Hiệu quả xã HỘi và MÔi trưỜng của mô hình luân canh tôM – lúA Ở ĐỒng bằng sông cửu long


Một số giải pháp phát triển bền vững mô hình luân canh tôm – lúa ở ĐBSCL



tải về 87.27 Kb.
trang10/11
Chuyển đổi dữ liệu21.06.2022
Kích87.27 Kb.
#52427
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11
Bai tuyen tap VIFEP 2020 - Le Trung Dung (Final)

3.3. Một số giải pháp phát triển bền vững mô hình luân canh tôm – lúa ở ĐBSCL


Để phát triển bền vững mô hình luân canh tôm – lúa ở ĐBSCL cần thực hiện các giải pháp mang tính tổng thể và toàn diện theo hướng mở rộng diện tích tại những nơi có điều kiện thuận lợi, áp dụng công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm, tối ưu hiệu quả sản xuất và thích ứng với BĐKH:
- Tổ chức lại các vùng tôm – lúa tập trung trên cơ sở xem xét hiệu quả nuôi tôm, trồng lúa và tác động của BĐKH, xâm nhập mặn. Các địa phương thực hiện rà soát, đánh giá hiện trạng, xác định tiềm năng để chuyển đổi, mở rộng những vùng có khả năng luân canh tôm – lúa. Lồng ghép kịch bản BĐKH, nước biển dâng, tình trạng xâm nhập mặn để chủ động xây dựng kế hoạch chuyển đổi vùng sản xuất lúa kém hiệu quả sang luân canh tôm – lúa bền vững.
- Đẩy mạnh việc tổ chức sản xuất theo tổ hợp tác, hợp tác xã với mô hình cánh đồng mẫu lớn nhằm khắc phục những hạn chế của tập quán sản xuất nhỏ lẻ. Áp dụng quy trình, công nghệ sản xuất phù hợp với đặc điểm từng vùng, chú trọng việc sản xuất theo hướng hữu cơ gắn với bảo vệ môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm. Xây dựng các chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ để giảm chi phí, tăng khả năng tiếp cận khoa học, kỹ thuật, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường và ổn định khâu tiêu thụ.
- Thể chế hóa và thực thi các cơ chế, chính sách đặc thù, phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng: Tiếp tục đầu tư, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng thủy lợi phục vụ luân canh tôm - lúa; Điều chỉnh, bổ sung một số chính sách liên quan đến hỗ trợ nông/ngư dân như chính sách quản lý và sử dụng đất lúa, chính sách khuyến khích phát triển sản xuất, liên kết tiêu thụ sản phẩm, xây dựng cánh đồng mẫu lớn; Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp tham gia phát triển chuỗi giá trị tôm – lúa bền vững; Thực hiện miễn, giảm thuế, thúc đẩy tín dụng ưu đãi và ưu tiên bảo hiểm nông nghiệp; Tăng cường ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ; Đẩy mạnh đào tạo, nâng cao trình độ cho nông/ngư dân, cán bộ cơ sở để dễ dàng tiếp nhận chuyển giao công nghệ.
- Tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý hoạt động sản xuất tại các địa phương: Xây dựng kế hoạch, thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất và có những điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế; Bố trí lịch thời vụ và điều tiết nước mặn, ngọt hợp lý cho việc trồng lúa, nuôi tôm; Quản lý việc xả thải, định kỳ thực hiện quan trắc, cảnh báo môi trường, phòng ngừa dịch bệnh; Quản lý chất lượng giống và vật tư đầu vào (thức ăn, thuốc, hóa chất…), khắc phục triệt để tình trạng giống trôi nổi, không rõ nguồn gốc, không qua kiểm dịch.
- Triển khai hoạt động xúc tiến thương mại, nghiên cứu và phát triển thị trường cho sản phẩm tôm – lúa. Tạo điều kiện thuận lợi để nông/ngư dân và doanh nghiệp tiếp cận với thông tin thị trường. Xây dựng và quảng bá thương hiệu tôm – lúa dựa trên đặc thù của từng địa phương, đặc biệt ưu tiên các sản phẩm được sản xuất theo quy trình hữu cơ… Tuyên truyền, phổ biến kịp thời những quy định, điều ước quốc tế trong các hiệp định thương mại mà Việt Nam tham gia.

tải về 87.27 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương