GIÁo phận thành phố HỒ chí minh giáO Án lịch sử Giáo hội LỚp vàO ĐỜI 2 CẤP 2 ngành hiệp sĩ


II. TỪNG KHỐI DÂN ĐÓN NHẬN TIN MỪNG



tải về 0.76 Mb.
trang5/10
Chuyển đổi dữ liệu06.11.2017
Kích0.76 Mb.
#34171
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

II. TỪNG KHỐI DÂN ĐÓN NHẬN TIN MỪNG

“Như ong làm tổ thế nào, các giám mục đã làm nên những quốc gia Âu Châu như vậy”. Đó là cách mục sư Luther diễn tả đặc tính của sáu thế kỷ Âu Châu Kitô hóa, Giáo hội đã chinh phục từng miền, từng khu vực.



Giai đoạn đầu: Thường nhờ uy tín các giám mục, nhờ trung gian các nữ hoàng, đôi khi nhờ phép lạ khiến một vị vua đón nhận Tin Mừng, kéo theo cả khối dân xin rửa tội.

Giai đoạn sau: nhờ các đan sĩ truyền giáo hăng say, kiên nhẫn cảm hóa nhân tâm bằng tài thuyết phục, bằng mẫu gương đời sống thánh thiện, bằng tài tổ chức và nhất là qua sinh hoạt đan viện nâng cao đời sống vật chất cũng như văn hóa quần chúng. Dần dần hầu hết các chủng tộc Âu Châu đón nhận Giáo lý Phúc Âm.

1. Khối German theo đạo

Dân Gallia: Vua Clovis, nhờ cầu nguyện với Chúa của nữ hoàng Clotilda, đã thắng quân Alaman, nên Vua quyết định theo đạo. Noel 498, Vua và 3.000 tùy tòng xin rửa tội khai mở một thời kỳ mới trong lịch sử. Hoàng đế, được coi như Constantin thứ hai, đã hỗ trợ Giáo hội Pháp phát triển nhanh chóng. Các cơ sở, thánh đường, trường học, bệnh viện mọc lên khắp nơi. Luân lý Kitô giáo do các Hội nghị Giám mục miền phổ biến, được Đức Vua phê chuẩn, có hiệu lực như đạo luật quốc gia.

Thế kỷ sau, các nhóm Ario Visigoth : dân Bourgond (500), Suève (579) lần lượt gia nhập Giáo hội. Dưới sự hướng dẫn của thánh Leandro, các Bộ Luật Tây Ban Nha ở Toledo dựa theo các qui luật của Phúc Âm. Giáo hội Tây Ban Nha nhờ đó phát triển vững chắc, đủ sức đương đầu với các thế lực Hồi Giáo sau này (711-1492).

Tại Ý, dân Lombard chiếm Roma năm 568 và xin theo đạo đầu thế kỷ sau. Nhưng vì những bất đồng về chính trị, họ xâm chiếm lãnh địa của giáo hoàng. Vua Pháp Pépin đem quân giải cứu, sau đó tặng Giáo hoàng lãnh địa Phêrô, Ravenna và năm tỉnh khác. Đó là nguồn gốc Nước Tòa Thánh (756-1870), một thế lực và cũng là nỗi khổ lâu dài của Giáo hội.

Với nước Anh, Đức Grêgorio đã đào tạo một số nô lệ Anglo để phái về quê giảng đạo, nhưng thất bại. Sau ngài cử thánh Augustino viện phụ (+605) cùng 40 đan sĩ đi truyền giáo. Ngài đưa ra các chỉ thị khôn ngoan về thích nghi: “Đừng phá các chùa chiền, chỉ cần dời những tượng thần, rảy nước thánh hóa, xây bàn thờ và đặt xương thánh lên trên. Với các đền thờ kiên cố, chỉ cần chuyển việc thờ thần qua việc phụng tự Thiên Chúa... Người dân sẽ dễ dàng tụ tập tại những nơi cha ông họ thường lui tới”. Chỉ trong vài chục năm (597-680) bảy nước thuộc Anh đã tòng giáo.

Ái Nhĩ Lan, đảo các thánh, ghi đậm dấu chân thánh Patricio (+461) kiên nhẫn thuyết phục các tù trưởng, thày pháp và các thi sĩ. Thánh Columban (+615) hoàn tất việc truyền giáo tại đây, lập nhiều đan viện, cung cấp nhiều vị thừa sai cho Châu Âu lục địa, để cùng với các đan sĩ Anglo hoạt động tại Ý, Hà Lan, Đan Mạch, Na Uy...

Riêng Đức quốc, luôn ghi nhớ công ơn thánh Bonifacio (+755). Thánh nhân đã biến những đồng lầy thành làng mạc trù phú, chọn vị trí đặt Tòa giám mục và Đan viện. Chẳng bao lâu các vùng đó trở thành những đô thị lớn và quan trọng.

Dần dần ở Tây Âu, văn hóa Kitô giáo ngoài yếu tố Hy La, thu nhận thêm các đặc tính German. Số giáo xứ miền quê gia tăng nhanh chóng ảnh hưởng đến niềm tin “bình dân” của tín hữu: các lễ cầu mùa, khẩn cầu phép lạ, thờ kính các thánh...



2. Khối Slaves theo đạo

Ngay khi khối Slaves vừa định cư ở Đông Âu (T.kỷ VIII) cả hai phía Hy lạp-La tinh đều chung sức đem Tin Mừng đến cho các dân tộc này. Các thừa sai Đức từ Bavière đến truyền giáo ở Bohême và Moravie. Trong khi đó, giáo chủ Constantinopole, theo yêu cầu của ông hoàng xứ Moravie, gửi đi hai anh em quê thành Thessalonica rành tiếng Slaves là Mêthodo và Cyrillo (863)

Đến nơi hai vị này sáng lập mẫu tự Slave theo Hy ngữ, dịch Kinh Thánh và Phụng vụ ra ngôn ngữ địa phương. Các giám mục Bavière phản đối vì cho rằng phụng vụ chỉ được phép cử hành bằng ba ngôn ngữ ghi trên đầu Thánh Giá là Do thái, Hi lạp và La tinh (Ga 19,20). Hai anh em liền về Roma và được đức Gioan VIII cho phép. Theo ngài thì “chớ gì Lời Kinh Thánh được hoàn tất, chớ gì mọi ngôn ngữ đều chúc tụng Thiên Chúa”. Thánh Cyrillo qua đời tại Roma. Thánh Methodo được đặt làm tổng giám mục Moravie. Sau khi ngài qua đời, các giám mục German xúi giục đức Stephano V kết án phụng vụ Slave (năm 885).

Tại Bungari, vua Boris theo đạo năm 864, nhưng có khuynh hướng Giáo hội độc lập. Năm 866 đức Nicolas I cử hai giám mục Formosus và Paulus, đặt tòa ở Bungari. Năm 870, Vua lại xin Byzantin đặt nhiều giám mục Hy Lạp. Sau 885, Vua tiếp nhận các môn đệ thánh Methodo tị nạn và phổ biến phụng vụ tiếng Slave. Thái tử Vladimir dự định đưa dân trở lại thần giáo, vua liền truất quyền và truyền ngôi cho con thứ. Sau cùng vua Simeon hoàn tất việc lập tòa giáo chủ tại Achrida năm 918.

Tại Ba Lan, khi tướng Miezko (960-992) xin rửa tội theo vợ là Dombrowska năm 966, cả nước cùng theo đạo. Kế vị ông, Boleslas I đã xin lập tòa giám mục năm 1000. Nhưng sau đó, ở Ba lan có phong trào trở lại thần giáo cho đến khi Vua Casimir I tổ chức Giáo hội ổn định năm 1040.

Hungari theo đạo muộn hơn (năm 1001), nhưng phát triển nhanh và vững chắc nhờ vua thánh Stêphano. Nhà vua và con trai Emeric, sau được đức Gregorio VII suy tôn hiển thánh.

Riêng tại nước Nga Kiev, nữ Công Tước Helena Olga đã được rửa tội tại Constantinople năm 957. Bà cầu xin cho dân Nga được ân thánh cảm hóa. Năm 988, cháu nội của bà là Wladimir đã hô hào toàn dân xuống sông Dniepr để tiếp nhận lễ rửa tội. Vua Wladimir tự chọn theo giáo chủ Byzantin vì ưa thích phụng vụ Constantinople hơn, và vì muốn học theo văn minh của khu vực này, đang khi tình hình chung của Tây Âu bị xuống dốc.

Một thực tại đáng buồn cho công cuộc truyền giáo: Vào năm 600, tại vùng sa mạc Arabia xuất hiện một người tên là Mahomet, đứng lên rao giảng việc tôn thờ độc thần dưới hình thức rất đơn sơ và cứng rắn là Hồi giáo. Hồi giáo bành trướng mạnh mẽ và nhanh chóng: tại Bắc phi, quê hương Thánh Augustino không còn lại di tích của cộng đoàn Kitô giáo nào. Người Hồi giáo xưa cũng như nay rất khó chấp nhận niềm tin Kitô giáo. Họ cũng là anh em với chúng ta trong việc tôn thờ một Thiên Chúa, nhưng hoàn toàn xa lạ về mầu nhiệm Thiên Chúa làm người thực hiện nơi Đức Kitô. Họ mở ra những cuộc thánh chiến và hăng say đón nhận cái chết như là “phúc tử đạo”. Họ thù ghét Kitô giáo và trở nên mối đe dọa cho Kitô giáo.



câu hỏi thảo luận

1. “MANDI” LÀ DÂN TỘC NÀO? CÓ LIÊN HỆ GÌ VỚI HỘI THÁNH?

- Tiếng “Mandi” (Barbare) không đồng nghĩa với “dã man, mọi rợ” nhưng chỉ nói lên sự chất phát, quê mùa so với một dân tộc đã có những tổ chức chính trị, nghệ thuật, văn hoá phong phú.

- Khối Mandi là nhiều nhóm bộ lạc khác nhau: Họ khác nhau về tính khí, tín ngưỡng, văn hoá, có thể chia thành ba nhóm:

+ Nhóm German: Thờ mặt trời, mặt trăng, sấm chớp, tính tình hung bạo, say sưa nhưng chất phát, ngay thẳng.

+ Nhóm Slave: Bản tính thích xâm lăng, chiến tranh di đông, họ là thủy tố của dân Đông Âu ngày nay.

+ Nhóm Mongol: Dữ tợn, da vàng là những kỵ mã lanh lẹ. Sau khi cướp bóc, tàn phá, họ rút về đồng bằng vắng, không đóng tại đô thị.

- Biến cố Mandi bành trướng trên Đế Quốc La Mã, họ được Hội Thánh nỗ lực cảm hoá, không đầy ba thế kỷ, tất cả các dân tộc Mandi đã trở lại đạo Công Giáo.

2- HỒI GIÁO XUẤT HIỆN NHƯ THẾ NÀO? HIỆN NAY SỐ NGƯỜI THEO HỒI GIÁO LÀ BAO NHIÊU?

- Mahomet, người sáng lập Hồi giáo sinh tại Moeque (Ả Rập) vào khoảng năm 570 qua đời tại Medina năm 632. Ông tự hào mình là dòng dõi Ismael con của Abraham.

- Năm 40 tuổi, Mahomet tự xưng là tông đồ và tiên tri của Thiên Chúa, được ơn mặc khải và được sai đến để cải cách tôn giáo, xã hội. Ông chiêu mộ nhiều môn đệ và gây nên nhiều rắc rối. Tại Medina ông rao giảng giáo lý mới chỉ có Thiên Chúa (Đức Ahlal) duy nhất và toàn năng, phổ biến sách Coran chấp nhận tục đa thê, ly dị và chế độ nô lệ. Đạo lý của ông đề cao nhiều đức tính như: ngay thật, hiếu khách, can đảm...

- Hồi giáo bành trướng mạnh mẽ khắp nơi, tiêu diệt các tôn giáo khác. Cùng tôn thờ Thiên Chúa nhưng hoàn toàn xa lạ về mầu nhiệm Thiên Chúa làm người được thực hiện nơi Đức Kitô. Họ thù ghét Kitô Giáo và trở nên mối đe doạ cho Kitô Giáo cùng các tôn giáo khác trên khắp địa cầu.

- Họ mở ra những cuộc Thánh Chiến, cướp bóc, tàn sát. Các chiến sĩ tử trận được gọi là tử đạo.

- Năm 2.000 số người theo Hồi giáo là 1.297.153.000. Công giáo là 1.085.622.000.

Bài 12.


Các dòng tu

- Bậc tu hành không phải mới có từ thời trung cổ nhưng có từ khi Giáo hội được hình thành. Trong Tân ước đã có những giáo dân ao ước sống trọn lành, cố gắng thực hiện đời sống theo tinh thần tám mối phúc thật. Đời sống tu hành bắt nguồn từ Tin Mừng vì nó là bắt chước cuộc đời Chúa Giêsu Kitô: “Các tín hữu thời bấy giờ đông đảo mà chỉ có một lòng một ý. Không một ai coi bất cứ cái gì mình có là của riêng nhưng đối với họ, mọi sự đều là của chung”.

Trước thời bách hại đạo, các nhà tu hành không những có mặt tại Ai Cập, mà còn ở nhiều nơi khác bên Đông phương như Syria, Cappadocia,... Khi cuộc bách hại bùng nổ, các vị bó buộc phải rời đô thị tản vào sa mạc hoặc lên miền sơn cước. Kể từ đó xuất hiện những hình thức ẩn tu, khổ tu, tu viện,... Và rồi với thời gian, đời tu trở thành một nếp sống vững chắc được Giáo hội nhìn nhận và đặc biệt đề cao.

- Cuối thế kỷ III, đời sống đan tu ở Ai Cập rất phồn thịnh. Thánh Phaolô (234-341), Thánh Antôn (251-356) là những người tiên phong, đã thu hút được rất nhiều môn đệ, biến Thebaida thành “Thiên đàng sa mạc”. Đến thế kỷ IV, Thánh Pacomio (290-346) thiết lập tại Tebennisi đan viện đầu tiên có nếp sống cộng đoàn, với một kỷ luật được quy định rõ rệt. Kỷ luật này sau được Thánh Basilio (329-379) ở Đông phương và Thánh Biển Đức (480-547) ở Tây phương hoàn chỉnh. Những đan sĩ sống thành cộng đoàn, cùng nhau cầu nguyện, làm việc và sống thinh lặng, thực hiện đức vâng phục, khiết tịnh, khó nghèo. Các ngài quan niệm đan viện, tu viện là một đại gia đình trong đó mỗi phần tử góp phần mưu cầu ích chung của Hội thánh chứ không hoạt động riêng lẻ.

Thánh Hilario (315-367) sau một thời gian tu luyện khổ hạnh ở Tiểu á đã trở về Tây phương mang theo sứ mạng cao cả là truyền bá lý tưởng tu trì cho trời Âu. Thánh Gioan Cassian đã đưa ra một đường lối tu trì thích hợp với hoàn cảnh Tây phương (học hỏi Thánh Kinh, sống khắc khổ nhưng an vui...). Đặc biệt, lề luật Thánh Biển Đức thật phong phú. Ngài lên án lối phạt xác vô điều độ, theo ngài, tu sĩ phải có đủ sức khỏe để cầu nguyện và làm việc, sống tiết độ trọng hơn hãm mình. Ngài chủ trương: thực tế, quân bình, trật tự, kỷ luật, đạo đức.

- Thế kỷ VII, là giai đoạn oanh liệt nhất của các nhà tu hành Ái Nhĩ Lan, Anh, Pháp trong công tác truyền giáo ở Tây Âu. Phải kể đến Thánh Columban, Thánh Amandô ở Ái Nhĩ Lan; Thánh Bonifacio tại Đức. Các đan viện lớn trở thành những học viện nghiên cứu khoa học thánh, sưu tầm và lưu trữ các cảo bản và những danh phẩm giáo khoa cho những quốc gia trẻ ở Đông Âu. Các ngài dùng mẫu tự Hy Lạp sáng chế ra mẫu tự cho tiếng Slavo, dùng nó để dịch sách Phúc âm, Giáo lý Công giáo và biến nó thành ngôn ngữ chính thức của nhiều chi tộc Slavo theo đạo Công giáo.

- Không một sử gia nào, kể cả những người ít thiện cảm với Hội thánh, có thể khước từ vai trò quan trọng của các dòng tu thời trung cổ trong việc phát triển kinh tế, xã hội. Sự nghiệp của các thầy không chỉ giới hạn trong phạm vi cứu tế, từ thiện mà còn lo khuyếch trương diện tích trồng trọt, gia tăng sản xuất. Nối tiếp công cuộc khẩn hoang của các đan sĩ Luxeuil và Biển Đức, các dòng tu đã biến nhiều vùng sình lầy hoang vu tại Pháp, Bỉ, Đức thành những cánh đồng phì nhiêu. Nhiều đồi núi biến thành những vườn cây ăn trái. rồi nhiều trung tâm nông nghiệp, nhiều thôn ấp trù mật mọc lên quanh các đan viện. Tạo nên một xã hội ổn định.

Các đan viện còn là những trung tâm văn hóa hoạt động trong thầm lặng: những tác phẩm Giáo phụ, những kiệt tác văn chương Latinh (Virgilius, Ovidius,...) đã được chép lại, được chú giải. Các đan viện đã thiết lập những ngôi trường nhỏ dạy trẻ em trong vùng. Dưới thời Carolo cả, các đan sĩ Biển Đức được uỷ thác sứ mạng giáo dục công lập.

- Từ thế kỷ VIII, các đan viện đã có những xưởng chế tạo đồ bạc, đồ thêu, điêu khắc, lưu trữ lại nghệ thuật của thời đại; những bức hình, biểu tượng về tích truyện trong Thánh Kinh. Nền thánh nhạc của Hội thánh cũng phát triển mạnh mẽ, góp phần làm cho Phụng vụ Giáo hội thêm phần trang trọng và huy hoàng.

- Lẽ sống của các tu sĩ không phải chỉ là tăng gia sản xuất, làm ra tiền, giỏi nghệ thuật, kể cả nghệ thuật thánh nhưng là tập luyện các nhân đức. Các dòng tu đã gây nhiều ảnh hưởng trên mọi lãnh vực trong thế giới Công giáo. Dòng tu nêu gương kỷ luật, đức trọn lành, đức ái hoàn hảo. Dĩ nhiên không thể không có những yếu đuối và gương xấu, nhưng đó là trường hợp họa hiếm. Chính các đan viện là nơi phát xuất những phong trào nhằm nâng cao cuộc sống tinh thần, đạo đức trong Hội thánh.



câu hỏi thảo luận

1- CÁC DÒNG TU ĐÃ KHỞI ĐẦU TRONG HỘI THÁNH NHƯ THẾ NÀO ?

- Đời sống tu hành bắt nguồn từ Tin Mừng vì nó bắt chước cuộc đời Chúa Giêsu Kitô, Có những người yêu thích sự thinh lặng, họ muốn sống xa những nơi phồn hoa, đô hội. Tìm nơi thanh vắng để dễ gặp Chúa.

- Khi cuộc bách hại bùng nổ, các vị bó buộc phải rời đô thị tản vào sa mạc hoặc lên miền sơn cước. Từ đó xuất hiện những hình thức ẩn tu, khổ tu, tu viện… Với thời gian, đời tu trở thành nếp sống vững chắc được Giáo Hội nhìn nhận. Đó là các dòng tu.

2- DÒNG TU ĐÓNG VAI TRÒ GÌ TRONG HỘI THÁNH?

- Trước hết, các tu viện thường là trung tâm đào tạo những thành phần lãnh đạo Hội Thánh.

- Dòng tu gây nhiều ảnh hưởng trên mọi lãnh vực trong thế giới Công giáo. Luyện tập nhân đức, tài giỏi nghệ thuật (kể cả nghệ thuật thánh) nêu gương kỷ luật, gương sáng đức ái hoàn hảo, sáng kiến trong việc cải tiến lễ nghi phụng vụ, đã có một thời các dòng tu còn là những trung tâm văn hoá của cả đạo lẫn đời.

- Nói chung, các dòng tu là nơi phát xuất những phong trào nhằm nâng cao tinh thần đạo đức, thời trung cổ các tu sĩ là những quân binh của Thiên Chúa, đồng thời cũng là những tay thợ lành nghề xây lâu đài văn hoá của nhân loại.

Bài 13.

Kitô giới (Chrétienté)

Hạn từ Nước Kitô nói lên tương quan giữa Giáo hội và Xã hội Trung Cổ. Các dân tộc Âu Châu liên đới thành một khối nhờ đức tin Kitô giáo, dưới sự hướng dẫn của vị đại diện Thiên Chúa là các Giáo hoàng. Nước Kitô dựa trên hai nền tảng chính:



1. Quyền Giáo hoàng :

Sau khi đức Nicolas II lấy lại quyền bầu cử Giáo hoàng năm 1059, đức Gregorio VII thực hiện cuộc cải cách trong toàn Giáo hội. Năm 1074 ngài phạt vạ các Giáo sĩ mại thánh hoặc bê bối. Năm sau ngài cấm giáo sĩ nhậm chức do thế quyền và ra bản Dictatus Papae - khẳng định quyền tối cao của Giáo hoàng. Vua Henri IV chống lại, đặt giáo hoàng giả, nên bị vạ tuyệt thông, phải đến xin ngài tha tội lâu đài Canossa (1077) dù sau đó đem quân trừng phạt ngài.

Dẫu sao từ nay, Giáo hoàng trở thành tôn sư khắp Nước Kitô, các sắc lệnh được gom thành giáo luật. Và quyền Giáo hoàng lên đến đỉnh cao thời Đức Innocente III khi vị Giáo hoàng trực tiếp hướng dẫn các vị vua đến xin nhận quyền bảo trợ. Hoàng đế Frederic I và II tìm cách chống lại quyền Giáo hoàng đều thất bại. Đang khi đó các ngài hướng về Vua thánh Louis đất Pháp, cho đến ngày Philíp le Bel lên ngôi, kẻ sẽ chấm dứt thần quyền chính trị với Đức Bônifacio VIII tại lâu đài Anagni (1303).

2. Tinh thần đan viện:

Các đan sĩ có vai trò tích cực trong việc cải tổ, nhưng vô tình, tuy do thiện chí, đưa tinh thần đan viện vào xã hội. Đan sĩ là kiểu mẫu của Kitô hữu.

Song song với đan viện Biển Đức cải tổ là các đan viện Cluny, thành lập 910 với tổ chức tập quyền về nhà mẹ ở Cluny.

Cuối thế kỷ XI, phong trào ẩn sĩ cũng phát triển mạnh, đặc biệt là Fontevrault có đến 3000 ẩn sĩ. Và dạng ẩn cư trong các lôcốt ngay giữa thành phố chỉ để một cửa sỗ nhỏ. Dòng Chartreuse do thánh Bruno lập (1084) chuyên về chiêm niệm và sách vở. Tại các Tòa Giám mục có những Kinh sĩ đoàn, tụ tập các linh mục triều sống như đan sĩ và đi làm mục vụ. Dòng Xitô là ngành cải tổ tách từ Cluny (1098) mà nhà mẹ chỉ điều hành công hội hằng năm các bề trên. Dòng phát triển mãnh liệt nhờ đan viện Clairveaux của thánh Bênađô.

Đúng lúc Giáo hội Âu Châu trở thành sức nối kết các quốc gia, thái độ của người Hồi Giáo-Thổ Nhĩ Kỳ đã thúc đẩy Giáo hội dùng đến sức mạnh. Một vài thắng lợi nhỏ đã khiến một số giới chức trong Giáo hội sinh ra ảo tưởng về quyền lực. Họ nghĩ đó là con đường ngắn nhất để phát triển Giáo hội hoặc để giáo dục con cái. Người ta quên rằng Nước Đức Kitô không thuộc trần gian, quên rằng trong Nước đó người làm đầu phải hầu thiên hạ, và quên rằng Đức Kitô đã chiến thắng bằng con đường khổ giá. Thất bại của binh thánh giá và tòa tra là bài học lớn của lịch sử giúp ta tránh những ảo vọng tương tự.

II. ẢO VỌNG QUYỀN LỰC (Thế kỷ XI - XIV)

1. Các cuộc thánh chiến:

Trước thái độ của Hồi quân Thổ Nhĩ Kỳ thế kỷ XI, các giới chức Giáo hội đã tổ chức tám cuộc binh thánh giá, từ 1096 đến 1254. Giáo hội lập một số tiểu quốc tại vùng Đông phương và đã phải khá vất vả để gìn giữ nó. Kết cuộc Mồ Thánh vẫn không được giải thoát. Giới duy nhất có lợi là các thương nhân, yếu tố quan trọng làm sụp đổ chế độ phong kiến sau này.



2. Trấn áp lạc giáo:

Ảnh hưởng cuộc cải cách đức Gregorio VII, nhiều nhóm trở về nguồn Tin Mừng xuất hiện, phản kháng lại sự giàu có xa hoa của hàng giáo sĩ bấy giờ. Thế nhưng vì thiếu khả năng thần học, thiếu tế nhị, họ bị đẩy ra bên lề Giáo hội để tiến dần đến lạc giáo. Nổi tiếng nhất có phong trào Vaudois (từ 1170) và Nhóm Nhị nguyên Cathares. Sau một số xô xát, các lạc giáo bị trấn áp bằng võ lực và các Tòa Tra (1184 đến 1233).



III. HOA TRÁI CỦA LÒNG TIN

1. Mạch ngầm niềm tin:

Thời Trung Cổ: niềm tin của đại chúng bao trùm tất cả mọi sinh hoạt trong đời sống. Thiên Chúa được tôn kính như Đấng Toàn Năng, các buổi lễ được dân gian hóa, người tín hữu càng giống các đan sĩ càng được coi là đạo đức.

Về sinh hoạt Giáo hội: Bảy Bí Tích được xác định, giáo lý được dạy truyền khẩu và được bổ sung bằng các bài giảng gần gũi với cuộc sống.

2. Đáp ứng nhu cầu thời đại:

Trước phong trào thị dân và đại học thời Trung Cổ, xuất hiện các Dòng hành khất như Đaminh, Phanxicô, Carmelo, Ẩn sĩ Augustin ... Những giảng viên di động, loan báo Tin Mừng bằng đời sống nghèo.

Những Dòng tu này là thành phần nòng cốt cho Giáo hội phổ quát: đảm nhận vai trò trí thức trong các đại học, đáp ứng nhu cầu triết học đương thời và tích cực ra đi đến những nơi xa xôi để truyền đạo. Những vùng còn lại của Âu Châu như Esthonia, Phổ, Lithuania đón nhận Tin Mừng; nhiều nỗ lực tiếp xúc với anh em Hồi Giáo và đường sứ vụ mở rộng đến tận Trung Hoa.

Về văn hóa, kinh viện học phái ra đời, nối kết hòa điệu kiến thức với mạc khải, nổi tiếng nhất là Thánh Bonaventura và Thánh Toma. Về nghệ thuật Trung Cổ, tất cả đều được gợi hứng từ tôn giáo: từ kịch nghệ, thủ công nghiệp, tiến đến kiến trúc Gôthic là nghệ thuật của các thành phố, làm nổi bật sự cân đối hài hòa trong thế kỷ XIII.



III. NƯỚC KITÔ THỜI KHỦNG HOẢNG (1303-1453)

Cuối thế kỷ XIII, Nước Kitô bước vào cuộc khủng hoảng toàn diện: từ quyền bính xã hội đến tri thức. Nền tảng Nước Kitô là quyền Giáo Hoàng bị đặt thành vấn đề. Các quốc gia Tây Âu dần dần giành lấy quyền độc lập.

Vua Pháp Philippe le Bel cho bắt giam tác giả thông điệp nêu cao thần quyền “Duy Nhất Thánh” (1302) tại Anagni năm 1303. Tiếp theo là bảy Giáo Hoàng lập giáo triều tại Avignon, Pháp gần 70 năm. Sau đó Giáo hội còn phải chịu 40 năm ly giáo Tây phương với hai giáo hoàng ở Roma và Avignon, giai đoạn cuối còn thêm vị thứ ba ở Bologne, Đức. Công đồng Constancia 1415 phải cương quyết chấm dứt nhiệm kỳ cả ba vị để bầu đức giáo hoàng Martino V.

Xã hội Âu Châu bị xáo trộn vì chiến tranh, tiêu biểu là chiến tranh “Trăm Năm” Anh-Pháp, và vì thiên tai như cơn “Dịch Đen”, tàn sát đến 1/3 dân số. Nhiều tín hữu bị ám ảnh bởi thần chết và quỉ ma phát sinh nhiều dạng mê tín và khổ chế tập thể. Thần học thời này không giải đáp được những thắc mắc của phái Duy Danh (Ockham). Wiclif và Hus thì phê phán cơ chế giáo sĩ.

Nếp sống đạo của tín hữu giai đoạn này cũng có chiều thay đổi: nhiều người tự xoay sở các phương thế đạo đức, nhưng cũng có nhiều tâm hồn đi sâu hơn vào đời sống tâm linh. Phong trào thần bí sông Rhin đề cao sống kết hiệp với Chúa. Việc “sùng kính Tân Thời”, ta còn thấy trong sách Gương Phúc, nhấn mạnh việc bỏ ý riêng để theo ý Chúa.

Việc hiệp nhất hai Giáo hội Đông-Tây được xác định tại công đồng Florencia (1439) do bối cảnh xâm lấn của Hồi quân. Nên khi Constantinople thất thủ năm 1453, tình trạng chia ly còn xấu hơn trước. Từ nay Matxcơva đứng ra đảm nhận vai trò bảo vệ Chính Thống và tự nhận là Roma đệ tam (1461).



câu hỏi thảo luận

1- KITÔ GIỚI LÀ GÌ ?

- Thế giới Kitô giáo. Gồm những người có chung một đức tin, cùng đi theo Chúa Kitô.

- Thời trung cổ Châu Âu liên kết thành một khối “Nước Kitô”. Toàn thể Châu Âu trở nên như một đại gia đình con cùng một Cha ở trên trời.

2- KITÔ GIÁO THỜI TRUNG CỔ CÓ NÉT GÌ NỔI BẬT?

- Quyền lực Giáo Hội mạnh mẽ, uy quyền tối cao thuộc về Đức Giáo Hoàng.

- Các Đan Sĩ sống đời sống thánh thiện, tượng trưng cho người Kitô hữu lý tưởng.

- Hoạt đông trí thức của các Đan Viện phát triển mạnh mẽ, nhiều trường học mở ra.

- Học phái kinh viện khai sinh do nhu cầu giảng dạy triết học và thần học.

- Tổ chức giáo toà: Lập toà án xét xử những lạc giáo chống đối Giáo Hội.



3- HỌC PHÁI KINH VIỆN LÀ GÌ?

- Họ phái kinh viện hay còn gọi là khoa học kinh điển được khai sinh do nhu cầu giảng dạy triết học và thần học. Học phái này có ngôn ngữ và phương pháp riêng dựa trên tác phẩm của các Giáo phụ. Đặc biệt là Thánh Augustino, được Thánh Toma Aquino kết hợp lại thành một tổng luận thần học.


Bài 14.

Lạc giáo - Ly giáo

I. BỐI CẢNH PHÁT SINH CHÍNH THỐNG GIÁO (IX - XI)

1. Gíao hội thời phong kiến Tây Âu

Sau hòa ước Verdun 843, đế quốc Carolo bị chia ba rồi tan rã do các cuộc xâm lăng mới. Thời phong kiến cát cứ bắt đầu. Từ đó, ngôi giáo hoàng bị chi phối bởi giới quí tộc Roma: họ ủng hộ vị này, kết án và lật đổ vị khác. Từ 896-965 có đến 20 vị giáo hoàng.

Năm 962, Gioan XII phong vương cho Otton I, khởi sự đế quốc La Đức. Hoàng đế La Đức ủng hộ Giáo hội nhưng cũng hay xen vào nội bộ Giáo hội, cho đến năm 1059 đức Nicolas II mới giành lại được quyền bầu Giáo hoàng cho hồng y đoàn.

Trong bối cảnh phong kiến đó, nhiều chức vụ Giáo hội bị tranh giành, mua bán và bị lệ thuộc vào các ông hoàng. Tuy nhiên Giáo hội vẫn góp phần không nhỏ trong việc Phúc Âm hóa môi trường, đặc biệt qua luật Hòa Bình Thiên Chúa, việc kêu gọi hưu chiến và cổ võ tinh thần hiệp sĩ, phục vụ công lý của Chúa, trừ gian diệt bạo.



2. Từ khác biệt đến Chính Thống Giáo

Việc xuất hiện Chính Thống Giáo năm 1054, bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân xa và gần. Ngoài những dị biệt về tín-lý còn có vấn đề văn hóa, quyền hành lẫn với chính trị.



- Những nguyên nhân làm xa nhau

Hố ngăn cách giữa hai Giáo hội Đông-Tây không ngừng được đào thêm từ biến cố Roma sụp đổ năm 476, việc sử dụng hai ngôn ngữ khác biệt (Hy Lạp - La Tinh) và việc thiếu giao lưu văn hóa khiến hai bên càng ngày càng khó hiểu nhau hơn.

a. Nhìn từ phía Đông phương:

Giáo hội Hy Lạp gắn bó hơn với Constantinople, thủ đô còn lại của đế quốc Roma. Họ không thích Roma can thiệp vào nội bộ. Họ coi dân Tây Phương là man di, vô đạo, thô kệch. Họ phản đối việc các giáo hoàng ủng hộ đế quốc Carolo và La Đức. Đông Phương duy trì phụng vụ của Giáo hội thuở xưa, phản đối những kỷ luật mới do Roma lập ra như việc dùng La ngữ, luật giáo sĩ phải cạo râu ... Giáo hoàng dưới mắt Đông Phương chỉ có ưu thế danh dự. Mỗi địa phương phải có quyền độc lập của mình. Thời phong kiến, họ càng coi thường Giáo hoàng, văn hóa và Hoàng đế Tây Phương hơn nữa.

b. Nhìn từ phía Tây phương:

Các giáo hoàng ngày càng được đề cao theo vai trò kế vị thánh Phêrô. Không thể chấp nhận các hoàng đế Đông phương, dù cho thiện ý, áp đặt giáo lý và kỷ luật cho Giáo hội. Tây phương qua đó nói Giáo hội Đông phương bị tục hóa theo tà đạo. Họ coi phía Hy Lạp đã mất gốc, yếu đuối lại hay “chẻ sợi tóc làm tư” tranh luận từ ngữ thần học. Việc thống nhất phụng vụ trong nghi lễ và ngôn ngữ là sự thống nhất của Giáo hội đã bị Đông phương coi thường, phản đối, gây chia rẽ.



- Nhiều xung đột giai đoạn

Tất cả những lý do trên quyện lẫn vào nhau trong nhiều xung đột giai đoạn. Chúng ta chỉ lướt qua những biến cố chính:

a. Công đồng Constantinopoli II (553):

Hoàng đế Juliano áp lực công đồng kết án BA ĐOẠN của ba thần học ở Công đồng Calcêdonia (Theodorus, Theodoret, Ibas) là theo lạc giáo Nestorio. Đức Vigilio bị ép buộc châu phê bản án, nhưng ngài vẫn cương quyết phạt vạ những ai chống công đồng Calcêdonia.

b. Công đồng Constantinopoli III (681):

Công đồng lên án thuyết Đức Kitô “một ý chí, một hành động” của Sergius, giáo chủ Constantinople, chấm dứt 60 năm tranh luận. Thế nhưng, hoàng đế Constans II, trước đã kết án lưu đày chung thân đức Martinô I (+655) nay trong công đồng, lại gán cho đức Honorio I tội đồng lõa với Sergius.

c. Việc phá ảnh tượng (726-843):

Hoàng đế Lêo III, trước thái độ thờ kính ảnh tượng thái quá của dân chúng, ông cho hủy bức ảnh Đức Kitô trên cửa hoàng cung và cho lệnh hủy tất cả ảnh tượng. Thay vì kiên nhẫn giáo dục, ông rơi vào cực đoan khác là cấm đoán. Cũng có thể ông chịu ảnh hưởng Hồi Giáo cấm thờ tượng ảnh, hoặc muốn giảm bớt ảnh hưởng của các đan sĩ, những người bênh vực ảnh tượng.

Việc phá ảnh tượng tàn bạo nhất dưới thời hoàng đế Constantin V (741-775). Nhiều đan sĩ đã chịu bách hại và tra tấn. Năm 787, nữ hoàng Irenea triệu tập Công đồng Nicêa II: chính thức cho phép tôn kính ảnh tượng. Thế nhưng cuộc bách hại tuy kém ác liệt hơn đã tái diễn từ năm 813 cho đến hội nghị Giám mục Constantinople năm 843 mới chấm dứt hẳn. Roma bắt tay với nhà Carolo trong giai đoạn này.

d. Giáo chủ Photius và vấn đề Bungari:

Được hoàng đế Michael III đặt làm giáo chủ Constan-tinople, thay thế giáo chủ Ignatio vẫn đang sống, Photius (858-891) bị đức Nicolas I phủ nhận. Ông liền họp các giám mục đế đô năm 865 đòi cách chức Giáo hoàng, tuyên bố Giáo hội độc lập, bác bỏ nhiều tập tục Tây phương như vấn đề giữ chay, việc dâng lễ với bánh không men, luật độc thân giáo sĩ, việc thêm Filioque vào Kinh Tin Kính (Chúa Thánh Thần bởi Chúa Cha và Chúa Con mà ra). Đến khi hoàng đế Basilio I lên ngôi, Đức Hadriano II triệu tập công đồng Constantinople IV. Theo lời xin của vua Boris, công đồng đặt Giáo hội Bungari trực thuộc Giáo chủ đế đô.

Ngoài ra Chính Thống còn khác Giáo hội Roma nhiều điểm như: Dâng lễ bằng tiếng địa phương; Giữ Alleluia trong mùa chay, linh mục ban thêm sức cho trẻ em ngay khi rửa tội, giữ chay phải kiêng trứng và bơ, cấm ăn huyết thú vật, giáo sĩ để râu, cấm biểu tượng Chúa Kitô hình con chiên, và tin bánh trở nên Mình Chúa qua lời cầu xin Chúa Thánh Thần.

Sau khi Giáo chủ Ignatio qua đời, Photius được chính thức kế vị, được đức Gioan VIII nhìn nhận với điều kiện trả Bungari về quyền Roma. Phía Hy Lạp họp công đồng thứ tám của Chính Thống cũng gọi Constantinopoli IV (879-880), quyết định bỏ chữ Filioque trong kinh Tin Kính. Năm 886, hoàng đế mới là Leo VI hạ bệ và quản chế Photius trong một đan viện rồi đưa hoàng thân Stêphanô 16 tuổi lên làm giáo chủ. Vị này chính thức thiết lập tòa giáo chủ Bungari năm 918. Hơn một thế kỷ sau, Photius được di hài cốt cách trọng thể về đế đô, được đề cao như người bảo vệ quyền giáo chủ Hy Lạp và được kính như một vị thánh.

Cuối cùng năm 1054, đúng lúc hai bên muốn hòa giải, thái độ của hồng y Humberto và giáo chủ Cerularius đã dẫn đến ly giáo dứt khoát. Đến năm 1965, Đức Phaolô VI và giáo chủ Athenagoras đã hủy bỏ hết các vạ tuyệt thông trước đây. Cánh cửa đại kết hiện đang mở rộng.



Каталог: contents haiauresort -> uploads -> file

tải về 0.76 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương