Họ và tên sinh viên: Trần Thị Mỹ Hằng Mã sinh viên: 0851015561



tải về 1.01 Mb.
trang3/12
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích1.01 Mb.
#5756
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12

Chủng loại sản phẩm

Một mặt hàng xuất khẩu càng có nhiều chủng loại thì càng có khả năng bao phủ, đáp ứng được đầy đủ nhu cầu, thị hiếu của khách hàng, giúp khai thác tối đa các phân khúc, chiếm được nhiều thị phần hơn trên thị trường. Cà phê thường được chia làm 2 loại chính là cà phê Robusta (cà phê vôi), cà phê Arabica (cà phê chè). Ngoài ra còn có cà phê Kopi Luwak (cà phê chồn) nhưng rất đắt và hiếm. Cà phê cũng có thể phân loại theo phương thức chế biến thành cà phê nhân, cà phê rang xay và cà phê hòa tan. Hiện nay cũng xuất hiện nhiều loại cà phê mới như cà phê sạch, cà phê hữu cơ, cà phê đạt chứng nhận quốc tế như Fair-trade, UTZ, RFA... những sản phẩm cà phê này thường không sử dụng hoá chất và thân thiện với môi trường.

    • Kênh phân phối

Kênh phân phối có thể hiểu là một tập hợp có hệ thống các phần tử tham gia vào quá trình chuyển đưa hàng hóa từ nhà sản xuất đến người sử dụng. Việc quyết định loại kênh nào có thể giúp đưa sản phẩm cà phê đến người tiêu dùng một cách hiệu quả và kinh tế nhất cũng là một vấn đề mà mỗi quốc gia xuất khẩu cần quan tâm. Các doanh nghiệp không chỉ cung cấp sản phẩm tốt hơn đối thủ cạnh tranh mà còn phải làm cho sản phẩm có mặt ở đúng thời gian, địa điểm và phương thức người tiêu dùng mong muốn. Hiện nay, cà phê được phân phối thông qua các kênh gián tiếp như bán cho nhà trung gian, mô giới, nhà nhập khẩu đầu mối, các đại lý phân phối hoặc đến trực tiếp các nhà rang xay chế biến, người tiêu dùng ở nước xuất khẩu qua hệ thống siêu thị, cửa hàng.

    • Thương hiệu

Thương hiệu của một mặt hàng càng nổi tiếng thì NLCT của mặt hàng đó trên thị trường càng cao, các sản phẩm có thương hiệu bao giờ cũng được bán với giá cao hơn. Thương hiệu là một tiêu chí đánh giá mang tính tổng hợp, khi nó được thừa nhận rộng rãi tức là nó đã đạt được sự khẳng định thương hiệu. Giá trị thương hiệu được xây dựng thông qua việc chăm lo cho chất lượng, mẫu mã sản phẩm, thường xuyên đổi mới tạo sự khác biệt về chất lượng và phong cách cung cấp sản phẩm. Thương hiệu thể hiện uy tín và biểu hiện niềm tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm, khách hàng sẽ yên tâm hơn về chất lượng, giảm thiểu được rủi ro mua sắm đối với những mặt hàng có thương hiệu. Vì vậy, xây dựng thương hiệu là yếu tố quan trọng để giành được lợi thế cạnh tranh trên trường quốc tế.

1.2 Tổng quan về thị trường cà phê tại EU

1.2.1 Đặc điểm thị trường cà phê tại EU

1.2.1.1 Nhu cầu và nguồn cung cà phê tại thị trường EU

    • Nhu cầu cà phê tại thị trường EU

EU là thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất thế giới. Với dân số trên 501 triệu người vào năm 2010, mức tiêu thụ trên thị trường EU chiếm khoảng 31% tổng sản lượng tiêu thụ cà phê của thế giới. Trung bình mỗi người dân EU tiêu thụ khoảng 4-5 kg cà phê mỗi năm (năm 2010 là 4,92 kg/người). Trong giai đoạn 2005-2010, mức tiêu thụ cà phê bình quân đầu người tại EU tuy tăng giảm qua các năm nhưng chênh lệch không nhiều và vẫn cao hơn mức tiêu thụ cà phê bình quân đầu người tại Hoa Kỳ (4,11 kg/người năm 2010), thuộc mức cao trên thế giới. Luxembourg là nước có mức tiêu thụ cà phê bình quân lớn nhất trong khối Liên minh Châu Âu (28,44 kg/ người năm 2010).

Bảng 1.1: Mức tiêu thụ cà phê bình quân tại EU, giai đoạn 2005-2010

Đơn vị: kg/người



Năm

2005

2006

2007

2008

2009

2010

Mức tiêu thụ

4,81

5,01

4,95

4,88

4,79

4,92

Nguồn: ICO, 2009 A, tr.7 + ICO, 2012, tr.8

Giai đoạn 2005-2009, sản lượng cà phê sản xuất của EU giữ mức ổn định trên 2,3 triệu tấn mỗi năm, bao gồm cả cà phê nhân, cà phê rang xay và cà phê hoà tan, trong đó cà phê rang xay chiếm tỉ lệ lớn nhất khoảng 76,5% tổng sản lượng sản xuất năm 2009, nguồn nguyên liệu cho cà phê rang xay và hoà tan chủ yếu lấy từ nhập khẩu. Cà phê sản xuất ra phục vụ cho cả nhu cầu tiêu thụ trong nước lẫn xuất khẩu, nước có sản lượng sản xuất nhiều nhất là Đức với 862.707 tấn năm 2009, chiếm gần 37%.



Bảng 1.2: Sản lượng cà phê sản xuất tại EU giai đoạn 2005-2009

Đơn vị: Tấn



Năm

2005

2006

2007

2008

2009

Sản lượng

2.326.196

2.332.255

2.489.428

2.474.176

2.359.098

Nguồn: ECF, 2006, tr.11 + ECF, 2008, tr.13 + ECF, 2011, tr.13

Để phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ nội địa, sản xuất và chế biến lớn như vậy, hàng năm thị trường này nhập khẩu một lượng lớn cà phê từ các nước trên thế giới.



    • Nguồn cung cà phê tại thị trường EU

Do điều kiện tự nhiên không thuận lợi cho việc trồng cà phê nên sản lượng cà phê nhân rất ít, nguồn cung chủ yếu là từ nhập khẩu.

  • Cơ cấu chủng loại nhập khẩu

Các mặt hàng cà phê mà EU nhập khẩu là cà phê nhân, cà phê rang xay và cà phê hòa tan. Cà phê nhân được nhập khẩu với khối lượng nhiều nhất, các doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu cà phê này chủ yếu để chế biến và xuất khẩu ra nước ngoài. Cà phê hoà tan nhập khẩu vào EU giảm một lượng lớn gần 11% giai đoạn 2007-2009, điều này là do ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế dẫn đến việc người dân ít tiêu thụ cà phê hơn, bằng chứng là mức tiêu thụ cà phê bình quân đã giảm từ 4,95 kg/người năm 2007 xuống còn 4,88 kg năm 2008 và năm 2009 là 4,79 kg. Bên cạnh đó, cà phê nhân nhập khẩu cũng giảm 1,94% từ năm 2008 sang 2009 do sự đóng cửa của một số cơ sở rang xay cà phê, khiến cho ít cà phê nhân được nhập khẩu hơn và số lượng cà phê rang xay nhập khẩu tăng lên.

Bảng 1.3: Cơ cấu các sản phẩm cà phê nhập khẩu vào thị trường EU, giai đoạn 2005-2011

Đơn vị: tấn



Loại

Cà phê nhân

Cà phê rang xay

Cà phê hòa tan

Mã số HS

090111+090112

090121+090122

210111+210122

2005

2.519.132

12.312

42.927

2006

2.669.882

14.712

45.376

2007

2.733.429

18.756

51.989

2008

2.742.121

23.519

49.103

2009

2.688.905

27.078

46.274

2010

2.751.790

34.917

46.672

2011

2.727.382

38.839

44.900

Nguồn: tính toán của tác giả từ nguồn Europa

Lưu ý: Mã số HS sử dụng trong bảng trên được phân theo ICO (ICO, 2008).

Thị trường EU là một thị trường có sự đòi hỏi cao về chất lượng , ngoài các mặt hàng cà phê truyền thống thì EU còn có nhu cầu đối với các sản phẩm cà phê đặc biệt như cà phê sạch, cà phê hảo hạn, cà phê đạt chứng nhận và tiêu chuẩn quốc tế. CBI (2009) ước tính rằng cà phê sạch chiếm khoảng 2% lượng cà phê được tiêu thụ tại EU. Cũng theo tổ chức này, cà phê sạch và đạt chứng nhận Fair-trade chiếm khoảng 2,6% thị trường cà phê của EU. Mặt hàng cà phê đạt chứng nhận Fair-trade tại EU có doanh số tăng lên đáng kể trong các năm qua, 80% các sản phẩm cà phê này của thế giới được bán ở EU. Cà phê đạt chứng nhận Fair-trade là phân khúc thị trường phát triển nhanh nhất tại thị trường này. Tuy nhiên, mặc dù tăng trưởng nhanh chóng trong các năm gần đây, cà phê đạt chứng nhận Fair-trade vẫn chiếm ít hơn 1% tổng sản lượng cà phê tại thị trường EU (FAO, 2009).


  • Sản lượng và kim ngạch nhập khẩu

Bảng 1.4: Khối lượng cà phê nhập khẩu của EU giai đoạn 2005-2011

Năm

Khối lượng (tấn)

% tăng giảm so với năm trước đó

2005

2.574.371

_

2006

2.729.962

6,04

2007

2.804.174

2,72

2008

2.814.743

0,38

2009

2.762.257

-1,86

2010

2.833.379

2,57

2011

2.811.121

-0,79

Nguồn: tính toán của tác giả từ nguồn Europa

Hàng năm, EU nhập khẩu một lượng lớn cà phê và là thị trường nhập khẩu cà phê lớn nhất thế giới. Nhìn chung, trong giai đoạn 2005-2011, khối lượng cà phê nhập khẩu của EU có tăng giảm nhưng tương đối ổn định. Năm 2005 sản lượng nhập khẩu là khoảng 2,57 triệu tấn, năm 2011 con số nhập khẩu đạt trên 2,81 triệu tấn, tăng khoảng 240.000 tấn so với năm 2005. Giai đoạn 2008-2009, sản lượng nhập khẩu có giảm đi 1,86%, nguyên nhân là do sự giảm sút trong sản lượng cà phê của Colombia, nước này lúc đó đang bị ảnh hưởng bởi thời tiết xấu và chương trình trẻ hoá quốc gia. Năm 2011 khối lượng cũng giảm so với 2010 nhưng không nhiều.



Bảng 1.5: Kim ngạch nhập khẩu cà phê của EU giai đoạn 2005-2011

Đơn vị: 1000 EUR



Năm

Cà phê nhân

Cà phê rang xay

Cà phê hòa tan

Tổng kim ngạch

Mức thay đổi so với năm trước đó (%)

2005

3.638.748

104.411

216.545

3.959.504

_

2006

4.237.886

134.593

253.656

4.626.135

16,84

2007

4.568.247

289.897

310.007

5.168.151

11,72

2008

5.164.728

432.001

330.987

5.927.717

14,70

2009

4.708.749

553.556

329.019

5.591.224

-5,68

2010

5.798.633

800.895

294.644

6.894.172

23,30

2011

8.400.232

997.444

349.993

9.747.669

41,39

Nguồn: tính toán của tác giả từ nguồn Europa

Kim ngạch nhập khẩu cà phê của EU nhìn chung tăng qua các năm, đặc biệt là cà phê nhân và cà phê rang xay. Kim ngạch nhập khẩu năm 2005 ở mức trên 3,9 tỉ EUR, đến năm 2011, con số này đã đạt trên 9,7 tỉ EUR, gấp 2,5 lần so với năm 2005, mức tăng này là do giá cà phê tăng cao những năm gần đây. Riêng giai đoạn 2008-2009 có sự giảm sút 5,68% do sự sụt giảm trong sản lượng cà phê nhập khẩu.



  • Cơ cấu thị trường nhập khẩu

EU nhập khẩu cà phê từ rất nhiều nước trên thế giới. Các quốc gia cung ứng cà phê nhân hàng đầu vào EU là Braxin, Việt Nam, Ấn Độ, Indonexia, Colombia, Peru... Trong đó, năm 2011, chỉ riêng 3 quốc gia đứng đầu là Braxin, Việt Nam, Ấn Độ đã chiếm đến 56,2% trong tổng khối lượng cà phê nhân nhập khẩu của EU.

Bảng 1.6: Khối lượng cà phê 10 quốc gia hàng đầu xuất khẩu cà phê nhân vào thị trường EU, giai đoạn 2008-2011

Năm

2008

2009

2010

2011

Tấn

%

Tấn

%

Tấn

%

Tấn

%

Braxin

822.531

30,0

877.204

32,6

896.306

32,6

827.096

32,0

Việt Nam

510.508

18,6

506.146

18,8

542.353

19,7

504.434

18,5

Indonesia

165.871

6,0

178.017

6,6

159.171

5,8

119.151

4,4

Honduras

135.421

4,9

143.418

5,3

155.399

5,6

149.532

5,5

Peru

132.344

4,8

131.726

4,9

144.877

5,3

149.343

5,5

Colombia

238.927

8,7

132.187

4,9

90.383

3,3

107.373

3,9

Uganda

119.789

4,4

129.261

4,8

105.138

3,8

110.197

4,0

Ethiopia

87.803

3,2

79.306

2,9

101.101

3,7

104.567

3,8

Ấn Độ

95.986

3,5

77.872

2,9

108.889

4,0

154.587

5,7

Guatemala

60.541

2,2

47.117

1,8

54.471

2,0

44.118

1,6

Nguồn: tính toán của tác giả từ nguồn Europa

Trong những năm trước, Braxin, Việt Nam và Colombia là 3 nhà cung ứng cà phê nhân hàng đầu cho EU, nhưng đến năm 2009, Indonesia đã thế Colombia trở thành nước xuất khẩu lớn thứ 3, Combia bị đẩy xuống vị trí thứ 6 và đến năm 2011, vị trí của Colombia là thứ 8. Nguyên nhân là do sản lượng cà phê của nước này bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết bất lợi và tác động tạm thời của chương trình trẻ hóa tại quốc gia này. Những cây trồng cũ được thay thế bởi những cây mới để đảm bảo cải thiện năng suất trong dài hạn, nhưng sẽ phải mất một khoảng thời gian trước khi các cây cà phê này có thể thu hoạch lại. Năm 2011, Indonesia lại phải nhường vị trí thứ 3 cho Ấn Độ, như vậy chỉ có Braxin và Việt Nam là duy trì ổn định ở 2 vị trí đầu, Braxin là nước có sản lượng xuất khẩu cà phê nhân lớn nhất vào EU.

Bên cạnh cà phê nhân thì mặt hàng cà phê rang xay và hòa tan cũng được xuất khẩu vào thị trường EU từ các nước như Thuỵ Sĩ, Braxin, Ecuador, Colombia... Năm 2011, 3 quốc gia xuất khẩu đứng đầu là Thuỵ Sĩ, Ecuador, Braxin đã chiếm trên ¾ tổng lượng cà phê rang xay và hoà tan nhập khẩu của EU, trong đó có Thuỵ Sĩ thuộc hàng các nước phát triển với nhiều kĩ thuật và công nghệ chế biến tiên tiến đã chiếm đến gần 50% tổng lượng nhập khẩu.

Biểu đồ 1.1: Thị phần các quốc gia xuất khẩu cà phê rang xay và hoà tan vào thị trường EU năm 2011

Nguồn: tính toán của tác giả từ nguồn Europa

Tóm lại, EU là thị trường hấp dẫn mà các nước xuất khẩu cà phê hướng đến. Vì vậy, Việt Nam cần nâng cao NLCT hơn nữa để nắm được vị thế dẫn đầu và vững chắc so với các đối thủ cạnh tranh khác như Braxin, Ấn Độ, Colombia...



1.2.2 Các qui định nhằm kiểm soát việc nhập khẩu cà phê vào thị trường EU

EU là một thị trường đầy hứa hẹn nhưng nổi tiếng với những qui định khắt khe nhằm kiểm soát nhập khẩu. Các qui định được áp dụng phổ biến là thuế quan, hạn chế về số lượng, hàng rào kĩ thuật...



1.2.2.1 Thuế quan

EU áp dụng biểu thuế quan chung CCT (Common Custom Tariff), được xây dựng dựa trên cơ sở hệ thống hài hòa HS (Harmonized System). Biểu thuế quan của EU có các mức thuế khác nhau:



    • Nhóm thứ nhất áp dụng đối với nhập khẩu từ các nước có thực hiện quy chế tối huệ quốc MFN.

    • Nhóm thứ hai là thuế quan ưu đãi, áp dụng đối với hàng nhập khẩu từ các nước đang phát triển, được hưởng đơn thuần ưu đãi GSP của EU.

    • Nhóm thứ ba, được gọi là thuế quan đặc biệt, thực hiện đối với hàng nhập khẩu từ các nước đang phát triển được hưởng ưu đãi GSP kèm với những ưu đãi theo các hiệp định song phương.

Chế độ GSP là chế độ tối huệ quốc đặc biệt, bản chất của nó là EU sẽ áp dụng chế độ miễn thuế hoặc thuế rất thấp cho hàng hoá của các nước đang phát triển và chậm phát triển nhập khẩu vào thị trường này. Vào 05/2011, Uỷ ban Châu Âu (EC) đã trình Hội đồng các Bộ trưởng và Nghị viện Châu Âu xem xét dự thảo GSP mới của EU, dự kiến sẽ được áp dụng vào đầu năm 2014. Theo đó, EU đã đưa ra nhiều thay đổi, nâng tiêu chí được hưởng GSP và có thể có một vài thay đổi lớn về ưu đãi GSP dành cho một số nước được xem là cường quốc đang nổi và đối với nhiều hàng hoá nhập khẩu từ những nước đang phát triển nhanh.

1.2.2.2 Phi thuế quan

EU sử dụng biện pháp phi thuế quan làm biện pháp chủ yếu để bảo hộ sản xuất và tiêu dùng nội địa hiện nay. Sản phẩm cà phê nhập khẩu vào EU phải thỏa mãn điều kiện của hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật gồm 5 tiêu chuẩn:

- Tiêu chuẩn chất lượng: Hiện nay, EU áp dụng tiêu chuẩn quốc tế ISO 10470:2004 cho cà phê xuất khẩu. Theo tiêu chuẩn này, hạt cà phê được lựa chọn bằng cách cân các hạt lỗi (hạt đen, hạt nâu và hạt vỡ) và chất lượng cà phê được quyết định bởi số lượng những hạt lỗi có trong cà phê.

- Tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm: Theo Luật thực phẩm Châu Âu, một mặt hàng thực phẩm được nhập khẩu vào EU được coi là vệ sinh nếu tuân thủ các quy định sau:



  • Các quy định có liên quan đến Luật thực phẩm của EU;

  • Các điều kiện tương đương do EU đặt ra; hoặc

  • Nếu tồn tại một thỏa thuận riêng giữa EU và nước xuất khẩu, phải tuân theo các quy định trong thỏa thuận đó (Cục Xúc tiến thương mại, 2010).

Để thực hiện yêu cầu về vệ sinh thực phẩm, EU có một hệ thống cảnh báo nhanh đối với mặt hàng thực phẩm gọi là hệ thống RASFF. Hệ thống này giúp các nước thành viên EU ngay lập tức thông báo cho các nước thành viên khác nếu có mặt hàng thực phẩm không an toàn nào được phát hiện nhằm ngăn chặn việc mặt hàng đó thâm nhập thị trường EU. Đối với mặt hàng cà phê có thể đưa ra một số lý do cảnh báo như: Có phân côn trùng, vật thể lạ và phân loài gặm nhấm trong sản phẩm; hoặc bao gói sản phẩm cà phê bị hư hại...

- Tiêu chuẩn an toàn cho người sử dụng: Năm 2002, EU đã có quy định tại Văn bản PSCB No.36/02 về ngưỡng Ochratoxin A (OTA), trong cà phê nhân rang và cà phê bột là 5 phần tỷ, trong cà phê hòa tan là 10 phần tỷ và chưa có quy định về OTA trong cà phê nhân sống. Năm 2005, nhiều nước EU đã có tiêu chuẩn quốc gia riêng về giới hạn OTA trên cả cà phê nhân sống, cà phê nhân rang và cà phê hòa tan. Khi các tiêu chuẩn trên có hiệu lực thi hành vào năm 2006, những lô hàng cà phê có hàm lượng OTA vượt ngưỡng quy định sẽ bị từ chối nhập vào EU [Công ty Cổ phần phân bón Bình Điền, n.d.). Đối với cà phê đã chế biến phải đóng gói, ghi rõ tên sản phẩm, nhãn mác, thời gian sử dụng, xuất xứ, điều kiện bảo quản...

- Tiêu chuẩn bảo vệ môi trường: Yêu cầu hàng hóa có liên quan đến môi trường phải dán nhãn sinh thái hoặc nhãn tái sinh theo quy định và có chứng chỉ được quốc tế công nhận. Ngoài ra, các nhà sản xuất còn phải đảm bảo tuân thủ theo hệ thống quản lý ISO 14000.

- Tiêu chuẩn về lao động: EU cấm nhập khẩu những hàng hóa mà quá trình sản xuất, doanh nghiệp có sử dụng bất kỳ một hình thức lao động cưỡng bức nào như được xác định trong Hiệp ước Geneva 25/9/1926 và 7/9/1956, và các Hiệp ước Lao động quốc tế số 29 và 105 (Vũ Chí Lộc, 2004, tr.112).

Bên cạnh đó, cà phê nhập khẩu vào EU còn phải tuân theo các công cụ hành chính khác nhằm kiểm soát nhập khẩu như chính sách chống bán phá giá, chống trợ cấp xuất khẩu và áp dụng thuế “chống xuất khẩu bán phá giá”…


Каталог: file -> downloadfile6 -> 214
214 -> CHƯƠng 1: CƠ SỞ LÝ luận của hoạT ĐỘng xuất khẩu lao đỘng 3 chưƠng 2: TỔng quan tình hình xuất khẩu lao đỘng việt nam 13 chưƠng 3: MỘt số biện pháP ĐẨy mạnh và NÂng cao hiệu quả xuất khẩu lao đỘng trong những năm tớI 30
downloadfile6 -> Với kinh nghiệm lâu năm trong ngành hôm nay công ty chúng tôi Lập trình tong dai dien thoai
downloadfile6 -> NHÀ ĐẦu tư thông minh "Cuốn sách hay nhất về đầu tư từng được viết cho đến nay"
downloadfile6 -> Thế giới an ninh- thiết lập hệ thống camera quan sát với card ghi hình Hệ thống Demo bao gồm
downloadfile6 -> 1 Giới thiệu adc 0809
downloadfile6 -> BÀi giảng quản trị ngân hàng 2
downloadfile6 -> HUỲnh duy khánh các công thức tính thể TÍCH
downloadfile6 -> Dạng 1: Tính các đại lượng cơ bản (công thoát A, v0max, P, ibh, Uh, H…)
downloadfile6 -> Ách đỌc tên latinh đỗ Xuân Cẩm Giảng viên Đh huế
downloadfile6 -> I. TỔng quan về vqg tràm chim vị trí địa lý

tải về 1.01 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương