GIỚi thiệu sơ LƯỢc về australia



tải về 0.63 Mb.
trang6/23
Chuyển đổi dữ liệu15.05.2018
Kích0.63 Mb.
#38410
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   23

4.Triển vọng kinh tế


Theo dự tính của chính quyền lien bang, nền kinh tế sẽ tăng trưởng 3% trong năm 2004-2005, giảm so với mức dự kiến là 3,5% trong tổng mức ngân sách 2004-2005 và 4% trong năm 2003-2004. Điều này cũng trùng khớp với dự báo của CCI, tuy nhiên, trong khi CCI cho rằng lĩnh vực ngoại thương tăng trưởng mạnh và kinh tế trong nước phát triển chậm thì Chính quyền Liên bang lại đưa ra dự báo vị thế xuất khẩu ròng của Australia sẽ giảm trong khi kinh tế nội địa lại có bước tăng trưởng khá.

Xuất khẩu được dự báo tăng trưởng ở mức 4% trong năm 2004-2005 cùng với ty giá trao đổi ngoại tệ tăng (dự đoán sẽ dao động ở mức trung bình trong những tháng gần đây 1A$~70 cent). Theo Chính quyền Liên Bang, tỷ giá ngoại tệ tăng cùng với sự phát triển của kinh tê trong nước sẽ đảm bảo tăng trưởng nhập khẩu ở mức ổn định 10% trong năm 2004-2005.

Trong khi xuất khẩu có triển vọng tăng trưởng vừa phải thì kinh tế trong nước được dự đoán phát triển ở mức cao hơn, đạt 4,5% trong năm 2004-2005. Triển vọng tiêu dùng cũng tiếp tục tăng trưởng trong khi đầu tư dậm chân tại chỗ và không hi vọng tăng trong năm 2004-2005. Tăng trưởng đầu tư kinh doanh dự kiến vẫn ở mức cao là 7& trong năm 2004-2005.

Thị trường lao động hi vọng vẫn ở mức ổn định trong năm 2004-2005 với tỷ lệ tăng trưởng đội ngũ lao động là 2% và tỷ lệ thất nghiệp khoảng 5,5%. Lạm phát sẽ giữ ở mức thấp là 2,25% trong biên độ dự kiến của Ngân hàng Dữ trữ Liên bang Australia, chỉ tăng nhẹ so với mức 2% trong ngân sách năm 2004-2005 do giá dầu thế giới tăng cao.

Chính quyền Liên bang dự kiến GDP của Australia sẽ tăng trưởng 3,5% trong năm 2005-2006 và 3,5 trong những năm tiếp theo do có sự phát triển của lĩnh vực ngoại thương và nhu cầu tiêu dùng trong nước tiếp tục tăng. Tuy nhiên, tăng trưởng nhu cầu chỉ ở mức vừa phải do tiêu thụ tăng trưởng chậm và các hoạt động đầu tư cũng chững lại. Tăng trưởng đội ngũ cũng sẽ ổn đinh sau giai đoạn 2004-2005. Điều này góp phần giữ tỷ lệ thất nghiệp ở mức khoảng 5,5%. Tỷ lệ lạm phát dự kiến sẽ ở mức 2,25% trong năm 2005-2006 và tăng lên 2,5% trong 2 năm tiếp theo.

Vào tháng 10/2004, Chính phủ Liên minh bảo thủ, đứng đầu là Thủ tướng John Howard, đã trở lại nắm quyền với đa số ghế trong thượng viên. Nhờ số ghế áp đảo, Chính phủ có thể sẽ đưa ra những biện pháp nhằm cải thiện thị trường lao động và năng cao tính cạnh tranh của hệ thống thuế Liên bang.

Chương trinh cải cách vi mô của Chính phủ đã lại mang lại lợi ích thiết thực, đặc biệt đối với các nhà xuất khẩu Australia. Theo hệ thống thuế mới, thuế doanh thu bán sỉ trước đây đã được thay thế bằng thuế hàng hoá - dịch vụ (GST) và các loại htuế thấp hơn bao gồm việc giảm thuế doanh nghiệp từ 36% xuống 30%, một trong những mức thế thấp nhất trong khu vực.

Bên cạnh đó, hàng hoá xuất khẩu của Australia sẽ được miễn giảm thuế GST, tạo cho các nhà xuất khẩu Australia một lợi thế tương tự so với các đối thủ cạnh tranh nước ngoài. Việc cải cách hệ thống thuế kinh doanh gần đây, bao gồm hạ thấp thuế doanh nghiệp, tạo một hệ thống thuế mang tính cạnh tranh toàn cầu cũng như đưa ra những khuyến khích đối với đầu tư vốn sẽ giúp Australia trở thành địa chỉ hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Cạnh tranh trong nước, cam kết cải cách kinh tế vi mô, lực lượng lao động có trình độ, chính sách tài chính có hiệu quả và môi trường tài canh tranh đã giúp Australia trở thành một nền kinh tế ổn định với các thành phần kinh tế đa dạng. Những nền tảng kinh tế có triển vọng cũng góp phần tạo cho Australia ít bị ảnh hưởng bởi những biến động xấu của thị trường thế giới.

QUAN HỆ VIỆT NAM – AUSTRALIA


Sau 32 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1973-2005), quan hệ Việt Nam – Australia đã phát triển mạnh mẽ và rộng khắp trên hầu hết các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, thương mại, đầu tư, an ninh quốc phòng, giáo dục đầo tạo, du lịch… Việc hai bên thường xuyên trao đổi các phái đoàn cấp cao đã góp phần thúc đẩy quan hệ hai nước không ngừng phát triển.

1.Về kinh tế


Việt Nam và Australia đã ký nhiều Hiệp định quan trọng như sau:

• Hiệp định hợp tác kinh tế thương mại (6/90),

• Hiệp định khuyến khích và đảm bảo đầu tư(3/91),

• Hiệp định tránh đánh thuế hai lần(4/92),

• Hiệp định hàng không (7/95),

• Thoả thuận hợp tác phát triển (5/93) và trên cơ sở thoả thuận này, hai bên đã ký tiếp Thoả thuận bổ sung về dự án trợ giúp lĩnh vực pháp luật (2/97),

• Thoả thuận chung về hợp tác khoa học và công nghệ (5/93)

• Bản ghi nhớ về hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ (8/95),

• Cam kết hợp tác xây dựng Cầu Mỹ Thuận (7/95),

• Hiệp định lãnh sự (7/2003) và hai bên đang xem xét ký tiếp các hợp đồng về du lịch và vận tải biển.


2.Về thương mại


Thương mại hàng hoá

Kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều Việt Nam – Australia vẫn tiếp tục tăng trưởng đều và khá cao trong những năm qua với tốc độ tăng trưởng bình quân trên 12%/năm. Năm 2004 đã có sự chuyển biến rất lớn trong quan hệ thương mại hành hoá giữa hai nước; kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Australia tăng trưởng mạnh so với năm 2003 (tăng 27%, đạt 1,82 tỷ US$) trong khi kim ngạch nhập khẩu từ Australia tăng 72% (đạt 456 triệu US$)

Hiện Australia là đối tác thương mại thứ 7 của Việt nam, về xuất khẩu là thị trường xuất khẩu lớn thứ tư sau Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc. Tuy nhiên, trong quan hệ thương mại Việ Nam – Australia, thặng dư thương mại khá lớn, đạt 1,4 tỷ US$, (chủ yếu do Việt Nam xuất khẩu dầu thô sang Australia). Các mặt hàng xuất khẩu (ngoài dầu thô) gồm thuỷ hải sản, hật điều, đồ gỗ, thủ công mỹ nghệ đều có tốc độ tăng trưởng rất mạnh. Điều này cho thấy tiềm năng xuất khẩu sang thị trường này rất lớn mà ta chưa khai thác hết.

Thương mại dịch vụ

Tổng kim ngạch thương mại dịch vụ hai chiều Việt Nam – Australia trong năm 2003 đạt 420 triệu US$, trong đó Việt Nam nhập khẩu dịch vụ với trị giá 160 triệu US$, chiếm 0,6% thị phần và xuất khẩu dịch vụ cho Australia với trị giá 268 triệu US$ thị phần. Các dịch vụ Việt Nma xuất khẩu chímh gồm vận tải (40 triệu US$), du lịch (210 triệu US$) và các dịch vụ khác (15 triệu US$).



Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Australia (1999 – 2004)

Năm

Xuất khẩu

Nhập khẩu



Tỷ l ệ XK/NK

Xuất siêu

Kim ngạch

% tăng

Kim ngạch

% tăng

Kim ngạch

% tăng

Giá trị

% tăng

1999

814.597

73,59%

206.838

-19,81%

1.021.436

40,46%

393,83%

607.759

187,56%

2000

1.271.776

56,12%

301.893

45,96%

1.573.669

54,06%

421,27%

969.884

59,58%

2001

1.041.801

-18,08%

268.697

-11,00%

1.310.498

-16,72%

387,72%

773.104

-20,29%

2002

1.329.040

27,57%

286.316

6,56%

1.615.356

23,26%

464,19%

1.042.724

34,87%

2003

1.420.358

6,87%

280.133

-2,16%

1.700.491

5,27%

507,03%

1.140.225

9,35%

2004

1.821.675

28.2%

458.000

63,4%

2.279.675

34%

397,7%

1.363.675

19,6%

7 tháng đầu năm 2005

1.363.473




316.837













1.046.636




Đơn vị: US$

(Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam)

Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam sang
thị trường Australia

Đơn vị: US$



STT

Mặt hàng

1999

2000

2001

2002

2003

2004

7 tháng đầu năm 2005

1

Cà phê


4.95.168

4.987.477

4.337.510

5.918.705

9.524.192

8.745.701

6.918.917

2

Cao su


-

141.850

306.601

245.182

146.937

543.7

239.136

3

Dầu thô


702.345.873

1.108.894.629

888.947.804

1.133.310.848

1.165.684.088

1.469.931.596

1.136.495.131

4

Giày dép các loại

17.016.957

21.114.174

20.109.040

23.938.870

20.559.242

27.906.897

15.454.150

5

Hải sản


20.111.729

25.098.928

24.670.725

32.025.407

54.818.139

80.906.141

44.229.088

6

Hàng dệt may

563.656

1.368.527

21.831.553

24.783.799

20.555.879

21.572.933

14.309.580

7

Hàng rau quả

2.643.511

4.708.665

2.042.419

2.050.801

2.709.169

2.464.818

2.836.748

8

Thủ công mỹ nghệ

14.409.568

22.143.199

6.770.901

12.469.618

19.343.704

24.152.914

3.026.729

9

Hạt điều


354.825

779.791

19.083.805

22.166.291

34.691.552

45.893.953

23.234.391

10

Hạt tiêu


-

-

185.888

708.345

1.202.134

1.433.011

719.599

11

Sản phẩm gỗ

-

-

7.183.619

13.658.916

21.787.932

38.001.132

19.800.617

12

Sản phẩm nhựa

-

-

8.090.323

7.324.291

8.119.099

8.561.229

5.353.522

13

Xe đạp và phụ tùng xe đạp

-

-

1.211.920

1.946.225

1.162.632

2.479.367

290.839

(Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam)

Каталог: uploads -> news -> file
file -> ĐẢng cộng sản việt nam
file -> BỘ CÔng thưƠng vụ thị trưỜng châu phi – TÂY Á – nam á
file -> Danh sách doanh nghiệp xnk sản phẩm Giày dép, da, phụ kiện ở Braxin Mã số thuế (cnpj)
file -> Danh sách một số doanh nghiệp xnk dược phẩm – y tế Braxin (07/07/009)
file -> Giới thiệu thị trường algeria vụ châu phi – TÂY Á – nam á BỘ CÔng thưƠng mục lụC
file -> Vụ Thị trường Châu Phi, Tây Á, Nam Á TÀi liệu cơ BẢn cộng hoà djibouti
file -> TÀi liệu tóm tắt cộng hòa djibouti
file -> VỤ thị trưỜng châu phi – TÂY Á – nam á TÀi liệu cơ BẢn nưỚc cộng hòa hồi giáo ap-gha-ni-xtan
file -> Danh sách một số doanh nghiệp xnk săm lốp ôtô, xe, máy Braxin ( 02/06/2009)

tải về 0.63 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   23




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương