Hiệu quả xã HỘi và MÔi trưỜng của mô hình luân canh tôM – lúA Ở ĐỒng bằng sông cửu long


Chính sách và định hướng phát triển



tải về 87.27 Kb.
trang6/11
Chuyển đổi dữ liệu21.06.2022
Kích87.27 Kb.
#52427
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11
Bai tuyen tap VIFEP 2020 - Le Trung Dung (Final)

3.1.3. Chính sách và định hướng phát triển
Thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã có những chính sách hỗ trợ sản xuất, tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, trong đó tôm – lúa là đối tượng được áp dụng. Đặc biệt, nhận thức rõ các thách thức của BĐKH đến vùng ĐBSCL, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 120/NQ-CP, đây được xem là quyết sách lớn nhằm phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với BĐKH. Sau ba năm thực hiện Nghị quyết 120/NQ-CP, đến nay đã hình thành được các vùng sinh thái nuôi tôm nước lợ, phát triển giống lúa có khả năng chịu mặn cao, phù hợp với đặc điểm của từng vùng sinh thái. Các bộ, ngành, địa phương đã bước đầu đề xuất, xây dựng, triển khai các dự án ưu tiên, có quy mô vùng, có tính lan tỏa và đảm bảo tính bền vững như: Dự án chống chịu khí hậu tổng hợp và sinh kế bền vững với sự tham gia trực tiếp của 9 tỉnh vùng ĐBSCL; Dự án Hệ thống thủy lợi sông Cái Lớn - Cái Bé, nhằm hạn chế nước biển dâng, kiểm soát mặn cho 05 tỉnh vùng ĐBSCL; Dự án hồ trữ lũ và cấp nước ngọt Trà Sư - Tri Tôn nhằm kiểm soát lũ vào mùa mưa, trữ nước trong mùa khô, phục vụ sinh hoạt và sản xuất…
Bên cạnh đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cũng tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo, diễn đàn nhằm định hướng và tìm giải pháp phát triển bền vững mô hình luân canh tôm – lúa ở ĐBSCL. Đồng thời, thông qua các chương trình khuyến nông Quốc gia và khuyến nông tại địa phương, nhiều lớp tập huấn kỹ thuật luân canh tôm – lúa được tổ chức, nhiều mô hình trình diễn được xây dựng… Theo đó, chủ trương sản xuất tôm – lúa theo hướng hữu cơ, bền vững, phát huy lợi thế về điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội và thích ứng với BĐKH là mục tiêu mà toàn ngành nông nghiệp đang hướng tới nhằm mang lại hiệu quả kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.

3.2. Hiệu quả xã hội và môi trường của mô hình luân canh tôm – lúa ở ĐBSCL


3.2.1. Hiệu quả về mặt xã hội
Theo lẽ thông thường, các mô hình sản xuất có hiệu quả kinh tế tốt thường mang lại những lợi ích về mặt xã hội như giải quyết việc làm, góp phần giảm nghèo, phát triển kinh tế, ổn định môi trường xã hội… Trong nghiên cứu này, mô hình luân canh tôm – lúa đã cho thấy hiệu quả bền vững về mặt kinh tế và qua đó mang lại những giá trị thiết thực về mặt xã hội. Kết quả khảo sát cho thấy, mô hình luân canh tôm – lúa thường sản xuất ra nhiều loại sản phẩm, ngoài tôm và lúa còn có thể tận dụng nguồn lực để xen canh các loại thủy sản khác. Điều này không chỉ giúp nông hộ tăng thêm thu nhập mà còn góp phần đa dạng hóa và ổn định nguồn thu nhập, giảm rủi ro thua lỗ, tạo tâm lý yên tâm sản xuất và hướng tới việc phát triển bền vững.

tải về 87.27 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương