H phụ lục số 01. 1 uyện: Mẫu số: C51- X


Giải thích nội dung và phương pháp lập “Bảng đối chiếu dự toán kinh phí ngân sách cấp theo hình thức rút dự toán tại kho bạc nhà nước”



tải về 0.71 Mb.
trang9/9
Chuyển đổi dữ liệu28.07.2016
Kích0.71 Mb.
#7934
1   2   3   4   5   6   7   8   9

Giải thích nội dung và phương pháp lập “Bảng đối chiếu dự toán kinh phí ngân sách cấp theo hình thức rút dự toán tại kho bạc nhà nước” (Mẫu số B07- X)

1- Mục đích

Bảng đối chiếu dự toán kinh phí ngân sách cấp theo hình thức rút dự toán tại Kho bạc nhà nước được lập nhằm xác nhận tình hình dự toán được giao theo hình thức rút dự toán, dự toán đã rút và dự toán còn lại tại Kho bạc giữa xã với Kho bạc nhà nước nơi giao dịch. Bảng này do xã lập và Kho bạc nhà nước nơi xã giao dịch xem xét, xác nhận cho xã.



2- Căn cứ lập

Căn cứ lập Bảng đối chiếu dự toán kinh phí ngân sách cấp theo hình thức rút dự toán tại Kho bạc nhà nước là:

+ Bảng đối chiếu dự toán kinh phí ngân sách cấp theo hình thức rút dự toán tại Kho bạc nhà nước kỳ trước;

+ Quyết định giao dự toán theo hình thức rút dự toán và Sổ theo dõi dự toán.



3- Nội dung và phương pháp lập

Phần I: Tổng hợp tình hình dự toán:

Cột A, B: Ghi rõ Mã nguồn ngân sách, Mã ngành kinh tế;

Cột 1: Ghi dự toán kinh phí năm trước còn lại ở Kho bạc nhà nước. Số liệu ghi cột này căn cứ vào số dự toán kinh phí năm trước còn lại được cơ quan có thẩm quyền cho phép chuyển qua năm sau;

Cột 2: Ghi dự toán kinh phí được giao trong năm: Số liệu để ghi vào các cột này là quyết định giao dự toán và quyết định giao bổ sung dự toán theo hình thức rút dự toán của cấp có thẩm quyền;

Cột 3: Ghi tổng số dự toán kinh phí được sử dụng trong năm bao gồm dự toán kinh phí năm trước còn lại chưa sử dụng được phép chuyển năm nay và dự toán kinh phí được giao trong năm (kể cả phần bổ sung) (Cột 3 = cột 1 + cột 2);

Cột 4: Ghi số dự toán đã rút trong kỳ, số liệu để ghi vào cột này căn cứ vào số liệu ghi ở cột 1, dòng cộng phát sinh, Phần II- Theo dõi nhận dự toán trên “Sổ theo dõi dự toán”;

Cột 5: Ghi số dự toán đã rút luỹ kế từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo, số liệu để ghi vào cột này căn cứ vào số liệu ghi ở cột 1, dòng luỹ kế từ đầu năm, Phần II- Theo dõi nhận dự toán trên “Sổ theo dõi dự toán”;

Cột 6: Ghi số nộp khôi phục dự toán trong kỳ số liệu để ghi vào cột này căn cứ vào số liệu ghi ở cột 2, dòng cộng phát sinh, Phần II- Theo dõi nhận dự toán trên “Sổ theo dõi dự toán”;

Cột 7: Ghi số nộp khôi phục dự toán luỹ kế từ đầu năm, số liệu để ghi vào cột này căn cứ vào số liệu ghi ở cột 2 dòng luỹ kế từ đầu năm Phần II- Theo dõi nhận dự toán trên “Sổ theo dõi dự toán”;

Cột 8: Ghi số dự toán bị huỷ theo quyết định của cấp có thẩm quyền (bao gồm số dự toán đương nhiên bị huỷ và số dự toán không được xét chuyển) số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số liệu ghi ở cột 3, Phần II- Theo dõi nhận dự toán trên “Sổ theo dõi dự toán”;

Cột 9: Ghi dự toán còn lại tại Kho bạc (cột 9 = cột 3 - cột 5 + cột 7 - cột 8)

Phần II- Chi tiết dự toán đã rút

Cột A, B, C: Ghi rõ Mã nguồn ngân sách, Mã ngành kinh tế, Mã nội dung kinh tế.

Cột 1: Ghi số dự toán đã rút theo hình thức rút dự toán trong kỳ chi tiết theo Mã ngành kinh tế, Mã nội dung kinh tế; số liệu để ghi vào cột này căn cứ vào số liệu ghi ở cột 1, dòng cộng phát sinh, Phần II- Theo dõi nhận dự toán trên “Sổ theo dõi dự toán”.

Cột 2: Ghi số dự toán đã rút theo hình thức rút dự toán luỹ kế từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo, số liệu để ghi vào cột này căn cứ vào số liệu ghi ở cột 1, dòng luỹ kế từ đầu năm, Phần II- Theo dõi nhận dự toán trên “Sổ theo dõi dự toán”;

Cột 3: Ghi số dự toán đã nộp khôi phục trong kỳ chi tiết theo Mã ngành kinh tế, Mã nội dung kinh tế; số liệu để ghi vào cột này căn cứ vào số liệu ghi ở cột 2, dòng cộng phát sinh, Phần II- Theo dõi nhận dự toán trên “Sổ theo dõi dự toán”;

Cột 4: Ghi số dự toán đã nộp khôi phục luỹ kế từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo, số liệu để ghi vào cột này căn cứ vào số liệu ghi ở cột 2, dòng luỹ kế từ đầu năm, Phần II- Theo dõi nhận dự toán trên “Sổ theo dõi dự toán”.

Bảng đối chiếu lập thành 4 bản, kế toán trưởng (phụ trách kế toán) và Chủ tịch UBND xã ký tên đóng dấu và chuyển ra Kho bạc đối chiếu. Sau khi Kho bạc nhà nước đối chiếu đảm bảo khớp đúng ký xác nhận và trả lại đơn vị 3 bản, xã lưu 1 bản, 1 bản gửi cấp trên, 1 bản gửi cơ quan tài chính.

T
Phụ lục số 03.8

ỉnh:.........






Mẫu số B08-X

Huyện:......




(Ban hành theo TT số: 146 /2011/TT-BTC

Xã:............




ngày 26/10/2011 của BTC)

BẢNG ĐỐI CHIẾU TÌNH HÌNH TẠM ỨNG

VÀ THANH TOÁN TẠM ỨNG KINH PHÍ NGÂN SÁCH TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC

Quý ....năm ....

Đơn vị tính:.............

Mã ngành kinh tế

Mã nội dung kinh tế

Nội dung

Tạm ứng còn lại đầu kỳ

Rút tạm ứng tại KB

Thanh toán tạm ứng

Tạm ứng còn lại cuối kỳ

Trong kỳ

Lũy kế từ đầu năm

Trong kỳ

Lũy kế từ đầu năm

A

B

C

1

2

3

4

5

6=1+3-5










































































































































Xác nhận của Kho bạc




Ngày....tháng.....năm.....

Kế toán

Kế toán trưởng




UBND xã

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên, đóng dấu)




Kế toán trưởng

Chủ tịch UBND xã










(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên, đóng dấu)

Giải thích nội dung và phương pháp lập “Bảng đối chiếu tình hình tạm ứng và thanh toán tạm ứng kinh phí ngân sách tại kho bạc nhà nước” (Mẫu số B08- X)

1- Mục đích: Bảng đối chiếu tình hình tạm ứng và thanh toán tạm ứng kinh phí ngân sách tại Kho bạc nhằm xác nhận tình hình tạm ứng và thanh toán tạm ứng kinh phí ngân sách giữa xã với Kho bạc nhà nước nơi giao dịch. Bảng này do xã lập và Kho bạc nhà nước nơi xã giao dịch xác nhận cho xã.

2- Căn cứ lập

Căn cứ lập bảng đối chiếu tình hình sử dụng kinh phí ngân sách tại Kho bạc là:

+ Bảng đối chiếu này kỳ trước;

+ Sổ theo dõi tạm ứng kinh phí của Kho bạc nhà nước.



3 - Nội dung và phương pháp lập

- Cột A: Ghi Mã ngành kinh tế theo Mục lục NSNN.

- Cột B: Ghi Mã nội dung kinh tế theo Mục lục NSNN.

- Cột C- Nội dung: Ghi rõ nội dung tạm ứng trường hợp chưa giao dự toán và trường hợp đã giao dự toán nhưng chưa đủ điều kiện làm thủ tục thanh toán với KBNN

- Cột 1- Tạm ứng còn lại đầu kỳ: Ghi số dư tạm ứng kinh phí của Kho bạc còn lại đến đầu kỳ báo cáo. Số liệu ghi cột này căn cứ vào cột 6 của Bảng đối chiếu này kỳ trước.

- Cột 2- Rút tạm ứng trong kỳ: Ghi số kinh phí xã đã nhận tạm ứng của Kho bạc trong kỳ. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số liệu tổng cộng của cột 5 trên Sổ theo dõi tạm ứng của Kho bạc.

- Cột 3- Rút tạm ứng lũy kế từ đầu năm: Ghi số kinh phí xã đã nhận tạm ứng của Kho bạc từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo khi dự toán kinh phí chưa được giao hoặc dự toán đã được giao nhưng chưa có đủ điều kiện để thanh toán. Số liệu để ghi vào cột này được căn cứ vào số liệu ghi ở cột 2 của báo cáo này kỳ này cộng (+) số liệu ghi ở cột 3 của báo cáo này kỳ trước.

- Cột 4- Thanh toán tạm ứng trong kỳ: Ghi số thanh toán tạm ứng kinh phí với kho bạc trong kỳ, số liệu để ghi vào cột này căn cứ vào số tiền dòng tổng cộng cột 6 trên Sổ theo dõi tạm ứng của Kho bạc.

- Cột 5- Thanh toán tạm ứng luỹ kế từ đầu năm: Ghi số thanh toán tạm ứng kinh phí với Kho bạc luỹ kế từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào cột này được căn cứ vào số liệu ghi ở cột 4 của báo cáo này kỳ này cộng (+) số liệu ghi ở cột 5 của báo cáo này kỳ trước.

- Cột 6- Tạm ứng còn lại cuối kỳ: Ghi số dư tạm ứng của Kho bạc còn lại đến cuối kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào cột này bằng số tiền dòng tổng cộng cột 7 trên Sổ theo dõi tạm ứng của Kho bạc.

Bảng đối chiếu lập thành 4 bản, kế toán trưởng (phụ trách kế toán) và Chủ tịch UBND xã ký tên đóng dấu và chuyển ra Kho bạc đối chiếu. Kho bạc sau khi đối chiếu ký xác nhận và trả lại đơn vị 3 bản, xã lưu 1 bản, 1 bản gửi cấp trên, 1 bản gửi cơ quan tài chính.


Phụ lục số 03.09




Tỉnh:.........




Mẫu số B09-X

Huyện:......




(Ban hành theo TT số: 146 /2011/TT-BTC

Xã:............




ngày 26/10/2011 của BTC)

BẢN XÁC NHẬN SỐ DƯ TÀI KHOẢN TIỀN GỬI TẠI KBNN

Tháng (Quý)..... năm .....

Tên tài khoản:............................................................

Số hiệu Tài khoản:.....................................................

Diễn giải

Số liệu tại xã

Số liệu tại KBNN

Chênh lệch

Nguyên nhân

A

1

2

3

4

- Số dư đầu kỳ













- Phát sinh tăng trong kỳ













- Phát sinh giảm trong kỳ













- Số dư cuối kỳ





















Ngày…..tháng…..năm…..

Xác nhận của KBNN

Ủy ban nhân dân xã

Kế toán

Kế toán trưởng

Kế toán trưởng

Chủ tịch UBND xã

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên, đóng dấu)

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên, đóng dấu)

Giải thích nội dung và phương pháp lập “Bản xác nhận số dư tài khoản tiền gửi tại KBNN(Mẫu số B09- X)

1- Mục đích

Bản xác nhận số dư tài khoản tiền gửi tại KBNN được lập nhằm xác nhận số dư tài khoản tiền gửi xã mở tại Kho bạc nhà nước nơi giao dịch. Bảng này do xã lập và Kho bạc nhà nước nơi xã giao dịch xem xét, xác nhận cho xã.



2- Căn cứ lập

Căn cứ lập Bảng đối chiếu số dư tài khoản tiền gửi là:

+ Bản xác nhận số dư tài khoản tiền gửi tại KBNN kỳ trước;

+ Sổ theo dõi tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc.



3- Nội dung và phương pháp lập

Xã có bao nhiêu tài khoản tiền gửi mở tại KBNN thì xã phải lập bấy nhiêu bản xác nhận số dư của từng tài khoản tiền gửi.

Cột A: Ghi số dư đầu kỳ, số phát sinh tăng trong kỳ, số phát sinh giảm trong kỳ và số dư còn lại cuối kỳ của tài khoản tiền gửi.

Cột 1: Ghi số liệu số dư đầu kỳ, số phát sinh tăng trong kỳ, số phát sinh giảm trong kỳ và số dư còn lại cuối kỳ của tài khoản tiền gửi tại xã

Cột 2: Ghi số liệu số dư đầu kỳ, số phát sinh tăng trong kỳ, số phát sinh giảm trong kỳ và số dư còn lại cuối kỳ của tài khoản tiền gửi tại KBNN

Sau khi đối chiếu giữa số liệu tại xã với số liệu tại KBNN, có chênh lệch phản ánh vào cột 3, trong đó chênh lệch tăng ghi dương (+); chênh lệch giảm ghi âm (-) và xác định rõ nguyên nhân để ghi vào cột 4.



Bản xác nhận số dư tài khoản tiền gửi tại KBNN lập thành 4 bản, kế toán trưởng (Phụ trách kế toán) và Chủ tịch UBND xã ký tên đóng dấu và chuyển ra Kho bạc đối chiếu. Sau khi Kho bạc nhà nước đối chiếu đảm bảo khớp đúng ký xác nhận và trả lại xã 3 bản, xã lưu 1 bản, 1 bản gửi cấp trên, 1 bản gửi cơ quan tài chính.

tải về 0.71 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương