H­íng dén sö Dông phçn mòm mapInfo (HÖ Thèng th¤ng tin §Ịa lý gis) Mục lục 1 chưƠng 1: CÁc tính năng cơ BẢn của mapinfo 5



tải về 456.65 Kb.
trang2/5
Chuyển đổi dữ liệu03.10.2016
Kích456.65 Kb.
#32582
1   2   3   4   5

2 Nhập các giá trị thuộc tính



▪ Đề nhập các dữ liệu thuộc tính, sau khi đã tạo ra một lớp dữ liệu mới với đầy đủ các cột tương ứng, chúng ta vào Window -> New Browser Windows (hay nhấn F2) và chọn lớp dữ liệu thuộc tính. Một cửa sổ dữ liệu sẽ xuất hiện như hình dưới đây:

▪ Sau đó vào Edit -> New Row (hay nhấn tổ hợp phím Ctrl-E) để thêm các hàng trống rồi nhập số liệu tương ứng vào các ô. Dữ liệu được nhập phải có cùng kiểu với các cột tương ứng mà chúng ta đã tạo ra trước đó, trường hợp nhập sai kiểu MapInfo sẽ thông báo lỗi kiểu dữ liệu.



3 Số hoá bản đồ

3.1 Định nghĩa

▪ Số hoá bản đồ là quá trình vẽ lại một bản đồ giấy trên máy vi tính nhằm tạo ra một bản vẽ dạng số (digital format) của bản đồ đó.

▪ Số hoá bản đồ là cách nhập dữ liệu không gian, nó ghi nhận toạ độ địa lý của các đối tượng trên mặt đất, lưu trữ dưới dạng số để có thể xử lý được trên máy tính.

▪ Có 2 phương pháp số hoá bản đồ: Số hoá với bàn số hoá (digitizer) và số hoá từ ảnh quét (scanner) của bản đồ giấy.



3.2 Tiến trình số hoá trên ảnh quét

3.2.1 Khai báo đăng nhập tạo độ của ảnh quét

▪ Bản đồ được quét bằng máy Scanner tạo nên các tập tin ảnh với phần mở rộng là .tif, .jpg, .bmp... Tùy theo kích thước của bản đồ mà quét thành những tập tin ảnh với khổ A4, A3 hay A0...




▪ Để sử dụng tập tin ảnh này như là bản đồ giấy, ta phải khai báo đăng nhập tọa độ của nó và có thể sử dụng như bản đồ nền trong quá trình số hoá.


▪ Nhấn chuột vào mục Units để khai báo về đơn vị bản đồ là độ (degrees) hay mét (meters) tùy theo hệ quy chiếu tương ứng và điều kiện của bản đồ tham khảo.

▪ Kế tiếp là khai báo các điểm xác định vị trí địa lý của khu vực bản đồ được quét. Để xác định vị trí địa lý của khu vực bản đồ được quét thì chúng ta phải khai báo tối thiểu là 4 điểm. Tùy vào chất lượng của ảnh quét mà số điểm khống chế sẽ tăng lên và tốt nhất là bạn phải có ít nhất một điểm khống chế ở góc ảnh. Nhấn chuột vào mục New để tiến hành khai báo một điểm mới.

▪ Sử dụng biểu tượng phóng to (+) hay thu nhỏ (-) và các thanh trượt để đưa một khu vực bản đồ vào vùng nhìn trên máy .




▪ Nhập kinh độ của điểm đã chọn vào khung Map X và vĩ độ vào khung Map Y theo tọa độ hệ mét hay hệ độ mà chúng ta đã khai báo trước đó ở mục Units. Nhấn OK, trong vùng thông tin các điểm đăng nhập sẽ xuất hiện thêm một hàng các tham số điểm vừa được khai báo.

▪ Khi chúng ta đã khai báo (ít nhất 4 điểm) nên chú ý đến thông tin trong cột Error. trị số trong cột này sẽ được tính toán tự động theo toạ độ của các điểm đã được khai báo. Dĩ nhiên các trị số này càng nhỏ thì bản đồ đăng nhập càng có độ chính xác càng cao tương hợp với vị trí địa lý thực và ngược lại.

▪ Chúng ta cũng có thể sửa chữa lại các thông số của các điểm vừa khai báo (hoặc xoá đi) bằng cách chọn điểm cần sửa chữa (hoặc xoá đi) rồi chọn mục Edit hay Remove.

▪ Khi các trị số trong cột Error có thể chấp nhận được, nhấn OK để kết thúc việc đăng nhập toạ độ của vùng ảnh quét. MapInfo sẽ tạo ra một tập tin có tên giống như tên của tập tin ảnh nhưng khác phần mở rộng là .tab và hiện diện ảnh quét trên cửa sổ bản đồ máy tính.

▪ Ta có thể điều chỉnh độ sáng và độ tương phản của ảnh trong Table -> Raster -> Adjust Image Style.




▪ Sau khi đã đăng nhập ảnh, muốn thay đổi khai báo toạ độ vị trí các điểm, vào Table > Raster -> Modify Image Registration, sẽ xuất hiện cửa sổ Image Registration để chúng ta thêm bớt hay sửa đổi vị trí điểm.




▪ Trong MapInfo có một khả năng khác để nhập và sửa đổi toạ độ các điểm định vị khichúng ta đã có một lớp dữ liệu bản đồ dạng số của vùng bản đồ ảnh muốn đăng nhập với một số vị trí địa lý đặc biệt như giao điểm của các sông, đường hay hệ thống lưới ô vuông...

- Vào File -> Open Table, chọn lớp dữ liệu bản đồ đã có của vùng địa lý tương ứng.Mở tiếp tập tin bản đồ ảnh (dạng raster, nếu muốn nhập toạ độ của các điểm định vị)hay tập tin .tab của bản đồ ảnh này (dạng MapInfo, nếu muốn sửa đổi toạ độ các định vị). Sau đó, vào Table -> Raster -> Modify Image Registration, xuất hiện cửa sổ Image Registration -> chọn New để đăng nhập một điểm mới hay chọn hàng ghi thông tin của điểm muốn sửa toạ độ.

- Vào Table -> Raster -> Select Control Point From Map, khi vào phạm vi cửa sổ bản đồ hoạt động, con trỏ có dạng chủ thập (+), di chuyển con trỏ đến vị trí tương ứng trên bản đồ trong cửa sổ bản đồ hoạt động và nhấn chuột, cửa sổ Edit Control Point xuất hiện với toạ độ mới do MapInfo tính toán từ lớp bản đồ đã có. Nhấn OK để chấp nhận thông số do MapInfo đưa vào. Tương cho các điểm còn lại và kết thúc quá trình đăng ký ảnh.



3.2.2 Số hoá

▪ Dữ liệu số hoá được ghi vào một lớp dữ liệu mới. Nếu chưa có lớp dữ liệu tương ứng để số hoá thì phải khai báo một lớp dữ liệu mới. Mở chồng lên cửa sổ của tập tin ảnh đã được đăng nhập một table mới. Kiểm tra lớp này để biết rõ là đã được chọn (Selectable) và sửa đổi được (Editable) trong Map -> Layer Control.

▪ Mặc dù MapInfo cho phép nhiều kiểu đối tượng trên cùng một lớp dữ liệu, nhưng để tiện quản lý thông tin một cách khoa học ta nên tổ chức thành các lớp dữ liệu (layer) riêng biệt cho từng chủ đề tương ứng với một kiểu dữ liệu nhất định. Ví dụ: Lớp dữ liệu về đường giao thông là kiểu đường, lớp dữ liệu về loại đất là kiểu vùng...

▪ Tùy theo kiểu dữ liệu muốn số hoá là điểm, đường hay vùng mà chúng ta chọn các biểu tượng đồ hoạ tương ứng trong hộp công cụ Drawing.

▪ Tính chất của các đối tượng này (kích cỡ, màu sắc, kiểu dạng...) được xác định với các biểu tượng trong cửa sổ này hay trong Option -> Line Style/ Region Style/ Symbol Style. Ta cũng có thể nhập văn bản với kiểu chữ, kích cỡ, màu sắc và độ nghiêng tùy chọn tại một vị trí bất kỳ.

▪ Để số hoá các đối tượng tiếp giáp nhau cùng chung một ranh giới, nên sử dụng khả năng bắt điểm (snap to node) bằng cách nhấn phím S để mở/ tắt chế độ bắt điểm này hoặc nhấn thêm phím Ctrl, Shift đề bắt nhiều điểm hay điểm ở lớp dưới. Các chức năng xoá, cắt, nối ghép, xoá phần ngoài, chia cắt các đối tượng địa lý cũng được sử dụng trong quá trình số hoá.



3.2.3 Ví dụ về số hoá đưòng giao thông và sông ngòi

▪ Chọn Map -> Layer control, đánh dấu chọn vào cột chỉnh sửa ở hàng Cosmetic Layer, chọn OK.

▪ Chọn công cụ vẽ đường gấp khúc Polyline để vẽ các đường giao thông (những đường liền có màu trắng hay màu tím trên ảnh)




Chú ý : Lớp đường giao thông được vẽ bao gồm nhiều đối tượng, tức là nhiều đường khác nhau. Để tiện lợi cho việc xử lý thông tin sau này, ta nên vẽ như sau: khi vẽ đến ngã 3 hay ngã 4, tức là nơi gặp nhau của 2 hay 3 đường thì ta kết thúc đường thứ nhất, từ điểm giao lộ ta vẽ tiếp đường thứ hai, kết thúc đường này hoặc kết thúc khi gặp một giao lộ khác, quay lại điểm giao lộ đầu tiên và vẽ tiếp đường thứ ba. Nói một cách tổng quát, ta kết thúc vẽ đối tượng đường khi gặp giao lộ, hoặc nếu bắt đầu vẽ từ giao lộ hướng ra, thì có bao nhiêu đường hướng ra ta nên vẽ bấy nhiêu đồi tượng. Ngay cả khi trong thực tế một đường giao thông khi chạy qua giao lộ thì phía bên kia giao lộ vẫn là đường đó (cùng tên) nhưng ta cũng nên tách nó làm hai.

▪ Sau khi vẽ xong các đường giao thông, chọn Map -> Save cosmetic objects và đặt tên cho một lớp mới, ví dụ giao_thông, rồi click save.





Map -> Save cosmetic objects mà có một lớp khác đang mở (trong trường hợp này là Text_Dis, Boundary_Com, Boundary), hộp thoại Save cosmetic objects mở ra.

▪ Nếu nhấn nút thả xuống ta sẽ thấy danh sách các lớp đang mở. Nếu ta chọn Text_Dis, thì các đường giao thông ta mới số hóa sẽ nhập vào chung với lớp Text_Dis. Cho nên ta phải chọn New để lưu thành một lớp mới. Chế độ mặc định trong Mapinfo khi chọn Save cosmetic objects luôn luôn là .

▪ Sông hay suối cũng là các đối tượng kiểu đường như các đường giao thông, hoặc có thêm các đối tượng kiểu vùng, chẳng hạn như hồ, ao…Và cách số hoá vẫn giống như cách ta thực hiện đối với lớp đường giao thông, cũng là chọn kiểu Polyline để vẽ đối tượng ở dạng đường hay Polygon để vẽ đối tượng ở dạng vùng. Sau khi số hoá xong lớp sông suối, ta cũng lưu lại thành một lớp riêng có tên là Sông_suối.


CHƯƠNG 3: TỔ CHỨC DỮ LIỆU
Thông tin mang tính địa lý trên một vùng lãnh thổ bao gồm rất nhiều lớp dữ liệu chuyên đề khác nhau (thuộc đơn vị hành chính nào, trên loại đất nào, hiện trạng sử dụng đất là gì...) và mỗi dữ liệu chuyên đề thường được xây dựng thành một lớp dữ liệu riêng với bản đồ tương ứng.

Sau khi xây dựng các lớp dữ liệu (table) từ số hoá các bản đồ, thể hiện các đối tượng địa lý trong vùng khảo sát, MapInfo có khả năng bổ sung các số liệu phi không gian (số liệu thuộc tính-yếu tố kinh tế xã hội) bằng nhiều cách.

Trong quá trình làm việc, MapInfo thường tạo ra các lớp dữ liệu tạm thời (selection) lưu trong bộ nhớ với tên bắt đầu là Query và tiếp theo là số thứ tự, ví dụ: Query1, Query2 v.v..., để có thể sử dụng các dữ liệu này thì chúng ta phải lưu vào đĩa với File -> Save As rồi đặt tên cho lớp dữ liệu tạm thời muốn lưu.



Browser của Dis_pol

1. Thay đổi cấu trúc dữ liệu

▪ Vào Table -> Maintenance -> Table Structure, chọn lớp dữ liệu muốn chỉnh sửa, cửa sổ Modify Table Structure xuất hiện (giống như cửa sổ New Table Structure).

▪ Click Add Field để thêm cột với tên và kiểu được khai báo tiếp theo.

▪ Muốn sửa đổi các tính chất của một vùng đã khai báo, dịch chuyển thanh sáng đến vùng này và chọn tính chất (tên, kiểu) muốn thay đổi. Có thể sắp xếp lại thứ tự các vùng với nút lệnh Up hay Down để di chuyển một cột lên trên hay xuống dưới (lên phía trước hay lui về sau). Cũng có thể loại bỏ một cột bằng cách chọn cột đó và nhấn nút lệnh Remove Field.



2. Cập nhật và bổ sung dữ liệu

2.1 Bổ sung số liệu thống kê

Mỗi tính chất của các đối tượng được bổ sung vào một vùng mới và tùy theo kiểu số liệu để khai báo thích hợp trong kiểu vùng. Có thể nhập số liệu trực tiếp trong MapInfo. Vào Windows -> New Browzer Window, chọn lớp dữ liệu muốn bổ sung thêm, sẽ xuất hiện một cửa sổ dữ liệu (Browser) liệt kê dữ liệu theo hàng và cột, nhập số liệu vào các ô thích hợp.

Để có thể sử dụng các phần mềm khác như Excel chẳng hạn để nhập các số liệu này, phải lưu lớp dữ liệu dạng dBASE.DBF với một tên khác. Vào File -> Save File As Type chọn lớp dữ liệu cần lưu, trong cửa sổ Save File As TypedBASE.DBF ta sẽ có một tập tin của lớp dữ liệu tương ứng với phần mở rộng là .dbf. Vào Excel mở tập tin này để cập nhật. Lưu ý là không được thay đổi vị trí của các hàng, vì MapInfo đã lưu thông tin về các đối tượng địa lý đồ hoạ theo thứ tự của các hàng. Chúng ta cũng có thể vào Table -> Export để xuất một lớp dữ liệu sang dạng dBASE (chỉ xuất dữ liệu thuộc tính).

2.2 Bổ sung dữ liệu do MapInfo tính toán được

Trong MapInfo với các hàm và các phép toán chúng ta có thể xác lập các biểu thức tính toán tự động trên từng đối tượng (các hàng trong bảng). Biểu thức trong MapInfo bao gồm tên vùng của lớp dữ liệu được mở - trong đó obj là tên vùng đặc biệt chỉ đến đối tượng địa lý của các hàng trong bảng dữ liệu - các toán tử và các hàm.

▪ Các toán tử trong MapInfo bao gồm theo mức độ ưu tiên:

- () ; ^ ; dấu âm (-) ; * và / ; + và - ;

- Contains, contains entire, within, entirely within, intersects (các toán tử dùng cho đối tượng địa lý);

- =, <>, <, >, <=, >= (các toán tử so sánh);

- not ; and ; or (các toán tử luận lý).

Các hàm của MapInfo, có dạng tên hàm (tham số), bao gồm:

▪ Các hàm toán học:

Abs (số): trả về trị tuyệt đối của số.

Cos (số -đơn vị - radian): trả về cosin của số.

Sin (số -đơn vị - radian): trả về sin của số.

Tan (số -đơn vị - radian): trả về tang của số.

Int (số): trả về phần nguyên của số.

Maximun (số 1, số 2): trả về số có giá trị lớn hơn.

Minimun (số 1, số 2): trả về số có giá trị bé hơn.

Round (số 1, số 2): trả về số 1 sau khi làm tròn theo mức số 2 (số 2 có các giá trị như: 0.01, 0.1, 1, 10, 100...)

▪ Các hàm chuỗi ký tự:

Str$ (biểu thức): trả về chuỗi ký tự tương ứng của biểu thức.

Chr$ (số): trả về ký tự tương ứng theo mã ASCII.

InStr (số, chuỗi 1, chuỗi 2): tìm trong chuỗi 1 bắt đầu từ vị trí số, nếu có chuỗi 2 thì trả về vị trí chuỗi 2, nếu không có thì trả về số 0. Để bắt đầu từ chuỗi 1, số sẽ là 1.

Ltrim$ (chuỗi): trả về chuỗi sau khi cắt bỏ các khoảng trắng phía trước.

Lcase$ (chuỗi, số): trả về chuỗi với chữ thường.

Left$ (chuỗi, số): trả về chuỗi với số ký tự bên trái.

Mid$ (chuổi số 1, số 2): trả về chuỗi bắt đầu từ vị trí số 1 và dài số 2 ký tự của chuỗi. Proper$ (chuỗi): trả về chuỗi với ký tựđầu là chữ hoa.

Right$ (chuỗi, số): trả về chuỗi gồm số ký tự từ bên phải.

Rtrim$ (chuỗi): trả về chuỗi sau khi cắt hết khoảng trắng bên phải

Ucase$ (chuỗi): trả về chuỗi chữ hoa.

Len (chuỗi): trả về số ký tự của chuỗi.

Val (chuỗi): trả về giá trị bằng số của chuỗi.

▪ Các hàm ngày tháng:

Curdate (): trả về tháng/ngày/năm của ngày hôm nay.

Day (tháng/ngày/năm): trả về ngày của tháng/ngày/năm.

Month (tháng/ngày/năm): trả về tháng của tháng/ngày/năm.

Year (tháng/ngày/năm): trả về năm của tháng/ngày/năm.

Weekday (tháng/ngày/năm): trả về thứ tự của ngày trong tuần của tháng/ngày/năm. Chủ nhật có số thứ tự là 1.

▪ Các hàm liên quan đến đối tượng địa lý:

Area (obj,"donvi"): trả về diện tích của đối tượng theo donvi.

CentroidX (obj): trả về trị số kinh độ của điểm trọng tâm của đối tượng.

CentroidY (obj): trả về trị số vĩ độ của điểm trọng tâm của đối tượng.

Distance (x1, y1, x2, y2, "donvi"): trả về giá trị khoảng cách giữa hai điểm có toạ độ là (x1, y1) và (x2, y2) theo đơn vị đã ghi.

ObjectLen (obj, "đơn vị"): trả về giá trị chiều dài của đối tượng theo đơn vị đã ghi. Chỉ cho đối tượng đường hay đa giác.

Perimeter (obj, "đơn vị"): trả về giá trị chu vi của đối tượng theo đơn vịđã ghi. Chỉ cho đối tượng đa giác hay ellipse.

Ngoài MapInfo còn có một số từ khoá có thể dùng trong các biểu thức: any, all, in và between ... and. Ví dụ:

- Field_x = any ("TX.KONTUM", "NH","DH")

- Field_x in ("TX.KONTUM", "NH","DH")

=> tất cả các đối tượng mà cột field_x có giá trị là "TX.KONTUM", hay "NH", hay "DH".

- Field_x <> all ("TX.KONTUM", "NH","DH")

- Field_x not in all ("TX.KONTUM", "NH","DH")

=> tất cả các đối tượng mà cột field_x có giá trị không là "TX.KONTUM", hay "NH", hay "DH".

- Field_x between 1000 hay 10000

=> tất cả các đối tượng mà cột field_x có giá trị trong khoảng từ 1000 đến 10000.

▪ Đơn vị tính chiều dài: mi(miles), in(inches), ft(feet), yd(yard), km, m, cm, mm,...

▪ Đơn vị tính diện tích: sq mi (square miles), sq in (square inches), sq ft (square feet), sq yd (square yard), acre, sq km (km²), sq m (m²), sq cm (cm²), sq mm (mm²), hectare...

▪ Với Update Column, chúng ta cập nhật hay bổ sung từng cột dữ liệu một. Vào Table -> Update Column, cửa sổ Update Column xuất hiện với các mục như sau:

- Table to Update: chọn lớp dữ liệu muốn cập nhật trong số các lớp dữ liệu đã mở.

- Get value from Table: lấy giá trị từ lớp dữ liệu nào? Có hai trường hợp:

A. Từ lớp dữ liệu muốn cập nhật:

- Column to Update: chọn vùng muốn cập nhật.

- Value: nhập một biểu thức hợp lệ. Thường sử dụng khung Assist để xây dựng biểu thức.


B. Từ một lớp dữ liệu khác:

- Nhấn chuột mục Joint để xác định vùng tham chiếu liên kết giữa hai lớp dữ liệu.

- Column to Update: vùng có sẵn hay một vùng mới (add new temporary column).

- Calculate: Tính toán (có thể là: Value, hay các biểu thức tổng hợp như: Average, Count, Maximum, Sum, Weighted Average (trung bình gia trọng) Proportion Sum (tổng số theo tỷ lệ), Proportion Average (trung bình theo tỷ lệ) và Proportion Weighted Average (trung bình gia trọng theo tỷ lệ).

Ghi chú: các biểu thức Average, Count, Minimum, Sum,Weight Average có tham số là các giá trị của dữ liệu, các biểu thức tỷ lệ (Proportion) thì xử lý các đối tượng địa lý.

- Of : thường là một cột hay một biểu thức hợp lệ. Sau cùng, Nhấn OK để tiến hành cập nhật.



Ví dụ:

Calculate: Value

Trong trường hợp ta muốn cập nhập số liệu dân số (danso) của huyện từ cột Danso trong lớp (layer) của table Huyenhc.tab vào cột Danso trong file Thixa.tab thông qua liên kết Join là Ma_huyen của 2 file trên như hình dưới đây.





File Huyenhc.tab (file ta lấy dữ liệu)



File Thixa.tab (file ta cập nhập dữ liệu)


Kết quả cập nhật cột "Danso" của Table "Thixa" được thể hiện ở hình sau :






Calculate: Sum

Trường hợp này thì chúng ta chọn tên cột liên kết giữa hai lớp dữ liệu trong cửa sổ Joint là Ma_huyen (cũng với 2 file như trên). Việc tính diện tích cho thị xã kon tum thông qua việc tính tổng diện tích của các xã phường trong thị xã, tức là máy sẽ cộng tất cả số liệu cột Dien_tich trong file Dis_pol.tab thông qua cột Ma_huyen, sau đó cập nhật cho diện tích tổng này ở cột Dien_tich trong file Thixa.tab.







File Dis_pol.tab




3. Chọn và kết hợp dữ liệu theo điều kiện

3.1 Chọn các đối tượng theo điều kiện trong một lớp dữ liệu

Vào File -> Open để mở lớp dữ liệu cơ sở. Sau đó vào Querry -> Select, khai báo các mục trong cửa sổ select như sau:

▪ Mục Select Records from Table : Click vào khung này và chọn lớp dữ liệu tương ứng.

▪ Mục That Satisfy : nhập một biểu thức luận lý hợp lệ - thường chọn Assist để xây dựng và kiểm tra biểu thức này.

Mục Store Results in Table : Nhập tên cho lớp dữ liệu thoả điều kiện trên. Có thể giữ mặc định là Selection. Muốn lưu lớp dữ liệu này phải vào File -> Save As để lưu vào thư mục tên tập tin tùy chọn.

▪ Trong mục Sort Results by Column : nhấn chuột vào mục này và chọn tên vùng muốn sắp theo thứ tự. Mặc định là None (không).



Đánh dấu vào Browse Results để xem kết quả trong một cửa sổ dữ liệu mới.
Với chức năng Select, chúng ta xây dựng được một lớp dữ liệu mới theo điều kiện đã đặt ra. Lớp dữ liệu này thường có ít đối tượng (số hàng) hơn nhưng giữ nguyên cấu trúc của dữ liệu (số cột). Dĩ nhiên chúng ta có thể thay đổi cấu trúc này theo ý đồ của chúng ta, nhưng MapInfo còn có một chức năng để thực hiện trực tiếp điều này, đó là SQL Select.

Sau khi mở một lớp dữ liệu, vào Querry -> SQL Select. Cách khai báo các mục trong cửa sổ SQL Select như sau:



  • Trước hết nên khai báo mục From Table, di chuyển con trỏ vào khung này và nhấn chuột để nhập tên lớp dữ liệu, chúng ta có thể nhập trực tiếp từ bàn phím tên của lớp dữ liệu này nhưng nên nhấn chuột vào mục Table để chọn.

  • Trong mục Select Columns, nếu chọn tất cả các cột thì giữ dấu * (mặc định), nếu chỉ chọn một số cột thì xoá dấu * rồi click vào khung Columns để chọn các cột theo dự định. Ngoài ra chúng ta còn có thể xây dựng các biểu thức tính toán và hình thành thêm các cột mới. Điều này có nghĩa lớp dữ liệu mới sẽ có cột như cũ hay ít hơn và cũng có thể nhiều hơn.

  • Để đặt tên cho một biểu thức để tính toán, chúng ta ghi tên cột trong dấu ngoặc kép ngay sau biểu thức.

Ví dụ: Danso / Dien_tich "Mat_do".

  • Trong mục where Condition, có thể để trống hay nhập một luận lý hợp lệ.

- Để trống nếu muốn chọn tất cả các hàng (phần tử địa lý).

- Một biểu thức luận lý thì chỉ muốn chọn những hàng phù hợp với luận lý này.

Để xây dựng các biểu thức tính toán trong SQL Select, ngoài các thành phần thông thường là tên cột, hàm và toán tử. MapInfo còn có thêm các hàm thống kê như: Avg (trung bình cộng), Sum (tổng), Min (giá trị tối thiểu), Max (giá trị tối đa), WtAvg (trung bình gia trọng) và Count (đếm số đối tượng tương ứng). Các hàm thống kê này dược liệt kê trong khung Aggregates.


  • Kế tiếp trong mục Group by Columns, Columns để chọn cột muốn tính gộp cho các giá trị giống nhau (subtotal) trong cột đó. Mặc định là không chọn cột nào. Khai báo trong cột này thường chỉ sử dụng với các hàm thống kê kể trên.

  • Trong mục Order by Column, nhấn chuột vào mục Column để chọn cột muốn sắp theo thứ tự. Mặc định là không có cột nào được chọn và nếu có thì theo thứ tự tăng dần. Muốn sắp theo thứ tự giảm dần, thêm desc đằng sau tên cột đã chọn.

Các lớp dữ liệu mới phát sinh từ các hàm thống kê là các lớp dữ liệu tổng hợp của một cột nào đó, chúng được lưu trong query.

Ví dụ: Sử dụng lớp dữ liệu Dis_pol.tab

Select Column : Count(*) “Tong_DVHC", Sum(Dien_tich) "Tong_Dientich"





Каталог: uploads
uploads -> -
uploads -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
uploads -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
uploads -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
uploads -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
uploads -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
uploads -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
uploads -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1

tải về 456.65 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương