Hiệu quả xã HỘi và MÔi trưỜng của mô hình luân canh tôM – lúA Ở ĐỒng bằng sông cửu long


Bảng 2. Diện tích luân canh tôm – lúa ở ĐBSCL giai đoạn 2010-2020



tải về 87.27 Kb.
trang5/11
Chuyển đổi dữ liệu21.06.2022
Kích87.27 Kb.
#52427
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11
Bai tuyen tap VIFEP 2020 - Le Trung Dung (Final)

Bảng 2. Diện tích luân canh tôm – lúa ở ĐBSCL giai đoạn 2010-2020

TT

Tỉnh

Năm

TĐTTBQ
giai đoạn 2010-2019
(%/năm)

2010

2015

2020

1

Kiên Giang

60.000

77.866

100.000

5,24

2

Cà Mau

25.000

42.800

38.050

4,28

3

Bạc Liêu

21.000

29.400

39.578

10,65

4

Sóc Trăng

7.929

10.200

9.700

2,04

5

Trà Vinh

4.238

2.619

5.600

2,83

Vùng ĐBSCL

153.482

175.000

212.000

3,28

Nguồn: Trương Hoàng Minh và cộng sự, 2013; Phạm Anh Tuấn và cộng sự, 2016; Tổng cục Thủy sản, 2020.
Cùng với việc gia tăng về diện tích, các mô hình luân canh tôm – lúa ở ĐBSCL có sự cải tiến về kỹ thuật, đa dạng về hình thức và đối tượng canh tác, bao gồm: mô hình bán thâm canh 1-2 vụ tôm (sú/thẻ chân trắng) và 01 vụ lúa; mô hình quảng canh cải tiến 01 vụ tôm (sú/thẻ chân trắng) và 01 vụ lúa. Trong đó, mô hình bán thâm canh phổ biến ở các tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh do hạn chế về diện tích đất canh tác; còn mô hình quảng canh cải tiến chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu diện tích tôm – lúa ở các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau và Bạc Liêu. Năng suất tôm có sự khác biệt giữa các hình thức canh tác, bình quân đạt 0,35-0,5 tấn/ha/năm đối với mô hình quảng canh cải tiến, 0,6-1,8 tấn/ha/năm đối với mô hình bán thâm canh tôm sú và 2,8 tấn/ha/năm đối với mô hình bán thâm canh tôm thẻ chân trắng (Phạm Anh Tuấn và cộng sự, 2015).
3.1.2. Thực trạng về tổ chức sản xuất
Nhìn chung, việc canh tác theo quy mô hộ gia đình đang phổ biển ở nhiều vùng tôm – lúa, đa phần người dân vẫn sản xuất đơn lẻ theo kiểu truyền thống, mạnh ai nấy làm. Do thiếu các mô hình tổ chức quản lý cấp cộng đồng nên việc kiểm soát quy trình canh tác ở nhiều nơi còn lỏng lẻo. Thực tế, lợi nhuận từ nuôi tôm cao hơn so với trồng lúa nên nhiều hộ đã chú trọng nuôi tôm hơn trồng lúa, thậm chí không canh tác lúa. Bên cạnh đó, phần lớn người dân chưa quan tâm tới chất lượng giống, mua giống giá rẻ không rõ nguồn gốc, không qua kiểm dịch; chưa tuân thủ theo lịch thời vụ; thả tôm giống nhiều lần trong vụ… Việc sản xuất manh mún, nhỏ lẻ là một trong những nguyên nhân gây khó khăn cho việc đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ canh tác tôm – lúa.
Gần đây, xu hướng tổ chức sản xuất tôm – lúa theo tổ hợp tác, hợp tác xã khá phổ biến, song về cơ bản vẫn là sản xuất hộ gia đình, tính liên kết giữa các thành viên còn thấp. Ở nhiều địa phương, các tổ hợp tác, hợp tác xã hoạt động cầm chừng, chưa khẳng định được vai trò định hướng sản xuất; thực hiện hợp tác, liên kết sản xuất theo chuỗi còn chậm, chưa rõ ràng, thiếu tính ràng buộc… Việc tổ chức sản xuất, kết nối tiêu thụ sản phẩm ở phần lớn các tổ hợp tác, hợp tác xã vẫn do các thành viên tự thực hiện. Ngoài ra, một số tổ hợp tác, hợp tác xã gặp nhiều khó khăn do thiếu vốn, thiếu tư liệu sản xuất, năng lực quản lý còn yếu kém,… nên khó huy động nguồn lực đầu tư để mở rộng sản xuất.
Nhằm thúc đẩy mô hình tôm – lúa phát triển theo hướng bền vững, thời gian qua, các cấp ngành từ Trung ương tới địa phương cùng các tổ chức trong và ngoài nước đã không ngừng hỗ trợ xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cho các tổ hợp tác, hợp tác xã tôm - lúa. Qua đó đã thu hút được nhiều doanh nghiệp tham gia vào liên kết sản xuất với nông dân, bước đầu mang lại những lợi ích thiết thực. Điển hình là việc xây dựng 16 chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cho các tổ hợp tác, hợp tác xã ở huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng). Ở Bạc Liêu, một doanh nghiệp ký kết với trên 5.000 hộ dân canh tác theo mô hình tôm – lúa nhằm hỗ trợ con giống, kỹ thuật để thu mua sản phẩm tôm sạch… Mặc dù đã có sự liên kết, hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ song những mối liên kết này vẫn còn rất hạn chế, chủ yếu mang tính “mô hình điểm”, chưa thực sự phổ biến. Ngoài ra, do thiếu tính liên kết trong chính nội bộ các tổ hợp tác, hợp tác xã đã khiến cho những ràng buộc giữa các tổ chức này với doanh nghiệp liên kết trở nên lỏng lẻo.

tải về 87.27 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương