Học viên Trần Ngọc Thanh MỤc lụC


Tổng kết các điều kiện đo để xác định Sn



tải về 0.68 Mb.
trang5/7
Chuyển đổi dữ liệu25.09.2016
Kích0.68 Mb.
#32349
1   2   3   4   5   6   7

3.6. Tổng kết các điều kiện đo để xác định Sn


Các điều kiện thích hợp của phép đo GF-AAS của thiếc được tổng kết và trình bày ở bảng 3.19.

Bảng3.19: Các điều kiện đo phổ của Sn

Vạch phổ (nm)

286,3

Cường độ đèn HCL (mA)

24,0

Khe đo (nm)

0,7

Tốc độ khí Ar

250 ml/phút

Nhiệt độ sấy mẫu

110-1300C

Nhiệt độ tro hóa

10000C

Nhiệt độ nguyên tử hóa mẫu

22000C

Nhiệt độ làm sạch lò graphit

2450

Môi trường

HNO3 0,1%

Chất cải biến nền

Pd(NO3)2 0,005mg/L+ Mg(NO3)2 0,003mg/L



3.7. Khảo sát ảnh hưởng thành phần nền mẫu không khí khu vực lấy mẫu

3.7.1. Xác định thành phần nền mẫu không khí

Trong thành phần không khí tại vị trí lấy mẫu, ngoài thiếc còn có nhiều ion kim loại khác có thể gây ảnh hưởng đến phép đo xác định Sn. Vì vậy chúng tôi lấy mẫu không khí tại vị trí lấy mẫu thiếc tiến hành phân tích bằng phương pháp ICP-MS. Kết quả thu được ở bảng 3.20.



Bảng 3.20: Kết quả phân tích thành phần nền mẫu không khí tại vị trí hàn thiếc bằng ICP-MS

Stt

Nguyên tố

Hàm lượng (µg/L)

SD(%)

1

Cr

0,881

0,001

2

Cd

0,001

0,001

3

Ca

0,023

0,002

4

Mg

0,006

0,001

5

Ag

0,001

0,001

6

Al

0,026

0,002

7

Fe

162,40

1,13

8

Ni

0,101

0,006

9

Cu

13,960

0,053

10

Pb

0,229

0,009

11

K

0,023

0,001

12

Na

0,021

0,004

13

Se

0,415

0,045

14

Sn

109,22

0,020

15

Zn

49,090

0,113

Từ kết quả phân tích bảng 3.20, chúng tôi nhận thấy tại vị trí lấy mẫu không khí ngoài thành phần chính thiếc ra còn có mặt của các cation khác có nồng độ dao động 0,001-160 µg/L.

3.7.2. Khảo sát ảnh hưởng của các ion kim loại có trong thành phần mẫu không khí

Để khảo sát ảnh hưởng của các ion kim loại trong quá trình đo mẫu, chúng tôi lấy một mẫu thiếc có nồng độ 100,0 µg/L, và thêm một lượng ion kim loại khác có nồng độ giao động 0,001-160 µg/L gần giống với thành phần mẫu không khí ở khu vực lấy mẫu, được pha trong môi trường HNO3 0,1 % thêm chất cải biến nền. Tiến hành đo lặp lại 3 lần và kết quả thu được chỉ ra ở bảng 3.21.



Bảng 3.21: Ảnh hưởng của các ion kim loại đến phép đo

Số thí nghiệm

Thành phần ion kim loại

Khoảng nồng độ

(µg/L)

Lượng Sn thêm vào (µg/L)

Lượng Sn đo được

(µg/L)

RSD( %)

n=3

Cr, Cd, Ca, Mg, Ag, Al, Fe,Ni, Cu, Pb, K, Na, Se,Sn

0,001-160,0

100,0

97,1

3,48

Từ kết quả phân tích ở bảng 3.21 cho thấy đối với nồng độ các ion kim loại khác trong không khí tại vị trí hàn thiếc không ảnh hưởng đến kết quả độ nhạy và tín hiệu đo của phương pháp.



3.8. Đánh giá phương pháp phân tích

3.8.1. Đánh giá độ đúng của phương pháp

3.9.1.1. Đánh giá độ thu hồi của phương pháp

Hiệu suất thu hồi của phương pháp xử lí mẫu là một trong những đại lượng quan trọng để đánh giá độ đúng của phương pháp. Để đánh giá độ thu hồi phương pháp, chúng tôi sử dụng phương pháp thêm chuẩn. Các chất chuẩn thiếc nồng độ 5, 50 và 100 µg/L được thêm vào nền mẫu thực, được xử lí và đo theo bảng tổng kết 3.19. Kết quả thu được ở bảng 3.22.


Bảng 3.22: Kết quả đánh giá độ thu hồi của phép xác định thiếc

Tên mẫu

Lượng đưa vào (µg/L)

Tổng lượng xác định (µg/L)

Lượng xác định được (%)

Độ thu hồi

(%)

RSD

(%)

M1

0

6,74

-

-




5

11,25

4,51

90,28

4,98

M2

0

12,63

-

-




50

60,35

47,72

95,44

3,67

M3

0

16,80

-

-




100

112,19

96,19

96,19

3,86

Ghi chú: Mẫu M1, M2, M3 lấy tại 3 vị trí hàn công ty TNHH Katolec Việt Nam

Qua kết quả khảo sát độ thu hồi trình bày ở bảng 3.22 cho thấy độ thu hồi của phương pháp khá cao từ 90,28 – 96,19% . Vì vậy có thể kết luận phương pháp xử lí mẫu đáng tin cậy.



3.8.2. Đánh giá độ lặp lại và độ tái lặp

3.8.2.1. Đánh giá độ lặp lại của thiết bị

Trong hóa học phân tích, độ lặp lại và độ tái lặp của phép đo nói riêng và của phương pháp nói chung là một yếu tố quan trọng. Một cách đại cương, độ lặp lại và độ tái lặp của phép đo lò graphit thường kém hơn so với phép đo ngọn lửa. Nguyên nhân chủ yếu là do các quá trình hóa lý, hóa học của các bước sấy mẫu, tro hóa luyện mẫu và nguyên tử hóa. Hiển nhiên, độ ổn định của phép đo cũng phụ thuộc vào bản chất của chất phân tích của nền mẫu, của chất cải biến hóa học và các điều kiện thí nghiệm khác. Trong thí nghiệm này, chúng tôi khảo sát độ lặp lại và độ tái lặp của phép đo xác định thiếc trong ngày (intra-day stability) và giữa các ngày (inter-day stability) bằng kỹ thuật quang phổ hấp thụ nguyên tử lò graphit. Thí nghiệm được tiến hành bằng cách chuẩn bị một dung dịch chuẩn có nồng độ 20 µg/L. Độ hấp thụ của thiếc được đo ở điều kiện tối ưu như đã mô tả trong bảng 3.19 tổng hợp các điều kiện đo Sn. Mẫu được đo lặp lại 5 lần và lấy kết quả trung bình.Kết quả thí nghiệm được trình bày trong bảng 3.23.



Bảng 3.23: Độ lặp lại giữa các ngày của phép đo thiếc bằng GF-AAS

TT

Abs

RSD (%)

Ngày 1

0,0137

2,61

Ngày 2

0,0140

1,40

Ngày 3

0,0135

2,88

Giá trị trung bình và độ lệch chuẩn tương đối trong 3 ngày đo tương ứng là 0,0137 Abs và 2,29 %.

Dựa và số liệu trong bảng 3.23, nhận thấy độ lệch chuẩn tương đối lớn nhất giữa các lần đo trong ngày và giữa các ngày đều nhỏ hơn 3,0 %. Theo tính năng yêu cầu kỹ thuật của hãng, độ ổn định thiết bị đo trong ngày và giữa các ngày phải nhỏ hơn 5,0 %. Kết quả thí nghiệm chỉ ra rằng các thông số kĩ thuật, các điều kiện nguyên tử hóa mẫu, nền mẫu chất cải biến nền được lựa chọn và điều kiện xử lí bảng 3.19 cho kết quả độ lặp lại và độ tin cậy cao.



3.9.2.2. Đánh giá độ chụm, độ lệch chuẩn lặp lại và độ tái lặp của phương pháp phân tích

Để xác nhận giá trị sử dụng của phương pháp phân tích, chúng tôi tiến hành đánh giá độ chụm, độ lệch chuẩn lặp lại và tái lặp. Thông thường, quá trình đánh giá được thực hiện trên các thiết bị khác nhau hoặc cho các kỹ thuật viên khác nhau cùng thực hiện một phép thử nghiệm. Trong điều kiện phòng thí nghiệm, chúng tôi lựa chọn phương pháp đổi tay kỹ thuật viên. Kết quả phân tích được đánh giá dựa vào kết quả phân tích của 3 kỹ thuật viên trên cùng một phép thử nghiệm như nhau:



Mẫu thiếc lấy ở hiện trường được xử lí như bảng 3.19 và thêm chuẩn 50 µg/L sau đó phân tích trên hệ thống GF-AAS. Quá trình phân tích được thực hiện song song với mẫu không thêm chuẩn. Từ đó, xác định được nồng độ thiếc thêm vào dựa trên phương trình đường chuẩn. Mỗi kỹ thuật viên làm lặp lại 10 lần. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.24:

Bảng 3.24: Kết quả hàm lượng thiếc tìm lại được bằng phương pháp thêm chuẩn của 3 kỹ thuật viên khác nhau

STT

Nồng độ thiếc tìm được µg/L

KTV-1

KTV-2

KTV-3

1

49,83

49,58

49,87

2

48,76

49,38

49,65

3

49,80

47,69

48,11

4

48,98

49,67

49,69

5

49,70

48,27

49,17

6

50,03

49,88

49,09

7

49,90

50,19

49,30

8

49,70

48,27

50,17

9

50,03

49,88

49,09

10

49,90

50,19

49,30

Từ các kết quả trên, sử dụng phần mềm minitab 17, chúng tôi thu được bảng dữ kiện thống kê như bảng 3.25.

Bảng 3.25: Các dữ kiện thống kê đánh giá độ lặp lại của phương pháp phân tích tiến hành bởi ba KTV khác nhau

Đại lượng đánh giá

KTV-1

KTV-2

KTV-3

Xtb (µg/L)

49,66

49,30

49,34

Độ lệch chuẩn lặp lại (SD%)

0,43

0,89

0,56

Độ lệch chuẩn tương đối (RSD%)

0,88

1,81

1,14

Sai số tương đối (ER) (%)

-0,68

-1,40

-1,32

Phương sai

0,19

0,79

0,32

Như vậy, căn cứ vào các giá trị % RSD của mỗi KTV có thể kết luận, đối với phép định lượng thiếc, độ chụm (hay độ lặp lại) của KTV-1 là tốt nhất và của KTV-2 là kém nhất. Tuy nhiên, các giá trị RSD là nhỏ (< 2%) chứng tỏ cả ba KTV làm thí nghiệm đều cho độ chụm (độ lặp lại) tốt.

Dựa vào sai số tương đối giữa giá trị trung bình tìm được và giá trị đúng μ có thể kết luận kết quả phân tích của cả ba KTV đều mắc sai số hệ thống âm. Độ đúng đánh giá qua sai số tương đối cho thấy kết quả phân tích thiếc của KTV-1 là tốt nhất và KTV-2 là kém nhất. Tuy nhiên, cả ba giá trị sai số tương đối đều thấp (< 2%), chứng tỏ các KTV đều làm đúng. Nói cách khác, kết quả phân tích của cả ba KTV đều chính xác (độ chụm tốt, độ đúng cao).

Từ các kết quả trên bảng 3.25, chúng tôi tiếp tục tính toán độ lệch chuẩn tái lặp của PTN theo các công thức:


- Phương sai giữa các mẫu (between-sample estimation of variance):



- Phương sai tái lặp

S2R= S2L + = MSwithin + MSbetween

- Độ lệch chuẩn tái lặp tương đối



- Dùng các công thức trên, chúng tôi thu được các kết quả như bảng 3.26.


Bảng 3. 26: Các dữ kiện đánh giá độ tái lặp của phương pháp phân tích

Phương sai trong cùng mẫu MSwithin

0,69

Trung bình tập hợp

49,43

Phương sai giữa các mẫu MSbetween

0,64

Phương sai tái lặp

1,33

Độ lệch chuẩn tái lặp tương đối (RSD%)

2,69

Nhận xét thấy, các giá trị RSD nhỏ (< 3%) chứng tỏ phương pháp này có độ tái lặp tốt và giá trị sử dụng cao, có thể ứng dụng để phân tích ở nhiều phòng thí nghiệm khác nhau.

3.9. Phân tích mẫu thực tế

3.9.1. Kỹ thuật lấy mẫu Sn trong không khí

Để lấy mẫu không khí dạng bụi hoặc dạng hơi trong không khí người ta sử dụng nhiều loại màng lọc khác nhau như cellulose ester (MCE), sợi thạch anh (QF: quartz fiber), sợi thủy tinh (glass fiber: GF), sợi thủy tinh được bọc polytetrafluoroethylene (PTFE), và polytetrafluoroethylene (PTFE) được lắp đặt vào đầu bụi và được lấy bằng bơm hút khi đó các hạt bụi và dạng sol khí sẽ được hấp phụ vào giấy. Trong nghiên cứu này mẫu không khí được lấy ở các công ty trong khoảng thời gian từ ngày 6 tháng 5 đến ngày 20 tháng 8 năm 2015: Công ty Cổ phần bóng đèn Phích nước Rạng Đông- 87-89 Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội, Công ty TNHH Công nghệ Namuga- KCN Thụy Vân, Việt Trì, Phú Thọ. Công ty TNHH Panasonic Lô J1-J2, Khu công nghiệp Thăng Long, Đông Anh, Hà Nội và Công ty TNHH Katolex – Lô 41 A và 41B KCN Quang Minh, Mê Linh, Hà Nội.


Mẫu không khí tại vị trí hàn thiếc được lấy mẫu lặp và mẫu trắng hiện trường được lấy bằng hệ thống hút không khí (bơm shibata) qua màng lọc mixed cellulose ester (MCE) đường kính 37mm, kích thước lỗ 0,8µm gắn vào đầu lấy mẫu (hình 2.1). Tốc độ lấy mẫu 2L/phút, thể tích lấy mẫu 120-1000L, vị trí lấy mẫu tại vị trí hàn thiếc, chiều cao ngang tầm thở của người làm việc, theo tiêu chuẩn lấy mẫu khí thở (occupational samples) của cơ quan quản lý sức khỏe và an toàn nghề nghiệp (OSHA) của Bộ Lao động Hoa Kỳ [37, 38].

3.9.2. Bảo quản mẫu


Mẫu sau khi lấy ở hiện trường được bảo quản trong cassettes kín và được cho vào hộp kín, sau đó cho vào bình hút ẩm trước khi đem phân tích .

3.9.3. Xử lý mẫu


Mẫu sau khi chuyển về phòng thí nghiệm được xử lí như sau: Mở cassettes bảo quản mẫu, dùng panh nhựa gắp giấy lọc chuyển vào bình Kendan, trên có cắm một phễu nhỏ dài chuôi, sau đó cho 0,5 ml HNO3 65%, vào bình kendan đun trên bếp cách cát, ở nhiệt độ 1400C đến khi đuổi hết axit, mẫu chuyển về trạng thái khô ẩm. Mẫu được để nguội tới nhiệt độ phòng (khoảng 25°C), sau đó chuyển toàn bộ mẫu vào bình định mức 25ml, tráng rửa bình kendan bằng nước cất 2 lần, thêm chất cải biến hóa học và định mức tới vạch. Mẫu được phân tích ngay sau khi xử lý hoặc bảo quản tối đa trong ba ngày ở nhiệt độ 4°C.

3.9.4. Kết quả phân tích mẫu thực tế

Hàm lượng Sn được tính theo công thức:

Công thức tính:

Trong đó: C: Nồng độ Sn tính bằng mg/m3

Cm: Nồng độ mẫu đo được tính theo đường chuẩn: ng/mL

Vm Thể tích mẫu đo sau khi định mức: mL

Cblank: Nồng độ mẫu bank đo được tính theo đường chuẩn: ng/mL

Vblank: Thể tích mẫu blank: mL



V0: Thể tích không khí đã hút quy về điều kiện chuẩn L

Bảng 3.27: Kết quả tổng hợp kết quả phân tích một số mẫu thực tế

Stt

Vị trí lấy mẫu, kí hiệu mẫu

Mã hóa mẫu

Kết quả

(mg/m3)

Xtb± SD

Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông

1

Khu vực hàn đui đèn, xưởng compac

KL7

0,025± 0,001

2

Phân xưởng đèn Led, khu vực hàn đui

KL8


Công ty TNHH Katolex Việt Nam

1

Khu vực hàn Assy line 3

KL1


2

Khu vực hàn Assy line 5 hàn tay

KL6

0,008 ± 0,002

3

Khu vực hàn Assy line 6 hàn tay

KL3

0,009 ± 0,001

4

Khu vực hàn Assy line 9

KL4

0,006 ± 0,003

Công ty TNHH Namuga Phú Thọ

1

Khu vực SMT, hàn máy line 2

SSO7


2

Khu vực SMT, hàn máy line 3

SSO8


3

Khu vực hàn tay, SMT vị trí 1

KL2

0,008 ± 0,003

4

Khu vực hàn tay, SMT vị trí 2

SSO1


Công ty TNHH Panasonic

1

Khu vực hàn Line3

M10

0,020 ± 0,001

2

Khu vực hàn máy Dip 1

M2


3

Khu vực vệ sinh máy Dip 1

M4

0,563 ± 0,002

Каталог: files -> ChuaChuyenDoi
ChuaChuyenDoi -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
ChuaChuyenDoi -> TS. NguyÔn Lai Thµnh
ChuaChuyenDoi -> Luận văn Cao học Người hướng dẫn: ts. Nguyễn Thị Hồng Vân
ChuaChuyenDoi -> 1 Một số vấn đề cơ bản về đất đai và sử dụng đất 05 1 Đất đai 05
ChuaChuyenDoi -> Lê Thị Phương XÂy dựng cơ SỞ DỮ liệu sinh học phân tử trong nhận dạng các loàI ĐỘng vật hoang dã phục vụ thực thi pháp luật và nghiên cứU
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Hà Linh
ChuaChuyenDoi -> ĐÁnh giá Đa dạng di truyền một số MẪu giống lúa thu thập tại làO
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiêN
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Văn Cường

tải về 0.68 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương