Họ và tên sinh viên: Trần Thị Mỹ Hằng Mã sinh viên: 0851015561


Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng cà phê Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU



tải về 1.01 Mb.
trang4/12
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích1.01 Mb.
#5756
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12

1.3 Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng cà phê Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU

1.3.1 Năng lực cạnh tranh của mặt hàng cà phê Việt Nam còn hạn chế

EU là thị trường nhập khẩu tiềm năng nhưng là thị trường nổi tiếng với nhiều qui định về hàng rào kĩ thuật, các tiêu chuẩn về chất lượng và vệ sinh thực phẩm. Đối với quốc gia đang phát triển như Việt Nam, trình độ chưa cao thì việc thỏa mãn thị trường này sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Quá trình trồng trọt, chế biến sản xuất cà phê của Việt Nam chưa đồng bộ, dẫn đến chất lượng sản phẩm còn thấp, không đảm bảo và ổn định, tỉ lệ cà phê Việt Nam vào thị trường EU bị trả lại do không đạt tiêu chuẩn nhập khẩu còn khá cao. Nhiều doanh nghiệp không muốn mang hàng về nên bán tháo khiến cho người mua hàng có ấn tượng không tốt về sản phẩm cà phê Việt Nam, chưa tạo được thương hiệu uy tín trên thị trường này, NLCT còn hạn chế.

Tuy Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 vào thị trường EU nhưng do chất lượng cà phê không tốt, chưa tạo được thương hiệu nên khi kí kết hợp đồng mua bán, cà phê Việt Nam thường bị ép giá thấp hơn đối thủ cạnh tranh, vì thế kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam chưa cao. Bên cạnh đó, các sản phẩm cà phê Việt Nam đưa vào thị trường EU chủ yếu là sản phẩm dạng nhân thô, chủng loại sản phẩm đơn điệu nên phần thu về và giá trị gia tăng còn ít. Do vậy, Việt Nam cần phải nâng cao hơn nữa NLCT cho mặt hàng cà phê, cà phê Việt Nam không chỉ phải đảm bảo về mặt sản lượng mà còn đảm bảo chất lượng tốt, đạt chuẩn, xây dựng được thương hiệu vững mạnh, giá thành và thị phần cao hơn đối thủ cạnh tranh.

1.3.2 Cạnh tranh trên thị trường EU ngày càng gay gắt

Là thị trường tiêu thụ và nhập khẩu cà phê lớn nhất thế giới, nhu cầu đa dạng nên EU là thị trường mục tiêu đối với các nước xuất khẩu cà phê, ngày càng có nhiều quốc gia xuất khẩu cà phê sang thị trường này, mức độ cạnh tranh ngày càng gia tăng. Các đối thủ cạnh tranh hàng đầu như Braxin, Colombia, Honduras đã thâm nhập vào thị trường EU từ sớm, tạo dựng được thương hiệu riêng. Braxin, Colombia với mặt hàng cà phê Arabica dịu nổi tiếng thế giới rất được ưa chuộng trên thị trường này, đã có được một thị trường ổn định về người mua, mối tiêu thụ, thói quen sở thích sản phẩm… sẽ là một khó khăn lớn đối với Việt Nam trong việc cạnh tranh. Nhiều nước xuất khẩu vào EU các mặt hàng cà phê sạch, cà phê đạt chứng nhận và tiêu chuẩn quốc tế, chứng nhận Fair-trade… với chất lượng tốt, có được niềm tin của người tiêu dùng, trong khi đó cà phê Việt Nam lại chưa làm được điều này. Ngoài ra, một số nước có vị trí địa lý gần EU hơn Việt Nam nên có lợi về chi phí vận chuyển, làm tăng khả năng cạnh tranh hơn so với Việt Nam. Có thể nói, các nước cạnh tranh với nhau ngày càng gay gắt cả về số lượng tham gia lẫn trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, thương hiệu, cơ cấu chủng loại, hình thức…



1.3.3 Thị trường EU là thị trường làm cơ sở quan trọng cho việc mở rộng sang thị trường mới.

Hiện nay, với chiến lược đa dạng hóa thị trường xuất khẩu thì ngoài các thị trường truyền thống như EU, Hoa Kỳ, Việt Nam vẫn đang nỗ lực tìm kiếm, khai thác những thị trường mới tiềm năng cho mặt hàng cà phê. Tuy nhiên, dù có tìm kiếm mở rộng vào các thị trường mới thì Việt Nam vẫn cần phải nắm chắc, nâng cao NLCT, duy trì thị phần ở thị trường cũ. Việc Việt Nam thành công ở một thị trường khắt khe, đòi hỏi tiêu chuẩn và chất lượng cao như EU sẽ là nền tảng vững chắc cho ta trong việc thâm nhập thị trường mới, nâng cao được uy tín thương hiệu và tích lũy thêm kinh nghiệm quý báu, giúp thành công ở những thị trường mới.



1.4 Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng cà phê của một số quốc gia xuất khẩu vào thị trường EU và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

1.4.1 Braxin

Braxin là quốc gia có lịch sử ngành cà phê lâu đời. Trước đây, cà phê chiếm 80% trong thu nhập từ xuất khẩu của Braxin, nước này sản xuất và xuất khẩu chủ yếu cà phê Arabica. Hiện nay, vị trí ngành cà phê giảm tương đối trong cơ cấu xuất khẩu nhưng Braxin vẫn là nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới nói chung và vào thị trường EU nói riêng. Gần đây, Braxin đã bắt đầu chú trọng và đẩy mạnh sản xuất cà phê Robusta, nhanh chóng trở thành quốc gia xuất khẩu cà phê Robusta lớn thứ 2 thế giới sau Việt Nam. Là quốc gia có lịch sử truyền thống trong ngành và nhiều kinh nghiệm thâm nhập vào thị trường EU, Braxin có nhiều kinh nghiệm nâng cao NLCT xuất khẩu mặt hàng cà phê mà Việt Nam cần học hỏi.



1.4.1.1 Cung ứng các sản phẩm đảm bảo chất lượng, đạt tiêu chuẩn.

Sản phẩm cà phê của Braxin rất có uy tín trên thị trường thế giới nói chung và EU nói riêng nhờ chất lượng cao và đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt các qui định về cà phê của ICO. Braxin có giống tốt, điều kiện tự nhiên thuận lợi, máy móc hiện đại và hệ thống nghiên cứu khoa học tiên tiến luôn đảm bảo chất lượng cà phê cao, vệ sinh an toàn thực phẩm, vượt qua được rào cản kĩ thuật khi xâm nhập vào EU.

Khi người tiêu dùng ngày càng chú trọng đến những sản phẩm cà phê có con dấu chứng nhận thì Braxin cũng đã đưa vào các hệ thống cần thiết để đáp ứng các nhu cầu này của thị trường. Braxin quản lý chuỗi hoạt động giữa các bên liên quan như người nông dân, người sản xuất, trung gian và người xuất khẩu; đảm bảo chất lượng nghiêm ngặt từ trồng trọt đến chế biến; sản phẩm cà phê đạt chuẩn được chứng nhận bởi các tổ chức thứ 3 như Fai-trade, RFA, UTZ…Tính đến nay đã có hơn 250 nhãn hàng cà phê của Braxin được cấp giấy chứng nhận chất lượng. Bên cạnh đó, Braxin cũng quan tâm đến vấn đề môi trường và quyền con người, đảm bảo các tổ chức và nông dân không khai thác sử dụng lao động trẻ em.

1.4.1.2 Tổ chức tốt việc điều phối hoạt động dọc chuỗi ngành hàng cà phê

Braxin có một cơ chế tổ chức ngành hàng cà phê rất chặt chẽ, điều tiết và quản lý hoạt động sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu… bảo đảm lợi ích của các bên tham gia. Trước tiên ở khâu sản xuất, Braxin xây dựng theo mô hình HTX. Nhiệm vụ chính của HTX là tổng hợp khuyến nông và tìm thị trường đầu ra cho sản phẩm, giúp người dân có thể an tâm sản xuất mà không cần lo lắng về đầu ra. Bên cạnh đó, Braxin có “Tổ chức ngành hàng cà phê Braxin” và sử dụng “Quỹ Cà phê” làm công cụ tài chính thực hiện các chính sách, quyết định mà tổ chức điều phối ban hành.

Ngành cà phê của Braxin có 4 nhóm tổ chức chính: Tổ chức của các nhà sản xuất bao gồm các nhà sản xuất nhỏ lẻ và các HTX, Tổ chức của các nhà rang xay, Tổ chức của các nhà sản xuất cà phê hoà tan và Tổ chức của các nhà xuất khẩu. Các tổ chức này tham gia vào quá trình thảo luận, hoạch định và thực hiện chính sách; xác định, điều chỉnh, giám sát và đánh giá nghiên cứu kỹ thuật cà phê; thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại, tăng cường chất lượng cà phê (Hoàng Ngân, 2007). Tổ chức của các nhà xuất khẩu có vai trò quan trọng trong việc xúc tiến, đàm phán với các đối tác nhập khẩu, tìm hiểu thị hiếu từng thị trường về sản phẩm cà phê. Cà phê Braxin được xuất khẩu trực tiếp không qua trung gian giúp giảm chi phí, có lợi thế về giá, tạo được uy tín. Ngoài ra, có Bộ Nông nghiệp Braxin chuyên nghiên cứu, hoạch định chính sách, chịu trách nhiệm về vấn đề vệ sinh thực phẩm, phòng chống bệnh dịch. Bên cạnh đó, Braxin còn sử dụng “Quỹ cà phê” để tài trợ chi phí sản xuất, xúc tiến thương mại, quảng bá hình ảnh và nghiên cứu cà phê.

1.4.1.3 Tăng cường quan hệ hợp tác nhằm tận dụng những ưu đãi và hỗ trợ, tham gia các hội nghị, sự kiện chuyên đề, xúc tiến quảng cáo cà phê.

Braxin thúc đẩy quan hệ với các tổ chức của EU nhằm tận dụng sự hỗ trợ về mặt kĩ thuật và tài chính của những tổ chức này, xem đây là một phương thức tiếp cận với các doanh nghiệp cà phê tại EU. Hiệp hội Cà phê Braxin (ABIC) tạo những điều kiện để các doanh nghiệp tham gia các buổi hội nghị, sự kiện và xúc tiến quảng cáo cà phê ở thị trường EU. Những hoạt động này sẽ giúp doanh nghiệp cập nhật thông tin, xây dựng mối quan hệ kinh doanh với các khách hàng tiềm năng tại EU.

Quỹ Cà phê Braxin hỗ trợ chương trình quảng cáo cà phê trong nước và tổ chức xúc tiến ở nước ngoài nhằm tạo hình ảnh tích cực về sản phẩm cà phê Braxin, mở rộng thị trường cà phê nội địa và quốc tế. Một ví dụ thành công về việc quảng cáo của Braxin là chương trình “Cà phê và sức khỏe” với nội dung hướng dẫn và giáo dục về lợi ích của việc sử dụng cà phê điều độ đối với sức khỏe con người.

1.4.1.4 Nghiên cứu những phương pháp chế biến cà phê mới

Ngoài những phương pháp chế biến thông thường như chế biến khô, chế biến ướt, chế biến nửa ướt thì Braxin còn tiếp tục nghiên cứu những phương thức chế biến cà phê mới như “khô tự nhiên”, cà phê được để khô ở trên cây nhằm làm tăng hương vị tự nhiên của hạt cà phê. Điều này làm gia tăng sự khác biệt giữa cà phê của Braxin với các đối thủ, giúp nâng cao được giá bán, có nhiều lợi nhuận hơn. Hàng năm, Quỹ Cà phê Braxin dành ngân sách tài trợ cho các hoạt động nghiên cứu trong chương trình “Quốc gia nghiên cứu và phát triển cà phê” nhằm tạo ra và chuyển giao kiến thức, công nghệ, nâng cao khả năng cạnh tranh của cà phê Braxin.



1.4.2 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Hiện nay Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 trên thị trường EU sau Braxin, xuất khẩu đứng đầu chủng loại cà phê Robusta. EU chủ yếu ưa chuộng loại cà phê Arabica, trong khi đó Việt Nam trồng chủ yếu là cà phê Robusta với chất lượng và giá trị thấp hơn. Vì vậy, chúng ta cần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, tăng diện tích đất trồng cà phê Arabica như Braxin từng chuyển dịch sang cà phê Robusta những năm gần đây, điều kiện khí hậu miền Bắc nước ta thích hợp trồng loại cà phê Arabica này. Kinh nghiệm mà Việt Nam cần học hỏi nữa là nâng cao chất lượng sản phẩm, đầu tư nghiên cứu, tăng cường xúc tiến thương mại để cà phê Việt Nam được chứng nhận chất lượng, xây dựng uy tín, tăng khả năng cạnh tranh trong một thị trường đầy tiềm năng nhưng đòi hỏi tiêu chuẩn khắt khe như EU.

Xây dựng 1 tổ chức điều phối hoạt động dọc chuỗi ngành cà phê để có sự liên kết chặt chẽ giữa các tác nhân trong chuỗi ngành hàng từ người sản xuất, chế biến, nhà xuất khẩu, các nhà khoa học và cả cơ quan nhà nước có liên quan để tạo được chiến lược và hoạch định chính sách quản lí tốt, phân tích dự báo thông tin thị trường cà phê trong và ngoài nước, xúc tiến thương mại ra nước ngoài, thực hiện hoạt động hợp tác quốc tế giúp cà phê Việt Nam nâng cao được NLCT.

Một kinh nghiệm nữa mà chúng ta học hỏi từ Braxin là tận dụng các cơ hội hợp tác và hỗ trợ từ nước ngoài, cụ thể là thị trường EU. Vai trò này nằm ở Hiệp hội Cà phê ca cao Việt Nam VICOFA, Bộ NN&PTNT và các cơ quan nhà nước có liên quan khác. Tận dụng các mối quan hệ, thúc đẩy hợp tác, tăng khả năng cạnh tranh sẽ thu hút được sự quan tâm của các tổ chức tại EU, giúp chúng ta tiếp cận được hệ thống kĩ thuật tiên tiến, vốn hỗ trợ và hệ thống phân phối ở EU. Tham dự các cuộc hội nghị, sự kiện chuyên đề để các doanh nghiệp nắm bắt thông tin thị trường kịp thời, học hỏi kĩ thuật mới, nâng cao năng lực, có cơ hội tiếp xúc, tìm kiếm cơ hội hợp tác với các doanh nghiệp chế biến và sản xuất cà phê ở thị trường EU, giới thiệu sản phẩm cà phê của Việt Nam cũng như đưa chúng đến tay người tiêu dùng.

Bên cạnh đó, để nâng cao NLCT của sản phẩm, việc tạo ra được những sản phẩm mới, đáp ứng được nhu cầu của thị trường, khác biệt, độc đáo hơn so với đối thủ cạnh tranh cũng là điều rất quan trọng. Vì vậy chúng ta cần phải đầu tư hơn nữa vào phương thức chế biến và sản xuất, tạo ra những sản phẩm cà phê mới.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Trong chương này, đề tài đã làm sáng tỏ lý luận chung về cạnh tranh, NLCT và NLCT xuất khẩu. Bên cạnh đó đi sâu nghiên cứu các chỉ tiêu định lượng, chỉ tiêu định tính đánh giá NLCT, đề tài cũng dựa trên mô hình kim cương của M.Porter để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT. Ngoài ra, đề tài cũng chỉ ra sự cần thiết phải nâng cao NLCT của mặt hàng cà phê Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU trên cơ sở nghiên cứu về nhu cầu và nguồn cung cà phê tại thị trường này. Đưa ra những bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam từ việc nghiên cứu các kinh nghiệm nâng cao NLCT mặt hàng cà phê xuất khẩu sang EU của nước Braxin. Đây sẽ là nền tảng cho việc nghiên cứu thực trạng, đánh giá NLCT cũng như đề ra giải pháp nâng cao NLCT của mặt hàng cà phê Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU trong các chương sau.



CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH MẶT HÀNG CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG EU

2.1 Tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang EU

2.1.1 Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu

Trải qua giai đoạn 2000-2004, thị trường cà phê thế giới rơi vào khủng hoảng thừa, giá rớt xuống mức thấp nhất lịch sử khiến cho xuất khẩu cà phê của các nước xuất khẩu cà phê nói chung và Việt Nam nói riêng giảm sút, thì sau đó bước qua năm 2005, tình hình đã khả quan trở lại và dần hồi phục. Thêm vào đó, việc Việt Nam gia nhập tổ chức WTO vào năm 2006 đã mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam thâm nhập vào thị trường EU đầy tiềm năng này. Khối lượng cà phê Việt Nam xuất khẩu sang EU giai đoạn 2005-2011 có sự gia tăng. Riêng giai đoạn 2007-2009, sản lượng xuất khẩu giảm rõ rệt do sản lượng sản xuất trong nước giảm, chịu ảnh hưởng bởi mùa mưa ở khu vực Tây Nguyên kéo dài. Năm 2011, sản lượng xuất khẩu cũng giảm 6,98% so với năm 2010 do hiện tượng rụng trái bất thường diễn ra trên diện rộng ở các tỉnh Đak Nông, Đak Lak và tình trạng sâu bệnh ở nhiều nơi ảnh hưởng đến sản lượng sản xuất.



Bảng 2.1: Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam sang EU giai đoạn 2005-2011

Năm

Khối lượng

Mức thay đổi so với năm trước đó

Kim ngạch

Mức thay đổi so với năm trước đó

(tấn)

(%)

(1000 EUR)

(%)

2005

446.940

_

341.297

_

2006

543.748

21,66

567.317

66,22

2007

615.459

13,19

770.103

35,74

2008

510.644

-17,03

766.594

-0,46

2009

506.338

-0.84

633.794

-17,32

2010

542.663

7,17

666.202

5,11

2011

504.777

-6,98

931.094

39,76

Nguồn: tính toán của tác giả từ nguồn Europa

So sánh giữa năm 2006 và 2011, ta thấy khối lượng cà phê xuất khẩu sang EU chênh lệch không nhiều, thậm chí sản lượng năm 2011 còn thấp hơn năm 2006, tuy nhiên mức tăng kim ngạch lại tương đối cao, đến gần 364 triệu EUR, đây là do sự gia tăng mạnh về giá. Đặc biệt vào năm 2008, sản lượng giảm đáng kể 17,03% nhưng kim ngạch chỉ giảm có 0,46%. Ngược lại sang năm 2009, sản lượng chỉ giảm có 0,84% nhưng kim ngạch lại giảm đến 17,32%. Lý do là giá cà phê biến động liên tục khiến cho thị trường EU cũng không ổn định, tăng giảm theo những biến động phức tạp của thị trường cà phê thế giới. Thế nhưng trong năm gần đây, khối lượng và kim ngạch đã ổn định và đi theo chiều hướng gia tăng như biểu đồ dưới đây.



Biểu đồ 2.1: Khối lượng và kim ngạch cà phê xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2005-2011

Nguồn: tính toán của tác giả từ nguồn Europa

2.1.2 Cơ cấu chủng loại xuất khẩu

Về cơ cấu chủng loại, Việt Nam xuất sang EU chủ yếu là loại cà phê Robusta, chiếm khoảng 94% sản lượng cà phê Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này, loại cà phê Arabica chiếm chưa đến 5%, cà phê chế biến thì gần 1%. Năm 2011 xuất vào EU mặt hàng cà phê nhân chưa rang, chưa tách cafein là 539.410 tấn trên tổng số 540.777 tấn, chiếm tỉ trọng tới 99,75%. Chủng loại xuất khẩu cà phê nhân của Việt Nam như vậy là chưa phù hợp với thị hiếu của thị trường EU, vì thị trường này ưa thích loại cà phê Arabica có hương vị dịu, hàm lượng cafein thấp chỉ bằng một nửa so với Robusta. Loại cà phê này chiếm tỉ lệ 65,8% lượng cà phê nhập khẩu vào EU, Robusta là 34%, các loại khác chỉ có 0,2%.

Về sản phẩm cà phê đã qua chế biến là cà phê rang xay và hòa tan, Việt Nam xuất khẩu sang với 1 tỉ trọng nhỏ. Năm 2011 xuất sang EU chỉ có 83,7 tấn cà phê rang xay và 259,4 tấn cà phê hòa tan, khối lượng xuất khẩu như vậy là không đáng kể so với tổng sản lượng cà phê Việt Nam xuất sang EU. Mặt hàng chủ yếu chỉ là những sản phẩm cà phê chế biến đơn giản, cà phê rang đã tách cafein chỉ có 0,2 tấn, còn lại 83,5 tấn là cà phê rang chưa tách cafein. Đối với những loại cà phê chế biến sâu yêu cầu kỹ thuật cao, hiện đại, Việt Nam sản xuất được rất ít.

2.1.3 Giá xuất khẩu

Biểu đồ 2.2: Giá cà phê xuất khẩu trung bình của Việt Nam sang thị trường EU, giai đoạn 2005-2011



Nguồn: tính toán của tác giả từ nguồn Europa

Do chủng loại xuất khẩu của Việt Nam sang EU chủ yếu là cà phê nhân nên mức giá xuất khẩu trung bình phần lớn do giá cà phê nhân quyết định. Ta có thể thấy ở biểu đồ trên, vượt qua giai đoạn khủng hoảng cà phê thì bước sang 2005, mức giá xuất khẩu trung bình của Việt Nam đã tăng trưởng ổn định. Mức giá tăng dần qua các năm và đạt mức 1.501 EUR/tấn năm 2008, gấp gần 2 lần so với năm 2005, một mức tăng đáng kể. Sang năm 2009, mức giá có giảm xuống còn 1.252 EUR/tấn. Vào năm này, thị trường có sự biến động không đồng nhất, giá tăng mạnh với loại Arabica, song lại giảm mạnh với loại Robusta. Giá Robusta giảm là do trên sàn giao dịch Luân Đôn, hoạt động đầu cơ làm lũng đoạn thị trường cùng với nguồn cung Robusta lớn từ Việt Nam, Ấn Độ, Indonesia. Trong khi đó, Việt Nam xuất khẩu chủ yếu là cà phê Robusta nên giá giảm theo như thị trường. Đến năm 2011, giá cà phê Việt Nam được thiết lập mức cao kỉ lục đến 1.845 EUR/tấn trong vòng 13 năm qua. Lý do khiến giá cà phê tăng mạnh là thời gian qua, tình hình thời tiết ở nhiều nước trồng cà phê trên thế giới có những diễn biến bất thường. Lượng cà phê tồn kho lại ở mức thấp. Thêm vào đó là giá cả của hầu hết các mặt hàng nông sản đều có xu hướng tăng.

Tuy diễn biến theo chiều hướng gia tăng nhưng giá cà phê xuất khẩu của nước ta sang thị trường EU thường ở mức thấp hơn giá niêm yết tại sàn giao dịch Luân Đôn từ 100-150 EUR/tấn do chất lượng cà phê thấp, thiếu kinh nghiệm trong giao dịch đàm phán cũng như cà phê chủ yếu xuất khẩu thô, chưa có thương hiệu, dễ bị ép giá.

Nhìn chung, tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường EU tương đối tốt, trừ giai đoạn 2008-2009 thì không chỉ riêng Việt Nam mà hầu hết các quốc gia xuất khẩu cà phê đều có diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, với một thị trường tiềm năng đầy tính cạnh tranh như EU, thì Việt Nam cần phải nổ lực nâng cao NLCT của mặt hàng cà phê xuất khẩu hơn nữa để có thể thắng thế so với các đối thủ khác, những nước vốn đã nổi tiếng với truyền thống và giàu kinh nghiệm xuất khẩu cà phê vào thị trường EU.



2.2 Đánh giá năng lực cạnh tranh của mặt hàng cà phê Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU.

2.2.1 Các chỉ tiêu định lượng

Để đánh giá NLCT của mặt hàng cà phê Việt Nam xuất khẩu sang EU, tác giả sử dụng các chỉ tiêu định lượng là hệ số so sánh biểu hiện RCA, thị phần, chi phí sản xuất và giá xuất khẩu, so sánh với các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường này. Khi xét đến hệ số RCA, tác giả tính toán dựa trên tương quan giữa kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam với thế giới về mặt hàng cà phê. Tuy nhiên, vì thị trường nghiên cứu là EU nên tác giả sẽ so sánh hệ số RCA của Việt Nam với các quốc gia xuất khẩu cà phê hàng đầu vào thị trường này. Trong đề tài, tác giả sử dụng thị phần được tính toán dựa trên sản lượng, vì cà phê có đặc điểm là rất nhạy cảm về giá, nên phần giá sẽ được nghiên cứu ở tiểu mục sau.



2.2.1.1 Hệ số lợi thế so sánh biểu hiện RCA

Ta có các số liệu để tính toán hệ số so sánh biểu hiện RCA mặt hàng cà phê của Việt Nam như sau:



Bảng 2.2: Số liệu tính toán hệ số RCA mặt hàng cà phê của Việt Nam giai đoạn 2005-2011

Đơn vị: tỷ USD



Năm

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

Xij

0,73

1,1

1,8

2,11

1,71

1,76

2,75

Xi

41,53

44,7

54,4

70

62,37

79,06

105,18

Wj

9,5

10,85

12,78

15,36

13,3

16,7

23,5

Wj

12.574

14.838

17.240

19.850

15.840

18.932

20.163*

* số liệu cho năm 2011 là dự báo

Nguồn: Tổng cục thống kê + ICO, 2010 A, tr.6 + ICO, 2011, tr.7 + WTO

  • Xij: kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam

  • Xi: tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam

  • Wj: kim ngạch xuất khẩu cà phê của thế giới

  • W: tổng kim ngạch xuất khẩu của thế giới

Thay vào công thức tính lợi thế so sánh biểu hiện, cụ thể là mặt hàng cà phê của Việt Nam: RCA = (Xij / Xi) / (Wj / W), ta có bảng sau:

Каталог: file -> downloadfile6 -> 214
214 -> CHƯƠng 1: CƠ SỞ LÝ luận của hoạT ĐỘng xuất khẩu lao đỘng 3 chưƠng 2: TỔng quan tình hình xuất khẩu lao đỘng việt nam 13 chưƠng 3: MỘt số biện pháP ĐẨy mạnh và NÂng cao hiệu quả xuất khẩu lao đỘng trong những năm tớI 30
downloadfile6 -> Với kinh nghiệm lâu năm trong ngành hôm nay công ty chúng tôi Lập trình tong dai dien thoai
downloadfile6 -> NHÀ ĐẦu tư thông minh "Cuốn sách hay nhất về đầu tư từng được viết cho đến nay"
downloadfile6 -> Thế giới an ninh- thiết lập hệ thống camera quan sát với card ghi hình Hệ thống Demo bao gồm
downloadfile6 -> 1 Giới thiệu adc 0809
downloadfile6 -> BÀi giảng quản trị ngân hàng 2
downloadfile6 -> HUỲnh duy khánh các công thức tính thể TÍCH
downloadfile6 -> Dạng 1: Tính các đại lượng cơ bản (công thoát A, v0max, P, ibh, Uh, H…)
downloadfile6 -> Ách đỌc tên latinh đỗ Xuân Cẩm Giảng viên Đh huế
downloadfile6 -> I. TỔng quan về vqg tràm chim vị trí địa lý

tải về 1.01 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương