Hiệu quả xã HỘi và MÔi trưỜng của mô hình luân canh tôM – lúA Ở ĐỒng bằng sông cửu long



tải về 87.27 Kb.
trang11/11
Chuyển đổi dữ liệu21.06.2022
Kích87.27 Kb.
#52427
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11
Bai tuyen tap VIFEP 2020 - Le Trung Dung (Final)

IV. KẾT LUẬN


Luân canh tôm – lúa ở ĐBSCL được xem là phương thức sản xuất có tính tuần hoàn, thích nghi với điều kiện nhiễm mặn theo mùa tại các khu vực trồng lúa ven biển. Mặc dù trải qua nhiều giai đoạn khó khăn do tác động của vấn đề lợi nhuận trong ngắn hạn nhưng qua quá trình sản xuất, mô hình này đã thể hiện nhiều ưu thế, đảm bảo hiệu quả kinh tế trong bối cảnh gia tăng tác động của BĐKH cũng như phù hợp với khả năng đầu tư hạn chế của phần lớn người dân. Đặc biệt, những lợi ích thiết thực về mặt xã hội và môi trường là nguyên nhân chính thúc đẩy sự phát triển trở lại của mô hình này trong những năm gần đây.
Mặc dù vậy, luân canh tôm – lúa ở ĐBSCL hầu như chưa phát huy hết tiềm năng vốn có, thiếu ổn định do hiệu quả kinh tế mang lại chưa cao và chịu nhiều tác động từ BĐKH. Do đó, để mô hình luân canh tôm – lúa ở ĐBSCL phát triển theo hướng hữu cơ, bền vững, phát huy lợi thế về điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội và thích ứng với BĐKH, các cấp, ngành, địa phương cần thực hiện một số giải pháp mang tính tổng thể và toàn diện: Tổ chức lại các vùng tôm – lúa tập trung trên cơ sở xem xét hiệu quả nuôi tôm, trồng lúa và tác động của BĐKH, xâm nhập mặn; Đẩy mạnh việc tổ chức sản xuất theo tổ hợp tác, hợp tác xã; Áp dụng quy trình, công nghệ sản xuất phù hợp với đặc điểm từng vùng, chú trọng việc sản xuất theo hướng hữu cơ gắn với bảo vệ môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm; Xây dựng các chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ; Thể chế hóa và thực thi các cơ chế, chính sách đặc thù, phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng; Tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý hoạt động sản xuất; Triển khai hoạt động xúc tiến thương mại, nghiên cứu và phát triển thị trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


  1. Bộ NN&PTNT, 2013. Nâng cao tính bền vững của hệ thống canh tác lúa-tôm ở vùng ĐBSCL. Truy cập ngày 1/11/2020 tại http://baochinhphu.vn/

  2. Bộ NN&PTNT, 2015. Quyết định số 5528/QĐ-BNN-TCTS ngày 31/12/2015 phê duyệt quy hoạch nuôi tôm nước lợ vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020, tầm nhìn 2030.

  3. Chính phủ, 2000. Nghị quyết số 09/2000/NQ-CP ngày 15/06/2020 về một số chủ trương và chính sách về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

  4. Chính phủ, 2017. Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17/11/2017 về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu.

  5. Phạm Anh Tuấn và cộng sự, 2016. Hiện trạng phát triển tôm – lúa vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Báo cáo thuộc Dự án Tăng cường năng lực cộng đồng thích ứng với biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng sông Mekong (USAID Mekong ARCC).

  6. Tổng cục Thủy sản, 2020. Diễn đàn tôm Việt 2020 – Ứng dụng khoa học công nghệ phát triển tôm – lúa vùng ĐBSCL hiệu quả và bền vững. Truy cập ngày 1/11/2020 tại https://lhhkh.baclieu.gov.vn/

  7. Trương Hoàng Minh và cộng sự, 2013. So sánh hiệu quả sản xuất của hai mô hình tôm sú – lúa luân canh truyền thống và cải tiến ở tỉnh Kiên Giang. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, số 28 (2013): 143-150.

tải về 87.27 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương