GIÁo phận thành phố HỒ chí minh giáO Án lịch sử Giáo hội LỚp vàO ĐỜI 2 CẤP 2 ngành hiệp sĩ



tải về 0.76 Mb.
trang2/10
Chuyển đổi dữ liệu06.11.2017
Kích0.76 Mb.
#34171
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

câu hỏi thảo luận

1- CỘNG ĐOÀN KITÔ HỮU TIÊN KHỞI CÓ NHỮNG NÉT SON NỔI BẬT NÀO LÀM GƯƠNG MẪU CHO MỌI THẾ HỆ ?

- Các tín hữu thời bấy giờ rất đông đảo mà chỉ có một lòng một ý. Tình yêu thương giữa các cộng đoàn gây ngạc nhiên cho những người xung quanh.

+ Mọi sự đều là của chung.

+ Nhiệt thành siêng năng tham dự các nghi lễ ở đền thờ và tổ chức những buổi họp riêng, để bẻ bánh và cầu nguyện.



2- HỘI THÁNH PHẢI CHỌN LỰA MỘT THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI MẶC KHẢI CHO NGHI LỄ CŨ, CHỌN LỰA NÀY QUAN TRỌNG NHƯ THẾ NÀO?

- Hội Thánh thời phôi thai trong môi trường dân Do Thái bị phủ nhận sứ điệp trong khi dân ngoại đổ về gia nhập Hội Thánh. Có những người từ miền Giuđêa đến dạy họ rằng: “Nếu anh em không chịu phép cắt bì theo tục lệ Moise, thì anh em không thể được cứu độ”. Điều này gây hoang mang trong cộng đồng dân Chúa và là vấn đề tranh luận gay go cho các nhà truyền giáo.

- Trước khó khăn phải chọn lựa: bảo vệ truyền thống, gìn giữ lề luật Do Thái, hay là thay đổi cho phù hợp với niềm tin Phục sinh của Giáo Hội.

- Công đồng được họp tại Giêrusalem, có những người thuộc phái Pharisêu đã trở thành tín hữu đứng ra nói rằng: Phải làm phép cắt bì cho người ngoại và truyền cho họ giữ luật Moise.

- Sau khi đã tranh luận nhiều. Ông Phêrô, Phaolô, Banaba đã thuật lại những thị kiến, những dấu lạ mà Chúa đã dùng các ông để làm giữa các dân ngoại. Ông Phêrô nói :…..Chính nhờ ân sủng Chúa Giêsu, mà chúng ta tin mình được cứu độ cùng một cách như họ (Cv 15,11). Nghe thế họ mới chịu im, và họ tôn vinh Thiên Chúa mà nói “Vậy ra Thiên Chúa cũng ban cho các dân ngoại ơn sám hối để được sống?”

- Để cho cuộc sống chung được tốt đẹp. Các Ngài quyết định không buộc người Kitô hữu gốc ngoại phải chịu phép cắt bì, nhưng phải tuân thủ những điều lệ do Hội Thánh qui định. Điều này thoả mãn lòng dân chúng. Họ xin gia nhập Hội Thánh rất đông, mở đường cho công cuộc truyền giáo.

Bài 4.

Hội thánh ra khơi
với Thánh Phaolô

Diễn viên chính thức cho công cuộc phát triển trong thời gian đầu không còn là những Kitô hữu gốc Do Thái, hay đúng hơn là những người xuất phát từ Do Thái giáo mà là tín hữu gốc ngoại giáo. Sách Công vụ ghi nhận: “Vậy những người tản mác vì cuộc bách hại xảy ra nhân vụ ông Stéphano” đi đến tận miền Phenixi, đảo Chype và thành Antiokia. Họ không rao giảng Lời Chúa cho ai ngoài người Do Thái. Nhưng trong nhóm có mấy người gốc Chype và Kyrênê, những người này khi đến Antiokia đã giảng cho cả người Hy Lạp nữa, loan báo Tin Mừng Chúa Giêsu cho họ. Vì có bàn tay Chúa ở với họ, nên một số đông đã tin và trở lại cùng Chúa (Cv 11,19-21). Kỷ niệm lịch sử này được nối kết chặt chẽ với danh tánh Phaolô, vị tông đồ dân ngoại. Phaolô không phải là người thứ nhất và cũng không phải là người duy nhất truyền giáo cho dân ngoại nhưng là con người thành công nhất và hữu hiệu nhất.

* Cuộc hành trình truyền giáo thứ nhất của Thánh Phaolô (45-49): Mùa xuân năm 45, sau khi lãnh nhận sứ mạng cùng với Barnaba và Gioan Marco, Saolô xuống tàu tại cửa Seleucia. Các ngài đã dừng chân lại ở Chype. Pampilia, Pisidia và Lycaonia. Tại đây, Saolô (tên gốc Do Thái) bắt đầu được gọi là Phaolô (tên Latinh) và rồi tên này trở nên thông dụng hơn.

Về dự công đồng Giêrusalem (năm 49). Nhờ hoạt động và công trình của Phaolô, các Tông đồ quyết định không buộc Kitô hữu gốc dân ngoại phải giữ luật Do Thái. Đồng thời công nhận Phaolô là Tông đồ các dân ngoại.

* Trong hành trình truyền giáo lần thứ hai (50-52): qua vùng Tiểu á, Phaolô có một thị kiến ở Troas: Một người xứ Makedonia xin với ông rằng; Xin hãy qua Makedonia cứu giúp tôi. Đây là giai đoạn thiết yếu, Tin Mừng tiến tới Âu Châu vào năm 50 và khai sinh các cộng đoàn Philip, Thessalonica, Corinto... Phaolô cũng đã đến kinh đô văn hóa Athène. Ông cố gắng cho thấy có một sự hội nhập giữa triết lý Hy Lạp và Tin Mừng. Ông sáng kiến trưng dẫn một thi sĩ Hy lạp nhưng vô ích. Vì thế khi giảng ở Corinto, ông ít lưu ý đến việc đẹp lòng cử tọa mà chỉ loan báo “Chúa Giêsu Kitô và là Chúa Giêsu Kitô bị đóng đinh”.

* Cuộc hành trình truyền giáo lần thứ ba (53-58): Thánh Phaolô lại viếng thăm các cộng đoàn ở Á Châu. Ngài gặp rất nhiều khó khăn: người Do Thái chống đối vì họ không chấp nhận sứ điệp về Chúa Giêsu, những lương dân ác cảm vì nền thương mại gắn liền với các đền thờ và các cuộc hành hương bị sa sút. Trong nội bộ cộng đoàn : các tín hữu phấn khởi, đặc biệt ở Corinto có đủ loại đặc sủng xuất hiện, nhất là ơn nói tiếng lạ. Đồng thời cũng không tránh khỏi tranh chấp, phe phái, chia rẽ, thiếu cảm thông giữa giàu nghèo, đôi khi có những lạm dụng.

Cơ cấu tổ chức của đế quốc Roma đã tạo nhiều thuận lợi cho việc rao giảng Tin Mừng. Hơn nữa, Tin Mừng đáp ứng được khát vọng sâu xa của con người. Và vì không nhằm đưa ra một cuộc cách mạng xã hội, cộng đoàn Kitô hữu rộng tay đón tiếp tất cả mọi người, vì họ đều bình đẳng trước mặt Thiên Chúa. Trong một thế giới quá khắt khe đối với họ: người nô lệ, người nghèo, phụ nữ và trẻ em nhạy cảm đặc biệt đối với Kitô giáo.

Những đòi hỏi luân lý của Tin Mừng chống lại việc coi thường mạng sống, buông thả tính dục, ham thích xa xỉ và tiền bạc (là nét đặc trưng của đế quốc). Sứ điệp Kitô giáo không chấp nhận chủ thuyết tương đối về tôn giáo (coi đạo nào cũng như nhau). Không muốn bị liệt vào số các tôn giáo khác, không chấp nhận việc thần hóa quốc gia. Như thế mới hiểu được tại sao đế quốc chống lại các Kitô hữu trong nhiều thế kỷ, cũng như việc Tin Mừng ngày càng lôi cuốn con dân của đế quốc.



3. Hoạt động của các Tông Đồ khác

Sử gia Eusêbio (LSGH 3) cho ta biết thánh Phêrô đã đi giảng Tin Mừng tại Pont, Galata, Cappađôcia, Tiểu Á. Thư 1Cr. 1,12 xác định ngài đến Côrintô trước khi đến Roma. Khi Nêrô bách hại đạo gay gắt, thánh nhân định bỏ trốn để tiếp tục phục vụ giáo đoàn. Nhưng theo lưu truyền, ngài gặp Đức Giêsu vác thập giá đi vào thành (biến cố Quo vadis :Thày đi đâu?), nên ngài quay trở lại thủ đô và xin được đóng đinh ngược. Việc ngài tử đạo ở Roma được Giáo Hoàng Clêmente (+97) nhắc đến, và được các giáo phụ như Ignatio, Origène và Tertulianô xác định, đã khiến Roma trở thành thủ đô của Giáo Hội cho đến nay.

Hai vị Tông đồ ở lại Giêrusalem là thánh Giacôbê Tiền bị chém năm 42 và thánh Giacôbê Hậu bị ném đá năm 62. Thánh Mathêu rong ruổi đến Bắc Phi Châu, thánh Bartôlômêo thì giảng đạo ở Armênie và Ả Rập, hai thánh Simon và Giuđa hoạt động ở Ai Cập và cũng tử đạo ở Mêsôpôtamia. Nếu thánh Mathias đến Ba Tư, thì thánh Thomas qua Ba Tư đến tận Ấn Độ. Khu vực Tiểu Á có thánh Anrê bị xử tử thập giá chữ X, có thánh Philip và đặc biệt là thánh Gioan, vị duy nhất không tử đạo mặc dù đã bị bỏ vào vạc dầu sôi năm 92.

Ngoài ra cũng nên biết, Maccô thánh sử, mới đầu là môn đệ thánh Phaolô, nhưng sau cùng làm việc với thánh Phêrô ở Roma. Luca thánh sử người y sĩ đồng hành với Phaolô, cũng là tác giả Công Vụ Tông Đồ đã hoạt động và tử đạo ở Akaia.


câu hỏi thảo luận

1- THÁNH PHAOLÔ LÀ AI? NGÀI GIỮ ĐỊA VỊ NÀO TRONG GIÁO HỘI TIÊN KHỞI.

- Thánh Phaolô tên thật là Saolo. Sinh tại Tarso xứ Kilikia năm thứ 10 sau công nguyên trong một gia đình Do Thái, thuộc chi tộc Bengiamin, đông thời là công dân Roma. Đến Giêrusalem rất sớm, theo học ông Gamalien thuộc phái Pharisêu vì vậy. Ngài đã nhiệt thành trong viêc bắt bớ các Kitô hữu.

- Trên đường đi Đamas (tìm bắt những người theo Chúa). Chúa Giêsu hiện ra gặp gỡ Saolo, sau đó Chúa trao cho ông sứ mạng tông đồ dân ngoại, Saolo bắt đầu công cuộc rao giảng Tin Mừng Đức Giêsu Kitô. Từ đây tên Saolo (gốc Do Thái) được gọi là Phaolo (tên Latinh) và rồi tên này thông dụng hơn,

- Trải qua ba cuộc hành trình truyền giáo, Phaolo đã thành lập và củng cố được nhiều giáo đoàn ở Tiểu á và Hy lạp. Trong thời gian hoạt đông tông đồ. Ngài đã viết rất nhiều thư gởi các giáo đoàn nhằm củng cố niềm tin và an ủi họ.

+ Năm 66. Ngài bị bắt giam lần hai tại Roma.

+ Năm 67. Ngài đã tử đạo tại Roma để làm chứng cho Chúa Giêsu Kitô.



2- NHỮNG GIÁO ĐOÀN NÀO ĐÃ ĐƯỢC THIẾT LẬP TRONG BA CUỘC HÀNH TRÌNH TRUYỀN GIÁO CỦA THÁNH PHAOLO.

a) Cuộc hành trình truyền giáo lần I (45-49). Thành lập Giáo Đoàn: Chype, Pampilia, Pisidia, Lycaonia.

b) Cuộc chành trình truyền giáo lần II (50-52) Giáo Đoàn: Philip, Thessalonica, Corinto

c) Cuộc hành trình truyền giáo lần III (53-58) Các giáo đoàn ở Á Châu.

3- TẠI SAO KITÔ GIÁO ĐƯỢC ĐÓN TIẾP RẤT NHIỆT TÌNH, ĐỒNG THỜI CŨNG BỊ CHỐNG ĐỐI RẤT QUYẾT LIỆT TRONG ĐẾ QUỐC ROMA.

- Vì giáo lý Giáo Hội rất hấp dẫn, mời gọi người ta vươn lên, thích hợp với mọi thành phần trong xã hội. Đặc biệt đối với những người nghèo, người nô lệ, phụ nữ và trẻ em. Tin Mừng giải thoát họ khỏi xiềng xích nô lệ, đặt niềm tin vào Thiên Chúa. Họ là những người có tâm hồn đơn sơ, nhạy cảm đặc biệt với Kitô giáo.

- Đối với đế quốc Roma thống trị nhiều nước, người gia nhập đạo đông là một lực lượng mà họ cho rằng rồi đây sẽ hợp lại chống lại họ.

- Đối với những thương gia nhằm trục lợi trên việc tiêu dùng, hưởng thụ của người khác, luân lý của Tin Mừng chống lại việc coi thường mạng sống, buông thả tình dục, ham thích tiền bạc, điều này gây ảnh hưởng cho viềc thương mại, nên Đế Quốc ra sức chống lại các Kitô hữu qua nhiều thế kỷ.

Bài 5.

Người Kitô hữu
trong một thế giới không hiểu họ


I. NHỮNG HIỂU LẦM VÀ THANH MINH

- Số Kitô hữu tăng thêm, người ta phân biệt họ với những người Do Thái. Trong đế quốc, người Do Thái được hưởng một quy chế riêng, họ đã cố cho mọi người thấy người Kitô hữu khác với họ. Và cũng từ khi các môn đệ của Đức Kitô hợp thành một thiểu số quan trọng thì vấn đề được đặt ra.

- Việc cử hành Phụng tự cách kín đáo làm cho người khác nghĩ xấu về người Kitô hữu.

- Có ba lời vu khống chính yếu của giới bình dân:

. Kitô hữu là người "vô thần": vì không tham dự các phụng tự cổ truyền, cũng không tham dự việc tôn thờ hoàng đế. Trong khi đó, những kẻ "vô thần" này lại đi thờ một tên trộm cướp bị đóng đinh thập giá. Đối với người thời đó như thế là lầm lạc và đe dọa sự ổn định của đất nước.

. Các Kitô hữu loạn luân: họ tụ tập nhau ăn bữa tối là để truy hoan, làm những trò xấu xa nhất giữa “anh” và “em”.

. Các Kitô hữu ăn thịt người: “Thịt máu họ ăn chính là thịt của đứa trẻ bị giết để tế lễ”.

Các lời vu khống này được loan truyền rộng rãi nhưng không phải ai cũng chấp nhận. Tuy nhiên, nói chung thì các Kitô hữu bị hiểu lầm và chịu khinh bỉ trong một thời gian dài.

- Những lời phi bác của các hiền triết và các chính trị gia:

. Kitô hữu là những kẻ đáng thương, dốt nát và kiêu kỳ vì được thu nạp từ những giai cấp thấp trong xã hội.

. Kitô hữu là những công dân xấu vì không thờ hoàng đế, không chấp nhận “tập tục của tiền nhân”.

. Giáo thuyết Kitô giáo đối nghịch với lý trí. Họ cho rằng: Nhập thể là điều phi lý vì Thiên Chúa, Đấng trọn hảo, bất biến không thể nào hạ mình để thành một trẻ nít được. Tại sao việc nhập thể lại quá muộn màng vậy? Sự Phục sinh thân xác chỉ là sự lừa lọc khủng khiếp. Thiên Chúa hòa bình của Tân ước ngược với Thiên Chúa chiến tranh của Cựu ước... Bí tích Thánh Thể là nghi lễ ăn thịt người...

- Trong các tác phẩm “Hộ giáo”, nổi bật nhất có Thánh Justinô, Origene và Tertuliano, chúng ta tìm thấy câu trả lời của các Kitô hữu cho những kẻ gièm pha: Phải tìm một ngôn ngữ mà độc giả có thể hiểu được, nghĩa là trình bày niềm tin trong văn hóa Hy-La, phải làm một cuộc hội nhập văn hóa thật hiền hòa, khiêm tốn nhưng dứt khoát :

. “Các Kitô hữu và những người khác giống nhau về quê hương, về ngôn ngữ, y phục,... lối sống chẳng có gì lập dị. Họ chu toàn mọi nghĩa vụ công dân và đồng thời gánh mọi trách vụ như những ngoại kiều. Đối với họ đất lạ là quê hương, quê hương là đất lạ. Họ ở trong thể xác nhưng không sống theo xác thịt. Họ sinh con cái nhưng không bỏ con mới sinh, họ chia sẻ cuộc sống với mọi người nhưng không đổi vợ cho nhau, họ yêu thương mọi người kể cả những người bách hại họ, người ta lăng nhục họ nhưng họ chúc phúc lại...” Những biểu lộ công dân của tín hữu: cầu nguyện, vâng phục và nạp thuế; giải thích lý do không hợp tác trong một số nghề buộc phải tế thần hoặc làm đổ máu người khác như chánh án, quân đội...

. “Nơi chúng tôi chẳng có gì bí mật cả”, chúng tôi xin mô tả cho quý vị tất cả nghi lễ cử hành của chúng tôi. Chúng tôi chỉ không đi đến các đền thờ của quý vị và không tham dự những cuộc vui ở hí trường.

. Giới thiệu đời sống bác ái của Giáo Hội và tố cáo sự băng hoại luân lý của đế quốc: “Chính quý vị có những phong tục đồi bại: giết trẻ, phá thai, đề cao nhục dục và những cuộc vui đồi bại...”

. Kitô giáo là một giáo thuyết phù hợp với lý trí. Kitô hữu là công dân tốt, họ có mặt trong chính quyền và quân đội.

- Các nhà hộ giáo đã không thuyết phục được đối phương. Khi người ta tìm kiếm những kẻ chịu trách nhiệm về các tai họa, những cơn giận của các thần minh gây nên các thiên tai, thì Kitô hữu là những nạn nhân. Để làm dịu bớt cơn phẫn nộ của dân chúng, chính quyền tuyên án những kẻ bị coi là thủ phạm. Đó là nguồn gốc của các cuộc bách hại, khởi đầu với Néron (năm 64) và kéo dài gần 300 năm với những hình khổ man rợ, phi nhân...

Những cuộc bách hại nhiều khi quá thảm khốc khiến một số Kitô hữu sợ hãi phải bỏ đạo. Việc này đã gây xáo trộn đời sống cộng đoàn. Khi bình yên trở lại, các cộng đoàn lại chia rẽ nhau về việc phải đối xử như thế nào với những kẻ đã chối đạo nay muốn trở lại.

câu hỏi thảo luận

1- CÁC KITÔ HỮU THỜI ĐẦU BỊ VU KHỐNG TỘI GÌ ? TẠI SAO ?

- Các Kitô hữu thời đâu bị vu khống:



a) Kitô hữu là người “vô thần”. Vì không tuân thủ tập tục như: Tham dự các nghi thức phụng tự cổ truyền và tôn thờ Hoàng Đế, lại tôn thờ Chúa Kitô mà họ cho là tên tội phạm bị treo trên Thâp giá.

b) Các Kitô hữu “loạn luân”. Vì nơi các tín hữu tụ tập nhau ăn bữa tối, cùng bẻ bánh và cầu nguyện, xa cách những người ngoại, lại đóng kín cửa (vì sợ bị bắt bớ), nên họ cho là làm những chuyện đồi bại, xấu xa.

c) Các Kitô hữu “ăn thịt người”. Bí tích Thánh Thể, Mình Máu Chúa Kitô mà họ cho là nghi lễ tế thân xác đứa trẻ bị giết.

2- CÁC KITÔ HỮU TRẢ LỜI NHỮNG KẺ VU KHỐNG RA SAO ?

- Các Kitô hữu trả lời những kẻ vu khống:



a) Nơi chúng tôi chẳng có gì bí mật cả. Chúng tôi xin mô tả cho quí vị tất cả nghi lễ cử hành của chúng tôi, chúng tôi chỉ không đi đến các đền thờ của quí vị và không tham dự các cuộc vui ở vũ trường.

b) Chính quí vị mới có những phong tục đồ bại, giết trẻ, phá thai, đề cao nhục dục và những cuộc vui đồi bại.

c) Kitô giáo là một giáo thuyết hợp với lý trí, các Kitô hữu và những người khác giống nhau về quê hương, về ngôn ngữ, Y phục... Lối sống họ chẳng có gì lập dị. Họ chu toàn mọi nghĩa vụ công dân, đồng thời gánh mọi trách vụ như những ngoại kiều. Đối với họ, đất lạ là quê hương, quê hương là đất lạ. Họ ở trong thể xác nhưng không sống theo xác thịt. Họ sinh con cái nhưng không bỏ con mới sinh. Họ chia sẻ cuộc sống với mọi người nhưng không đổi vợ cho nhau, họ yêu thương mọi người kể cả những người bách hại họ, người ta lăng nhục họ nhưng họ lại chúc phúc...

3- TỬ ĐẠO NGHĨA LÀ GÌ?

- Theo nguyên ngữ, tử đạo (Martyr) nghĩa là người làm chứng, từ này được dùng trong phạm vi lịch sử, pháp luật hay tôn giáo.

- Theo truyền thống Kitô giáo, danh xưng tử đạo áp dụng cho những người làm chứng bằng máu mình. Tử đạo là sẵn sàng chịu đau khổ, chịu chết để trung thành làm chứng cho Chúa Kitô. Theo gương Đức Kitô, họ không kháng cự hay nuôi lòng căm thù kẻ bách hại mình.

Bài 6.


Làm Kitô hữu
trong những thế kỷ đầu


1. Khung cảnh đế quốc

Roma, một mảnh đất thuộc Italia, được thành lập năm 753 trước Chúa Giáng Sinh. Sau nhiều đợt chinh phục, đế quốc thống lĩnh toàn bộ khu vực quanh Địa Trung Hải. Pompeius chiếm Giêrusalem (năm 63), Cêsar chiếm Galia (năm 50), Octavius chiếm Ai Cập (năm 30). Vị cuối cùng tự xưng là Augusto hoàng đế, khởi sự cho thời đại “hòa bình Roma” (pax Romana) kéo dài đến năm 192.

Chính nhờ bối cảnh thống nhất của đế quốc Roma, Giáo Hội dễ dàng lan rộng: việc phát triển đường xá, thương thuyền, một ngôn ngữ chung phổ biến là Hy Lạp (tiếng Latinh đến cuối thế kỷ II mới thông dụng) và các cộng đoàn Do Thái hải ngoại (diaspora) đã sống rải rác khắp nơi. Bối cảnh văn hóa, tôn giáo cũng đem lại nhiều thuận lợi: các triết thuyết khắc kỷ và hoài nghi đã gợi lên ước muốn độc thần, những người bị bỏ rơi trong xã hội như nô lệ, phụ nữ dễ dàng đến với tôn giáo, nhất là việc tiếp xúc với các thần đông phương đã gợi lên trong quần chúng ước vọng kết hiệp với Thượng Đế.

2. Sinh hoạt và phượng tự

Cộng đoàn Giêrusalem: là nhóm “anh em” luôn rộng mở mời đón mọi người. Họ nhìn nhận Đức Giêsu là Đấng Mêsia, là Chúa. Họ tin, hối cải đón nhận Thánh Thần và loan báo về Ngài, mặc cho mọi chống đối từ phe Đền thờ. Theo Công vụ tông đồ 2,24 họ chuyên cần với giáo huấn các Tông đồ, với việc hiệp thông, bẻ bánh và kinh nguyện ... Họ góp của cải thành tài sản chung để phân phát cho mỗi người tùy theo nhu cầu.

Tuy có lúc phải trốn tránh, Giáo Hội đã phát triển ngay giữa lòng xã hội. Tertuliano khẳng định: “Kitô hữu không xa lánh cuộc đời, chúng tôi vẫn lui tới công trường, bể tắm, xưởng thợ, tiệm buôn, chợ búa. Chúng tôi là thủy thủ, quân nhân, nông dân hay thương gia”. Dấu Thánh Giá và Con Cá = ICHTHUS : (Iesous Christos Theou Unios Soter), đã xuất hiện khi tình hình an ninh đòi buộc.

Nếu thời sơ khai, phụng vụ được cử hành trên gác nhà (Cv 20,7t) hoặc ở phòng ăn, thì dần dần các tín hữu sử dụng những tư gia dành riêng. Khoảng năm 250 mới xuất hiện các nhà thờ đầu tiên. Hầu hết tân tòng xin nhập đạo vì chứng kiến gương bác ái, tình huynh đệ cộng đoàn hoặc sự can đảm của các tử đạo. Sau thời gian thử nghiệm về hạnh kiểm, ứng viên phải có một tín hữu bảo lãnh (đỡ đầu) và sẽ được rửa tội trong lễ Phục Sinh cùng với việc đặt tay và tham dự bàn tiệc Thánh Thể (ba bí tích khai tâm).

Lễ tạ ơn các ngày thứ nhất trong tuần đưa tín hữu vào mầu nhiệm sự chết và Phục Sinh của Chúa. Trước lễ họ xưng thú lỗi lầm thiếu sót (Gc 5,16). Riêng các tội nặng (bội giáo, giết người, ngoại tình) chỉ được Hòa giải một lần. Hôn nhân các tín hữu giữ theo tập tục đế quốc. Nhưng theo linh đạo của thánh Phaolô (Ep 5) một vợ một chồng và bất khả phân ly. Việc cầu nguyện và xức dầu người yếu liệt đã được nói đến trong thư Giacôbê (5,14-15).

3. Tổ chức cộng đoàn

Ngoài nhóm 12 tông đồ và 7 phó tế, các cộng đoàn sơ khai có ba tác vụ chính: các tông đồ du thuyết (như thánh Phaolô, Barnabê); các vị tiên tri giải thích Lời Chúa trong buổi họp và các tiến sĩ chuyên nghiên cứu Kinh Thánh.

Đầu thế kỷ thứ II, theo thánh Ignatio Antiokia ta thấy ba chức vụ: Giám mục, Linh mục và Phó tế. Các nhà du thuyết biến mất, họ định cư phục vụ các công đoàn, dần dần xuất hiện các tác vụ khác. Thống kê năm 250 ở Roma gồm “có 46 linh mục, 7 phó tế, 7 chuẩn phó tế, 42 thày giúp lễ, 52 thày trừ quỉ, nhiều thày đọc sách và giữ cửa”. Thế kỷ III, tại Syria còn thấy xuất hiện hai nữ phó tế, cũng được đặt tay thánh hiến, chuyên phục vụ nữ giới.

câu hỏi thảo luận

1- NẾP SỐNG MỚI CỦA NGƯỜI KITÔ HỮU CÓ GÌ KHÁC VỚI ĐỜI SỐNG CỦA ANH EM DÂN NGOẠI.

Nếp sống mới của người Kitô hữu:



+ Đón nhận Tin Mừng của Đức Kitô và thay đổi cuộc sống bằng cách để Tin Mừng biến đổi mình.

+ Từ bỏ tội lỗi và những hình thức dẫn đến tội lỗi.

+ Mỗi tín hữu phải tự mình tham gia vào cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu thông qua việc tham dự thánh lễ, lãnh nhận các bí tích, sống và thể hiện mầu nhiệm ấy trong đời sống.

+ Tính bất khả phân ly của phép hôn phối………



2- LẠC THUYẾT, LẠC GIÁO LÀ GÌ ?

- Lạc thuyết: Giáo thuyết sai lạc với giáo huấn của Hôi Thánh.

- Lạc giáo: Nhóm người đi theo lạc thuyết.

Bài 7.


Những cuộc bách hại

Lịch sử Giáo Hội thời tử đạo kéo dài hai thế kỷ rưỡi, nhưng thực ra thời bình an cũng xấp xỉ với thời hoạn nạn. Tuy phải trốn tránh, các tín hữu vẫn sống chan hòa trong lòng xã hội, thực hành đủ nghề nghiệp. Trong những lúc căng thẳng, hang toại đạo là thành phố ngầm cho họ cư ngụ. Sinh hoạt tôn giáo đi sâu vào sống bí tích. Các chức vụ Giám mục, Linh mục, Phó tế đi vào ổn định. Nói chung, ta có thể chia làm hai giai đoạn :



1. Trước 192: Bách hại theo khu vực

Chúng ta chỉ nghiên cứu những cuộc bách hại chính

a. Hoàng đế Nêron tại Roma (64-67)

Sau cuộc hỏa hoạn từ 18 đến 24-7-64 tại Roma, Nêron đổ lỗi cho các Kitô hữu. Từng đoàn tín hữu bị đẩy ra hí trường để xoa dịu dư luận và làm trò tiêu khiển. Nêron bắt họ đấu gươm, đấu với thú dữ hoặc đóng đinh, tẩm dầu, đốt đuốc. Nhưng các tín hữu bỏ vũ khí ôm nhau chúc bình an; không chống trả với thú lẫn người. Họ bình thản đợi chờ ngày cứu thoát đang đến.

b. Thời Domitiano (92-96)

Sau khi bị đảo chánh hụt, Domitiano nghi kỵ, thanh lọc lại triều đình, triệt hạ những người Do Thái thờ độc thần và thờ “Ông Vua Do Thái” Giêsu.

c/. Chiếu chỉ Trajan năm 112

Vốn là Hoàng đế tốt bụng và thông minh, Trajan qua thư trả lời cho quan Pline-Trẻ, đề ra chính sách ảnh hưởng suốt thế kỷ II gồm ba điểm: “Không nên tầm nã kitô hữu. Nhưng nếu bị tố cáo và nhận là kitô hữu thì phải trừng phạt. Nếu ai chối và minh chứng bằng việc thờ cúng thần minh thì được tha”.

Những vị tử đạo lớn trong thế kỷ này có: Thánh Ignatio (+110), Polycarpo (+155), Justinô (+165), Photin ở Lyon (+177), Cêcilia (+179) ... Việc bách hại thế nào tùy thuộc các quan tổng trấn địa phương thiện cảm hay không đối với đạo.

2. Việc bách hại thế kỷ III.

Từ 192, thời Pax Romana chấm dứt. Các Hoàng Đế hầu hết xuất thân từ quân đội và kết thúc sự nghiệp do đảo chánh hoặc bị ám sát. Nhiều vùng đất như Gallia, Ả Rập, Ba Tư đòi tự trị. Kinh tế bị suy sụp do nội chiến hay thiên tai, đưa đến việc lạm phát và lạm thuế. Luân lý, văn hóa cũng bị xuống cấp theo. Ngược lại, Giáo Hội sau bao trở ngại thấy rõ hơn khả năng của mình. Sự phát triển về giáo thuyết và nhân sự đã hỗ trợ cho đức tin thuần túy thuở ban đầu.

Trước tình thế đó, các hoàng đế phản ứng theo hai hướng trái ngược nhau: hoặc thỏa hiệp hoặc thẳng tay triệt hạ. Thời thỏa hiệp vẫn có các cuộc tử đạo lẻ tẻ, nhưng trong giai đoạn bách hại, chính sách được áp dụng trên toàn đế quốc. Xin ghi lại những thời điểm chính:

a. Gần 80 năm lắng dịu 212-249; 260-298

Có nhiều lý do giúp Giáo Hội được hưởng những thời kỳ thư thái này. Một số hoàng đế thiện cảm với đạo trong đó có Gallienus (260-268) có vợ là kitô hữu. Một số hoàng đế khác chủ trương đạo-tổ-hợp, đặt tượng Đức Giêsu bên cạnh các thần khác, như Severus Alexander (+235) nói: “Thà Thượng đế được thờ cách nào đó thì tốt hơn”. Ngoài ra có các hoàng đế ở trên ngai quá ngắn hạn, hoặc có vị muốn tranh thủ các tín hữu để chống lại man dân.

b. Chiếu chỉ Septimus Severus 202

Sau giai đoạn 10 năm cởi mở, hoàng đế thấy số tín hữu tăng nhanh quá, nên cấm dạy và theo đạo, đóng cửa các học viện như Alexandria, theo dõi lùng bắt khắp nơi. Tiêu biểu cho thời này là hai thánh nữ Perpêtua và Fêlixita (+203). Các hầm mộ được sử dụng nhiều hơn và trở thành sở hữu tập thể. Đức Calisto (+222) từng phụ trách tổ chức và mở rộng một khu rộng lớn.

c. Chính sách Decius 249

Hoàng đế Decius không chủ trương giết hại, nhưng coi việc phụng tự hoàng đế là yếu tố bảo vệ sự thống nhất đế quốc. Vì thế ông tìm mọi cách để tín hữu bỏ đạo: giam lâu hơn, dụ dỗ, hứa hẹn, tra tấn, bắt đi lao động hầm mỏ, phát thẻ xông hương để kiểm tra. Đức Cornêlio tử đạo nơi lưu đày, Tarcio tử đạo khi mang Thánh Thể cho các tù nhân. Giai đoạn này nhiều tín hữu, vì sống yên ổn khá lâu, nên dễ yếu đuối chối đạo. Một số giám mục như Novatio cương quyết loại trừ họ, còn Đức Cornêlio và Công đồng Roma (257) chấp nhận cho họ trở về với Giáo Hội sau những thử thách cần thiết.

Hoàng đế Valêrio đi xa hơn: năm 257 ông cấm tụ họp phụng tự, tịch thu các nghĩa trang, tịch thu tài sản, đày ải giáo sĩ. Năm 258, ông xử tử những ai không dâng hương tế thần. Vấn đề trưng thu tài sản khiến các quan địa phương tích cực hơn, các tín hữu gặp áp lực ngay từ thân nhân trong gia đình. Cuộc tử đạo của đức Sixtô II và th. Laurensô (+258) phản ánh chính sách này

d. Cơn Hồng thủy Diôclêtianô: 303-313

Để cai trị cho hiệu quả, Diôclêtianô áp dụng chính sách tứ quyền (Tétrarchie): Bên Đông, ông chọn một phụ tá Galêrio, Bên Tây, Constantin Chlorus chọn Maximiano. Roma có 96 tỉnh nay sát nhập lại còn 12 tỉnh. Pháp luật được áp dụng gắt gao. Việc thờ cúng hoàng đế đạt đến thời vàng son, trở thành nghi lễ triều đình. Đây là lý do khiến hoàng đế nghi ngờ các tín hữu.

Từ 298, Galêrio buộc tất cả quân nhân phải cúng thần. Sau đó ông áp lực để Diôclêtiano tung ra bốn sắc lệnh cấm đạo năm 303. Ngoài các biện pháp của Decius, hoàng đế còn ra lệnh thiêu hủy Sách Thánh, triệt hạ các nơi thờ phượng. Do tổ chức chính trị chặt chẽ, các quan địa phương phải răm rắp tuân theo. Nhiều hình khổ mới được sáng tạo để gây kinh hoàng cho các tín hữu. Năm 311, Maximiano Daia còn cho rảy nước tế thần trên mọi thực phẩm ở chợ ... Thời này có nhiều vị tử đạo trong quân đội như Sebastiano (+296), Georgio (+303), đại đội Maximiano, và có nhiều thánh nữ tử đạo để vẹn toàn tiết hạnh như Agnes, Lucia, Catarina ...


Каталог: contents haiauresort -> uploads -> file

tải về 0.76 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương