GIÁo phận thành phố HỒ chí minh giáO Án lịch sử Giáo hội LỚp vàO ĐỜI 2 CẤP 2 ngành hiệp sĩ



tải về 0.76 Mb.
trang8/10
Chuyển đổi dữ liệu06.11.2017
Kích0.76 Mb.
#34171
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

4. Bản đồ tôn giáo mới

Cần phải nói thêm về nước Hà Lan vốn thuộc nhà Habsbourg nay về tay Felipe II Tây ban Nha từ 1555. Tại đây, phái Calvin đưa ra bản “tuyên tín Hà Lan” năm 1561. Công tước Anbe nhân danh vua Tây ban Nha áp dụng chính sách đàn áp đẫm máu. Tại các tỉnh phía Bắc, những người cải cách lập ra một nước tự do quanh Guillaume d’Orange gọi là “Liên Tỉnh” (Provinces Unies). Ở đây tôn giáo chính theo Calvin.



câu hỏi thảo luận

1- HOÀN CẢNH NÀO DẪN ĐẾN CUỘC CẢI CÁCH CỦA TIN LÀNH ?

- Cuối thế kỷ XV trong Giáo Hội có nhiều những tệ nạn xảy ra. Giáo Hội gặp khủng hoảng với hai rồi ba giáo hoàng thật giả cùng một lúc. Nhiều Kitô hữu cả đến các vị lãnh đạo đã không dứt khoát, đoạn tuyệt với lòng mê của cải, giầu sang. Đời sống vật dục và khát vọng quyền hành. Họ đã sa ngã và thiếu xót trong trách nhiệm của người canh giữ Hội Thánh Chúa Kitô…

- Hiện trạng này dẫn đến xuất hiện những nhà cải cách trong nội bộ Giáo Hội và tách rời khỏi Giáo Hội.

- Đầu thế kỷ XVI cần phải có một sự cải thiện thanh tẩy Giáo Hội khỏi các ung bứu mọc lên của các thế kỷ.

- Martin Luther. Một tu sĩ phát động phong trào cải tổ, thoát ly khỏi lòng cuộc sống Giáo Hội toàn cầu. Ông đưa ra quan điểm: + Người công chính sống nhờ vào đức tin (tin là đủ).

+ Chỉ chấp nhận Thánh Kinh và loại bỏ ThánhTruyền cùng giáo huấn của Giáo Hội.

+ Từ chối các bí tích và chỉ đón nhận một vài bí tích có nhắc đến trong Thánh Kinh là: Rửa Tội, Giải Tội và Thánh thể.

+ Bác bỏ luật độc thân giáo sĩ, đòi chấm dứt nhiều việc tôn sùng mà ông cho là mê tín như hành hương, viếng hài cốt các Thánh, huỷ bỏ các ảnh tượng...

+ Hội Thánh là cộng đoàn những người tin, không phải là những người quản lý ơn cứu độ.

+ Hội Thánh là thực tại vô hình không có tổ chức bề ngoài, không sở hữu tài sản...nhiều người theo ông với quan điểm khác hơn: Zwingli ở Thuỵ Sĩ (1484–1531), Calwin ở Pháp (1509–1564).

- Họ phổ biến Thuyết Tin Lành, lấy Genève làm kinh đô cho Giáo Hội cải cách.

2- NHỮNG ĐIỂM TÍCH CỰC MÀ CÔNG ĐỒNG TRENTÔ ĐÃ THỰC HIỆN.

- Công đồng Trentô được triệu tập tại Trentô (1545–1563).

- Lên án giáo phái Tin lành và xác định các điểm tín lý.

- Loại trừ những lạm dụng trong Giáo Hội.

- Canh tân các lãnh vực mục vụ như: (các văn kiện về ơn công chính hoá, về sự cộng tác của con người với Thiên Chúa trong ơn cứu độ.

- Cấm cử hành phụng vụ bằng ngôn ngữ thông dụng.

- Thành lập các chủng viện vì tương lai Giáo Hội.
Bài 16.

Phúc âm hóa thế giới
I. CUỘC CANH TÂN GIÁO HỘI-CĐ.TRENTÔ (XVI - XVII)

Cải tổ Giáo hội không nhất thiết phải đưa đến ly giáo. Cuộc canh tân Giáo hội thế kỷ XVI trải qua bốn giai đoạn :

1. Ban đầu là ước muốn cải tổ từ địa phương của các tu sĩ, giáo dân và Giám mục. Các tu hội giáo sĩ xuất hiện, nỗi bật nhất là dòng Tên, khẳng định ý chí muốn đáp ứng nhu cầu thời đại.

2. Tiếp theo, các Đức Giáo hoàng trực tiếp đảm nhiệm việc cải tổ. Nếu đôi khi các Tòa Tra có những hoạt động nặng màu sắc bảo vệ, ngăn cấm thì nói chung các Giáo hoàng đã nỗ lực tối đa trong việc tổ chức Công đồng Trento. Vượt qua mọi khó khăn chính trị, các Giám mục đã nhất tâm xác định các nội dung tín lý và đề ra phương án thực hiện rõ rệt.

3. Áp dụng công đồng: Các Giáo hoàng đã tổ chức những ủy ban đặc biệt, cải cách hồng y đoàn, phổ biến giáo lý và phụng vụ chung. Các Giám mục cũng nhiệt tình tổ chức việc thực hiện công đồng trong địa phận. Các dòng tu cũng cải tổ và phát triển nhanh, góp phần đem lại cho Giáo hội một chân dung mới.

4. Yêu cầu thiết lập chủng viện của Trento đã đem lại những kết quả lớn nhất. Nhiều hội dòng như Oratoire, Xuân Bích, Lagiarist, Eudist... góp phần tổ chức chủng viện cho mỗi địa phận, đào tạo các linh mục hết mình với công tác mục vụ. Nhờ đó, tín hữu ở những vùng xa xôi nhất đều có nhiều điều kiện hơn để học hỏi giáo lý và tham gia phụng vụ, bí tích. Các phong trào giáo dục và bác ái ngày càng được hưởng ứng hơn.



II. GIÁO HỘI TRƯỚC CUỘC KHỦNG HOẢNG LƯƠNG TÂM (Thế kỷ XVII - XVIII)

Thế kỷ XVII được ghi đậm nét bằng những xung đột lương tâm về cách thế sống đạo. Jansenism chủ trương sống nghiêm ngặt, đưa đến lối nhìn bi quan về sự hư hoại của con người. Quietism quá nhấn mạnh việc phó thác trong tình yêu Chúa đến độ coi thường những nỗ lực nên thánh của nhân loại.

Những xung đột giáo lý ấy gây nên xáo trộn vì nằm trong bối cảnh một nước Pháp chủ trương Pháp giáo, và vua Louis XIV đang đấu tranh đòi dành quyền tối cao trong vương quốc. Suốt một thế kỷ, các vua Pháp cưỡng ép Tin Lành trở về với Công giáo (1689-1787). Trong khoa học, Galilê cương quyết bênh vực thuyết mặt trời trung tâm của Copernic dù bị quản chế đến chết; Richard Simon chấp nhận chịu kết án vì muốn đọc lại Kinh Thánh theo khoa học sử; nhiều vị khác như Bolland, Mabillon kiên trì trong việc khảo cứu các nguồn lịch sử và văn học của Giáo hội.

Bước sang thế kỷ XVIII, Giáo hội chịu sự tấn công của các triết gia ánh sáng, nổi bật là phong trào Aufklarung ở Đức, nhóm Tam Điểm và nhóm Bách khoa ở Pháp. Họ phê phán các tín điều và tổ chức Giáo hội là phi lý. Ảnh hưởng rõ rệt nhất của họ là chế độ độc tài sáng suốt, như Josephisme ở Áo, đòi chỉ đạo tỉ mỉ mọi sinh hoạt tôn giáo ; ngoài ra Dòng Tên bị ngưng hoạt động 42 năm (1773-1814). Dầu sao các triết gia này vẫn còn tin Thượng Đế, nên quần chúng vẫn vững chãi trong đức tin. Đến cuối thế kỷ, việc thực hành tôn giáo có phần giảm, nhưng giáo lý được canh tân cách trình bày sao cho hợp lý hơn.

Trong khi đó, xuất hiện các nhóm Tin Lành mới như Kiên Tín ở Đức và Giám Lý Hội ở Anh, tái hội nhập nhiều yếu tố Công giáo như giá trị của việc làm, vai trò của nghi lễ và phong trào truyền giáo. Riêng phía Đông, chính sách của Nga hoàng Pierre I đã tổ chức Giáo hội Nga theo tổ chức “đế quyền tôn giáo”, nhưng Chính Thống giáo vẫn không ngừng phát huy truyền thống tâm linh rất sống động của mình.

III. PHÚC ÂM HÓA TOÀN THẾ GIỚI (Thế kỷ XV - XVIII)

Song song với công cuộc thám hiểm thế giới, Tin Mừng đã vượt đại dương đến với Mỹ châu và Á châu. Năm 1493, đức Alexandro VI chia các vùng đất mới về phía đông cho người Bồ Đào Nha, phía tây cho người Tây Ban Nha. Theo quyền bảo trợ, các vua này được ủy thác việc lập Giáo hội, kiểm soát và Tổ chức các thừa sai hoạt động trong khu vực của mình. Thế nhưng vì các vua không tròn bổn phận, lại quá quan tâm đến chính trị nên Tòa thánh lập ra Thánh bộ Truyền giáo năm 1622 để trực tiếp điều hành việc truyền giáo (hỗ trợ tài chính, mở rộng chủng viện, đặt chức Đại diện Tông tòa) và đưa ra bản huấn thị 1659, yêu cầu các thừa sai thích nghi với văn hóa địa phương.

Tuy có một số liên đới với thực dân, nhưng cũng có nhiều giáo sĩ đã mạnh dạn đấu tranh cho nhân quyền: chống việc đàn áp thổ dân Châu Mỹ La Tinh có Montesinos và Gm B.de Las Casas OP, chia sẻ những cay cực của nô lệ đen Phi châu có Labat OP và cha Claver SJ. Do mặc cảm tự tôn về văn hóa, việc truyền giáo lúc đầu nói chung, theo phương án xóa sạch các văn hóa địa phương. Thế nhưng, khi đi sâu hơn vào các nền văn minh lâu đời của Á châu, các thừa sai thay đổi dần dần lối nhìn và chuyển sang phương pháp thích nghi: các cha Valignano ở Nhật, De Nobili ở Ấn và Mateo Ricci ở Trung Hoa. Thánh Phanxico Xavie cũng theo phương pháp sau, khi ngài đến Nhật Bản.

Một vài trường hợp đáng lưu ý: Giáo hội Congo phát triển nhanh nhưng cương quyết chống lại việc buôn bán nô lệ; Vùng Paragoay có chính sách chiêu thôn của các cha dòng Tên; Canada thực sự chỉ có Giáo hội của di dân Pháp (thổ dân rất ít) và Giáo hội Triều Tiên do một tín hữu Yi Seung Houn lập năm 1784.

Nhờ thông tin của các thừa sai, tại Âu châu xuất hiện nền văn hóa truyền giáo, giúp người Tây phương hiểu hơn về các nền văn hóa và tôn giáo Á châu. Thế nhưng, sự hiểu biết ấy vẫn hạn chế, đưa đến việc tranh luận, kết án lễ nghi Malabars ở Ấn và việc thờ cúng Tổ tiên ở Á Đông (năm 1645, 1715, 1742).....Cuối thế kỷ XVIII, quyền thống trị trên biển thuộc về Anh quốc, việc bãi bỏ dòng Tên và nhất là cuộc cách mạng Pháp 1789, đã khiến công trình truyền giáo bị sa sút trầm trọng. Dầu sao, từ nay Giáo hội đã phổ quát trên địa cầu.
câu hỏi thảo luận

1- PHÚC ÂM HOÁ VÀ TRUYỀN GIÁO CÓ GÌ KHÁC NHAU VÀ GIỐNG NHAU.

a) Giống nhau: Cùng rao giảng lời Chúa, đem Tin Mừng đến cho mọi người.

b) Khác nhau: Phúc âm hoá: Tự cải hoá đời sống của mình theo tinh thần Phúc Âm trước rồi mới đem Chúa đến cho người khác. Truyền giáo: Rao giảng lời Chúa cho mọi người và giúp lời Chúa thấm nhập đời sống họ.

2- CÔNG CUỘC TRUYỀN GIÁO CHO VÙNG Á ĐÔNG GẶP PHẢI TRỞ NGẠI GÌ?

- Về văn hoá: Vì sự khác biệt lớn giữa văn hoá Đông và Tây Phương, nên các nhà truyền giáo phải học tập những phong tục tập quán của dân bản xứ để thích nghi với họ, Tìm hiểu và nhận ra tầm quan trọng của các giới, nhất là giới trí thức để hoà nhập vào cuộc sống của họ. Hướng dẫn họ lo việc tông đồ và dạy họ khoa học Tây Phương như: Thiên văn và toán học.

- Về ngôn ngữ: Phải học hỏi và hiểu biết ngôn ngữ bản xứ. Để công cuộc truyền giáo đạt kết quả hơn, các ngài còn đào tạo các Thầy giảng, thiết lập hàng giáo sĩ tại địa phương để bảo đảm cho công cuộc truyền giáo tiếp diễn liên tục.

- Về phụng vụ: Cử hành các nghi thức tôn giáo sao cho phù hợp với phong tục Á Đông. Thí dụ: Thờ cúng tổ tiên, tôn kính người quá cố… xông hương, thắp nhang... Các ngài đã thăng hoa các phong tục cổ truyền và cho phép sử dụng những nghi thức và dụng cụ (lưu hương, nhang,...) vào các cử hành phụng vụ, như thế Giáo Hội trở nên dễ hiểu và dễ thương hơn.

Bài 17.

Kitô giáo thời cận đại

I. TỪ CÁCH MẠNG PHÁP ĐẾN VATICAN I (1789-1870)

Sau cách mạng 1789, đẳng cấp thứ dân và tư sản Pháp tìm cách loại bỏ dần ảnh hưởng của giới tăng lữ: họ quốc hữu hóa mọi tài sản của Giáo hội; cho ra đời bản Dân hiến giáo sĩ năm 1790 để tách giáo sĩ khỏi Roma. Đến khi thấy đa số giáo sĩ phản đối, họ nhờ giám mục Talleyrand tấn phong bất hợp pháp một số giám mục để lập hàng giáo sĩ dân hiến. Trong vòng 10 năm, giáo hội Pháp bị xáo trộn sâu xa. Hébert mạnh tay hơn muốn xóa sạch mọi tàn tích của Giáo hội: ông tổ chức tôn giáo mới thờ thần lý trí. Hàng ngàn linh mục và giám mục không tuyên thệ đã bị bắt, giam, trục xuất hoặc bị giết. Các giáo sĩ ở lại phải làm việc lén lút... Tình hình xảy ra cũng tương tự với các nước bị cách mạng Pháp chiếm đóng.

Napoléon I chọn chính sách khác: ông ký với Tòa thánh thỏa ước 1801, nhưng ông thêm 77 khoản về tổ chức để kiểm soát Giáo hội. Được đặt vương miện năm 1804, và được các tín hữu tin tưởng, hoàng đế đã xua quân chiếm Roma, sáp nhập nước Tòa Thánh và bắt giam đức Pio VII. Ông ép đức Pio VII chấp nhận các giám mục ông chọn và cho phép ông ly dị Josephine. Bị cô lập, đức Pio VII đã một lần ký nhưng ngài nhanh chóng hủy bỏ văn bản đó. Chỉ khi Napoléon thua năm 1814, ngài mới về được Roma.

Từ 1815, Âu châu bước vào thời Trùng Hưng. Ngai vàng lại được tôn trọng và nhiều khi được nối kết với đền thờ. Thế nhưng phong trào đòi tự do, dân chủ ngày càng phát triển mạnh, nổi bật là các cuộc cách mạng 1830 (Pháp, Bỉ, Ý, Ba Lan) và 1848 (Pháp, Ý, Đức, Áo). Nếu các nước Công giáo chấm dứt những đặc quyền của Giáo hội, thì tình hình tín hữu tại những nước Tin Lành hay Chính Thống lại được tươi sáng hơn.

Trước phong trào bài bác Giáo hội của giới triết gia và khoa học thế kỷ XIX, Giáo hội bị phân rẽ thành hai phe bênh hoặc chống phong trào tự do. Đức Pio IX đã mạnh dạn lên án 80 mệnh đề của những học thuyết mới lạ. Giải pháp tạm thời này được bỗ sung bằng hiến chế Dei Filius của Vatican I, xác định khả năng dung hòa giữa lý trí và đức tin qua mạc khải.

Vatican I cũng dự định bàn về tất cả các thành phần trong Giáo hội, nhưng vì lý do chiến tranh công đồng chỉ mới kịp định tín về quyền bất khả ngộ của Giáo hoàng. Dầu sao công đồng đã giúp cho Giáo hội ngày càng hợp nhất với Đức Thánh Cha khi nước Tòa Thánh đã bị mất vào tay nước Ý năm 1871.



II. GIÁO HỘI GIỮA THẾ GIỚI TÂN TIẾN (1870-1939)

Giữa thế giới tân tiến, Giáo hội phải đối đầu với phong trào tục hóa. Sinh hoạt tôn giáo bị giới hạn trong nhà thờ. Các vấn đề giáo dục, y tế, hộ tịch đều trực thuộc chính quyền. Nói chung các biện pháp tục hóa được tiến hành khá phũ phàng: tịch thu các phương tiện hoạt động, bắt bớ, cưỡng ép, phê phán và bôi nhọ tôn giáo. Tiêu biểu ta thấy “chiến dịch Văn hóa” ở Đức Phổ (1871-87) và những diễn biến trước đạo luật Phân-ly (Séparation) ở Pháp (1905). Thế nhưng, sự tích cực của người tín hữu với tư cách công dân trong thế chiến thứ nhất, đã giúp Giáo hội khẳng định được vị trí của mình. Sẵn sàng bỏ mọi đặc quyền, Giáo hội có tư cách pháp nhân để cộng tác với những tổ chức chính trị khác xây dựng xã hội và tổ quốc.

Trong bối cảnh ấy, học thuyết xã hội của Giáo hội được hình thành. Khởi từ những lời kêu gọi cả hai phía chủ-thợ thương thảo và cải thiện hoàn cảnh, Giáo hội kêu gọi các chính quyền đứng ra giải quyết những xung đột tại xí nghiệp, kêu gọi giới thợ thuyền mạnh dạn đấu tranh (trong bác ái) để cải tổ chính cơ chế kinh tế và xã hội. Đó là nội dung hai thông điệp “Tân sự” (Đức Lêô XIII, 1891) và “Bốn mươi năm” (đức Pio XI, 1931). Hơn nữa, Giáo hội kêu gọi các nước giàu có trách nhiệm giúp đỡ các nước nghèo tự phát triển và kêu gọi mọi tổ chức kinh tế không chỉ quan tâm đến lợi nhuận mà phải ưu tiên cho nhân quyền, nhân phẩm con người.

Thần học trong giai đoạn này có những bước biến chuyển nhảy vọt. Các nhà Kinh Thánh, Thần học, đã mạnh dạn sử dụng những tiến bộ của khoa học để về nguồn, đào sâu ý nghĩa của mạc khải, Thánh Kinh, phụng vụ, các giáo phụ và thần học. Từ đó các vị xây dựng một nền thần học mới ngang tầm với những trào lưu hiện đại, “xã hội, hiện sinh và tiến hóa”: khám phá ra một Thiên Chúa vẫn hoạt động nơi các tôn giáo khác và cả nơi những người vô thần, một Thiên Chúa muốn con người phải sinh lợi những nén bạc đã được giao phó trong từng giai đoạn lịch sử và có trách nhiệm hoàn thành ơn cứu độ của Chúa ngay từ trần gian này.

Tuy nhiên, theo qui luật chung của mọi hệ thống tư tưởng, thường chỉ nhấn mạnh một vài phương diện, trong giai đoạn đầu, các nhà thần học này đã chịu nhiều thử thách và cấm đoán. Cụ thể là việc kết án Duy Tân Thuyết năm 1907 và kết án các khuynh hướng mới trong Thần học năm 1950. Thế nhưng các vị không bỏ cuộc, các vị đã tận dụng thời gian làm việc trong âm thầm để hoàn chỉnh hệ thống Thần học của mình, trước khi biến nó thành gia sản của Giáo hội thời Vatican II.

Cũng nhờ bối cảnh xã hội tục hóa, người Kitô hữu giáo dân tìm lại được vị trí đích thực của mình. Nếu mới đầu, những đoàn thể tôn giáo chỉ nhắm đến những người trong tôn giáo, thì dần dần họ khám phá ra cách thế hiện diện trong công tác với mọi người, bất kể tôn giáo chính kiến, trong việc xây dựng trần gian công bằng và bác ái. Với ý thức về ơn gọi tư tế, sứ ngôn và vương giả, người tín hữu ý thức mình được chia sẻ trọn vẹn sứ vụ của chính Giáo hội nơi môi trường riêng mà mình hiện diện.



III. SỰ TRƯỞNG THÀNH CÁC XỨ TRUYỀN GIÁO

Công cuộc truyền giáo thế kỷ XIX có những bước tiến nhảy vọt. Việc Giáo hội nghèo đi sau cuộc cách mạng Pháp đã tạo cơ hội cho tín hữu Âu Châu ý thức trách nhiệm với đại cuộc qua Hội Truyền bá Đức tin, hội “Thánh Nhi” và hội “Thánh Phêrô”. Nền văn học truyền giáo đã gây nên phong trào: hàng ngàn thừa sai rời quê hương và tiện nghi đi loan báo Tin Mừng.

Ngoài những đoàn thừa sai cũ, nay có thêm khoảng 250 hội dòng nam và nữ mới, chuyên việc đi truyền giáo. Về phương pháp: ở giai đoạn này, Giáo hội lưu tâm đặc biệt đến việc nâng cao đời sống văn hóa, y tế cho dân địa phương. Các thừa sai đã để lại những mẫu gương sáng chói về bác ái như cha Đamiêng Tông đồ người phong cùi ở châu Đại Dương; đức cha Lavigerie chống việc buôn nô lệ ở Phi châu, hoặc chứng tá âm thầm của cha Foucauld ở sa mạc Sahara.

Tuy nhiên cũng phải khá lâu các thừa sai mới thoát khỏi não trạng “khai hóa, dạy dỗ” để thực sự khích lệ những giáo hội địa phương trưởng thành. Trong đó ta phải ghi công đặc biệt đức Pio XI, ngài đưa ra những chỉ thị cụ thể và tấn phong nhiều giám mục tiên khởi cho Ấn Độ, Trung Hoa, Nhật Bản, Việt Nam... Việc hội nhập văn hóa sẽ được đặt ra nghiêm túc hơn trong thế kỷ XX, con đường vẫn còn dài. Bốn, năm thế kỷ đón nhận Tin Mừng của Á-Phi và Mỹ La Tinh tuy chưa là bao so với những tôn giáo lâu đời ở đây, nhưng quả thật, đã đến lúc những Giáo hội này phải ý thức trách nhiệm đóng góp cho Giáo hội toàn cầu.



IV. GIÁO HỘI HIỆN ĐẠI (1939 - )

Trong vài thập niên gần đây, Giáo hội đã phải đương đầu với những thay đổi biến chuyển lớn của thế giới. Trong đệ nhị thế chiến, đức Pio XII giữ đường lối trung lập, có nhiều nỗ lực để giảm bớt những thảm họa do chiến tranh gây ra. Thế nhưng, sau thế chiến, trong bối cảnh cuộc phân rẽ Đông-Tây: khi các tín hữu tại Tây Âu đã khẳng định được vị trí mình trong cộng đồng dân tộc thì ngược lại tín hữu Đông Âu gặp nhiều khó khăn do các phong trào tục hóa và hiểu lầm. Thế nhưng, Giáo hội thời đức Gioan XXIII và Phaolô VI đã có nhiều nỗ lực ngoại giao để nối lại quan hệ với những quốc gia này ngày càng tốt đẹp hơn.

Trong bối cảnh đó Giáo hội đã tiến hành công đồng Vatican II (1962-1965) vừa tự duyệt xét lại sinh hoạt của mình dưới ánh sáng Tin Mừng vừa đúc kết những tiến triển của thần học trong tiền bán thế kỷ XX. Nhờ Vatican II, Giáo hội từ bỏ độc quyền về chân lý, về luân lý và về cả tôn giáo để tin tưởng hơn vào Chúa Thánh Thần, Đấng không ngừng sáng tạo đổi mới, Đấng vẫn làm việc nơi mọi người đồng hành với thế giới lắng nghe tiếng Chúa qua các thời điểm và nỗ lực xây dựng Nước Trời ngay từ trần gian. Điều này làm nổi bật vai trò của người tín hữu.

Trên đường trở về nguồn Tin Mừng và Đức Kitô, người tín hữu được kêu gọi trở về với nội tâm để góp phần cách sáng tạo vào sứ vụ Giáo hội: vừa đa dạng theo môi trường văn hóa riêng vừa liên đới trách nhiệm với toàn Giáo hội. Do thiếu chuẩn bị, việc áp dụng Vatican II đã gặp phải nhiều khó khăn bất ngờ, nhất là vào năm 1968, nhưng những nẻo đường mới của đại kết, của việc chọn lựa phục vụ nhân quyền giúp Giáo hội có khả năng hiện diện và phục vụ nhân loại cách hữu hiệu. Cơ chế Tổ chức sau Vatican II đã tạo điều kiện cho hồng y đoàn, cho các hội đồng và Thượng Hội đồng giám mục đáp ứng đúng lúc và phong phú đa dạng trước những vấn đề mới do thế giới đặt ra.



câu hỏi thảo luận

1- TỤC HOÁ LÀ GÌ?

- Phong trào về tư tưởng và thái độ sống chủ trương một nền nhân bản không cần có Thiên Chúa. Cuộc sống con người dần dần thoát khỏi những chi phối của Tôn giáo, các chính phủ muốn kiểm soát cơ chế làm nên guồng máy của một quốc gia như: Hộ tịch, giáo dục, cứu tế... mà từ lâu vẫn lệ thuộc Giáo Hội.

- Với sự phát triển của khoa học tự nhiên, nền công nghiệp, kỹ nghệ. Đô thị hoá... Đưa thế giới dần dần xa lạ với Giáo Hội.

- Triết học “ánh Sáng” cho rằng trí khôn con người là trên hết, tự con người khám phá khoa học và phát minh ra chúng. Người ta chủ trương khoa học càng phát triển, tôn giáo càng bị đẩy lùi. Trào lưu tục hoá lan rộng khiến con người mất ý thức về tội, tội chỉ còn là một điều xúc phạm đến con người. Đây là điều mà chúng ta phải đương đầu với kinh nghiệm chua xót! Con người có thể xây dựng một thế giới không cần có Thiên Chúa nhưng rồi thế giới đó sẽ quay lại chống đối và làm tổn thương con người.



2- THÔNG ĐIỆP “DIVINO AFFLANTE SPIRITU” LÀ GÌ?

Thông Điệp về “Sự Thần Hứng của Chúa Thánh Thần”. Được Đức Giáo Hoàng Pio XII công bố ngày 14.10.1943 chỉ dẫn các phương pháp phải dùng trong việc học Kinh thánh, khuyến khích người công giáo học hỏi Lời Chúa, người công giáo được tự do hơn để nghiên cứu Thánh kinh.


Bài 18.

Giáo hội Việt Nam thời phôi thai

I. VIỆC TRUYỀN GIÁO THẾ KỶ XVI (1553-1615)

Sau khi đến Goa (1510) và Malacca (1511), Bồ Đào Nha liền cử nhiều sứ giả đến các miền Đông Á. Ông Perez đi Quảng Đông bị bão đánh dạt vào Chiêm Thành (1516). Tám năm sau Duarte Coelho đến liên lạc với dân Việt, gặp lúc nhà Mạc đang dấy binh, ông phải rút lui để lại một Thánh Giá ở Cù Lao Chàm có khắc chữ INRI, số MDXXIII (1523) và tên ông. Năm 1556, ông Fernandez Pinto có gặp lại Thánh Giá này.Thời điểm đầu tiên Việt Sử nói tới các thừa sai là năm 1533. Theo Khâm Định Việt Sử (XXXIII, 6B): “Nguyên hòa, nguyên niên, đời Lê Trang Tôn có một dương nhân tên là Inikhu đi đường biển, lén vào giảng đạo Giatô ở làng Ninh cường, Quần Anh thuộc huyện Nam Chân và làng Trà Lũ thuộc huyện Giao Thủy”. Có lẽ vị này người Bồ Đào Nha, nhưng không ai biết rõ thuộc dòng Đaminh, Phanxicô hay giáo sĩ triều? Thời điểm chắc chắn khởi sự việc loan báo Tin Mừng tại Việt Nam là năm 1550. Cha Gaspar de Santa Cruz (OP, Bồ) từ Malacca đã đến Cần Cảo, Hà Tiên giảng đạo, 5 năm trước khi đến Quảng Đông. Cha Gaspar là người sáng lập tỉnh dòng Đaminh Santa Cruz-Malacca để truyền giáo cho vùng Đông Á.



1. Các thừa sai từ Malacca

Năm 1558, Malacca có giám mục tiên khởi Georgio de Santa Lucia (OP, BĐNha). Đất Việt thuộc ranh giới địa phận này. Cũng năm 1558, hai cha Lopez và Azevedo (OP, BĐNha) đến hoạt động ở Chân Lạp được 10 năm thì bị trục xuất. Năm 1580, hai cha Đaminh khác là Luis de Fonseca (BĐNha) và Grégoire de la Motte (Pháp) đến giảng đạo ở vùng Quảng Nam. Tám năm sau, hai vị bị vua Chiêm Thành kết án tử hình. Cha Fonseca bị giết đang khi dâng lễ (+1588). Còn cha Grégoire bị thương nặng và chết trên tàu về Malacca (+1589).

Người tín hữu Việt Nam đầu tiên được nhiều người công nhận là cụ Đỗ Hưng Viễn, làng Bồng Trung, Vĩnh lộc (Thanh Hóa). Dựa vào gia phả họ Đỗ, có lẽ cụ đã chịu phép rửa nhân một chuyến đi sứ đến Macao thời vua Lê Anh Tông (+1573).

2. Các thừa sai từ Macao, Trung Hoa

Từ 1576, phía Bắc Việt Nam thuộc giáo phận Macao. Người Bồ Đào Nha đã mở thương điếm ở Macao từ 1555. Mười năm sau, cha Fr. Perez (SJ, BĐNha) đã lập tại đây cơ sở truyền giáo. Giám mục tiên khởi Melchior Carneiro (SJ, BĐNha từ 1568). Các cha Phanxicô (TBNha) qua ngả Manila đến Macao từ 1578, nhưng chủ yếu để hoạt động tại Trung Hoa.

Việt Nam từ 1542 đến 1592 bị chia đôi: Nam Triều của vua Lê từ Thanh Hóa trở vào với Tây Kinh ở Thọ Xuân. Còn Bắc Triều của nhà Mạc từ Sơn Nam trở ra với Đông Kinh là Thăng Long (Hà Nội). Đời vua Lê Anh Tông (+1573), một tu sĩ Phanxico bị đắm tàu đã dâng tặng vua một ảnh “Phán-xét-chung” có phụ đề tiếng Hán. Vua cảm ơn và chuyển thư đến Macao xin thừa sai, nhưng Macao không sẵn người để gửi đi. Năm 1573, Trịnh Tùng giết Lê Anh Tông và đưa Lê Thế Tông lên ngai vàng (6 tuổi). Chị cả của nhà vua là Công chúa Ngọc Hoa làm nhiếp chính. Để thắt chặt tình hữu nghị với Chiêm Thành, vua Lê Anh Tông cưới công chúa nước này. Ngọc Hoa thừa kế đất của mẹ nên là công chúa Chiêm, tục quen gọi là bà chúa Chèm.

Năm 1579, công chúa cử sứ giả đến Macao. Đức Cha Carneiro liền nhờ các cha dòng Phanxico. Cha Alfaro (Ofm, TBN) viết thư về Manila mời anh em trong dòng đến: “Khu đất mà Chúa đang cho một mùa gặt phong phú”. Thế nhưng, cũng năm 1580, Tây Ban Nha thôn tính nước Bồ Đào Nha, nên người Bồ cố bảo vệ những khu vực Đông Ấn. Cha Alfaro bị người Bồ trục xuất Ngài liền đi Goa để khiếu nại và bị bão chết tại Bình Định. Dân Chiêm Thành hỏa táng và xây mộ cho Ngài. Một cha dòng khác là Pesaro (Ofm, Ý) cũng bị trục xuất. Ngài đi lập tu viện mới ở Malacca nhưng trở lại được Macao. Cha Pesaro cho vẽ tranh tôn giáo gửi đến các vua chúa trong vùng và mở trường thầy giảng. Cuối năm 1582, tu sĩ Anton (Ofm) và một thầy giảng từ Macao vào được đất Chiêm Thành (Trần Phổ, sđd, 16-17).

+ Mai Hoa công chúa

Năm 1588, cũng theo lời mời của công chúa Chiêm, Macao cử hai linh mục triều Alfonso de Costa và João da Sá (Bồ) đến Thanh Hóa. Hai vị được đón tiếp nồng hậu và được giảng đạo. Thế nhưng năm sau, Lê Thế Tông đủ tuổi cầm quyền, hai vị bị cấm dâng lễ. Cuối năm 1590, hai vị được tự do trở lại nhờ có giáo sĩ Pedro Ordonez de Cevallos, vị này gặp bão tạt vào cửa Lạch Trường (Thanh Hóa).

Tiếp xúc với Ordonez nhiều lần, công chúa Ngọc Hoa tỏ lòng quí mến và ngỏ ý xin kết hôn. Đến khi vị giáo sĩ cho biết về luật linh mục độc thân, nàng cảm phục và xin học đạo. Trịnh Tùng nghe biết tin công chúa học đạo, thì ra lệnh trục xuất vị giáo sĩ. Công chúa liền xin rửa tội ngày 22-5-1591, lấy tên thánh Maria, ghép với tên thành Mai-Hoa. Theo gương công chúa, nhiều cung nữ và con cháu họ xin rửa tội, tất cả được 77 người. Mai Hoa biến nhà mình thành đan viện “Đức Mẹ Vô Nhiễm” và cùng 50 nữ tu tiên khởi tuyên khấn ngày 26-6, cho biết gần An Trường hiện còn một nền nhà nguyện và một giếng gọi là giếng Giatô do Mai-Hoa công chúa cho đào).

Cuối tháng tám, Ordonez lên thuyền xuống Nam để về nước. Ngang qua cửa biển Thuận An (Huế), ngài gặp chúa Nguyễn Hoàng. Quân đội của ông đã học đạo với hai cha Costa và Da Sá. Cha Ordonez liền rửa tội cho Tiên Vương Nguyễn Hoàng với tên thánh Grêgorio ngày 17-9-1591. Chiều hôm đó ngài rửa tội 20 người và sáng hôm sau 20 người nữa.



Каталог: contents haiauresort -> uploads -> file

tải về 0.76 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương