Hiệu quả xã HỘi và MÔi trưỜng của mô hình luân canh tôM – lúA Ở ĐỒng bằng sông cửu long


Thực trạng phát triển mô hình luân canh tôm – lúa ở ĐBSCL



tải về 87.27 Kb.
trang4/11
Chuyển đổi dữ liệu21.06.2022
Kích87.27 Kb.
#52427
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11
Bai tuyen tap VIFEP 2020 - Le Trung Dung (Final)

3.1. Thực trạng phát triển mô hình luân canh tôm – lúa ở ĐBSCL


3.1.1. Tổng quan quá trình phát triển mô hình luân canh tôm – lúa
Sơ khai của các mô hình luân canh tôm – lúa ở ĐBSCL đã hình thành từ những năm 1970, đây là hình thức canh tác thích ứng đặc trưng với sự thay đổi nhiễm mặn theo mùa tại những vùng trồng lúa một vụ khu vực ven biển. Vào thời điểm mùa khô, khi ruộng lúa bị nhiễm mặn không thể canh tác hoặc hiệu quả canh tác thấp, người dân đã tận dụng để thu tôm tự nhiên (Tôm thẻ - Penaeus merguiensis, Tôm he - P. indicus và Tôm đất - Metapenaeus ensis) vào ruộng lúa thông qua việc lấy nước thủy triều. Qua thời gian, người dân có sự cải tiến khi đào mương xung quanh ruộng lúa và đưa tôm giống tự nhiên vào ương nuôi đến kích cỡ thu hoạch. Hiệu quả kinh tế tăng thêm đã thúc đẩy mô hình này phát triển ở hầu hết các khu vực ven biển vùng ĐBSCL vào những năm 1980-1990. Từ năm 2000, nhờ sự bùng nổ nhu cầu tôm trên thế giới, đặc biệt là việc chủ động được nguồn tôm giống trong nước và thực hiện chủ trương, chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Chính phủ (theo Nghị quyết số 09/2000/NQ-CP), nghề nuôi tôm nước lợ ở ĐBSCL đã có bước tăng trưởng mạnh. Kết quả là có sự chuyển dịch mạnh từ diện tích chuyên canh lúa năng suất thấp và diện tích canh tác tôm – lúa sang chuyên canh tôm nước lợ. Tuy nhiên, sau hơn một thập kỷ, sự phát triển quá nhanh cả về diện tích và mức độ thâm canh tôm nước lợ trong bối cảnh thiếu và yếu về quy hoạch, trình độ canh tác cũng như cơ sở hạ tầng hạn chế đã dẫn đến các hệ lụy về ô nhiễm môi trường, nhiễm mặn, thoái hóa đất, gia tăng rủi ro bùng phát dịch bệnh… Bên cạnh đó, tác động của BĐKH và xâm nhập mặn cũng làm gia tăng thêm mức độ thiệt hại đối với nghề nuôi tôm nước lợ ở ĐBSCL. Vì vậy, ở nhiều vùng chuyển đổi ven biển, người dân đã quay lại mô hình luân canh tôm – lúa với mức độ rủi ro thấp và bền vững hơn.
Thời gian gần đây, mô hình luân canh tôm – lúa ở ĐBSCL phát triển nhanh, tăng mạnh cả về diện tích thả nuôi và sản lượng thu hoạch, đóng góp không nhỏ vào thành công chung của ngành tôm. Nếu như năm 2000, toàn vùng chỉ có 89.495 ha diện tích luân canh tôm – lúa thì đến năm 2010 đã mở rộng tới 153.482 ha (Trương Hoàng Minh và cộng sự, 2013). Giai đoạn 2010-2020, diện tích luân canh tôm – lúa ở ĐBSCL tăng trưởng bình quân khoảng 3,28%/năm, chủ yếu được mở rộng tại các tỉnh Bạc Liêu (10,65%/năm), Kiên Giang (5,24%/năm) và Cà Mau (4,28%/năm). Xu hướng này cũng phù hợp với quy hoạch nuôi tôm nước lợ vùng ĐBSCL (Quyết định 5528/QĐ-BNN-TCTS) và định hướng phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với BĐKH (Nghị quyết 120/2017/NQ-CP). Năm 2020, diện tích tôm – lúa ở ĐBSCL ước đạt 211.932 ha, chiếm khoảng 30% tổng diện tích thả nuôi tôm nước lợ của toàn vùng, sản lượng tôm ước đạt 84.743 tấn (Tổng cục Thủy sản, 2020).

tải về 87.27 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương