GS. ts. Ngnd. ĐÀo hùng cưỜng chuyêN đỀ tỔng hỢp hỮu cơ 2011 chưƠng I


NHỮNG PHẢN ỨNG TẠO THÀNH CACBÔCATION



tải về 4.59 Mb.
trang15/63
Chuyển đổi dữ liệu18.05.2018
Kích4.59 Mb.
#38557
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   63

2.1.1. NHỮNG PHẢN ỨNG TẠO THÀNH CACBÔCATION

2.1.1.1 Các phản ứng cắt liên kết C – X thành cacbôcation

a. Phân cắt liên kết C – Hal. Muốn cho liên kết C – Hal bị phân cắt dị ly điều kiện tốt nhất là Hal có khã năng hút electron mạnh, cacbôcation sinh ra có cấu trúc tương đối bền và dung môi có khã năng ion hoá cao. Ví dụ triphênylclomêtan là một chất rắn kết tinh không màu, không tan trong nước và dễ tan trong C6H6 hoặc CHCl3 cho dung dịch không màu và không dẫn điện do sự phân ly:


Lẽ tất nhiên các ion sinh ra đều bị sonvat hóa, trong các dung môi như nitrômêtan, axêtôn... triphênylclomêtan cũng bị phân ly nhưng ở mức độ yếu hơn. Vì dung dịch cacbôcation dẫn điện và có màu nên người ta có thể dùng các phương pháp vật lý để khảo sát. Chẳng hạn bằng phương pháp quang phổ người ta đã thiết lập được rằng ở 00c dung dịch 0,1M (C6H5)3C-Cl trong SO2 lỏng có chứa 3,2% ở dạng ion còn dung dịch 0,01M chứa 21%.

Trạng thái của liên kết C-Hal có thể thay đổi rõ rệt khi có tác dụng của các muối halôgenua kim loại có khã năng tạo muối phức với halôgen trong C-Hal, như: SnCl4, AlCl3, SbCl5, HgCl2... Thí dụ:



Qúa trình phân ly ở trên có thể xảy ra ngay trong các dung môi không phân cực như benzen, têtraclorua cacbon... Đáng chú ý là nhiều dẫn xuất halôgen, với halôgen ở nguyên tử cacbon bất đói, có thể tự raxemic hoá trong dung môi có khã năng ion hóa cao vì quá trình phân ly có tính thuận nghịch.



Nếu dẫn xuất halôgen không tự phân ly thành cacbôcation để raxemic hoá được thì người ta có thể những muối halogen kim loại như đã nói trên. Hiện tượng raxemic hoá ấy là cơ sở của một phương pháp khảo sát quá trình phân ly, đặc biệt là quá trình phân ly của những chất có độ phân ly kém.

b, Phân cắt liên kết C-OH. Liên kết C-OH rất khó tự phân ly thành cacbôcation và anion hyđroxyl. Chẳng hạn triphênylcation là một chất không màu và trung tính, không phân ly trong C6H6. Phân ly rất yếu trong SO2 lỏng nhưng trong axit sunfuric đặc hay axit fomic có phân ly mạnh cho ta những dung dịch màu vàng da cam. Quang phổ của các dung dịch này giống quang phổ của dung dịch (C6H6)3C

Vì phản ứng trên đã chuyển dung dịch một chất không màu thành dung dịch chất có màu (hoặc màu thẩm hơn) do hiện tượng tạo “muối” cho nên người ta cho đó là một ví dụ của hiện tượng halôcrôm (Halô-muối, rôm-màu)

Các ancolloaij béo bậc cao thí dụ (CH3)3COH cũng có khã năng tạo ra ion cacbôni trong axit sunfuric đặc. Thí dụ trimêtylcacbinol

c. Phân cắt liên kết C-C. Liên kết C-C nói chung khó phân ly thành ion. Tuy nhiên những dẫn xuất thơm của metan như têtraphênylmêtan, đimêtylphênylmêtan,...trong axit sunfuric ddawcjlaij có thể cho ta những dung dịch có màu và có tính huỳnh quang khi chiếu tia tử ngoại vào, do hiện tượng tạo thành cacbocation.

So sánh quang phổ electron của dung dịch trimêtylcacbinol và dung dịch đimêtylphênylcacbinol trong H2SO4 đặc với dung dịch trimêtylphênylmêtan người ta đi đến kết luận rằng trimêtylphênylmêtan bị phân cắt thành cation tecbutyl.



d. Một số hợp chất khác như este của axit vô cơ mạnh ROSO2H, ROSO2Ar, hoặc hợp chất azô trong những điều kiện thích hợp củng có thể phân ly thành cacbôcation. Thí dụ:




2.1.12. Các phản ứng cộng vào nối đôi tạo thanh cacbôcation

a. Cộng prôtôn vào nối đôi của anken: Khi có mặt axit mạnh alken có thể cộng hợp prôtôn thành cacbôcation.

nếu ion này rất ít bền nó sẽ chuyển hoá ngay. Ví dụ:



Để chứng minh rằng quả thực cacbôcation có sinh ra từ ken người ta so sánh phổ electron của 1,1- điphênylêtylen và của hai dung dịch này có phổ khã kiến rất giống nhau, điều đó chứng tỏ trong cả hai dung dịch đều tạo ra cacbôcation mêtylđiphênyl mêtyl.



b. Cộng prôn vào nhóm cabônyl:

Các anđêhyt và xêtôn - chưa no với độ liên hợp cao, có khã năng kết hợp prôtôn tạo thành cacbôcation chứa nhóm hyđrôxy ở ngay nguyên tử cacbon trung tâm. Thí dụ:

Phản ứng trên là một phản ứng halôcrôm.

Trong số các phản ứng tạo thành cacbôcation chúng ta còn phải kể đến các quá trình tạo thành hợp chất thơm không có vòng bền như ion triphênyl-xycclôpropenili, đication têtraphenyl-xycclôpropenili...


Каталог: 2014
2014 -> -
2014 -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
2014 -> QUẢn lý nuôi trồng thủy sản dựa vào cộng đỒNG
2014 -> CÔng ty cổ phần autiva (autiva. Jsc)
2014 -> CÙng với mẹ maria chúng ta về BÊn thánh thể with mary, we come before the eucharist cấp II thiếU – camp leader level II search
2014 -> Part d. Writing 0 points)
2014 -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
2014 -> Mẫu số 01. Đơn xin giao đất/cho thuê đất/cho phép chuyển mục đích sử dụng đất
2014 -> Biểu số: 22a/btp/cn-tn
2014 -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam thành phố HỒ chí minh độc lập Tự do Hạnh phúc

tải về 4.59 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   63




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương