DẦu thầu dầu bằng nấm men yarrowia lipolytica luận văn thạc sĩ khoa họC


Lựa chọn điều kiện thu nhận và làm sạch γ-decalactone từ dịch lên men



tải về 0.51 Mb.
trang6/6
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích0.51 Mb.
#30293
1   2   3   4   5   6

3.3.2. Lựa chọn điều kiện thu nhận và làm sạch γ-decalactone từ dịch lên men


Thu nhận sản phẩm là một bước quan trọng và khó khăn nhất trong nhiều quá trình sản xuất các sản phẩm công nghệ sinh học, đặc biệt đối với các chất tạo hương thơm, vì tính chất dễ bay hơi và kém hòa tan của chúng. Các phương pháp đã được sử dụng trong công nghệ để chiết rút và thu nhận các chất thơm từ môi trường lỏng bao gồm: dùng dung môi hữu cơ, chưng cất, phân tách trên các loại màng chuyên dụng, hấp phụ trên cacbon hoạt tính [28][37][38] hoặc sử dụng các loại nhựa hữu cơ lỗ xốp để chiết rút các chất hương thơm, do tính chất kị nước tự nhiên và diện tích bề mặt lớn của chúng [8].

Do điều kiện thực tế tại nơi thực tập, sau khi nghiên cứu lựa chọn điều kiện lactone hóa và chiết rút γ-decalactone từ dịch lên men, chúng tôi đã tiến hành khảo sát điều kiện thu nhận và làm sạch γ-decalactone theo hai phương pháp: (i) “chiết rút - làm sạch”, và (ii) “ chưng cất - chiết rút - làm sạch”. Sự khác nhau cơ bản giữa 2 phương pháp này là ở chỗ: theo phương pháp thứ hai, việc chưng cất đã loại bỏ được một số hợp phần khó/ không bay hơi trong dịch sau lên men, mà phương pháp thứ nhất không thể. Trong các loại thực nghiệm này, các mẫu nghiên cứu được thực hiện với lượng mẫu 1000 mL dịch lên men/lần.



3.3.2.1. Thu nhận và làm sạch γ-decalactone theo phương pháp “chiết rút – làm sạch”

Bảng 3.15 trình bày hiệu suất thu nhận γ-decalactone từ dịch lên men sau mỗi công đoạn chiết rút, làm sạch và thu nhận. Kết quả thu được cho thấy:

- Hiệu suất thu nhận γ-decalactone theo phương pháp này, sau khi qua tất cả các công đoạn, đạt 50,1%. γ-decalactone thu được theo cách như vậy có độ sạch sắc ký là 99,43% (hình 3.5 B).

- Hiệu suất thu nhận γ-decalactone trong phần nước sau khi rửa kiềm lần 1 và lần 2 là rất thấp, (2,4 và 2,9% theo thứ tự). Vì vậy, khi thực hiện chiết rút và thu nhận γ-decalactone từ dịch lên men ở quy mô lớn, không cần bước thu nhận γ-decalactone ở pha nước sau khi rửa kiềm.



Bảng 3.15. Hiệu suất thu nhận γ-decalactone từ dịch lên men theo phương pháp “chiết rút - làm sạch”


Tên mẫu

Lượng dung môi chiết thu được (mL)

Lượng γ-decalactone (mg/mL)

Tổng Lượng γ-decalactone (mg)

Hiệu suất thu nhận (%)

1000 mL dịch lên men, axit hóa đến pH = 2, chiết rút bằng diethyl ether (tỷ lệ dung môi/dịch lên men =0,5/1), thu pha dung môi

445

4,526

2014,1 ± 0,41


100


Rửa kiềm lần 1 (NaOH 0,1N, pH=12, tỷ lệ 1: 1).













- Thu phần dung môi (a)

410

3,645

1494,5 ± 0.35

74,2

- Phần nước chứa cặn,chỉnh pH đến 2, chiết rút bằng DE (0,5/1), thu phần dung môi

210

0,230

48,3 ± 0.16


2,4


Rửa kiềm lần 2 đối với phần dung môi (a) (NaOH 0,1N, pH=12, tỷ lệ 1:1).













- Thu phần dung môi (b)

370

3,691

1365,7 ± 0,47

67,8

- Pha nước chứa cặn, chỉnh pH đến 2, chiết rút bằng DE (0,5/1), thu phần dung môi

195

0,299

58,3 ± 0,22


2,9


Phần dung môi (b) được cô chân không để đuổi DE ở 35oC. Bổ sung ethanol (99,5%) và cô chân không, để đuổi hết DE ở nhiệt độ 55oC. Thu dịch γ-decalactone cô đặc

6,0

206,080

1236,5 ± 0,38




50,1

3.3.2.2. Thu nhận γ-decalactone theo phương pháp “Chưng cất - chiết rút - làm sạch”

Theo phương thức này, dịch lên men, sau khi được axit hóa đến pH = 2, được chưng cất trong thiết bị chưng cất cồn, quy mô phòng thí nghiệm, và thiết bị chưng cất cuốn hơi nước Clevenger. Kết quả được trình bày trong bảng 3.16 cho thấy hiệu suất thu nhận γ-decalactone theo phương pháp “Chưng cất – chiết rút” là rất thấp, chỉ đạt 35,4 %, với độ sạch sắc ký là 99,43%. (Hình 3.5 C).



Bảng 3.16. Hiệu suất thu nhận γ-decalactone từ dịch lên men theo phương pháp “chưng cất- chiết rút”



Tên mẫu

Lượng dung môi chiết thu được (mL)

Lượng γ-decalactone (mg/mL)

Tổng lượng γ-decalactone (mg)

Hiệu suất thu nhận (%)

Dịch lên men được chiết rút bằng diethyl ether sau khi axit hóa đến pH=2



4,166

4166,0 ± 0,39

100


Sử dụng thiết bị chưng cất cồn













1000 mL dịch lên men pH=2, chưng cất ở 100oC; Thu 800 ml dịch ngưng tụ, chiết rút bằng DE (0,5/1). Thu pha dung môi chiết

400

7,894

3157,6 ± 0,31


75,8


Cô chân không đuổi dung môi DE ở nhiệt độ 35oC (760 mmHg); bổ sung ethanol (99,5%) và cô chân không đuổi hết dung môi DE ở nhiệt độ 55oC (350 mmHg)

6,0

204,322

1225,9 ± 0,45




29,4

Chưng cất bằng thiết bị Clevenger













1000 mL dịch lên men, pH=2, chưng cất ở 100oC, thu nhận:













- γ-decalactone không tan trong nước

4,0

203,16

812,6 ± 0,34




- 800 ml dịch ngưng tụ, chiết rút bằng DE (0,5/1). Thu pha dung môi chiết. Cô chân không đuổi dung môi DE ở 35oC (760 mmHg); bổ sung ethanol (99,5%) và cô chân không đuổi hết dung môi DE ở 55oC (350 mmHg)

4,0


165,633


662,5 ± 0,29






Tổng







1475,1

35,4

Hiệu suất thu nhận γ-decalactone từ dịch lên men trong các nghiên cứu của chúng tôi, ở cả 2 phương pháp thấp hơn so với của Alchihab và cộng sự (2010): Khi sử dụng nhựa MN-202 để hấp phụ γ-decalactone từ dịch lên men trên thiết bị dung tích 100 lít bằng chủng nấm men ưa lạnh Rh. aurantiaca A19 và sau đó phản hấp phụ bằng ethanol, hiệu suất thu nhận γ-decalactone sau khi cô kiệt đuổi dung môi đạt 56% [8].




(A)
(B)
(C)
(D)
Hình 3.5. Sắc ký đồ γ-decalactone thu nhận từ dịch lên men bằng chủng Y. lipolytica VTP 5 (A), sau khi làm sạch bằng phương pháp “Chiết rút-làm sạch” (B), bằng phương pháp “Chưng cất-chiết rút-làm sạch” (C), γ-decalactone cô đặc (D).

KẾT LUẬN
1. Các điều kiện lên men thích hợp để chuyển hóa dầu thầu dầu thành γ-decalactone nhờ chủng nấm men Y. lipolytica VTP5 là như sau:

  1. Trên máy lắc, giá trị pH là 6,0; tốc độ lắc 200 v/p; tuổi giống 9 giờ và tỉ lệ giống 10% (v/v, mật độ giống = 6.5x106 tế bào/mL); và thời gian thích hợp là 4 ngày.

  2. Trên nồi lên men 5L, so sánh lên men theo mẻ và theo mẻ có tiếp dần cơ chất, (khống chế pH, DO) thì phương thức thứ hai cho lượng γ-decalactone cao nhất, đạt 7,343 g/L.

  3. Trên nồi lên men 50L, lên men theo mẻ có tiếp dần cơ chất, không khống chế pH và DO, lượng γ-decalactone đạt 8,10 g/L.

  4. So sánh ba quy mô lên men cho thấy năng xuất thu nhận γ-decalactone là như sau:

50L > 5L, và 5L > trên máy lắc.

  1. Các điều kiện thích hợp để thu nhận sản phẩm từ dịch lên men bằng chủng Y. lipolytica VTP5 là như sau:

- Dung môi diethyl ether, lactone hóa tại pH 2 có gia nhiệt 90oC/10 phút.

- Tốc độ chiết rút 100 v/p.

- Tỉ lệ dung môi/ dịch lên men là 0,5/1, số lần chiết rút là 1.

3. So sánh hai phương pháp thu nhận γ-decalactone (“chiết rút – làm sạch” và “chưng cất - chiết rút” ) cho thấy:

- Hiệu suất thu nhận ở cả hai phương pháp đều thấp (29,4% và 35,4%) nhưng chất thơm thu được đều có độ tinh sạch cao (99,43%).



KIẾN NGHỊ
1. Về quá trình lên men

- Tiếp tục lên men chuyển hóa dầu thầu dầu thành γ-decalactone bằng chủng Y. lipolytica VTP 5 trên nồi lên men 50L hoặc lớn hơn mà có khả năng khống chế được pH và DO.

2. Về dung môi

- Cần nghiên cứu thêm dung môi có khả năng chiết rút được nhiều lượng g-decalactone hơn dung môi đã dùng.

- Cần nghiên cứu thêm phương pháp thu nhận sản phẩm bằng cách chiết nhờ hai hay nhiều nhóm dung môi khác nhau.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Lại Thị Ngọc Hà (2003), “ Một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh tổng hợp γ-decalactone của chủng nấm men Yarrowica lipolytica W29”, Tạp chí khoa học kỹ thuật Nông nghiệp, tr. 222 – 226.

2. Đặng Thị Thu, Cơ sở công nghệ sinh học tập 2, Công nghệ hóa sinh, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

3. Vũ Nguyên Thành (2003), Báo cáo tổng kết nhiệm vụ thường xuyên “ Bảo tồn, lưu giữ nguồn gen vi sinh vật công nghiệp thực phẩm 2003”, Viện Công nghiệp Thực phẩm.

4. Bùi Quang Thuật và Kula J ( 2006), “ Tổng hợp các hợp chất thơm và chất hoạt động sinh học từ dầu thầu dầu”, Tuyển tập các công trình nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học – công nghiệp thực phẩm giai đoạn 2001 – 2005, Nhà xuất bản Lao động xã hội, tr. 377 – 383.

Internet

5. https://www.google.com.vn/search?q=Ricinus+communis&newwindow

Tiếng Anh

6. Aguedo M, Gomes N, Escamilla García E, Waché Y, Mota M, Teixeira J.A. & Belo I (2005), “Decalactone production by Yarrowia lipolytica under increased O2 transfer rates”, Biotechnology Lett, 27(20), pp. 1617-1621.

7. Aguedo M, Ly MH, Belo I, Teixeira JA, Belin JM, Waché Y (2004), “The use of enzymes and microorganisms for the production of aroma compounds from lipits”, Food Technology and Biotechnology, 42(4), pp. 327-336.

8. Alchihab M, Destain J, Aguedo M, Wathelet JP, Thonart P (2010), “The utilization of gum Tragacanth to improve the growth of Rhodotorula aurantiaca and the production of γ-decalactone in large scale”, Appl Biochem, 62(1), pp. 233-241.

9. Barnett JA (2003), “Beginnings of microbiology and biochemistry: the contribution of yeast research”, Microbiology (Reading, Engl.), pp. 557-567.

10. Barth G, Gaillardin C (1997), “Physiology and genetics of the dimorphic fungus Yarrowia lipolytica”, FEMS Microbiology Reviews, 19, pp. 219-237.

11. Beoloupos A, Mrozova Z, Thevennieau F, Le Dall MT, Hapala I, Papanikolaou S, Chardot T, Nicaud JM (2008), “Control of lipid accumulation in the yeast Yarrowia lipolytica”, Applied and Environmental Microbiology, 74(24), pp. 7779-7789.

12. Berger R.G (1986), “Biosynthesis of Flavor Compounds by Microorganisms Odorous Constituents of Polyporus durus”, (Basidiomycetes), Volume 41, Section C, A European journal of biosciences, pp. 559-563.

13. Boog ALGM, Peters ALJ, Ross R (1998), “Process for producing γ-decalactone”, Unite States patent 5.789.212.

14. Chanika S, Benjamas C, thanwadde T.S and Thanwien B (2011), “Efficicient concomitant production of lipids and carotenoids by oleaginous red yeast Rhodotorula glutinis culture in palm oil mill effuluent and application of lipids for biodiesel production”, Biotechnology and Bioprocess Engineering, 16(1), pp. 23-33.

15. Cheetham P.S.J., Maume K.A, De Rooij J.F.M (1993), “Method of producing gamma hydroxydecanoic acid or its lactone by feeding a ricinoleic acid source to Sporobolomyces odrus or Rhodotorula glutinis”, United States Patent 5.219.742.

16. Coelho M.A.Z, Amaral P.F.F and Belo I (2010), “Yarrowia lipolytica : an industrial work horse”, Current Research, Technology and Education Topic in Applied Microbiology and Microbial Biotechnology, Vol. 2, pp. 930-944.

17. Farbood MI, Willis BJ (1985), “Production of γ-decalactone”, Unite States Patent 4.560.656.

18. Fickers, P., Benetti, P.H., Wache, Y., Marty, A., Mauersberger, S., Smit, M.S. and Gerold Barth, Claude Gaillardin, (1996), “Physiology and genetics of the dimorphic fungus Yarrowia lipolytica”.

19. Gatfield, I.-L (1999), “Biotechnological production of natural flavor materials”, In Flavor Chemistry: 30 Years of Progress ed, Teranishi, R., Wick, E.L. and Hornstein, I., pp. 211–227. New York: Kluwer Academic, Plenum Publishers.

20. Gatfield, I.-L., Gu¨ntert, M., Sommer, H., and Werkhoff, P.(1993), “Some aspects of the microbiological production offlavor-active lactones with particular reference to γ-decalactone, Chem Microbiol Technol Lebensm, 15, pp. 165–170.

21. Gill C.O, Haill M.G, and Ratledge C (1977), “Lipid accumulation in an oleaginous yeast (Candida 107) growing on glucose in single – stage continous culture”, Appl Environ Microbiol 1977 February, 33(2), pp. 231-239.

22. Gomes N, Teixeira JA, Belo I (2012), “Fed-batch culture of Yarrowia lipolytica for γ-decalactone production from methyl ricinolate”, Biotechnol Lett, 34, pp. 649-654.

23. Gopinath M, Vijayakumar L, Dhannasekar R, Viruthagiri T (2008), “Microbial biosynthetic of γ-decalactone and its applications”, Global Journal of Biotechnology, Biochemistry, 3(2), pp. 60-68.

24. Groguenin, A., Wache ´, Y., Escamilla Garcı´a, E., Aguedo, M., Husson, F., Ledall, M.-T., Nicaud, J.-M., and Belin, J.-M (2004), “Genetic engineering of β-oxidation pathway in the yeast Yarrowia lipolytica to increase the production of aroma compounds”, J Molec Catal B, 28, pp. 75–79.

25. Le Clainche A (1997), “Maîtrise de la production de γ-lactone par la levure Yarrowia lipolytica : mise en évidence de l’existence d’une famille multigénitique d’acyl-CoA oxydases”.

26. Li Y, Zongbao Z, and Fengwu B (2007), “High density cultivation of oaleagious yeast Rhodosparidrum toruloides Y4 in fed-batch culture”, Enzyme and and Microbial Technology, 41(3), pp. 312-317.

27. Martina Carnecka, Andrea Halienova, Radka Koci, “Production of carotenoid-ergosterol-supplemented biomass by red yeast Rhodotorula glutinis grown under external stress”, Food Technology and Biotechology, Vol 48 (1).

28. Mediaros ABP, Pandey A, Vandenberghe LPS, Pastore GM, Soccd CR (2006), “Prodution and recovery of aroma compounds produced by solid-state fermentation using different adsorbents”, Food technol Biotechnol, 44, pp. 47-51.

29. Moradi H, Asadllahi MA, Nahvi I (2013), “Improved γ-decalactone production from castor oil by fed-batch culture cultivation of Yarrowia lipolytica, Biocatalysis and Agriculture Biotechnology, 2, pp. 64-68.

30. Nadal M, García-Pedrajas MD, Gold SE (2008), “Dimorphism in fungal plant pathogens”, FEMS Microbiol Lett, 284, pp. 127–134.

31. Pagot Y, Le Clainche A, Nicaud JM, Waché Y, Belin JM (1998), “Peroxisomal β-oxidation activities and γ-decalactone production by the yeast Yarrowia lipolytica”, Appl Microbiol Biotechnol , 49, pp. 295-300.

32. Papaparaskevas D, Christakopoulos P, Kelos D, Macris BJ (1992), “Optimizing production of extracellular lipase from Rhodotorula glutinis”, Biotechnology Lett, 14, pp. 397-402.

33. Rabenhorst J, Gatfield I (2002), “Method of producing γ-decalactone using Yarrowia lipolytica strain HR 145 (DSM 12397)”, Unite States Patent 6.415.565.

34. Rabenhorst J, Gatfield I (2012), Method of producing γ-decalactone using Yarrowia lipolytica strain HR 124 (DSM 12397), Unite States patent N0 6451565 B1.

35. Rodrigues G, Pais C (2007), The influence of acetic and other weak carboxylic acids on growth and cellular death of the yeast Yarrowia lipolytica, Food Technology and Biotechnology, 38, pp. 27-32.

36. Ruiz-Herrera J, Sentandreu R (2002), Different effectors of dimorphism in Yarrowia lipolytica, Arch Microbiol, 178, pp. 477–483.

37. Souchon I, Spinnler HE, Dufoss L,Voilleg A (1998), “Trapping of γ-decalactone by adsorption on hydrophobic sorbents: application to the bioconversion of methyl ricinoleate by the yeast”, Sporidiobolus salmonicolor Biotechnol tech, 12, pp. 109-113.

38. Suryadi I, Suresh B (2000), Adsorption of flavor ester on granular activated carbon, CanjChem Eng, 78, pp. 892-901.

39. Waché Y. et al., (2001), Role of β-oxidation enzymes in γ-decalactone production by the yeast Yarrowia lipolytica, Appl. Environ. Microbiol., 67(12), pp. 5700-5704.

40. Waché Y. et al., (2002),Optimization of Yarrowia lipolytica 's β-oxidation pathway for γ-decalactone production, J. Mol. Catal. B: Enzym ., pp. 347-351.



41. Waché Y, Aguedo M, Nicaud JM, Belin JM (2003), Catabolism of hydroxyacids and biotechnological production of lactones by Yarrowia lipolytica, Applied Microbiology and Biotechnology, 61, pp. 393-600.
Каталог: files -> ChuaChuyenDoi
ChuaChuyenDoi -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
ChuaChuyenDoi -> TS. NguyÔn Lai Thµnh
ChuaChuyenDoi -> Luận văn Cao học Người hướng dẫn: ts. Nguyễn Thị Hồng Vân
ChuaChuyenDoi -> 1 Một số vấn đề cơ bản về đất đai và sử dụng đất 05 1 Đất đai 05
ChuaChuyenDoi -> Lê Thị Phương XÂy dựng cơ SỞ DỮ liệu sinh học phân tử trong nhận dạng các loàI ĐỘng vật hoang dã phục vụ thực thi pháp luật và nghiên cứU
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Hà Linh
ChuaChuyenDoi -> ĐÁnh giá Đa dạng di truyền một số MẪu giống lúa thu thập tại làO
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiêN
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Văn Cường

tải về 0.51 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương