DẦu thầu dầu bằng nấm men yarrowia lipolytica luận văn thạc sĩ khoa họC


Nguyên liệu, hóa chất, thiết bị, dụng cụ và môi trường nghiên cứu



tải về 0.51 Mb.
trang3/6
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích0.51 Mb.
#30293
1   2   3   4   5   6

2.1. Nguyên liệu, hóa chất, thiết bị, dụng cụ và môi trường nghiên cứu


2.1.1. Vi sinh vật

Trong nghiên cứu này, chủng nấm men Yarrowia lipolytica VTP-5 được dùng để chuyển hóa dầu thầu dầu thành - decalactone. Đây là chủng nấm men chuyển hóa chất béo (oleaginous yeast), trước đây được phân lập từ nem chua, hiện đang được lưu giữ tại Bộ môn Công nghệ Enzyme và Protein - Viện Công nghiệp Thực phẩm.


2.1.2. Hóa chất




Bảng 2.1 Các hoá chất sử dụng.


Hóa chất

Nguồn gốc

Hóa chất

Nguồn gốc

HCl bão hòa 20%

Meck-Đức

Albumin

Sigma-Mỹ

Yeast extract

Wako-Nhật

NAOH 6M

Meck-Đức

Tryptone

Wako-Nhật

Dầu phá bọt

Sigma-Mỹ

Agar

Wako-Nhật

Etanol

Meck-Đức

D- Glucose

Wako-Nhật

-decalacton chuẩn

Meck-Đức

Etyl axetat

Wako-Nhật

Dietyl Ether

Meck-Đức

Butanol

Meck-Đức

Tween 80

Sigma-Mỹ

Malt extract

Wako-Nhật

Castor oil

Việt Nam

KCL

Meck-Đức

Peptone

Wako-Nhật


2.1.3. Thiết bị


Các thiết bị phụ vụ cho quá trình nghiên cứu và thực hiện thí nghiệm bao gồm các loại thiết bị và nguồn gốc như sau:

Bảng 2.2 Thiết bị trong nghiên cứu

STT

Thiết bị

Nguồn gốc

STT

Thiết bị

Nguồn gốc

1

Máy đo pH Ohaus

Thụy Điển

15

Máy ly tâm

Đức

2

Cân phân tích Ohaus

Thụy Điển

16

Tủ lạnh sâu -200C

Nhật

3

Máy khuấy từ

Nhật

17

Máy khuấy trộn Vontex RotoLab

OSI

4

Tủ nuôi cấy

Nhật Bản

18

Tủ cấy vô trùng

Nhật

5

vi song Sanyo EM

Nhật

19

Tủ Hốt

Mỹ

6

Máy lắc ổn nhiệt

Đức

20

Thiết bị cô quay chân không Buchi RE 111

Thụy sỹ

7

Tủ sấy

Việt Nam

21

Hệ thống GC Thermo Finigan

Mỹ

8

Máy ảnh Canon Isus 1200

Nhật

22

Thiết bị đông khô Christ

Đức

9

Máy đo OD

Mỹ

23

Tủ cấy Box

Đức

10

Máy lắc Gyrmax

Mỹ

24

Tủ nuôi cấy Sanio

Nhật

11

Tủ sấy Memmert

Trung Quốc

25

Kính hiển vi Olympus

Nhật

12

Nồi khử trùng Study

Nga

26

Thiết bị lên men 5L New Brunswick

Mỹ

13

Thiết bị lên men 50L Marubishi

Nhật

27

Máy ly tâm CeFa – Z41, 60 lít/giờ

Đức

14

Thiết bị chưng cất Clevenger

Đức











2.1.4. Môi trường (g/L)

* Môi trường giữ giống (YMA)

Yeast extract 3

Malt extract 3

Peptone 5

Glucose 10

Agar 20


* Môi trường hoạt hóa giống: Môi trường YM dịch thể

Yeast extract 3

Malt extract 3

Peptone 5

Glucose 10

* Môi trường nhân giống

Peptone 20

Yeast extrac 10

Glucose 20



* Môi trường lên men

Dầu thầu dầu (castor oil) 100

Pepton 20

Tween 80 1



2.2. Phương pháp

2.2.1. Nhân giống và lên men trên máy lắc

* Nhân giống

Cấy 10 vòng que cấy giống từ ống thạch nghiêng vào bình tam giác chứa 50mL môi trường nhân giống, nuôi lắc 200 v/p, trong 9h ở 27ºC để đạt mật độ tế bào cao nhất (6,5.106/mL). Huyền dịch thu được này được coi là giống cấp 1 để tiếp giống cấy vào các môi trường lên men.



* Lên men trên máy lắc

Việc lên men trên máy lắc, được diễn ra sau tiếp giống cấp 1 vào các bình chứa 100 mL môi trường lên men trong thời gian 4 ngày, ở nhiệt độ 27ºC, tốc độ lắc 200 v/p. Các khảo sát sau đây đã được tiến hành đối với lên men lắc:



a) Khảo sát tốc độ lắc

Các tốc độ lắc 140, 200, 250, 300 v/p đã được khảo sát đối với 4 bình tam giác mỗi bình chứa 100 mL môi trường lên men.



b) Khảo sát pH môi trường ban đầu: pH= 4; 4,5; 5; 5,5; 6; 6,5; 7

Các pH ban đầu khác nhau (4; 4,5; 5; 5,5; 6; 6,5; 7), đã được khảo sát đối với 7 bình tam giác 500 mL, mỗi bình chứa 100 mL môi trường lên men. Tiếp giống cấp 1 vào môi trường lên men, tiến hành lên men trong 4 ngày ở nhiệt độ 27ºC, tốc độ lắc 200 v/p.



c) Khảo sát tỉ lệ tiếp giống (tỉ lệ cấy)

Khảo sát các tỉ lệ tiếp giống 5%, 10%, 15%, 20%, thể tích môi trường lên men. Nuôi giống trong 9h, Sau đó tiếp giống vào các bình lên men đã được chuẩn bị trước với các tỉ lệ giống như trên. Lên men trong thời gian 4 ngày, ở nhiệt độ 27ºC, tốc độ lắc 200 v/p.



d) Khảo sát thời gian lên men

Thời gian lên men được khảo sát là 3, 4, 5, 6 ngày, tất cả được tiếp giống cấp 1 với tỉ lệ 10% (6,5.106 tế bào/mL), có pH ban đầu là 5,4 ở 27oC, lắc 200 v/p.


2.2.2. Lên men theo mẻ trên nồi 5L


Các thông số lên men:

Nồi lên men có thể tích làm việc 3 L; tỉ lệ tiếp giống 10% (v/v), nhiệt độ 270C, khuấy 200 v/p, cấp khí 0,7 L/L môi trường/phút; tần suất lấy mẫu phân tích: 8 giờ một lần; thời điểm kết thúc lên men: 64h.


2.2.3. Lên men theo mẻ - có tiếp dần cơ chất, trên nồi 5L


Khác với lên men theo mẻ đã được trình bày ở mục 2.2.2, nồng độ cơ chất (dầu thầu dầu) ban đầu trong môi trường lên men chỉ là 40% nồng độ tổng, tức 120g/3L. Phần còn lại, 60% tức 180g/3L được tiếp dần vào nồi lên men ở thời điểm 16h lên men, với tốc độ 2mL/phút. Tần suất lấy mẫu như ở lên men theo mẻ.

2.2.4. Lên men theo mẻ trên nồi 50L


Các thông số lên men như sau:

  • Thể tích làm việc của nồi 30L

  • Lên men ở điều kiện khuấy 200 vòng/phút, nuôi 270C, cấp khí 0,7L/L

  • Tần suất lấy mẫu 4h một lần, kết thúc lên men tại thời điểm 64h

2.2.5. Lên men theo mẻ có - tiếp dần cơ chất, trên nồi 50L


Khác với ở mục 2.2.4 ở đây nồng độ dầu thầu dầu sử dụng ban đầu là 40% nồng độ tổng, tức 1200g/30L, phần còn lại, 60% tức 1800g/30L được tiếp dần vào nồi lên men ở thời điểm 16h với tốc độ 20mL/phút, tần suất lấy mẫu 4h một lần, kết thúc lên men tại thời điểm 64h.

2.2.6. Đếm số lượng tế bào bằng buồng đếm hồng cầu

Dụng cụ: buồng đếm hồng cầu Thomas. Buồng đếm này có 16 khối lập phương, mỗi khối lớn được chia thành 16 khối nhỏ. Kích thước khối như sau:

Chiều sâu các khối: 1/10mm

Chiều dài cạnh khối nhỏ: 1/20mm

Diện tích đáy khối nhỏ: (1/20)2 = 1/400mm2

Thể tích một khối nhỏ: (1/20)3 = 1/4000mm3

Thể tích một khối lớn: 16x 1/4000mm3 = 1/250mm3

Thể tích buồng đếm: 16x 1/250mm3= 0,064 mm3

Tiến hành: Pha loãng mẫu (đảm bảo mỗi ô lớn có từ 5 đến 10 tế bào). Dùng pipet hút nhanh 1 giọt mẫu nhỏ lên buồng đếm, phủ lá kính. Soi đếm trên kính hiển vi. Đếm số lượng tế bào trong 5 khối lớn.

Tính kết quả theo công thức:

N= n/v.f

Trong đó:

N: số tế bào/1mL dịch mẫu

n: số tế bào trung bình trong 1 khối lớn

v: thể tích khối lớn = 1/250mm3

f: hệ số pha loãng mẫu

Để xác định số tế bào sống/tổng số tế bào trong mẫu: Tiến hành nhuộm mẫu bằng xanh Metylen (1 giọt mẫu: 1 giọt xanh metylen), các tế bào chết sẽ bắt màu xanh.

2.2.7. Lactone hóa dịch sau lên men

2.2.7.1. Lactone hóa có gia nhiệt


Dịch sau lên men đã loại bỏ sinh khối được hạ pH về 2 bằng HCl 6 N (để cho axit 4-hydro decanoic đóng vòng thành γ-decalctone), thủ tục này được thực hiện bằng lắc đều rồi đun nóng đến 85C - 90C trong thời gian 10-30 phút.

Sau thủ tục này sẽ thu được dịch lactone hóa 1 (có gia nhiệt) chứa γ-decalctone, dịch này được dùng để tách chiết γ-decalctone bằng dung môi.


2.2.7.2. Lactone hóa không gia nhiệt


Dịch sau lên men đã loại bỏ sinh khối được chia làm 3 mẫu: mẫu 1 giữ nguyên không chỉnh pH; mẫu 2 chỉnh pH về 1,5; mẫu 3 chỉnh pH về 2, sau thủ tục này sẽ thu được dịch lactone hóa 2 (không gia nhiệt) chứa -decalactone, dịch này để dùng tách chiết -decalactone (mục 2.2.9), hoặc chưng cất thành dịch ngưng tụ chứa -decalactone (mục 2.2.8) cũng dùng để tách chiết.

2.2.8. Chưng cất dịch lên men đã được lactone hóa


Dịch lactone hóa ở pH 2 như trên, được chưng cất bằng thiết bị Clevenger ở nhiệt độ 100ºC để thu nhận dịch ngưng tụ chứa các cấu tử hương thơm.

2.2.9. Tách chiết -decalactone bằng dung môi

Dịch lactone hóa 1 và 2 cũng như dịch ngưng tụ, ở các mục 2.2.7-2.2.8, được dùng làm nguồn để thu nhận γ-decalactone bằng cách chiết rút bằng dung môi: 1,5 ml mỗi dung dịch đó được bổ xung 1,5 ml dung môi diethyl ether, lắc nhẹ 1,5 phút, để yên và dùng pipet hút lấy phần dịch phía trên chính là dịch chiết chứa -decalactone.



2.2.10. Loại bỏ dung môi khỏi dịch chiết

Dịch chiết thu được ở mục 2.2.9 được loại bỏ dung môi bằng cột crudemar hoặc bằng thiết bị cô quay chân không buchi RE, nguyên lý hoạt động của hai thiết bị này như sau: dịch chiết được hút vào bình cầu crudema hoặc bình cầu cô quay của thiết bị ở nhiệt độ 45ºC, tới khi diethyl ether bay hết. Dùng pipet hút lượng dịch cô còn lại (chứa γ-decalactone) được phân tích bằng GC.


2.2.11 Làm sạch dịch chiết cô đặc

2.2.11.1 Làm sạch dịch chiết cô đặc bằng cách rửa kiềm


Dịch chiết cô đặc chứa (γ-decalactone) được làm sạch bằng cách rửa bằng kiềm (NaOH pH 11-12), sau đó chiết lại bằng diethyl ether, rồi loại bỏ dung môi bằng thiết bị cô quay chân không, đến khi dung môi bay hơi hết. Dịch thu được sau thủ tục này được gọi là dịch chiết sạch 1 (rửa bằng kiềm) sẽ được định lượng γ-decalactone bằng GC hoặc dùng cho thủ tục cuối cùng: đánh giá cảm quan.

2.2.11.2 Làm sạch dịch chiết cô đặc bằng Na2SO4 khan


Dịch sau cô đặc được pha vào cồn tuyệt đối (tỷ lệ 20 ml dịch cồn/50 ml dịch cô đặc) rồi loại bỏ dung môi nhờ thiết bị cô quay chân không tới khi cồn và diethyl ether còn sót lại bay hơi hết, dịch thu được tiếp tục được làm sạch bằng Na2SO4 khan. Dịch thu được sau thủ tục này được gọi là dịch chiết sạch 2 (bằng Na2SO4) .

2.2.12. Đánh giá cảm quan

Đánh giá sự sinh trưởng nấm men thông qua khối lượng sinh khối.

Đánh giá màu sắc dịch sau lên men thông qua sự đồng đều của màu sắc trong các bình sau lên men.

2.2.13. Phân tích định lượng -decalactone bằng sắc ký khí

Sử dụng phương pháp sắc ký khí (Gas Chromatography-GC) được thực hiện tại Trung tâm phân tích, Viện Khoa học hình sự, Bộ Công An



Nguyên lý: Mẫu được phân tích GC bơm vào trong cột và theo dòng khí mang (thường là nitơ) đưa đến cột sắc ký (pha tĩnh). Mẫu khi qua cột này sẽ được hấp phụ lên trên pha tĩnh đó. Sau đó, các chất lần lượt tách khỏi cột theo dòng khí ra và được ghi nhận bởi đầu dò. Từ các tín hiệu nhận được, máy tính sẽ xử lý và biểu hiện kết quả bằng sắc ký đồ. Hàm lượng mỗi chất được xác định nhờ thời lượng lưu trên sắc ký đồ.

Thực hiện:

Dùng pipet sạch hút chính xác 100 μl mẫu phân tích GC sau đó bổ xung dung dịch chuẩn: γ-decalactone (mg/mL), cho vào ống Eppendort sạch đã thanh trùng có đánh số kí hiệu mẫu phân tích GC.

Thông số thiết bị sắc kí:

+ Thiết bị GC Aligent 6890 A/ USA

+ Thể tích mẫu tiêm: 2 μl

+ Khí mang: N2

+ Detector ion hóa ngọn lửa (FID), khí đốt của FID: H2 + O2

+ Cột HP1: 30μm, nhiệt độ từ 80OC- 250OC trong 10 phút, kích thước cột 30μm x 250μm x 0.25 μm.



Sơ đồ quá trình lên men thu nhận -decalactone:


Chủng nấm men nghiên cứu

Kết quả: lượng γ-decalactone

Hoạt hóa



Tinh sạch, sau đó phân tích GC

Dịch môi trường YM chứa nấm men


Dịch chiết cô đặc (chứa γ-decalactone)


Nhân giống



Dịch môi trường nhân giống chứa nấm men



Loại bỏ dung môi




Lên men

Dịch chiết (chứa γ-decalactone)


Huyền dịch sau lên men


Chiết bằng dung môi




Ly tâm (10000 v/p) loại sinh khối




Dịch chưng cất

Chiết bằng dung môi


Dịch sau lên men (đã loại sinh khối)







Chưng cất

Lactone hóa bằng HCl pH 1,5-2

Dịch lactone hóa



Каталог: files -> ChuaChuyenDoi
ChuaChuyenDoi -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
ChuaChuyenDoi -> TS. NguyÔn Lai Thµnh
ChuaChuyenDoi -> Luận văn Cao học Người hướng dẫn: ts. Nguyễn Thị Hồng Vân
ChuaChuyenDoi -> 1 Một số vấn đề cơ bản về đất đai và sử dụng đất 05 1 Đất đai 05
ChuaChuyenDoi -> Lê Thị Phương XÂy dựng cơ SỞ DỮ liệu sinh học phân tử trong nhận dạng các loàI ĐỘng vật hoang dã phục vụ thực thi pháp luật và nghiên cứU
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Hà Linh
ChuaChuyenDoi -> ĐÁnh giá Đa dạng di truyền một số MẪu giống lúa thu thập tại làO
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiêN
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Văn Cường

tải về 0.51 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương