Hà nội, 2009 Mục lục Chương Tổng quan về Thương mại điện tử 7


Cấu trúc kế hoạch kinh doanh điện tử



tải về 6.11 Mb.
trang47/56
Chuyển đổi dữ liệu01.05.2018
Kích6.11 Mb.
#37659
1   ...   43   44   45   46   47   48   49   50   ...   56

6.2. Cấu trúc kế hoạch kinh doanh điện tử

6.2.1. Cách trình bày kế hoạch kinh doanh điện tử

6.2.1.1. Tầm quan trọng của việc trình bày kế hoạch kinh doanh hiệu quả


Kế hoạch kinh doanh là công việc đầu tiên mà doanh nghiệp phải thực hiện khi muốn triển khai một dự án kinh doanh. Qua bản kế hoạch các nhà đâu tư tiềm năng sẽ nhận thấy những ý tưởng của người lập kế hoạch. Để đưa ra các quyết định hợp tác, nhà đầu tư chắc chắn sẽ phải dựa trên các tính hiệu quả của bản kế hoạch, cũng như ý tưởng bắt nguồn để viết bản kế hoạch này. Do đó, một bản kế hoạch kinh doanh được trình bày một cách hấp dẫn và chuyên nghiệp đóng vai trò hết sức quan trọng. Một kế hoạch kinh doanh không được chuẩn bị cẩn thận, hoàn thiện và trình bày kém sẽ đem đến kết quả không mong đợi.

6.2.1.2. Nội dung và cách trình bày phần giới thiệu của Kế hoạch kinh doanh điện tử


Thư ngỏ: Mọi kế hoạch được lập ra đều cần một lời giới thiệu hấp dẫn để lôi cuốn người đọc tiếp tục đọc những nội dung bên trong. Thông thường thư ngỏ cần tách biệt với bản kế hoạch, nhưng nó cần được đính kèm, hoặc kẹp phía trước kế hoạch kinh doanh. Bằng cách đó nó sẽ không lẫn với những tài liệu khác.

Thông thường thư ngỏ được trình bày theo trình tự sau:

- Tên doanh nghiệp và địa chỉ liên hệ: thông thường tên và địa chỉ của doanh nghiệp được in cùng với biểu tượng của doanh nghiệp đó.

- Ngày: ghi ở bên lề trái

- Tên và địa chỉ của người nhận

- Lời chào: ví dụ "Kính gửi ông Smith"

- Lời giới thiệu: thường là đoạn đầu tiên và ngắn gọn, diễn tả mục đích của bức thư

- Một hoặc hai đoạn văn mô tả ngắn gọc về kế hoạch: cần làm nổi bật các vấn đề trong kế hoạch nhằm ngay lập tức thu hút sự chú ý của người đọc. Ví dụ, bạn có thể đưa ra một kết luận chính hoặc đề nghị (ví dụ, "Bản kế hoạch chỉ ra rằng đây không chỉ là một hoạt động kinh doanh có thể thực hiện mà còn tạo ra lợi nhuận.").

- Lời kết luận: đoạn này có thể cảm ơn người đọc đã dành thời gian đọc kế hoạch (ví dụ, "Chúng tôi mong muốn được hợp tác với bạn để nhận thức được cơ hội kế hoạch này mang lại.").

- Sign-off: ví dụ, "Trân trọng", hoặc "Kính thư," hoặc "Regards,"

- Chữ ký và tên

Trang tiêu đề: Trang tiêu đề là trang đầu tiên của bản kế hoạch kinh doanh. Đây là trang mà người đọc sẽ nhìn thấy đầu tiên, do đó, cần phải được trình bày một cách chuyên nghiệp và có phong cách.

Trang tiêu đề có thể tạo ra ấn tượng đầu tiên tích cực hơn nếu nó được trang trí bằng nhiều hình họa kềm theo, chẳng hạn như biểu tượng của công ty. Cách tốt nhất là in trang tiêu đề trên giấy màu sáng để giúp kế hoạch của bạn nổi bật trong xấp giấy trắng in kế hoạch.

Như với tất cả mọi thứ khác trong kế hoạch, hãy quan tâm đối tượng sẽ đọc.

Nội dung của trang tiêu đề, từ đầu đến cuối, bao gồm:

- Tiêu đề: Đây phải là một tiêu đề có ý nghĩa bao gồm tên của hoạt động kinh doanh đề xuất. Tiêu đề có phông chữ lớn nhất trong trang, ở giữa, và thường ở vị trí khoảng một phần ba từ trên xuống.

- Tên công ty và địa chỉ liên hệ: trình bày ở giữa và cỡ chữ trung bình. Không nên làm rối trang với nhiều chi tiết liên lạc – chức vụ, điện thoại, số fax, e-mail, địa chỉ gửi thư… Thay vào đó, hãy chọn hai cách dễ nhất cho người đọc bản kế hoạch liên lạc đó là điện thoại di động và địa chỉ e-mail.

- Bản kế hoạch được viết ra dành cho ai: Tất cả mọi người đều thích nhìn thấy tên của họ trong trang tiêu đề: ví dụ đưa vào cụm từ như là "Được chuẩn bị đặc biệt dành cho [ví dụ: công ty Venture Capitalist]" để tạo một ấn tượng tốt đẹp. Phần này cần phải sử dụng phông chữ bằng hoặc lớn hơn một chút so với "tên công ty", không bao giờ được nhỏ hơn.

- Ngày hiện tại: Ghi rõ ràng (ví dụ như ngày 4 tháng Mười một năm 2008), không viết tắt 11-4-08, vì có thể gây hiểu nhầm là ngày 11 tháng Tư năm 2008.

- Một ghi chú về tính bảo mật: Nếu muốn tất cả thông tin trong trang tiêu đề được bảo mật, thì cần vào thêm một số cụm từ làm củng cố tính bảo mật. Ví dụ: "Kế hoạch này đã được phát triển dành riêng cho [công ty Venture Capitalist]. Sao chép hoặc tiếp tục phân phối của tài liệu này mà không có sự cho phép của [tên doanh nghiệp] đều bị nghiêm cấm."

Mục lục: Thông thường, chỉ bắt buộc có bảng mục lục nếu đây là một kế hoạch lớn. Một nguyên tắc là nếu bản kế hoạch vượt quá 12 trang thì cần có một bảng mục lục.
Các phần giới thiệu khác, chẳng hạn như một danh sách các bảng biểu tài liệu nên đưa vào phần phụ lục thay vì đưa vào phần chính của bản kế hoạch.

Phụ lục: Phụ lục là phần bổ sung và rất cần thiết cho người đọc để hiểu thêm về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Một số tài liệu mà có thể thích hợp cho một phụ lục là:

- Tóm tắt ngắn gọn về các giám đốc và các nhà quản lý cấp cao, những người sẽ chịu trách nhiệm đối với sự thành công của công ty

- Hệ thống phân tích chi tiết về đối thủ cạnh tranh, để hỗ trợ các bản tóm tắt phân tích trong bản kế hoạch

- Một danh sách hoàn thiện về các sản phẩm và / hoặc dịch vụ, để bổ sung các danh sách quan trọng trong bản kế hoạch.

6.2.1.3. Hình thức của một Kế hoạch kinh doanh điện tử


Phần này giải thích một số quy tắc cơ bản trong quá trình lập kế hoạch kinh doanh.

Tài liệu tham khảo: Một kế hoạch kinh doanh không cần nhiều tài liệu tham khảo vì chính kế hoạch đó đã là một ý tưởng kinh doanh độc đáo. Tất cả các từ ngữ trong kế hoạch phải là của riêng mình, không phải là trích dẫn hoặc ý tưởng từ các nguồn khác. Chỉ có phần dựa vào dữ liệu bên ngoài (ví dụ như phân tích thị trường, phân tích ngành) đòi hỏi có sự tham khảo.

Nếu cần phải trích dẫn nguồn bên ngoài thì nên trích dẫn trong phần ghi chú cuối trang một cách đầy đủ. Ví dụ: "Phương pháp tiếp cận này dựa trên Chuỗi giá trị phục vụ đưa ra trong Thương mại điện tử: Xây dựng Chiến lược (1)." Sau đó, ghi chú cuối trang # 1 bao gồm các thông tin như tác giả, tiêu đề, ngày xuất bản, và nhà xuất bản. Người đọc trong giới kinh doanh đánh giá cao việc có thông tin này trong phần ghi chú trên cùng một trang, thay vì để nó trong phần tham khảo ở cuối của bản kế hoạch. Và từ đó cũng có nhiều khả năng được chỉ có vài tài liệu tham khảo, ghi chú không tốn nhiều diện tích của trang giấy.



Tiêu đề trên và dưới: Mỗi trang nên có một tiêu đề trên để xác định rằng trang đó như là một phần của kế hoạch kinh doanh điện tử. Cách tốt nhất để làm được điều này là đặt một tiêu đề viết tắt.

Nội dung bắt buộc ở trong tiêu đề dưới là số trang, tốt nhất là để ở giữa. Nếu kế hoạch cần bảo mật, nên chèn chữ bảo mật mật ở tiêu đề dưới. Một gợi ý tương tự là để chèn tên của bạn hoặc công ty, các biểu tượng bản quyền (c), và năm ở tiêu đề dưới.



Số trang: Đánh số trang không nên bắt đầu từ trang viết nội dung chính của kế hoạch. Tiêu đề trang không bao giờ bao gồm số trang. Nếu số trang được yêu cầu cho một Mục lục, tóm tắt hoặc các tài liệu giới thiệu, không nên sử dụng số La Mã (ví dụ như I, II, III). Số trang (ví dụ, 1, 2, 3) bắt đầu đánh từ trang Mô tả kinh doanh và tiếp tục đến hết, bao gồm phụ lục.

Phông chữ, khoảng cách dòng, và lề: Phông chữ dễ đọc là điều cần thiết. Phông chữ truyền thống như là Times New Roman và Palatino. Khoảng cách dòng đơn nên được sử dụng đoạn trích dẫn dài (nếu có) và văn bản đặc biệt. Tất cả các văn bản khác phải được trong giãn cách dòng1,5. Lề phải là 2,54 cm.

Chính tả, ngữ pháp, và các dấu chấm câu: sai lỗi chính tả từ là một trong những lỗi nhà đầu tư dễ nhận ra nhất trong kế hoạch kinh doanh. Sai lỗi chính tả cho thấy kế hoạch đã được hoàn tất vội vã hoặc thiếu sự cẩn thận, chú ý, và trình độ của người viết bản kế hoạch. Tốt nhất là không được sai lỗi chính tả. Tránh sai lỗi chính tả từ bằng cách sử dụng một chương trình kiểm tra lỗi, đọc kế hoạch thật cẩn thận, và yêu cầu một hoặc nhiều người rà soát lại bản kế hoạch. Đúng ngữ pháp và dấu chấm câu cũng quan trọng để tạo ra một ấn tượng tích cực.

Tài liệu tham khảo để viết một kế hoạch kinh doanh chuyên nghiệp

- The Business Writer's Handbook (tái bản lần thứ 6) là một ấn bản mới nhất về mọi thứ bạn muốn biết về cách viêt văn bản kinh doanh.

- The Elements of Business Writing: A Guide to Writing Clear, Concise Letters, Memos, Reports, Proposals, and Other Business Documents : là một hướng dẫn ngắn về việc viết văn bản kinh doanh nổi tiếng được so sánh với cuốn sách Elements of Style phổ biến nhất hiện nay.

- The Wall Street Journal Guide to Business Style and Usage bao gồm nhiều thông tin (đặc biệt thuật ngữ) người viết kế hoạch kinh doanh không biết, nhưng nó cũng đưa ra một gợi ý hiện đại và liên quan đến kinh doanh về chính tả, dấu câu, và ngữ pháp từ những bài báo kinh tế hay nhất thế giới.

- The Publication Manual of the American Psychological Association (tái bản lần thứ 5) được viết cho đối tượng nghiên cứu, nhưng nó bao gồm đầy đủ lời khuyên về ngữ pháp, dấu câu, viết hoa, và xu hướng đang mất đi trong ngôn ngữ viết. Hơn nữa, cuốn sach có sẵn trong tất cả các thư viện của trường cao đẳng hoặc đại học.

- Writing and Presenting Reports (Viết và trình bày báo cáo) của Baden Eunson (John Wiley, 1994) là đề một hướng dẫn có giá trị cho các ý tưởng liên kết được viết bằng văn bản hoặc đưa ra trong các bài thuyết trình ..

6. 2.2. Lập bản tóm tắt kế hoạch kinh doanh điện tử

6. 2.2.1. Bản tóm tắt kế hoạch kinh doanh điện tử


Phần nội dung tóm tắt kế hoạch kinh doanh điện tử có thể là phần quan trọng nhất của kế hoạch kinh doanh. Bởi đây là phần đầu tiên được đọc, và nó có thể là phần duy nhất được để mắt tới trong cả Kế hoạch kinh doanh. Trong số vô vàn các kế hoạch kinh doanh được đệ trình thì các nhà đầu tư chỉ có thể xem xét nội dung tóm tắt của bản kế hoạch mà thôi.

Một nguyên tắc là bản tóm tắt nên bắt đầu khi đã viết được một nửa kế hoạch kinh doanh cho tới khi đã viết xong bản kế hoạch. Bản tóm tắt kế hoạch là bản tóm lược những điểm then chốt của dự án kinh doanh điện tử. Mục đích của nó là để giải thích nguyên tắc kinh doanh cơ bản theo cách vừa truyền tải được thông tin vừa kích thích được người đọc. Nếu sau khi đọc bản tóm tắt nhà đầu tư hoặc nhà quản lý hiểu được ý tưởng kinh doanh và mong muốn biết thêm chi tiết, khi đó bản tóm tắt đã phát huy được hiệu quả.

Như một phiên bản nhỏ của kế hoạch kinh doanh điện tử, bản tóm tắt thông thường chứa một hoặc hai điểm quan trọng nhất từ các phần của kế hoạch. Do những hạn chế không gian, một số phần có thể không được đưa ra, nhưng bản tóm tắt sẽ cung cấp cho người đọc những nét chính yếu nhất của bản kế hoạch.

- Bản tóm tắt không chỉ là một mô tả ngắn gọn về tình hình kinh doanh cũng như giới thiệu sơ qua về sản phẩm mà là một bản tóm lược toàn bộ nội dung của bản kế hoạch,

- Bản tóm tắt không phải là một đề cương của kế hoạch. Những người viết bản tóm tắt lần đầu tiên đôi khi phạm lỗi là tạo một bảng mở rộng nội dung. Ví dụ, để người đọc biết có một bản phân tích đối thủ cạnh tranh ở bên trong thì nên tóm tắt bản phân tích bằng cách đưa một hoặc hai đối thủ cạnh tranh chính và những lợi thế của công ty trong thị trường cạnh tranh.

- Trong kế hoạch trọn vẹn, cần tránh đặt ra những yêu cầu quá mức hoặc chỉ nêu bật mặt tích cực. Một nhà đầu tư hoặc doanh nhân có kinh nghiệm sẽ nhận ra sự phóng đại và điều này sẽ làm giảm độ tin cậy của kế hoạch.

- Bản tóm tắt không phải là một bài tập cắt và dán. Soạn thảo bản tóm tắt có thể bắt đầu bằng chính đoạn văn và câu từ then chốt lấy từ bản kế hoạch, nhưng kết quả cuối cùng sẽ được viết "mới" thay vì lặp lại nội dung và và diễn đạt trôi chảy những điểm nổi bật của kế hoạch từ đầu đến cuối.

6. 2.2.2. Nội dung của bản tóm tắt


Ngoài việc tóm tắt các ý tưởng kinh doanh và kế hoạch kinh doanh, nội dung của bản tóm tắt phải được viết cho người đọc một cách có mục đích. Nếu kế hoạch được viết cho một nhà đầu tư, thì phải bao gồm những nội dung quan trọng về khía cạnh tài chính. Tương tự như vậy, tránh những thuật ngữ và khái niệm có thể không quen thuộc với người đọc.

Bắt đầu bản tóm tắt với một nhận định thú vị và thuyết phục là một trong những cách hiệu quả để lôi kéo sự chú ý của người đọc. Đó có thể là một câu chuyện ngắn rất thú vị (ví dụ như, đối với Purma Top Gifts, làm sao đá núi lửa từ 160 triệu năm trước đây tạo ra đồ trang sức bloodstone nổi tiếng của Purma), một câu hỏi (ví dụ, "quà tặng cho trẻ em nổi tiếng nhất của Purma là gì? Đáp là một tấm da cừu! Những tấm da cừu Soon Purmaian từ Purma Top Gifits sẽ đem đến sự ấm áp và thoải mái cho những đứa trẻ sơ sinh trên khắp thế giới."), hoặc một con số làm sửng sốt (ví dụ:" Trong năm 2001, trên 256000 khách du lịch với các khoản thu nhập vượt quá 40.000USD đã truy cập của Purma. Những khách du lịch cần có một nơi mà họ có thể mua những sản phẩm tốt nhất Purma cho các bạn bè, gia đình, và bản thân họ.

Ngoài ra, cách truyền thống để bắt đầu bản tóm tắt là ghi mục đích của doanh nghiệp, có thể tổng hợp những nhiệm vụ của công ty (ví dụ, "Purma Top Gifts là một hình thức kinh doanh điện tử bán hàng chất lượng cao của Purma-làm quà tặng và quà lưu niệm cho khách hàng những người muốn muốn Purma cung cấp sản phẩm tốt nhất ") và một vài câu về các sản phẩm hay dịch vụ kinh doanh sẽ được cung cấp.

Sau đó cố gắng nhấn mạnh một điểm quan trọng từ mỗi phần của kế hoạch - thị trường mục tiêu từ phần phân tích thị trường, thông tin về lợi thế cạnh tranh từ bản phân tích đối thủ cạnh tranh, lợi nhuận trên vốn đầu tư từ các báo cáo tài chính,...

Kết luận bản tóm tắt bằng cách nêu mục đích của kế hoạch kinh doanh điện tử (ví dụ, "Mục đích của kế hoạch này là để đưa ra đề xuất cuối cùng về trang Web của Purma Top Gifts và tìm kiếm nguồn tài trợ cho sự phát triển của nó.") và một điều cụ thể về những gì mong đợi ở người đọc.

6. 2.2.3. Độ dài của Bản tóm tắt


Hầu hết các ý tưởng kinh doanh cần dài hơn một trang để thông báo cho người đọc biết doanh nghiệp dự định kinh doanh về cái gì, nhưng cũng không nên nhiều hơn hai trang. Có một quy ước là nếu không thể tóm tắt kế hoạch kinh doanh của mình trong hai trang, thì người đọc sẽ cho rằng doanh nghiệp do dự và không biết cái nào là kế hoạch chính.

6.3. Mô tả chung về hoạt động kinh doanh: Sứ mạng, tầm nhìn, mục tiêu

6.3.1. Mô tả ý tưởng kinh doanh điện tử


Phần mô tả ý tưởng kinh doanh của kế hoạch kinh doanh điện tử là phần đầu tiên quan trọng cần phải viết.

Mô tả ý tưởng kinh doanh là gì?

Đây là phần mô tả bản chất và mục đích của ý tưởng kinh doanh. Mục đích của mô tả kinh doanh là giải thích và chứng minh ý tưởng kinh doanh.



Phân tích mô hình kinh doanh

Phần phân tích này đem lại cho người đọc cái nhìn toàn cảnh về những gì doanh nghiệp dự định thực hiện và làm thế nào doanh nghiệp có thể đạt được thành công với ý tưởng kinh doanh đó.

Phân tích về lĩnh vực kinh doanh: một lĩnh vực kinh doanh bao gồm một nhóm các doanh nghiệp sản xuất, bán và phân phối hàng hóa và dịch vụ giống nhau. Phân tích lĩnh vực kinh doanh sẽ giúp có được cái nhìn tổng thể về thực trạng cũng như về tương lại phát triển trong lĩnh vực đó.

Các vấn đề mà người đọc quan tâm trong mục phân tích này là:

+ Cơ hội kinh doanh thương mại điện tử

+ Tại sao nên thực hiện kế hoạch kinh doanh này thay vì kế hoạch kinh doanh khác.

Các nhân tố tác động tích cực và tiêu cực tới hoạt động kinh doanh này.

Sứ mệnh: Sau khi đưa ra bức tranh tổng thể về lĩnh vực kinh doanh thì nên tập trung vào phân tích doanh nghiệp trong đó nêu lên sứ mệnh của doanh nghiệp và phân tích tầm quan trọng của sứ mệnh này.

Mục tiêu kinh doanh: là những việc làm cụ thể để thực hiện được sứ mệnh đề ra.

Mục đích của dự án: nếu như sứ mệnh của doanh nghiệp nhấn mạnh tới các kế hoạch sẽ được thực hiện, mục tiêu nhấn mạnh tới làm thế nào để có thể hoàn thành sứ mệnh, thì mục đích của dự án sẽ trả lời khi nào, ở đâu, ai và làm thế nào để thực hiện các sứ mệnh đó.

Có thể có nhiều kế hoạch để đạt được một mục tiêu đề ra, và mỗi một kế hoạch sẽ có mục đích riêng. Chính vì vậy cần có một kết nối giữa mục tiêu kinh doanh với mục đích của từng kế hoạch.

Hầu hết các kế hoạch kinh doanh không bao gồm các mục tiêu của dự án. Tại sao? Trước tiên, mỗi mục tiêu có một số mục đích khác nhau. Thứ hai, các mục đích này sẽ khong được xem như là chiến lược của kế hoạch kinh doanh. Thứ ba, từ thực tiễn cho thấy để viết được mục đích cua từng kế hoạch là rất khó khắn.

Định vị giá trị: là một trong hai nhân tố quan trọng của mô hình kinh doanh. Nó mô tả các lợi ích mà sản phẩm hay dịch vụ một công ty cung cấp cho khách hàng và / hoặc đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người tiêu dùng . Nói cách khác, tại sao khách hàng nên mua sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn?

Định vị giá trị có thể dựa trên chi phí thấp nhất (buy.com), các dịch vụ khách hàng hoàn hảo (amazon.com), cắt giảm tìm kiếm sản phẩm (autobytel.com) hoặc chi phí nghiên cứu giá (deal-time.com), nghiên cứu thị trường (dell.com), hoặc cung cấp các sản phẩm tiêu dùng (anything left-handed).



Mô hình kinh doanh: Mỗi một kế hoạch kinh doanh ít nhất phải chỉ ra được mô hình kinh doanh cụ thể. Ví dụ như gian hàng ảo, Cổng giao dịch, môi giới giao dịch, hay trung gian tin cậy. Các nhà đầu tư sẽ bị ấn tượng khi mà doanh nghiệp có thể chỉ ra được các hoạt động kinh doanh trong một hoặc hơn môt mô hình kinh doanh.

Mô hình kinh doanh là hình thức kinh doanh của doanh nghiệp mà có thể tạo ra doanh thu để duy trì chính nó. Hai thành phần chính của các mô hình kinh doanh định vị giá trị và các mô hình doanh thu - làm thế nào một doanh nghiệp hoặc dự án tạo ra thu nhập.

Sau khi hoàn thành, có thể thêm vào bản kế hoạch bất cứ thông tin kinh tế có liên quan nào mà bạn cảm thấy cần thiết để những người theo dõi có thể hiểu rõ hơn về những gì bạn trình bày. Ví dụ:

- Bất kỳ những đặc điểm riêng và nổi bật của doanh nghiệp đối với khách hàng hay cái mà giúp cho doanh nghiệp thành công được.

- Hình thức kinh doanh của doanh nghiệp: độc quyền, hợp tác, hoặc liên doanh

- Nếu là doanh nghiệp nhỏ thì có thể đưa ra kế hoạch quản lý. Nếu doanh nghiệp là lớn, kế hoạch quản lý tốt nhất là đưa vào mục hoạt động

- Nếu hoạt động được nhiều người biết và / hoặc quan trọng, cho biết nơi sẽ triển khai kế hoạch

- Nếu doanh nghiệp đã được triển khai thì miêu tả ngắn gọn về doanh nghiệp và vị trí của doanh nghiệp trên thị trường.



Miêu tả về sản phẩm và dịch vụ: Doanh nghiệp sẽ cung cấp cho người đọc cái nhìn toàn diện về sản phẩm hay dịch vụ được cung cấp cho khách hàng. Ví dụ, sản phẩm bao gồm các đặc điểm như tính năng, thiết kế, phong cách, và màu sắc.

Các sản phẩm / dịch vụ phải được mô tả hoàn chỉnh, để người đọc hiểu rõ về sản phẩm / dịch vụ, nhưng không quá chi tiết hoặc cụ thể, để dẫn đến sự nhầm lẫn hay sao lãng của người đọc. Nếu gặp khó khăn trong việc miêu tả, hãy kèm theo hình vẽ trong bản miêu tả. Nếu một loạt các sản phẩm hoặc dịch vụ đang được cung cấp, nhấn mạnh các yếu tố cơ bản ban đầu sau đó liệt kê các sản phẩm còn lại ở đằng sau nó hoặc chèn thêm một bản phụ lục đầy đủ và bản kế hoạch. Cố gắng miêu tả sản phẩm theo góc nhìn của khách hàng.

Bản mô tả phải đưa ra lí do làm cho sản phẩm trở nên nổi bật và khác biết trên thị trường. Thông tin cụ thể sẽ được cung cấp trong phần phân tích đối thủ cạnh tranh. Nhưng nên có một phần sơ qua về đặc điểm riêng biệt và các yếu tố quan trọng nên được bao gồm để khách hàng có thể hiểu về sản phẩm/ dịch vụ tốt hơn.

Sau khi mô tả các sản phẩm hoặc dịch vụ, đưa ra những gì lợi ích mà khách hàng sẽ nhận được khi mua sản phẩm hoặc dịch vụ (ví dụ, những vấn đề đang được giải quyết). Phần này sẽ giải thích rõ về định vị giá trị được xây dựng trước đó.


6.3.2. Sứ mệnh của doanh nghiệp


Mỗi hoạt động kinh doanh đều có mục đích của nó và tầm nhìn xa của kế hoạch này. Mục đích và tầm nhìn phải được đưa ra trong sứ mệnh. Bản nhiệm vụ sẽ trở thành điểm khởi đầu cho sự phát triển của mục tiêu kinh doanh, và mục tiêu là những cơ sở cho việc thiết lập kết quả thực tế của kế hoạch kinh doanh.

Khái niệm sứ mệnh

Sứ mệnh là những gì mà doanh nghiệp cần đạt tới.

Các bước để xác định sứ mệnh của doanh nghiệp:

• Kinh doanh trong lĩnh vực nào?

• Loại hình kinh doanh muốn tham gia?

• Thị trường mục tiêu?

• Động lực thúc đẩy gì mà tiến hành kinh doanh vậy?

Đặc điểm của sứ mệnh:

- Tầm nhìn: sứ mệnh phải đưa ra được cái tầm nhìn lâu dài của doanh nghiệp. Sứ mệnh sẽ giúp cho mọi người hiểu được doanh nghiệp sẽ như thế nào, làm sao doanh nghiệp có thể đạt được tầm nhìn dài hạn. Vì vậy, một sứ mệnh thường xuyên có những cụm từ như "là tốt nhất", "chất lượng cao nhất", và "trên thế giới".

- Mang tính chất khái quát: Một công ty không thể hướng tới tất cả mọi người, nhưng sứ mệnh không nên giới hạn lĩnh vực phục vụ hoặc chuyên môn của một công ty quá hẹp. Đặc biệt là trong sự biến đổi nhanh trong của thế giới về thương mại điện tử, nhu cầu khách hàng và khách hàng có thể thay đổi nhanh chóng. Một sứ mệnh nên được mở rộng đủ để cho phép công ty đáp ứng nhu cầu mà không phải sửa đổi văn bản này hàng năm.

Ví dụ, nhiệm vụ ban đầu trong classmates.com là tập hợp học sinh một lớp ở trường trung học của Mỹ. Tuy nhiên, việc kinh doanh nhanh chóng tìm ra một thị trường trong các trường cao đẳng và đại học đồng thời, và đến lượt trong quân đội và nơi làm việc. Ngày sau đó classmate.com nhận ra rằng đây không chỉ kinh doanh lớp học, mà đây là kết nối mạng lưới các cá nhân với nhau. Giám đốc điều hành Michael Schutzer thừa nhận rằng ông sẽ chọn một sứ mệnh có tên khác và khái quát hơn để bắt đầu một công việc kinh doanh hiện nay. "Kinh doanh của chúng tôi cao hơn việc là nơi chia sẻ của các học sinh trung học," ông nói. "Nó là một mạng lưới cá nhân kết nối mọi người. "(Dot-com Content that Works?)

- Thực tế: Tầm nhìn xa cần phải được phù hợp với thực tế để có thể khả thi. Sứ mệnh bao gồm tất cả mọi thứ và quá nhiều hứa hẹn sẽ không đưa ra một cái nhìn rõ ràng về hoạt động kinh doanh. Một sứ mệnh xa vời với thực tế sẽ không có được sự tin cậy tuyệt cao. Thay vào đó, sứ mệnh tốt nhất là có kết nối trực tiếp và thuyết phục.

Ví dụ, trong tháng mười năm 2002, Microsoft đã thay đổi bản nhiệm vụ từ "Cho phép mọi người sử dụng phần mềm thông minh- bất kỳ lúc nào, bất kỳ nơi nào, và trên tất cả các thiết bị" thành "Cho phép mọi người và doanh nghiệp trên thế giới thấy được hết giá trị tiềm tàng” Bản nhiệm vụ mới chắc chắn có đủ khái quát, nhưng nó có thực tế? Nó co quá nhiều hứa hẹn? Nó có đưa ra được mọi yếu tố để thể hiện mục đích của Microsoft? Hầu hết người viết bản nhiệm vụ sẽ nghĩ rằng văn bản này là một bước lùi, bằng cách sử dụng những tiêu chuẩn được liệt kê ở đây.

- Có tính thúc đẩy: Sứ mệnh phải được viết bằng một cách mà nó thúc đẩy được sự cam kết với các nhân viên, khách hàng, đối tác, tài trợ về những gì công ty này sẽ làm hoặc sản xuất. Một số tổ chức nhấn mạnh giá trị thúc đẩy của một bản nhiệm vụ trên tất cả mọi đặc điểm, bằng cách sử dụng nó để diễn tả triết lý và giá trị của công ty.

- Ngắn gọn và súc tích: Sứ mệnh không nên dài hơn 25 chữ. Một số nhà tư vấn khuyên rằng văn bản này đủ ngắn để cho một nhân viên có thể dễ dàng nhớ nó và nói lại nó.

- Dễ hiểu: Bản này nên sử dụng ngôn ngữ đó thuyết phục và dễ hiểu. Ví dụ, một bản nhiệm vụ của công ty về công nghệ sẽ không bao gồm các từ khó hiểu hoặc thuật ngữ về công nghệ không quen thuộc với người không chuyên.

Ví dụ về sứ mệnh: Đôi khi cách tốt nhất để hiểu sứ mệnh là gì là xem các công ty khác đã lựa chọn sứ mệnh gì cho doanh nghiệp. Rõ ràng doanh nghiệp không nên sao chép sứ mệnh của một công ty khác vì sứ mệnh riêng giúp doanh nghiệp khẳng định vị trí của mình trên thị trường, và sẽ tránh không vi phạm bản quyền của công ty về vấn đề này.

Dưới đây là một số sứ mệnh của các công ty và các tổ chức:

• McDonalds: "McDonald's vision is to be the world's best quick service restaurant experience. Being the best means providing outstanding quality, service, cleanliness, and value, so that we make every customer in every restaurant smile"

• J. Sainsbury: " Our mission is to be the consumer's first choice for food, delivering products of outstanding quality and great service at a competitive cost through working faster, simpler, and together "

• Success Networks: " Our mission is to inform, inspire, and empower people and organizations to be their best - both personally and professionally."

• Big Binoculars: " Our mission is simply to offer our customers the most binocular aperture, at the highest quality, for the lowest price."

• Levi-Strauss: " We will market the most appealing and widely worn casual clothing in the world. We will clothe the world."

• OHCHR: " The mission of the Office of the United Nations High Commissioner for Human Rights (OHCHR) is to protect and promote all human rights for all ".



Cách viết sứ mệnh

Một tổ chức lớn đang hoạt động cần có một quá trình xem xét dài và tổng quát để đưa ra một sứ mệnh.

Một số bước định hình sứ mệnh:

• Liệt kê 5-10 từ hoặc cụm từ mô tả doanh nghiệp của bạn. Đánh dấu ba cái quan trọng nhất.

• Liệt kê 3-5 từ hoặc cụm từ mô tả hình ảnh lí tưởng của công ty với cái nhìn từ khách hàng.

• Liệt kê 3-5 từ hoặc cụm từ mô tả hình ảnh lí tưởng của công ty với cái nhìn từ một nhân viên và quản lý.

Tầm nhìn của doanh nghiệp phải tập trung vào các mục đích của doanh nghiệp:

• Liệt kê những cơ hội của thị trường và / hoặc nhu cầu của khách hàng mà công ty của bạn dự định tranh thủ (ví dụ như, value proposition của công việc kinh doanh).


• Ai là khách hàng của bạn? Liệt kê thị trường chính thứ nhất và thứ hai (thị trường mục tiêu được thảo luận trong Market Analysis lesson).

• Với suy nghĩ của khách hàng, liệt kê mỗi dịch vụ hay sản phẩm doanh nghiệp của bạn sẽ cung cấp.


6.3.3. Mục tiêu kinh doanh điện tử


Mục tiêu là miêu tả hoạt động cần phải làm hoặc nhiệm vụ cần hoàn thành. Công việc kinh doanh sẽ cần một vài mục tiêu, mỗi thứ vạch ra một điều kiện mong muốn trong tương lai, cái mà sự cố gắng hướng tới. Công việc kinh doanh sẽ thành công nếu mục tiêu được hoàn thành.

Hai mục đích song song của việc đặt ra mục tiêu là (a) để đặt ra một thước đo cho việc đánh giá sự thành công của công việc (b) đặt ra sự ưu tiên cho việc quản lý công việc và các nhân viên, những người sẽ giữ trách nhiệm hoàn thành công việc. Mục tiêu giúp các cấp quản lý tập trung vào các hoạt động chính để giảm thiểu những việc sao lãng, dẫn tới tiêu hao tài nguyên công việc mà hoàn thành được ít hơn cũng như thành công trong việc tiến hành sứ mệnh.



Đặc điểm của mục tiêu kinh doanh

Những đặc điểm chung:

+ Bắt nguồn từ sứ mệnh: Để viết được mục tiêu cần trả lời câu hỏi “Cần làm gì để hoàn thành sứ mệnh?”.

+ Mục tiêu có định hướng: Một mục tiêu kinh doanh phải đặt ra điều cần hoàn thành rõ ràng nhất có thể. Mục tiêu sẽ có hiệu quả nên ta dùng những động từ hướng hành động như phân phối, thực hiện, thiết lập và cung cấp; tránh dùng những từ ngữ yếu kém như: tạo thuận lợi hay phân tích (điều này có thể có nghĩa là chẳng có gì được hoàn thành).

+ Thời gian ngắn: Mục tiêu thường để chỉ tới việc lâu dài mà tổ chức cần phải hoàn thành trong 3 năm hoặc lâu hơn thế. Ngày nay, kinh doanh đang phát triển rất là nhanh và các công ty thương mại điện tử phát triển cùng với tốc độ phát triển của Internet. Vì thế, mục tiêu thường được áp dụng cho những khoàng thời gian ngắn hơn, ít khi nhiều hơn 3 năm và thường là một năm hoặc ít hơn. Phần lớn kế hoạch công việc sẽ có cả hai khung thời gian để hoàn thành công việc.

+ Cụ thể: một mục tiêu phải nêu ra trong một hoặc 2 câu. Mục tiêu càng được định nghĩa rõ ràng thì sẽ càng đạt được tới ( điều cần để đánh gía sự thành công).

+ Sự thử thách: Một mục tiêu cần thử thách những người có trách nhiệm hoàng thành nó. Để đạt được mục tiêu cần phải có nỗ lực trong đó.

Một số ví dụ về mục tiêu kinh doanh:

+ Tạo ra một cửa hàng trực tuyến chứa nhiều mặt hàng chất lượng mà các khách hàng của chúng ta muốn mua.

+ Thiết kế một trang web truy cập nhanh, dễ nhìn, sẵn sàng trả lời và chứa đầy đủ thông tin mà khách muốn tìm.

+ Thiết lập một hệ thống phân bố sản phẩm mà cung cấp sự linh hoạt và tinh cậy cho khách hàng.

+ Thiết lập một chương trình liên kết, chương trình sẽ tăng nhiều cơ hội trưng bày và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp và cung cấp thêm chương trình phục vụ khách hàng.

+ Quảng cáo qua các phương tiện truyền thông trực tuyến.

+ Đặt ra một cấu trúc quản lý cho phép hoàn thành công việc hiệu quả và có lợi nhuận.

Doanh nghiệp có thể dựa trên sứ mệnh đã đề ra để viết mục tiêu kinh doanh. Với sứ mệnh đã đề ra, liệt kê một danh sách những hoạt động sẽ thực hiện để hoàn thành sứ mệnh đó. Sau đó xác định khoảng thời gian hoàn thành và một đoạn giải thích ngắn về mục tiêu. Đặc biệt nhấn mạnh vào yếu tố thử thách và tính riêng của từng mục tiêu.


6.3.4. Mục đích của kế hoạch kinh doanh điện tử


Nhiều người cho rằng mục đích của kế hoạch chỉ là một phần của mục tiêu. Nhưng về cơ bản mục đích của bản kế hoạch là bắt nguồn từ mục tiêu kinh doanh, và thường chỉ cho ngắn hạn và cá biệt nhằm đạt được mục tiêu đề ra.

Các quy tắc đối với việc soạn ra các mục đích:

+ Cụ thể: mục đích cho biết chính xác đó là vấn đề gì, ở đâu, cần giải quyết khi nào và như thế nào.

+ Có thể tính toán đc: Mục đích cho biết chính xác vấn đề nào sẽ được thực hiện tốn bao nhiêu, thực hiện được nhiều như thế nào và kết quả ra làm sao.

+ Định hướng hoạt động: Mục đích sử dụng như là bản hướng dẫn hành động để đảm bảo rằng một số việc sẽ đc thực hiện.

+ Thực tế: mục đích là kết quả mà ta có thể đạt được trong khoảng thời gian cho phép.

+ Giới hạn thời gian: Mục đích bao gồm số ngày cụ thể để đạt đc.

Ví dụ; Mục tiêu của Purma Top Gifts tạo ra 1 trang web được thiết kế đẹp, dễ dàng chuyển đổi, trả lời và cung cấp cho những người ghé thăm có đc những thông tin mà họ cần. Một số mục đích như sau:

Một trang web nguyên mẫu với tất cả hơn 90% chuyên đề và thông tin đc lên kế hoạch sẽ có hiệu lực cho 20 ngày dùng thử trước ngày giới thiệu(khai trương).

Trang Purma Top Gifts sẽ đc nhà cung cấp bên ngoài đăng ký và sẽ có khoảng 99,5% giá trị thời gian sử dụng đối với các khách hàng.

Bất kỳ trang nào trên trang Purma Top Gifts cũng sẽ tải về trong vòng 12 giây hoặc sử dụng ít hơn 56kbps giải điều biến(modem), ở Mỹ có 90% tất cả các phiên bản dùng thử. Tất cả các trang sẽ được tải về trong vòng 17 giây hoặc ít nhất trong 100% của tất cả các trang dùng thử.

Trong một nhóm khách hàng thì 80% khách hàng của Purma Top Gifts sẽ đánh giá trang web ở thứ hạng 45 hoặc là cao hơn trên trang Web site scorecard..

Bất kỳ thông tin nào trên trang Purma Top Gifts cũng sẽ được cung cấp trong vòng 3 lần kích chuột từ trang chủ.

Cứ mỗi giây trên trang Web thì một bảng hướng dẫn chuẩn sẽ liệt kê ở cuối mỗi trang .

Một đường kết nối chú thích từ thư điện tử sẽ đc them vào ở cuối mỗi trang. Một người thăm trang Web gửi lời chú thích theo đường link này sẽ nhận được 1 lời đáp cá nhân trong vòng 1 ngày làm việc.



Каталог: books -> kinh-doanh-tiep-thi
kinh-doanh-tiep-thi -> CHƯƠng tổng quan môn học quản trị logistics kinh doanh 1Logistics trong nền kinh tế hiện đại
kinh-doanh-tiep-thi -> BÀi giảng quản trị chiến lưỢC Đối tượng: hssv trình độ Đại học, Cao đẳng, tccn ngành đào tạo: Quản trị Kinh doanh
kinh-doanh-tiep-thi -> Ứng dụng mô HÌnh 5 Áp lực cạnh tranh của michael porter trong kinh doanh siêu thị trêN ĐỊa bàn thành phố ĐÀ NẴNG
kinh-doanh-tiep-thi -> Có đáp án Trong quá trình sản xuất dịch vụ các yếu tố nào là đầu vào ngoại trừ
kinh-doanh-tiep-thi -> MỤc lục hình 3 MỤc lục bảng 3
kinh-doanh-tiep-thi -> Giới thiệu công ty: Lịch sử hình thành và phát triển
kinh-doanh-tiep-thi -> ĐẠi học duy tân khoa Ngoại ngữ Bài giảng ĐẠO ĐỨc nghề nghiệP
kinh-doanh-tiep-thi -> Khoa kinh tế du lịch giáo trình quản trị HỌC
kinh-doanh-tiep-thi -> TRƯỜng đẠi học kinh tế VÀ quản trị kinh doanh
kinh-doanh-tiep-thi -> Tài liệu – Nghệ thuật lãnh đạo Th. S vương Vĩnh Hiệp nghệ thuật lãnh đẠO

tải về 6.11 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   43   44   45   46   47   48   49   50   ...   56




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương