Hiệu quả xã HỘi và MÔi trưỜng của mô hình luân canh tôM – lúA Ở ĐỒng bằng sông cửu long


Bảng 3. Các đối tượng thủy sản được thả nuôi trong mô hình tôm – lúa và mô hình chuyên tôm



tải về 87.27 Kb.
trang7/11
Chuyển đổi dữ liệu21.06.2022
Kích87.27 Kb.
#52427
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11
Bai tuyen tap VIFEP 2020 - Le Trung Dung (Final)

Bảng 3. Các đối tượng thủy sản được thả nuôi trong mô hình tôm – lúa và mô hình chuyên tôm

TT

Đối tượng thủy sản thả nuôi

Tỷ lệ hộ gia đình thả nuôi (%)

Quảng canh cải tiến

Bán thâm canh

Tôm - lúa

Chuyên tôm

Tôm - lúa

Chuyên tôm

1

Rô phi

50,00

54,55

94,44

50,00

2

Trắm cỏ

5,56

9,10

5,60

0,00

3

Cá đối

11,11

27,27

0,00

0,00

4

Cá lóc

0,00

0,00

5,56

0,00

5

Cá bống tượng

0,00

9,10

0,00

0,00

6

Tôm càng xanh

61,11

0,00

38,89

0,00

7

Cua biển

83,33

81,80

33,30

0,00

Không những thế, mô hình tôm – lúa có mức độ đầu tư thấp, tận dụng nhiều đối tượng trong một hệ sinh thái để giảm chi phí sản xuất nên phù hợp với điều kiện tài chính và trình độ canh tác của đa phần nông hộ. Do đó, mô hình này có thể dễ dàng được tiếp cận bởi những hộ gia đình có điều kiện tài chính eo hẹp, tạo cơ hội để người dân ổn định cuộc sống, vươn lên làm giàu, góp phần tích cực bảo đảm an sinh xã hội.

Biểu đồ 1. Chi phí nuôi tôm trung bình giữa mô hình tôm – lúa và mô hình chuyên tôm
Trong khi đó, mô hình nuôi chuyên tôm thường có tỷ lệ rủi ro thua lỗ cao nên rất dễ đẩy nông hộ lâm vào tình cảnh nợ nần. Do lợi nhuận từ nuôi tôm cao hơn trồng lúa nên suy nghĩ của nhiều người khi đã mất vụ tôm thì phải gỡ bằng vụ tôm khác, không thể gỡ bằng vụ lúa. Đây là một trong những nguyên nhân đẩy người nông dân rơi vào vòng xoáy thua lỗ – nợ nần, có thể dẫn tới nhiều hệ lụy xấu về mặt xã hội. Thực tế, không ít nông hộ nuôi chuyên tôm khi liên tục thua lỗ đã nảy sinh tâm lý ngán ngại đầu tư tái sản xuất, thậm chí nhiều người lâm vào cảnh khó khăn phải bỏ nghề, rời quê hương đi mưu sinh.

Biểu đồ 2. Tỷ lệ vụ tôm thua lỗ trong giai đoạn 2015-2019 giữa mô hình tôm – lúa và mô hình chuyên tôm
Sản phẩm của mô hình tôm – lúa có thể thỏa mãn nhiều tiêu chí chất lượng nghiêm ngặt trong sản xuất hàng hóa cao cấp, đòi hỏi an toàn cao, hiệu quả kinh tế lớn, có nhiều cơ hội để xây dựng và khẳng định thương hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đặc trưng của vùng. Đặc biệt, việc sản xuất gắn với tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, ASC,… hay hình thành những vùng “lúa thơm – tôm sạch”, “tôm sạch – lúa an toàn” đã giúp quảng bá thương hiệu, nâng cao giá trị kinh tế và chất lượng sản phẩm. Điều này phù hợp với chủ trương, định hướng tái cơ cấu của ngành nông nghiệp là nâng cao giá trị nông sản và phát triển bền vững. Như vậy, việc sản xuất theo mô hình tôm – lúa có thể giúp quảng bá thương hiệu, nâng cao giá trị kinh tế và chất lượng nông sản, qua đó góp phần đưa kinh tế – xã hội ở những vùng canh tác tôm – lúa ngày càng phát triển.
Bên cạnh đó, việc canh tác theo mô hình tôm – lúa cũng giúp phụ nữ được tham gia nhiều hơn vào hoạt động sản xuất của gia đình, qua đó góp phần thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết việc làm cho nhiều lao động nhàn rỗi. Thực tế, nam giới vẫn là những người đảm nhiệm phần lớn công việc trong hoạt động nuôi tôm ở vùng ĐBSCL. Lý do là bởi hoạt động này đòi hỏi người nông dân phải có sự am hiểu sâu về kỹ thuật nuôi, cách ngăn ngừa, phòng trị dịch bệnh, tính toán hợp lý đầu vào, đầu ra,… trong khi nam giới phù hợp hơn nữ giới về những yêu cầu đó. Ngược lại, so với nuôi tôm, chi phí trồng lúa thấp hơn nhiều, hoạt động này cũng không đòi hỏi yêu cầu quá cao về kỹ thuật nên phù hợp với nữ giới hơn. Việc tham gia vào các mô hình canh tác tôm – lúa trong thời gian vừa qua cũng giúp nữ giới có nhiều cơ hội tham dự các chương trình tập huấn, hội nghị, hội thảo,… qua đó được nâng cao năng lực, tự tin và hiểu biết hơn trong hoạt động sản xuất.

tải về 87.27 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương