Hiệu quả xã HỘi và MÔi trưỜng của mô hình luân canh tôM – lúA Ở ĐỒng bằng sông cửu long



tải về 87.27 Kb.
trang9/11
Chuyển đổi dữ liệu21.06.2022
Kích87.27 Kb.
#52427
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11
Bai tuyen tap VIFEP 2020 - Le Trung Dung (Final)

ĐVT

QCCT

BTC

Tôm - lúa

Chuyên tôm

Tôm - lúa

Chuyên tôm

1

Lượng vôi bột, vôi đá

kg/ha/năm

205,3

433,8

520,4

2.510,0

2

Lượng phân bón

kg/ha/năm

167,5

-

149,1

-




Lượng phân hữu cơ

kg/ha/năm

112,2

-

139,4

-




Lượng phân vô cơ

kg/ha/năm

55,3

-

9,7

-

3

Lượng thức ăn công nghiệp

kg/ha/vụ

0,2

0,0

1.012,1

2.950,0

Cũng theo Bộ NN&PTNT (2013), hệ thống canh tác tôm – lúa có mức độ tái sử dụng tài nguyên sinh học tốt hơn các hệ thống chuyên canh. Sau vụ tôm, các chất thải được cây lúa chuyển hóa và hấp thụ, góp phần hạn chế lượng phân bón, thuốc trừ sâu trong giai đoạn đầu. Ngược lại, đất được canh tác qua một vụ lúa khi cải tạo nuôi tôm, rơm rạ phân hủy là nguồn dinh dưỡng kích thích động thực vật phù du phát triển trở thành nguồn thức ăn tự nhiên và tạo môi trường sống thuận lợi cho tôm trong vụ nuôi tiếp theo. Không những thế, khi luân canh tôm – lúa sẽ tạo điều kiện để cắt đứt mầm bệnh đối với cả tôm và lúa. Nhờ đó, hệ thống canh tác tôm – lúa không chỉ góp phần giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất và lợi nhuận mà còn giúp cải tạo môi trường sinh thái, giảm thiểu dịch bệnh. Kết quả khảo sát cũng cho thấy có sự khác biệt khá lớn về lượng thức ăn công nghiệp được sử dụng giữa mô hình tôm – lúa và mô hình chuyên tôm ở hình thức nuôi BTC: mô hình tôm – lúa sử dụng trung bình 1.012 kg/ha/năm trong khi mô hình chuyên tôm sử dụng trung bình 2.950 kg/ha/năm. Mặc dù vậy, sự khác biệt này không thể hiện rõ ở hình thức nuôi QCCT, nguyên nhân là do tôm được thả với mật độ thưa, người dân chủ yếu tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên hoặc tự chế, rất hiếm khi bổ sung thức ăn công nghiệp (chỉ một số ít hộ sử dụng vào giai đoạn đầu khi mới thả nuôi).
Hệ thống canh tác tôm – lúa có mức độ đa dạng loài cao hơn mô hình đơn canh. Theo quy luật tự nhiên, mô hình sản xuất càng đa dạng loài thì mức độ bền vững càng cao do các đối tượng khác nhau có thể phát huy yếu tố tích cực, hạn chế yếu tố tiêu cực của nhau như cải tạo đất, trừ sâu hại, cắt đứt vòng đời dịch bệnh,… trong quá trình sinh trưởng và phát triển. Kết quả khảo sát cho thấy người dân thường thả thêm một số loài thủy sản khi canh tác theo mô hình tôm – lúa, phổ biến nhất là cá rô phi, cua biển, tôm càng xanh, cá trắm cỏ, cá đối, cá lóc. Theo kinh nghiệm của người dân, sự cộng sinh giữa các loài thủy sản và lúa giúp cây lúa sinh trưởng nhanh hơn vì hoạt động bơi lội của chúng mỗi khi đụng phải thân lúa sẽ kích thích sự đâm chồi, nảy lộc. Bên cạnh đó, tôm, cua, cá cũng ăn những loài côn trùng phá hoại mùa màng, giúp người dân đỡ tốn kém hơn trong việc phòng trừ sâu bệnh. Mặt khác, khi chuẩn bị ruộng lúa, ao tôm, người dân có thể tận dụng các chất hữu cơ ở đáy ao tôm vụ trước để làm phân bón ruộng, điều này sẽ tiết kiệm chi phí bón phân cho lúa, đáy ao cũng sạch sẽ hơn, giải quyết được vấn đề phải xử lý bùn ở đáy ao tôm.
Ngoài ra, việc canh tác lúa trên vùng đất nuôi tôm cũng là cách rửa mặn tích cực vào mùa mưa, hạn chế quá trình mặn hóa, kéo dài tuổi thọ sử dụng đất. Nếu nuôi chuyên tôm lâu dài, nước mặn sẽ ngấm sâu vào tầng đất dưới khiến đất bị thoái hóa, không thể sử dụng cho các mục đích trồng trọt sau này. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu cản trở nhiều hộ nuôi chuyên tôm chuyển đổi hoặc quay lại với mô hình tôm – lúa như trước. Thực tế đã có nhiều diện tích được quy hoạch để canh tác tôm – lúa nhưng buộc phải chuyển sang nuôi chuyên tôm làm mất đi hiệu quả và tính bền vững vốn có của mô hình.

tải về 87.27 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương