Giáo trình Địa lý du lịch



tải về 1.09 Mb.
trang4/17
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích1.09 Mb.
#1820
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17

Đình làng Đình Bảng

Thuộc huyện Từ Sơn, cách Hà Nội 20 km. Đây là một ngôi đền cổ kính nổi tiếng nhất ở Kinh Bắc. Đình được xây dựng năm 1700-1736 mới được hoàn thành. Đình thờ 3 vị thành hoàng: Cao Sơn Đại Vương(thần đất), Thuỷ Bá Đại Vương(thần nước) và Bach Lệ Đại Vương( thần trồng trọt).

Toà bái đường của đình nền hình chữ nhật, dài 20 m, rộng 14m chia làm 7 gian, 2 chái. Nền cao bó vỉa đá xanh có bậc cấp. Vẻ đồ sộ của đình thể hiện qua phần mái toả rộng và những cột lim hiếm thấy ở những ngôi đình khác. Có khoảng 60 cột lim lớn nhỏ, đường kính từ 0,55-0,65m. Hoa văn trang trí trên các cấu kiện kiến trúc rất đa dạng, chạm trổ tinh vi, trau chuốt, hài hoà.Kết cấu bộ khung đình khá vững chắc, gắn với nhau bằng các loại mộng. Trong đình có bức chạm nổi “bát mã quần phi” với đường nét tài hoa phóng khoáng diễn tả các cảnh sinh hoạt vô cùng sống động. Đình Đình Bảng là ngôi đình cổ, đẹp nên rất hấp dẫn khách du lịch.

Đình Cổ Mễ

Thuộc làng Cổ Mễ phường Vũ Ninh, thị xã Bắc Ninh là 1 ngôi đình lớn được dựng năm 1681. Đình được dựng theo kiểu chữ nhất với 5 gian, 2 vì. Đình thờ Trương Hống, Trương Hát và những anh hùng có công giúp Triệu Quang Phục( 549-570) chống giặc Lương.

Các mảng chạm khắc gỗ trong đình Cổ Mễ rất đẹp, thể hiện nội dung theo các đề tài “long vân đại hội”, “ngũ hổ tranh châu”.

Kiến trúc đình Cổ Mễ mang những nét rất tiêu biểu cho mô típ đình làng ở đồng bằng Bắc Bộ, của làng quê Việt Nam.



Di tích phòng tuyến sông Như Nguyệt

Di tích lịch sử này thuộc thôn Thọ Đức, Tam Đa, huyện Yên Phong. Ngày xưa tại Thọ Đức, Lý Thường Kiệt đã cho xây dựng nhiều trợ quân lớn hiện vẫn còn dấu tích trong lòng đất: trại Chỉnh, trại Chùa, trại Quýt, trại Mái Am.Trên khu vực Bãi Miễu, Lý Thường Kiệt cho xây dựng 1 phòng tuyến lớn chặn giặc ở cửa sông Thọ Đức. Xung quanh là các khu hậu cần: kho Dốc Gạo, kho Cung và gò Cung, kho Gươm và Gò Gươm.

Trong kháng chiến chống Tống 1077, khu vực Thọ Đúc được xây dựng thành phòng tuyến kiên cố trong hệ thống phòng tuyến sông Như Nguyệt. Cánh quân đóng ở đây có nhiệm vụ chặn mũi tiến quân của giặc từ phía núi Tiêu Lát tràn sang và làm nhiệm vụ ứng cứu cho 2 cánh quân ở khu vực Như Nguyệt và Thị Cầu. Cùng với 2 cách quân này đã tạo nên chiến thắng vang dội của quân dân nhà Lý năm 1077, đập tan nạn xâm lăng của nhà Tống.

Toàn bộ khu vực Thọ Đức ngày nay vẫn nằm trên 1 dọi đất cao so với xung quanh. Đình, đền, chùa Thọ Đức cũng là những di tích lịch sử nằm trong hệ thống phòng tuyến Như Nguyệt trong cuộc kháng chiến chống Tống(1077).



Di tích núi Dinh

Núi Dinh còn có tên gọi là núi Thanh hay núi Pháo Đài, nằm trên đất của 2 phường Thị Cầu và Đát Cầu, thị xã Bắc Ninh. Trong lịch sử các cuộc kháng chiến chống xâm lược, núi Dinh luôn là điểm nóng, là phòng tuyến và cũng là nơi diễn ra nhiều cuộc chiến đấu ác liệt giữa ta và địch.

Tại núi Dinh, trong cuộc kháng chíên chống Tống thế kỉ 11, Lý Thường Kiệt cho quân và dân xây dựng phòng tuyến sông cầu thành 1 phòng tuyến chống giặc vững chắc. Dưới sự chỉ huy tài tình của ông, đại quân đóng ở núi Dinh đã tổ chức phòng ngự và tấn công đánh bại đạo quân chủ lực của Quách Quỳ.

Thế kỉ 13, trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nguyên Mông, Trần Quốc Tuấn cũng cho xây dựng hệ thống phòng thủ ở Xương Giang và Thị Cầu.

Đầu thế kỷ 15,quân Mimh sang xâm lược và đã đóng quân ở đây(thành Thị Cầu) .Tháng 3/1427 toàn bộ quan Minh đóng ở thành Thị Cầu đã kéo nhau ra đầu hàng.

Thời Tây Sơn ,khu vực núi Dinh –thành Thị Cầu cũng là nơi đóng quân của nghĩa quân.Tại đây đã xảy ra cuộc giao chiến ác liệt giữa quân ta do tướng Phan Văn Lân chỉ huy với quân xâm lược Mãn Thanh.

Tháng 3/1946 ,núi Dinh là nơi tiếp đón chủ tịch Hồ Chí Minh khi người về thăm Bắc Ninh.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ,trận địa pháo cao xạ đóng trên núi Dinh cùng với các trận địa xung quanh đã bắn rơi 5 máy bay Mỹ.

Núi Dinh là một di tích lịch sử,một điểm tham quan của du khách khi tới thăm vùng đất kinh Bắc thơ mộng.

Đình Diềm

Ngôi đình thuộc thôn Viêm Xá(Diềm) ,xã Hoà Long,Yên Phong,Bắc Ninh ,là một trong số những ngôi đình nổi tiếng còn lại ở làng quê Việt Nam .Đình thờ Trương hống, Trương Hát ,có công đánh quân xâm lược nhà Lương.Đình được xây dựng vào đời Lê Hy Tông(1692).Làng Diềm là một làng cổ,nằm trên núi Quả Cảm và Sông Cầu,tạo nên vẻ đẹp “sơn thuỷ hữu tình”.

Đình nằm ở đầu làng ,tiếp đến là một sân gạch rộng,rồi 3 khối kiến trúc:đại đình,ống muống và hậu cung.

Đại đình được dựng trên nền cao bó đá xanh,4 cột cái cao to đỡ bộ khung nâng mái.Nổi bậc nhất trong toà đại đìmh là tấm võng lớn,kiểuhình hộp lồng vào nhau,sơn son thếp vàng rực rỡ ,dày đặc các hoạ tiết trau chuốc,tỉ mỉ và sinh động.Tấm cửa võng án ngữ hết chiều rộng phía trên gian giữa từ thượng lương buông xuống và lùi dần về phía sau tới 2 cột cái ở trong rồi chuyển thành 3 mảng diềm bọc lấy khung cửa cấm .Ngoài những hình trang trí thường gặp như;rồng,phượng,mây,núi,hoa,lá,muông thú…còn có những hình thiếu nữ trong tư thế cưỡi rồng duyên dáng.Trong đình còn có đôi phỗng bằng gỗ hình thù kì dị ,khuôn mặt rất hài hước;có chiếc độc bình gốm lớn ,trang trí hổ phù ,rùa phun nước,rồng phượng chầu mặt trời…

Tại đây hàng năm làng tổ chức lễ hội.Đình Diềm là một di tích kiến trúc nghệ thuật đã được nhà nước xếp hạng.

Làng tranh Đông Hồ

Đây là một làng nghề vẽ tranh dân gian nổi tiếng của Việt Nam ,tên là làng Đông Hồ,huyện Thuận Thành.

Nghề vẽ tranh dân gian của làng Đông Hồ đã có từ rất lâu đời.Trước đây họ vẽ tranh phục vụ tết Nguyên Đán.Ngày nay tranh Đông Hồ có thể phục vụ mọi nhu cầu của khách hàng .Nguyên liệu để vẽ tranh là giấy dó(giấy được làm bằng cây dó giã nhỏ,lọc và cán mỏng),màu ve lấy từ chất liệu thiên nhiên như gạch non,lá cây,rễ cây ,đốt thành than,mài ra.Muốn có màu nền lấp lánh,họ phải dùng vỏ sò ,nghêu(còn gọi là điệp) nung lên thành vôi,giã nhỏ, trộn với nhựa cây, phết đều lên giấy dó để tạo ra sự độc đáo. Hầu hết tranh Đông Hồ đều phản ánh ước nguyện hoà bình, hạnh phúc, ấm no. Có 1 số tranh vẽ về động vật như bò, lợn, chó, mèo đều là những con vật gần gũi với người nông dân. Đặt biệt một số tranh với mảng đề tài “hứng dừa”, “đám cưới chuột”, “đánh ghen” rất hấp dẫn khách trong và ngoài nước. Hiện nay, người làng tranh Đông Hồ còn làm thêm đồ hàng mã để phục vụ việc tế, lễ.
Hàng năm, chợ tranh được họp vào dịp tết Nguyên Đán tại đình Đông Hồ.

Khách ở quanh vùng và ở các tỉnh xa nô nức về chợ để mua tranh. Hội thi đồ mã cũng được tổ chức tại đình từ chiều 14 tháng 3 đến ngày 18 tháng 3 âm lịch hằng năm. Chợ tranh và hội thi đồ mã được tổ chức hằng năm phần nào phản ánh được nét đặc thù trong hoạt động kinh tế-văn hoá của người dân làng Đông Hồ.



Làng nghề Đại Bái

Đại Bái thuộc huyện Gia Bình là địa phương chuyên sản xuất các sản phẩm bằng đồng(đồng gò, đồng đúc). Ngày trước ở đây hình thành các phường thợ, xóm Tây là phường sản xuất mâm; xóm Ngoài là phường sản xuất nồi; xóm Giữa là phường sản xuất ấm siêu và xóm Sôn là phường sản xuất chậu. Ngoài ra còn 1 phường chuyên tổ chức khâu tiêu thụ sản phẩm và cung cấp nguyên vật liệu, gọi là phường chợ.

Lễ giỗ tổ nghề của người thợ đồng Đại Bái được tổ chức vào ngày 29 tháng 9 âm lịch, đó là ngày mất cuả vị tổ sư Nguyễn Công Truyền. Lệ ở đây quy định tất cả những người đến tuổi 49 năm đó(tuổi ra lềnh) đều phải đến thắp hương ở đền thờ tổ. Nếu ai ở xa không về được thì có thể gửi hương nhờ bạn cùng lứa tuổi thắp hộ.

Đình Long Phúc

Được xây dựng vào thời Lê cách thị xã Bắc Giang 8 km về phía nam.

Đình thờ 6 vị Đại Vương và Anh Tôn Công chúa là những người có công lớn với dân với nước.

Toà đại đình gồm 5 gian ,2 chái ,mái lợp ngói mũi hài.Đình có kết cấu độc đáo ,vì chèo chồng rường ,giá chiêng và 7 hiên ,gỗ làm đình là gỗ lim với những mảng chạm khắc tinh vi,mang đậm màu sắc dân tộc.

Hiện nay đình còn lưu giữ một số tài liệu và hiện vật có giá trị nghiên cứu khoa học và giáo dục truyền thống đó là các bức đại,hương án,đoò thờ cúng,1 bài vị bằng đá,1 bài vị bằng gỗ sơn son tư thếp vàng,1 ngựa gỗ,2 câu đối….

Tháp Bình Sơn (Vĩnh Phúc)

Tháp nằm gần kề với chùa Vĩnh Khánh (chùa Then) thuộc địa phận thôn Bình Sơn, xã Tam Sơn, huyện Lập Thạch. Tháp được xây dựng vào thời Lý-Trần.

Tháp Bình Sơn cao khoảng gần 16m. Tháp có 11 tầng, mỗi tầng có mái lượn cong. Lòng tháp rỗng, bệ tháp hình vuông mỗi cạnh dài 4,45m và được thu nhỏ dần đến đỉnh. Tầng trên cùng của tháp mỗi cạnh dài 1,55m. Tháp được xây bằng gạch đất nung già, màu đỏ sậm, rắn chắc như sành, móng tháp được xây bằng gạch vồ, sâu tới hơn 1m. Mặt ngoài các tầng tháp được ốp gạch mịn mặt, màu đỏ sậm, có hoa văn trang trí với đường nét cầu kì tinh xảo, hài hoà giữa các tầng tạo thành 1 khối kiến trúc hoàn hảo ở mỗi góc độ.

Trải qua nhiều thế kỉ, tháp đã bị nghiêng lệch và sụt lỡ một số chỗ và đã được trùng tu năm 1972, nền tháp được tôn cao 4m bằng 1 bệ bê tông, kiến trúc được bảo tồn như cũ.

Tháp Bình Sơn là một di sản của nghệ thuật kiến trúc độc đáo đời Lý-Trần còn được bảo tồn nguyên vẹn cho tới ngày nay.

Danh thắng Tây Thiên (Vĩnh Phúc)

Quần thể di tích Tây Thiên bao gồm: đền Chân Suối, đền Dầu, đền Cả, đền Thỏng, đền Cô, đền Cậu, chùa Đổng Cổ và đền Tây Thiên thuộc địa phận xã Đại Đình, huyện Tam Dương. Đền Tây Thiên ở độ cao 600m, thờ Nữ Chúa Tam Đảo Năng Thị Tiêu. Tục truyền Bà là một trong 7 tiên nữ được Ngọc Hoàng phái xuống hạ giới để chữa bệnh, cứu độ chúng sinh. Bà đã kết duyên cùng vua Hùng Vương thứ 6(Lang Liêu) và Bà đã có sắc phong là Quốc Mẫu Tây Thiên.

Đường lên đền Tây Thiên phải vượt qua nhiều khe, suối sâu, sườn núi dốc, rừng rậm. Cách Tây Thiên khoảng 500m gần Tháp Bạc(cùng tên với Tháp Bạc ở Tam Bảo) là động Sách Hoa.Đi theo hướng Tây khoảng 1km có chùa Đồng Cổ, đang lưu giữ hai pho tượng đồng quí.

Đến Tây Thiên, là chuyến hành hương, leo núi, vãn cảnh. Khu danh thắng này đã được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hoá năm 1991.

Đình thuộc làng Phú Mỹ, huyện Mê Linh. đình thờ vợ chồng Hùng Thiên Bảo-Trần Hang, hai tướng của Hai Bà Trưng.

Đình Phú Mỹ là 1 công trình kiến trúc mang đậm phong cách thế kỉ 18.

Đại đình gồm 5 gian hai chái có chuôi vo theo kiểu “tàn đao lá mái” .Các đầu cong vút,bang đao bịt gỗ thành nhiều lớp tạo thành hoa văn lá sồi. Kiến trúc của đình nổi thiêng về điêu khắc và trang trí.Các đầu tư, đầu bảy, câu đầu, ván giỏ được chạm nhiều đề tài:tam đa, người giao đấu với rồng,người cưỡi rồng ,mây, tứ linh…Đình còn rất nhiều bức chạm mang phong cách kiến trúc thế kỷ 18.

Đình Hương Canh (Vĩnh Phuc)

Thuộc huyện Bình Xuyên,được xây dựng vào đời Vĩnh Thịnh(1705-1719),kiến trúc theo kiểu chữ công gồm nhiều phương đình,thượng điện và hậu cung .

Trong đình có nhiều bức cham trổ tinh vi với các chủ đề “tứ linh”, “tứ quý” ở các bức cốn,cửa võng…mang đậm phong cách nghệ thuật điêu khắc thời hậu Lê.

Đình Hương Canh là một di tích văn hoá đã được xếp hạng.



Đình Thổ Tang (Vĩnh Phúc)

Đình thuộc xã Thổ Tang,huyện Vĩnh Tường,được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ 17. Đình Thổ Tang với kiến trúc cổ truyền phản ánh tư duy dân dã của người nông dân bằng các bức chạm trổ thể hiện cảnh sinh hoạt của người nông dân,cảnh trai gái tình tự,đá cầu, đánh thổ, đánh vật, chuốc rượu…Đình Thổ Tang là một đình cổ.



Chùa Đức La ( Bắc giang)

Chùa có tên chữ là Vĩnh Nghiêm tự,cách Hà Nội 80km về phía Bắc,chùa toạ lạc trên thôn Quốc Khánh,xã Trí Yên,huyện Yên Dũng.

Chùa được xây dựng vào đầu đời Trần,nằm trên một khu đồi thấp sau lưng là dãy núi cô Tiên,bên trái sát bờ sông Lục.Trước mặt là những cánh đồng rộng ,xen kẽ xóm làng ,mờ xa là dãy núi Nham Biền nên thơ.

Kiến trúc chùa Đức La gồm có 4 khối chính. Khối thứ nhất gồm có chùa Hộ, toà Thiêu Hương, chùa Phật. Chùa Hộ có bài trí nhiều tượng. Toà Thiêu Hương lộng lẫy với 3 lớp hoành phi và cửa võng thếp vàng ,gian thứ hai bày nhiều tượng phật và tượng các vị la hán. Chùa Phật là thế giới của tượng phật, mang dấu ấn kiến trúc thời Lê. Khối thứ hai là nhà Tổ đệ nhất.Kiến trúc đơn giản,đặc biệt có tấm hoành phi “Trúc Lâm hội thượng vpí 3 pho tượng Trúc Lâm Tam tổ.Khối thứ ba là gác chuông cao 2 tầng mái và khối thứ 4 là nhà Tổ đệ nhị,có 2 pho tượng Tổ tiêu biểu cho nghệ thuật tạc tượng thời Nguyễn.

Trải qua thời gian,cả 4 khối kiến trúc vẫn còn nguyên vẹn.Chùa từng là nơi thuyết pháp của Trúc Lâm Tam tổ(Trần Nhân Tông,Pháp Loa,Huyền Quang) và là nơi dịnh chức danh cho các tăng sĩ thời Trần,chùa đã được trùng tu nhiều lần.

Chùa Bổ Đà (Bắc giang)

Chùa thuộc xã Tiên Sơn,huyện Việt Yên là trung tâm phật giáo thời nhà Lê,vốn có nguồn gốc từ thời Lý thế kỷ11.

Chùa nằm trong một khuôn viên rộng có cảnh núi non đẹp, hấp dẫn du khách.Hiện nay chùa Bổ Đà vẫn là nơi huấn luyện tăng ni,phật tử của hội Phật giáo tỉnh.

Đình Lỗ Hạnh (Bắc giang)

Đình ở xã Đông Lỗ,huyện Hiệp Hoà ,là công trình kiến trúc độc đáo được xây dựng từ thời nhà Mạc,thế kỷ 16(1576).

Lúc đầu đình Lỗ Hạnh chỉ là một toà đại đìmh hình chữ “nhất”.Năm 1850,đình được sữa chữa thêm hậu cung thành chữ “công” và 2 dãy tả hữu vu phía trước. Đình gồm 5 gian,2 chái 48 cột.Chu vi cột cái 1,42m,cao 4,61m.Nền đình dài 23,5m,lòng đình rộng 12,3m.Các vì gian giữa kết cấu theo kiểu chồng rường-giá chiêng;vì gian bên kiểu ke chuyền-giá chiêng ,các xà ngang liên kết với các vì chuyền vươn xa đưa đầu mái vượt ra không gian khá lớn.Nhìn chung kiến trúc đình Lỗ Hạnh trông đồ sộ mà không nặng nề nhờ các bờ cong của 4 mái tương phản với mặt sân rộng trong điểm trung tâm của làng xã.

Đình Lỗ Hạnh đến nay vẫn còn giữ được nhiều di vật khác:bộ tranh gỗ phủ sơn đầu thế kỷ18-19 vẽ cảnh Bát Tiên dài 2,23m,cao 1m;đôi nghè gỗ thế kỷ 17 sơn son thếp vàng,tượng bà Chúa Tiên Dung cùng bài vị Cao Sơn Đại Vương,thần Thành Hoàng làng.



Đình Thổ Hà (Bắc giang)

Đây là ngôi đình được dựng vào thời Lê Hy Tông trên khu đất rộng 3000m2 có nhiều cây cổ thụ thuộc làng Thổ Hà,huyện Việt Yên.

Đình được dựng theo kiểu chữ công,toà bái đường dài 27 m ,rộng16m,dựng trên nền cao 0,5m xung quanh có bó đá tảng xanh chia làm 3 cấp,mái đình lợp ngói mũi hài to bản,4 góc là những đầu đao cong vút.Đầu bờ nóc uốn quanh hình lưỡi liềm,góc mái có gắn nghê,thú nhỏ bằng sành nung già lửa đỏ tía.Có tất cả 22 đầu bẩy lực lưỡng,chạm rồng,nghê,mây,thú rất trau chuốt.Bái đường chia làm 7 gian,48 cột lim,bộ khung mái chạm trổ tinh vi,nhiều cảnh trí sinh động.Đặc biệt có khá nhiều hình thiếu nữ mặc váy dài ,yếm,tóc búi trần hoặc chít khăn với nét mặc rạng rỡ trong tư thế cưỡi phượng,đè rồng,hoặc đang nhảy múa giữa các lớp mây bồng bềnh.Lòng bái đường lát đá xanh nhẵn bóng.Bức cửa võng thếp vàng chạm trổ lộng lẫy làm cho bái đường càng thêm trang nghiêm cổ kính.

Theo tấm bia cổ để lại,đình Thổ Hà là công sức đóng góp của toàn thể dân làng Thổ Hà.Ngôi đình là công trình thể hiện niềm tự hào của các thế hệ người dân Thổ Hà.



Di tích cách mạng Hoàng Vân (Bắc giang)

Di tích thuộc huyện Hiệp Hoà ,được goi là ATK, là căn cứ chuẩn bị cho công cuộc giành độc lập,nơi ở của các đồng chí lãnh đạo trung ương Đảng thời kỳ tiền khởi nghĩa(1940-1945) .Nơi đây có 7 di tích được công nhận là di tích lịch sử cách mạng như đình Hoàng Vân,đình Vân Xuyên,Nghè Sư,đình Xuân Biểu,xóm Đá….


2.1.2-VÙNG DU LỊCH DUYÊN HẢI ĐÔNG BẮC:

Chùa thuộc huyện Hồ Nam, quận Lê Chân, cách trung tâm Hải Phòng 2 km về phía Tây Nam .Chùa được xây dựng vào đời Tiền Lê (980-1009). Vua Trần Nhân Tông (1258-1308) vị vua mộ đạo phật đã từng đến giảng đạo tại Phúc Lâm Tự . Chùa được trùng tu nhiều lần.Ngày nay,chùa Dư Hàng được xếp hạng là một di tích lịch sử .Chùa còn lưu giữ nhiều hiện vật quý:tượng phật,đỉng đồng,chuông,khánh,đặc biệt là bộ sách Kinh Tràng A Hàm là tài liệu cổ về giáo lí đạo Phật.



Đình Hàng Kênh:

Đình được dựng vào thế kỷ thứ 17-18 ,đến năm 1905 được mở rộng như ngày nay.Đình còn có tên là đình Nhân Thọ.

Đình Hàng Kênh là một công trình có giá trị lớn về điêu khắc gỗ.Trong đình có 156 mảng chạm khắc ,con rồng là đề tài chính .Toàn bộ công trình chạm khắc tới 308 hình rồng to,nhỏ khác nhau .Trong đình có tượng vua Ngô Quyền và kiệu bát cống là hiện vật có giá trị mỹ thuật cao.

Hàng năm từ ngày 16 đến 18/2 âm lịch ,đình mở hội có tế lễ,diễn chèo,tuồng,ca trù,chầu văn và các trò chơi cờ tướng,đấu vật,chọi gà… thu hút đông đảo nhân dân tham gia.



Khu di tích Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm:

Khu di tích thuộc thôn Trung Am ,xã Lý Học ,Vĩnh Bảo,Hải Phòng ,gồm 89 hạng mục:tháp bút Kinh Thiên;đền thờ dựng khi cụ mất (1585) với ba gian tiền đường ,hai gian hậu cung ,phía trước có hai hồ nước tượng trưng cho trời và đất ,bức hoành phi trong đền ghi 4 chữ “An Nam Lý Học”;nhà trưng bày thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Bỉnh Khiêm,phần mộ cụ thân sinh ở phía sau đền ;tượng Nguyễn Bỉnh Khiêm bằng đá cao 5,7 m ,nặng 8.5 tấn;hồ bán nguyệt rộng khoảng 1000 m2;chùa Song Mai;Nhà Tổ có tượng thờ bà Minh Nguyệt ,vợ của Nguyễn Bỉnh Khiêm và Quán Trung Tân,nơi lưu giữ quan niệm mới về chữ “trung” hướng lòng theo “chí trung chí thiện”.

Ngày nay khu di tích đã dược xây dựng khang trang,trở thành điểm du lịch văn hoá lớn của khu vực ,là nơi tổ chức các lễ hội lớn kỉ niệm danh nhân văn hoá Nguyễn Bỉnh Khiêm .

Đền Nghè :

Đền nằm ở trung tâm thành phố ,cách Nhà hát thành phố chừng 600 m về phía Tây- Nam.

Đền thờ bà Lê Chân,một nữ tướng của cuôc khởi nghĩa Hai Bà Trưng thế kỉ thứ I(40-43),người lập ra làng An Biên ,tiền thân của thành phố Hải Phòng sau này .

Lúc đầu,đền là một miếu nhỏ .Năm 1919,toà hậu cung của đền được xây dựng,năm 1926 toà tiền bái được xây dựng.Đây là một tổng thể di tích văn hoá-kiến trúc gồm voi đá,ngựa đá,sập đá,bia đá….



Đình Nhân Mục:

Đình ở làng Nhân Mục ,xã Nhân Hoà ,huyện Vĩnh Bảo,được xây dựng vào thế kỉ 17.Đình đã được trùng tu nhiều lần.Lần trùng tu cuối cùng vào năm 1941.

Đình gồm 5 gian tiền đường,dài 15 m,rộng 5m.Hậu cung dài 9m,rộng 1m.Đình lợp ngói mũi hài .Ngôi đình nay còn giữ được nét kiến trúc tiêu biểu của thế kỉ 17 .Đao đình là sự tiếp nối của bờ xối kết hợp với mái tàu .Đặc biệt đình có bộ khung sườn bằng gỗ tứ thiết được liên kết bằng vì kèo xà với kỹ thuật sâm mộng.

Đình Nhân Mục có nhiều cổ vật quý được gìn giữ như kiệu bát cống thế kỉ 17,bia đá cao 1,8m,dài 0,26m là tác phẩm chạm khắc tuyệt vời vào năm 1694,bình pha trà gốm men ngoc thế kỉ 14.Đình Nhân Mục còn là nơi bảo lưu các sinh hoạt văn hoá cổ truyền của dân tộc.Hàng năm tại đây trong ngày hội có nghệ thuật múa rối nước rất độc đáo của vùng.



Chùa Phổ Chiếu:

Chùa được xây dựng năm 1953 do sư Ngô Chân Tử kiến lập và trụ trì,ở phường Dư Hàng Kênh,Quận Lê Chân.

Lúc đầu,chùa thờ Tam Giáo đồng nguyên.Đến năm 1954,một hoàthượng thuộc phái Lâm Tế về trụ trì,trùng tu và mở rộng ngôi chùa ,thờ Phật,đổi tên chùa là Phổ Chiếu.

Chùa hiện còn giữ một số di vật bằng đất nung và đá cổ ,các mảng trang trí ở tháp cổ Tường Long,những tháp đất nung cổ,4 tầng ,có 4 cạnh ,cao 0,35m.



Cụm di tích lịch sử văn hóa Yên Tử

Vị Trí: Tại khu vực x Thượng Yên Công, thị x Uơng Bí, tỉnh Quảng Ninh (cch trung tm thị x Uơng Bí 20km về phía Bắc).

Đây là một hệ thống di tích lịch sử,văn hoá gồm 11 ngôi chùa, nhiều am tháp và bia tượng; được xây dựng từ thời nhà Trần cách đây 7 thế kỷ. Cha Yn Tử nằm trn dy ni cng tn, được xếp vào hàng danh sơn của đất nước có đỉnh cao nhất là 1068m. Đây là nơi phát tích của thiền phái Trúc Lâm Tam Tổ, một thiền phái Phật giáo mang đậm màu sắc dn tộc Việt Nam do vua Trần Nhn Tơng sng lập từ thế kỷ 13. Du khách đến thăm Yên Tử, ngoài việc đi bộ leo núi trên con đường hành hương truyền thống cịn cĩ thể được thưởng ngoạn phong cảnh núi rừng Yên Tử bằng hệ thống cáp treo hiện đại từ chân núi đến cha Hoa Yn. Lễ hội Yên Tử bắt đầu từ ngày mùng 10 tháng giêng âm lịch, kéo dài trong suốt cả mùa xuân.

Cụm di tích núi Bài Thơ

Vị trí: Phường Bạch Đằng – trung tâm thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh; là một quần thể di tích lịch sử ,văn hoá bao gồm: núi Bài Thơ, chùa Long Tiên và đền thờ Trần Quốc Nghiễn.

Núi Bài Thơ: Cao khoảng 200m, tựa như một ngọn tháp khổng lồ bên bờ vịnh Hạ Long. Trước đây núi có tên gọi là Truyền Đăng. Năm 1468 vua Lê Thánh Tông trong một lần tuần du ở vùng biển An Bang (Vịnh Hạ Long ngày nay) đ ứng tc một Bi Thơ và cho khắc vào vách núi phía Nam. Từ đó núi mang tên là núi Đề Thơ, sau gọi là Bài Thơ. Ngoài Bài Thơ của vua Lê Thánh Tông, hiện nay trên vách núi phía Đông Nam cịn cĩ Bi Thơ họa của chúa Trịnh Cương (năm 1729) và chùm Bài Thơ của một số danh nhân thời Nguyễn .

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, núi Bài Thơ cịn gắn liền với những sự kiện lịch sử đấu tranh cách mạng của quân và dân vùng mỏ. Ngày 1.5.1930 lần đầu tiên lá cờ đỏ búa liềm tung bay trên đỉnh núi, mở đầu giai đoạn mới trong phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân vùng mỏ dưới sự lnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, núi Bài Thơ là trạm gác phịng khơng, hang tr ẩn cứu thương, phục vụ chiến đấu và là nơi đặt trung tâm điện chính của Bưu Điện tỉnh Quảng Ninh.

Đền thờ Trần Quốc Nghiễn: Nằm ở phía Tây chân núi Bài Thơ. Đền thờ Hưng Vũ Vương Trần Quốc Nghiễn, con trai cả của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn – vị tướng nhà Trần có công đánh giặc bảo vệ vùng Đông Bắc Tổ quốc.

Cha Long Tin: Nằm ở phía Bắc chân núi Bài Thơ. Chùa được xây dựng năm 1941 để thờ Phật là chính, ngoài ra cịn thờ đức thánh Trần và thánh Mẫu. Đây là trung tâm Phật giáo lớn của thành phố Hạ Long. Lễ hội nơi đây diễn ra vào ngày 24.3 âm lịch hàng năm



Đình Quan Lạn:

Nằm trong cụm di tích Đình,Chùa ,Miếu,Nghè thuộc xã đảo Quan Lạn,huyện Vân Đồn,đã được Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp bằng công nhận là cụm di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật số 575 QĐ ngày 14/7/1990 .

Đình được xây dựng từ thời Hậu Lê(khoảng thế kỷ 17) và được sửa chữa nhiều lần vào thời Nguyễn để thờ Thành Hoàng làng là các vị tiên công đã có công tạo ra xã Quan Lạn và thờ Trần Khánh Dư ,người có công lớn trong trận đánh thuyền lương của Trương Văn Hổ ở Vân Đồn-Cửa Lục góp phần quan trọng vào đại thắng Bạch Đằng năm 1288.

Đình Quan Lạn xây theo kiểu chữ công gồm 5 gian ,2 chái tiền đường ,3 gian ống muống và 1 gian 2 chái hậu cung .Đề tài trang trí ở đây chủ yếu là hình tượng rồng ,phượng và hoa lá ,được thể hiện với các sắc thái khác nhau trên mỗi bức cốn ,đầu bẩy , đầu dư ,câu đầu,cửa võng …Hiện vật có giá trị nhất còn lưu giữ lại ở đình là pho tượng Trần Khánh Dư và 18 sắc phong của các vua triều Nguyễn phong cho thành hoàng làng Trần Khánh Dư.

Đến thăm đình Quan Lạn ,ngoài việc thưởng thức các giá trị văn hoá ,du khách còn được thoả sức đùa giỡn cùng sóng biển với 2 bãi cát dài phẳng mịn (bãi trước,bãi sau).

Lễ hội ở đây diễn ra vào ngày 18/6 âm lịch nhưng không khí của lễ hội thì kéo dài trong suốt tháng 6.



Bãi cọc Bạch Đằng

Nằm trong khu đầm nước của xã Yên Giang giáp đê sông Chanh thuộc xã Yên Giang,huyện Yên Hưng,đã được Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp bằng công hận là di tích lịch sử (số 191 VH/QĐ ngày 22/3/1988) nhân kỷ niệm 700 năm chiến thắng Bạch Đằng.Bãi cọc Bạch Đằng tồn tại cung thời gian là chứng tích trong lịch sử chống giặc ngoại xâmcủa dân tộc ta.Nơi ghi dấu thiên tài quân sự của anh hùng dân tổcTrần Quốc Tuấn ở thế kỷ 13.

Vào thế kỷ 13 ,sau 2 lần tiến quân xâm lược Việt Nambị thất bại thảm hại(1258,1285) năm 1288 quân Nguyên-Mông quyết tâm xâm lược nước ta lần nữa với 30 vạn quân do Thoát Hoan chỉ huy và 70 vạn hộc lương do Trương Văn Hổ chỉ huy tiến vào Thăng Long bằng đường bộ và dường thuỷ .Trước sức mạnh đó vua quan nhà Trần đã thực hiện kế hoạch rút lui chiến lược,xây dựng chiến tranh du kích để tiêu hao sinh lực địch.Sau một thời gian bị tiêu hao sinh lực ,mệt mỏi vì khí hậu,hơn nữa đoàn thuyên lương của Trương Văn Hổ đã bị quân của Trần Khánh Dư đánh chìm nagy khi vào đến Vân Đồn Cửa Lục,buộc quân địch phải rút lui .Biết trước được âm mưu đó,Trần Quốc Tuấn đã dựa vào chiến thuật cắm cọc gỗ xuống lòng sông Bạch Đằng của Ngô Quyền năm 938 và kết hợp với 2 dải đá ngầm ở ghềnh Cốc và ghềnh sông Chanh tạo thành phòng tuyến chặn đường rút lui của quân giặc.

Ngày 9/4/1288 khi đạo binh của Ô Mã Nhi vào đến cửa sông Bạch Đằng,Trần Quốc Tuấn đã cho thuyền nhỏ ra khiêu chiến ,khi nước triều rút,các cánh quân mai phục từ các nhánh sông mới lao ra quyết chiến làm cho quân địch không trở tay kịp,kết hợp với chiến lược hoả công chỉ trong vòng 1 ngày hơn 3 vạn quân của Ô Mã Nhi và gần 400 chiến thuyền đã bị quân dân nhà Trần tiêu diệt và bắt sống.

Chiến thắng Bạch Đằng 1288 là một chiến công chói lọi đã ghi vào trang sử hào hùng chống giặc ngoại xâm mà bãi cọc hiện còn ở đầm Yên Giang là chứng tích hùng hồn của chiến công đó.
Chùa Quỳnh Lâm:

Nằm trên đồi trong dãy núi vòng cung Đông Triều ,đã được Bộ Văn Hoá Thông Tin công nhận là di tích lịch sử và nghệ thuật (số 2009 QĐ/VH ngày 15/11/1991).Phía trước là hồ nước lớn ,3 phía còn lại đồi núi bao bọc.Với thế đất này được gọi là thế ngai vàng,hay thế “rồng chầu hổ phục”.

Chùa được hình thành từ đời Tiền Lý (khoảng cuối thế kỷ 5,đầu thế kỷ 6) và được tu sửa qua các triều đại Đinh,Tiền Lê,Lý,Trần,Lê.Đặc biệt chùa được tôn tạo và hoàn chỉnh vào thời Lý,Trần.Trong các thế kỷ 11-14,thời kỳ cuối Lê và thế kỷ 17-18 Quỳnh lâm đều trở thànhtrung tâm Phật giáo lớn nhất của Việt Nam.

Vào thời Lý,nhà sư Không Lộ đã cho đúc một pho tượng Di Lặc bằng đồng cao 6 trượng ,được coi là một trong những “An Nam tứ đại khí”(bốn báu vật cua Việt Nam) và tạc một tấm bia đá lớn cao 2,5 m ,rộng 1,5m với hình rồng uốn lượn mềm mại.Nhưng chùa Quỳnh Lâm thực sự trở thành một trung tâm Phật giáo quan trọng trong thế kỷ 14 với hoạt động của Pháp Loa Đồng Kiên Cương,vị tổ thứ 2 của phái Thiền trúc Lâm.

Trên cơ sở chùa Quỳnh Lâm cũ ,năm 1316 Pháp Loa cho xây dựng và thành lập viện Quỳnh Lâm với một kiến trúc đồ sộ và hoàn chỉnh vào năm 1329,Quỳnh Lâm trở thành “Đệ nhất danh lam cổ tích của An Nam”.Đây là nơi trung tâm truyền kinh giảng đạo và đào tạo hàng ngũ sư sãi cho đạo phật, nhiều hội lớn có tiếng trong sử sách được tổ chức tại đây như hội”Thiên phật bảy ngày ,bảy đêm”(1352)…

Trải qua thăng trầm của lịch sử ,các công trình kiến trúc cổ của chùa Quỳnh Lâm đã bị huỷ hoại ,nhưng nhiều hiện vật như tấm bia đá lớn thời Lý,khánh đá và vườn tháp…vẫn còn.

Lễ hội chùa Quỳnh Lâm diễn ra từ ngày mùng 1 đến ngày mùng 4 tháng 2 âm lịch,nhưng không khí lễ hội diễn ra trong suốt 3 tháng mùa xuân với lòng thành kính của tất cả các tín đồ Phật tử gần xa tín tâm về dâng hương lễ phật.


Каталог: 2011
2011 -> HƯỚng dẫn viết tiểu luậN, kiểm tra tính đIỂm quá trình môn luật môi trưỜNG
2011 -> Dat viet recovery cứu dữ liệu-hdd services-laptop Nơi duy nhất cứu dữ liệu trên các ổ cứng Server tại Việt Nam ĐC: 1a nguyễn Lâm F3, Q. Bình Thạnh, Tphcm
2011 -> Ubnd tỉnh thừa thiên huế SỞ giáo dục và ĐÀo tạO
2011 -> SỞ TƯ pháp số: 2692 /stp-bttp v/v một số nội dung liên quan đến việc chuyển giao CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
2011 -> QUỐc hội nghị quyết số: 24/2008/QH12 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2011 -> NĐ-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
2011 -> BỘ NỘi vụ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2011 -> Nghị quyết số 49-nq/tw ngàY 02 tháng 6 NĂM 2005 CỦa bộ chính trị VỀ chiến lưỢc cải cách tư pháP ĐẾn năM 2020
2011 -> Ủy ban nhân dân tỉnh bà RỊa vũng tàU
2011 -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam thành phố HỒ chí minh độc lập Tự do Hạnh phúc

tải về 1.09 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương