong ranh giới của đối tượng làm chuẩn. Sau khi chọn xong (đối tượng cần xử lý phải ở chế độ Set Target), vào Objects -> Erase. Trường hợp đối tượng xử lý được kiểu đa giác, sẽ xuất hiện cửa sổ Data Desaggregation tương tự như cửa sổ ở trên, chỉ khác ở trong khung Desaggregation MethodArea Proportion có nghĩa là sẽ tính giá trị theo tỷ lệ diện tích của đối tượng mới so với đối tượng cũ.



Ngược với trường hợp trên, để xoá phần đối tượng xử lý nằm bên ngoài đối tượng chuẩn (cũng bắt buộc là kiểu đa giác), chúng ta sau khi xét Object -> Erase Outside và khai báo thích hợp trong cửa sổ Data Desaggregation. Kết quả như sau:




3. Cắt chia đối tượng được xử lý theo ranh giới của các đối tượng chuẩn

Trường hợp này sẽ chia cắt đối tượng được xử lý thành 2 (hay nhiều) vùng: Vùng (các vùng) có đối tượng chuẩn và vùng không có đối tượng chuẩn. Tương tự như trên, nhưng sau khi chọn đối tượng được xử lý và đối tượng chuẩn, chúng ta vào Option -> Split.




4. Một số chức năng khác

Ngoài 3 cách xử lý chính như trên, MapInfo còn có một số chức năng khác như:



4.1 Tạo vùng đệm bao quanh một (hay nhiều) đối tượng

Đối tượng có thể là điểm, đường hay đa giác. Vùng đệm là một đối tượng mới trong lớp dữ liệu chứa đối tượng chuẩn, dĩ nhiên lớp dữ liệu này có thuộc tính sửa đổi được (Editable).



Trước hết chúng ta chọn (các) đối tượng muốn tạo vùng đệm sau đó vào Object -> Buffer, cửa sổ Buffer Object xuất hiện như sau.



- Value ......................................... Giá trị bề rộng vùng đệm, phụ thuộc vào mục Units (đơn vị) ở dưới.

- From Column ............................ Có thể khai báo giá trị bề rộng là giá trị của một cột nào đó của lớp dữ liệu. Sử dụng trong trường hợp giá trị của Value thay đổi theo từng đối tượng.

- Units .......................................... Có thể là km, m, cm...

- Smoothness (Sự phẳng liền) ...... Nhập sốđoạn tạo nên một vòng tròn. Số đoạn càng nhiều thì đường ranh của vùng đệm càng phẳng liền (ít gãy khúc). Số đoạn mặc định là 12, nhưng có thể tăng lên 20 hoặc 24.

- One buffer for all object ............ Tạo ra 1 vùng đệm chung.

- One buffer for each object ......... Tạo ra 1 vùng đệm cho mỗi đối tượng (có thể nhiều vùng đệm được tạo ra.

4.2 Kết hợp các đối tượng cùng giá trị trong một cột


Chức năng này kết hợp các đối tượng có cùng một giá trị để hình thành một đối tượng mới với kích thước lớn hơn với các số liệu được được kết hợp lại; có thể xem chức năng này là ngược lại của chức năng chia cắt (Split) và sử dụng chức năng này để kết hợp lại những phần tử của các đối tượng đã bị chia cắt.

Vào Table -> Combine Object Using Column và khai báo cột có các đối tượng có cùng giá trị muốn kết hợp lại trong mục Group objects by column trong cửa sổ Combine Object Using Column.

Nếu chúng ta chọn lớp dữ liệu để lưu kết quả là cùng lớp dữ liệu được xử lý thì kết quả (các đối tượng mới) sẽ được ghi tiếp thêm ở phía sau trong lớp dữ này.







4.3 Định vị dữ liệu trên bản đồ

Chức năng Query -> Find dùng để định vị từng đối tượng của lớp dữ liệu trong cửa sổ bản đồ. Khi vào Query -> Find, sẽ xuất hiện cửa sổ Find và chúng ta khai báo như ví dụ ở hình bên dưới :




Khai báo trong Find :

- For Objects in Column: Chỉ chọn được cột đã lập chỉ mục (index).

- Nhấn vào mục Mark with symbol đểđặt dạng, màu và kích cỡ đối tượng.

-


Nhấn OK, sẽ xuất hiện tiếp cửa sổ Find thứ 2 với 1 khung để nhập giá trị của cột chỉ mục được sử dụng. Trường hợp không nhớ giá trị này, chúng ta nhấn OK để hiện bảng danh sách các giá trị của các chỉ mục và chúng ta di chuyển chuột để chọn giá trị mong muốn, chọn xong nhấn OK. Đối tượng tương ứng được đánh dấu trong cửa sổ bản đồ và ghi trên lớp dữ liệu tạm thời "Cosmetic Layer".

- Nếu chúng ta muốn đánh dấu tiếp, chúng ta lại vào Query -> Find, nhưng từ lần thứ hai sẽ xuất hiện ngay cửa sổ Find thứ nhì, không xuất hiện lại cửa sổ Find ban đầu. Trường hợp chúng ta muốn trở lại cửa sổ Find ban đầu để khai báo một cột khác chẳng hạn, chúng ta nhấn vào mục Respecify.



4.4 Phân vùng lãnh thổ khảo sát (Redistrict)

Đây là một quá trình tập hợp các đối tượng địa lý và sau đó tính toán tổng giá trị của các cột dữ liệu cho mỗi tập hợp được hình thành. Một ưu điểm của quá trình này là giá trị của các vùng tự động điều chỉnh khi chúng ta thêm hay bớt một hay nhiều thành phần của chúng. Điều này giúp chúng ta phân vùng một cách linh động đáp ứng với một tiêu chuẩn nào đó.

Việc phân vùng này không tạo nên đối tượng địa lý mới hay làm thay đổi kiểu của chúng. Nó chỉ là công cụ tạo nhóm năng động nhằm thể hiện các đối tượng được gom nhóm trên bản đồ cùng với những thông tin liên quan. Chúng ta có thể phân vùng cho các đối tượng kiểu vùng, kiểu đường hay kiểu điểm, nhưng số vùng được hình thành không quá 300.

Quá trình sắp xếp đối tượng vào các vùng làm thay đổi giá trị của các đối tượng trong cột dữ liệu được chọn, vì vậy để không làm ảnh hưởng đến các số liệu đã có chúng ta nên tạo một cột mới dành riêng cho việc phân vùng này.



Sau khi mở lớp dữ liệu, chúng ta vào Window -> New Redistrict Window. Cửa sổ New Redistrict Window xuất hiện, cách khai báo các tham số trình bày theo hình dưới.

- Source Table: Nhập tên lớp dữ liệu nguồn – ở ví dụ trên là Dis_pol.tab

- District Filed: Nhập tên cột làm cơ sở phân vùng – như trên ta chọn cột Don_vi_hanh_chinh.

- Trong khung Filed to Browse mặc định sẽ liệt kê tên cột đã khai trong District Field, Count (số đếm các đối tượng trong một vùng), Fill (tô màu – trường hợp đối tượng kiểu đa giác). Ta thêm 2 cột là sum(Dien_tich) “tổng diện tích” của tất cả các xã, phường và cột sum(Dan_so) “tổng dân số”.

- Trong khung Available Filed sẽ liệt kê các tham số tổng hợp như tổng hay giá trị phần trăm của các cột dữ liệu. Chúng ta sẽ dùng Add hay Remove để thêm bớt các cột dữ liệu tổng hợp muốn thể hiện.Với ví dụ trên ta có bảng kết quả sau.




CHƯƠNG 5: BIÊN TẬP VÀ KẾT XUẤT BẢN ĐỒ

Khi chúng ta có các lớp dữ liệu riêng biệt về một khu vực lãnh thổ, chúng ta có thể xây dựng các bản đồ chuyên đề khác nhau. Biên tập bản đồ trên máy tính là kết hợp các lớp dữ liệu đã được số hoá, sắp xếp thứ tự, tô màu và xét thuộc tính cho các đối tượng, chú thích... cũng như sắp xếp vị trí của chúng để có thể in ra giấy. Chúng ta sẽ sử dụng các chức năng trong mục Map trên menu chính.

Trước hết vào File -> Open Table, chọn mở các lớp dữ liệu cần thiết cho bản đồ chuyên đề dự định xây dựng. Dĩ nhiên các lớp dữ liệu này cũng liên quan đến một khu vực địa lý và cùng hiện trên một cửa sổ bản đồ (Map Window). Ví dụ ta mở một số lớp bản đồ như hình bên dưới:





1. Sắp xếp thứ tự các lớp dữ liệu

Chức năng này được thực hiện trong cửa sổ Layer Control (vào Map -> Layer Control hay click biểu tượng tương ứng khi đang làm việc trên một cửa sổ bản đồ. Thông thường tất cả các lớp dữ liệu đã được mở đều xuất hiện trong vùng Layer trên cửa sổ Layer Control, nhưng đôi khi về tỷ lệ vùng nhìn lớn nên có thể nằm ngoài giới hạn của một lớp dữ liệu nào đó nên lớp dữ liệu này không hiện diện trong cửa sổ bản đồ hoạt động, để thêm một lớp dữ liệu đã mở vào một cửa sổ bản đồ nhấn chuột vào mục Add trong khung Layer của cửa sổ Layer Control, chọn trong cửa sổ Add Layer các lớp dữ liệu muốn thêm và nhấn chuột vào mục Add.




Để thay đổi thứ tự các lớp dữ liệu, chọn từng lớp dữ liệu và sử dụng button "Up" hay "Down" trong khung Reoder để đưa lớp dữ liệu đó lên hoặc xuống. Điều này cũng rất quan trọng vì có thể lớp dữ liệu bạn mỡ có thể nằm ở dưới một lớp vùng nào đó và không thể hiện được, trong trường hợp này bạn phải di chuyển lớp này lên phía trên. Trong ví dụ trên lớp “Song_suoi” bi lớp “Giao_thong” che khuất.

Để thay đổi thứ tự các lớp dữ liệu, chọn từng lớp dữ liệu và sử dụng button "Up" hay "Down" trong khung Reoder để đưa lớp dữ liệu đó lên hoặc xuống. Điều này cũng rất quan trọng vì có thể lớp dữ liệu bạn mỡ có thể nằm ở dưới một lớp vùng nào đó và không thể hiện được, trong trường hợp này bạn phải di chuyển lớp này lên phía trên. Trong ví dụ trên lớp “Song_suoi” bi lớp “Giao_thong” che khuất



2. Thay đổi các thể hiện của đối tượng

Thường áp dụng cho những lớp dữ liệu "phụ" của bản đồ (đối với lớp dữ liệu chuyên đề chính sẽ trình bày sau) với khung Display trong cửa sổ Layer Control. Chức năng này nhằm gán tạm thời các thuộc tính về thể hiện cho các đối tượng địa lý của một lớp dữ liệu. Chọn lớp dữ liệu muốn thay đổi thuộc tính thể hiện, rồi chọn Display, cửa sổ Display Options của lớp dữ liệu được chọn xuất hiện với cách khai báo như sau:

- Khung Dislay Mode: Xuất hiện đủ các kiểu đối tượng của lớp dữ liệu (kiểu điểm, đường, vùng hay văn bản). Muốn gán thuộc tính để thể hiện tạm thời cho một (hay tất cả) trong các kiểu, chúng ta phải nhấn chuột vào ô vuông trống phía trước chữ Style Override. Sau đó nhấn chuột vào từng kiểu đối tượng.

+ Kiểu điểm: Các khung trong cửa sổ Symbol Style cho phép chúng ta chọn dấu hiệu trong lớp font chữ, kích cỡ và màu sắc. Chúng ta còn có thể xét độ nghiêng (góc quay) cũng như một sốđặc tính khác như khung viền, bóng nổi…

+ Kiểu vùng: Với kiểu vùng này chúng ta có thể cài đặt kiểu tô (hoa văn và màu nền) và kiểu đường bao quanh (liền nét, đứt đoạn… màu sắc và độ rộng).

+ Kiểu đường: Chúng ta khai báo trong cửa sổ Line Style để chọn các thuộc tính như kiểu (liền nét, đứt đoạn, chấm gạch…), màu sắc và độ rộng.

+ Kiểu văn bản: Chúng ta có thể xét font chữ, cỡ chữ và màu sắc, ngoài ra còn xét dạng của nền văn bản là không (none), nền từng chữ hay nền chung cho đoạn văn bản cùng với màu sắc của nền.

-


+ Trường hợp chúng ta muốn lớp dữ liệu đang xét luôn thể hiện trong cửa sổ bản đồ thì ta sẽ để mặc định. Ngược lại, chúng ta click vào ô trống ở đầu hàng chữ Display with Zoom Range và chọn độ zoom tối thiểu và tối đa trong 2 khung bên dưới.

+ Sau khi cài Zoom Layering, nếu mức độ zoom của cửa sổ bản đồ phép thể hiện lớp dữ liệu thì trong cửa sổ Layer Control lớp dữ liệu được đánh dấu màu đen.


Khung Zoom Layering để xét cho lớp dữ liệu được thể hiện trên cửa sổ bản đồ khi cửa sổ bản đồ có một mức độ phóng đại nào đó chúng ta xác định.




3. Ghi chú trên bản đồ

Chúng ta có thể ghi văn bản một cách tự do trong cửa sổ bản đồ với font, cỡ, màu và độ nghiêng của chúng. Tuy vấn để có thể ghi chú thống nhất cho các đối tượng của lớp dữ liệu, MapInfo cho phép chúng ta định dạng thích hợp cho mỗi lớp dữ liệu. Để định dạng các ghi chú này chúng ta nhấn chuột vào khung Label trong cửa sổ Layer Control.

T
Trong khung Visibility, chúng ta có thể chọn:

- On: cho phép luôn nhìn thấy.

- Off: không cho phép nhìn thấy.

- Display with range: cho phép nhìn thấy trong khoảng phóng đại được xét bởi Min Zoom và Max Zoom ở bên dưới.

- Cũng trong khung này chúng ta xét cho phép các ghi chú này được lặp lại (duplicate) và được chồng nhau (overlay) hay không cũng như số ghi chú tối đa cho các đối tượng của lớp dữ liệu (xét từ trên xuống, nếu muốn ghi

rước hết chúng ta xét nội dung của ghi chú trong khung Label with. Chúng ta có thể chọn giá trị các cột của lớp dữ liệu hoặc là một biểu thức dạng chuỗi.


chú được cho tất cả các đối tượng thì để trống ô Maximun Labels.





- Kế tiếp, trong khung Styles chúng ta có thể chọn kiểu dạng của văn bản (font, cỡ và màu chữ). Đối với Label Lines (đường nối từ trung tâm của đối tượng đến ghi chú), chúng ta có thể chọn None (không), Line (đường nối) hay Arrow (đường nối với mũi tên). Việc định dạng kiểu đường cùng với màu sắc và độ rộng được thực hiện bằng cách nhấn chuột vào khung định dạng.


- Trong khung Position mục Anchor Point dành để chọn vị trí của ghi chú đối với trọng tâm của kiểu vùng và mục Label with Line (quay ghi chú theo chiều của đoạn được chọn). Mục Label Offset 2 Points cho biết trị số về khoảng cách giữa ghi chú và điểm neo (ảnh point), chúng ta có thể thay đổi trị số này nếu thấy cần.

- Chúng ta có thể xoá từng ghi chú bằng cách chọn chúng (Select) rồi bấm Delete, nhưng để xoá tất cả các ghi chú chúng ta vào Map -> Clear Custom Labels.

- Các ghi chú này chỉ được lưu lại trong workspace.

4. Biên tập bản đồ chuyên đề

Vào Map -> Create Thematic Map để biên tập các lớp bản đồ chuyên đề.


MapInfo có 7 cách trình bày một bản đồ chuyên đề tùy theo dữ liệu muốn thể hiện. Để thể hiện từng dữ liệu một, có thể sử dụng Ranges, Graduated, Dot Density hay Individual và để thể hiện nhiều dữ liệu một lúc chúng ta sử dụng Bar Charts hay Pie Charts

Để thể hiện các đối tượng một cách độc lập, có nghĩa có thể phải xét màu sắc, kích cỡ, hình dáng cho từng đối tượng, chúng ta vào Individual.

4.1 Individual

C


họn mục Individual, chọn kiểu Template -> Name và nhấn chuột vào ô Next, sẽ xuất hiện cửa sổ Create Thematic Map – Step 2 of 3 để chúng ta chọn tên lớp (Table) và cột (Field) dữ liệu muốn xây dựng thành bản đồ. Ở ví dụ phía dưới ta chọn Table là Huyen1.tab và Field là Huyen.

T


Cửa sổ Create Thematic Map – Step 3 of 3 xuất hiện với kết quả sơ bộ của việc thể hiện các cấp đối tượng được nhìn thấy trong khung Preview và chúng ta có thể thay đổi về dạng thức thể hiện (Style) cũng như các chú thích (Legend) bằng cách thay đổi cách sắp thứ tự các cấp tùy theo giá trị của cột được chọn là tăng (Ascending) hay giảm dần

Để thay về dạng thức, chúng ta click vào khung Styles, cửa sổ "Customize Individual Style" xuất hiện và tùy theo kiểu các đối tượng là đa giác, đường hay điểm trong khung Preview cũng như trong khung Style sẽ được thể hiện tương ứng với mỗi cấp được liệt kê trong khung Individual Value chúng ta có thể chọn dạng thức tùy ý bằng cách nhấn chuột vào mục Style.



ùy theo số trường hợp khác nhau có thể hiện được trên bản đồ mà chúng ta thường phân cấp các đối tượng cho phù hợp và việc phân cấp này thường được sắp xếp trong một cột mang ý nghĩa mã số, có nghĩa số đối tượng của mỗi cấp thường là khác nhau. với một lớp dữ liệu chúng ta có thể thực hiện việc phân cấp nhiều lần (tạo nhiều cột ghi mã số) tùy theo cách khai thác số liệu. Chúng ta có thể không xét những đối tượng có giá trị của một cột đã chọn là 0 hay để trống bằng cách đánh vào ô trống phía trước dòng Ignore Zeroes or Blanks. Sau khi chọn cột dữ liệu mà MapInfo phân thành các cấp khác nhau tùy theo giá trị của cột, nhấn vào ô Next.








Để thay đổi nội dung của chú thích, click chuột vào khung Legend, cửa sổ Customize Legend xuất hiện với các mục sau:

- Trước hết là đề tựa của chú giải và chúng ta có thể xét font, cỡ và màu sắc của đề tựa này trong 2 mục Tittle và Subtittle (tựa chính và tựa phụ). Trong nội dung chú giải cho các cấp (Range Labels) thì MapInfo cũng cho phép chúng ta định dạng cho kiểu văn bản, đồng thời sửa đổi nội dung mặc định là giá trị của các cấp. Khai báo và sửa đổi xong -> nhấn OK để xác nhận. Nếu muốn chọn các khai báo này là mặc định (để dùng thống nhất cho các lần sau) chúng ta nhấn chuột vào Save Settings trước khi nhấn OK.


S



Kết quả sử dụng Create Thematic Map Individual
au khi nhấn OK trong cửa sổ "Create Thematic Map – Step 3 of 3", lớp bản đồ chuyên đề trong cửa sổ bản đồ sẽ được thể hiện như chúng ta đã sắp đặt trong quá trình xây dựng vừa xong cùng với sự xuất hiện của cửa sổ Legend (Chú thích).
4.2 Ranges (phân hạng)



mục Create Thematic Map, nếu chúng ta chọn khung Ranges và click Next thì cửa sổ Create Thematic Map – Step 2 of 3 xuất hiện cũng để cho chúng ta khai báo tên và cột dữ liệu.


Sau đó trong cửa sổ Create Thematic Map – Step 3 of 3, sẽ xuất hiện thêm ô Ranges trong khung Customize. Để thay đổi số cấp cũng như xét lại giới hạn của các cấp chúng ta nhấn vào mục Ranges.

Trong cửa sổ Customize, trước hết chúng ta khai báo ở mục Method (phương pháp). Thông thường chúng ta chọn phương pháp Custom để tùy tiện khai báo các tham số liên quan. Chúng ta sẽ khai báo tiếp về số cấp trong mục # of Ranges và để thay đổi giới hạn của mỗi cấp chúng ta sẽ khai báo lại trong khung Custom Ranges. Khi các trị số này thay đổi thì giá trị tương ứng trong khung liệt kê ở phía trên cũng thay đổi. Nhấn vào mục Recalc sẽ hiển thị trong khung liệt kê tỷ lệ và số đối tượng của mỗi cấp. Chúng ta có thể khai báo lại từ đầu để kết quả đạt được theo dự kiến. Sau cùng click OK để xác nhận.


T



Kết quả dùng Create Thematic Map Ranges
rong khung Preview của cửa sổ Create Thematic Map – Step 3 of 3 chúng ta thấy màu các cấp thay đổi theo độ đậm nhạt dần, và chúng ta có thể thay đổi chúng cũng như các chú thích như đã đề cập ở trên.

Каталог: uploads
uploads -> -
uploads -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
uploads -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
uploads -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
uploads -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
uploads -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
uploads -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
uploads -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1

tải về 456.65 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương