DẦu thầu dầu bằng nấm men yarrowia lipolytica luận văn thạc sĩ khoa họC


So sánh tóm tắt các phương thức lên men ở quy mô 5L và 50L



tải về 0.51 Mb.
trang5/6
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích0.51 Mb.
#30293
1   2   3   4   5   6

3.2.3. So sánh tóm tắt các phương thức lên men ở quy mô 5L và 50L


Sự so sánh này được nêu trong bảng 3.9.

Qua bảng này có thể dễ dàng nhận thấy rằng các kết quả được xếp theo thứ tự như sau:

- Cùng ở quy mô 5L, khi lên men theo mẻ thì:

Khống chế pH và DO > không khống chế pH-có khống chế DO > không khống chế pH và DO

- Cùng ở quy mô 5L thì:

Lên men theo mẻ có tếp thêm cơ chất > lên men theo mẻ

- Cùng ở quy mô 50L thì:

Lên men theo mẻ có tiếp thêm cơ chất > lên men theo mẻ

- Cuối cùng, nhìn tổng thể cũng có thể dễ thấy rằng lên men theo mẻ có tiếp thêm cơ chất, ở quy mô 50L là tốt nhất trong các phương thức lên men đã thực hiện trong đề tài này, mặc dù ở đó không có sự khống chế pH và DO, do đặc điểm của thiết bị.

Điều có thể bàn luận thêm là, ở quy mô 50L hoặc lớn hơn, nếu thiết bị cho phép khống chế pH và DO thì kiểu lên men theo mẻ có tiếp thêm cơ chất có thể sẽ hứa hẹn nhiều kết quả tốt hơn, cả về lượng sản phẩm cực đại cũng như thời gian đạt đến đó.



Bảng 3.9 So sánh lượng γ-decalactone cực đại cùng thời gian đạt được, ở quy mô 5L và 50L

Lên men ở quy mô 5L

Lên men ở quy mô 50L

Phương thức lên men

Lượng γ-decalactone cực đại g/L

Thời gian ( lên men giờ)

Phương thức lên men

Lượng γ-decalactone cực đại g/L

Thời gian lên men

( giờ)


Batch culture, “Không khống chế pH và DO”

4,264


88


Batch culture, “không khống chế pH và DO”

7,204


56


Batch culture, “Không khống chế pH có khống chế DO”

5,22


72





Batch culture, “Có khống chế pH và DO”

6,234


64

Fed-batch culture, “ Có khống chế pH và DO”

7,343


96

Fed-batch culture, “Không khống chế pH và DO”

8,10


60


3.3. Lựa chọn điều kiện chiết rút và thu nhận γ-decalactone từ dịch lên men

3.3.1. Lựa chọn điều kiện chiết rút γ-decalactone

3.3.1.1. Lựa chọn dung môi chiết rút

Các dung môi hữu cơ không phân cực (diethyl ether, n-hexane) và dung môi hữu cơ phân cực (ethyl acetate) đã được sử dụng để chiết rút γ-decalactone tạo thành trong môi trường lên men bằng chủng Y. lipolytica VTP5. Kết quả trình bày trong bảng 3.10 cho thấy: Diethyl ether là dung môi tốt nhất. Nếu coi hiệu suất tách chiết γ-decalactone của diethyl ether là 100% thì hiệu suất tách chiết γ-decalactone của n-hexane và ethyl actetate tương ứng là 50,9 và 53,2%.



Bảng 3.10. Lựa chọn dung môi tách chiết -decalactone từ dịch lên men

Dung môi tách chiết

Lượng γ-decalactone (g/L)

Hiệu suất tách chiết (%)

Diethyl ether

1,917 ± 0,034

100

Ethyl acetate

1,020 ± 0,026

53,2

n-hexane

0,975 ± 0,012

50,9

Có thể vì hiệu suất tách chiết cao hơn hẳn của diethyl ether so với hai dung môi kia mà đa số các tác giả đều sử dụng diethyl ether để tách chiết các lactone tích tụ trong môi trường chuyển hóa sinh học [6][22][24]. Tuy nhiên cũng có một số tác giả sử dụng n-hexane [3][15][17], hoặc ethyl acetate để tách chiết γ-decalactone từ dịch lên men các chủng nấm men khác nhau [13].

Tuy nhiên, việc sử dụng diethyl ether cũng có nhược điểm: ở tất cả các phổ sắc ký khí đều nhận thấy ngoài γ-decalactone còn có tạp chất. Điều này có thể là do diethyl ether không những chiết rút được -decalactone mà cả các hợp phần khác của dầu thầu dầu và của sinh khối nấm men trong dịch lên men. Vì vậy, để thu nhận -decalactone tinh khiết, cần phải có phương pháp làm sạch thích hợp, hoặc sử dụng các phương pháp thu nhận khác như hấp phụ -decalactone trên các vật liệu kỵ nước, hoặc chưng chất, thu dịch ngưng tụ chứa chất thơm và sau đó mới chiết rút bằng dung môi để loại bỏ/hạn chế tạp chất trong sản phẩm [8][34].

3.3.1.2. Lựa chọn điều kiện lactone hóa

Nhiều tác giả đã thực hiện lactone hóa dịch lên men để thu nhận -decalactone ở các điều kiện như: axít hóa dịch lên men đến pH 1,5 – 2 có gia nhiệt (80-120oC trong 10-30 phút) [15][17][34], hoặc axít hóa ở nhiệt độ phòng [13][41]. Trong nghiên cứu của mình, chúng tôi so sánh hiệu suất chiết rút -decalactone bằng diethyl ether khi sử dụng hai phương pháp lactone hóa có gia nhiệt và lactone hóa không gia nhiệt. Kết quả được trình bày trong bảng 3.11.


Bảng 3.11. Lựa chọn điều kiện lactone hóa để thu nhận γ-decalactone từ dịch

lên men

Phương pháp lactone hóa

Điều kiện lactone hóa

Lượng γ-decalactone (g/l)

Lactone hóa không gia nhiệt



Dịch lên men không axit hóa (pH khi kết thúc lên men = 4,12)

1,252 ± 0,018

Axit hóa pH đến 2

2,037 ± 0,034

Axit hóa pH đến 1,5

1,827 ± 0,031

Lactone hóa có gia nhiệt



Axít hóa pH đến 2; đun nóng 85oC/10 phút

1,651 ± 0,037

Axít hóa pH đến 2; đun nóng 85oC/20 phút

1,611 ± 0,023

Axít hóa pH đến 2; đun nóng 85oC/30 phút

1,836 ± 0,039

Axít hóa pH đến 2; đun nóng 90oC/10 phút

1,899 ± 0,023

Axít hóa pH đến 2; đun nóng 90oC/20 phút

1,906 ± 0,021

Axít hóa pH đến 2; đun nóng 90oC/30 phút

1,921 ± 0,033

Qua bảng 3.11 có thể thấy:

- pH môi trường khi kết thúc lên men có giá trị = 4,12. Trong điều kiện không gia nhiệt và không axít hóa, thì lượng -decalactone được chiết rút là thấp (1,252 g/L).

- Cũng trong điều kiện không gia nhiệt, việc axít hóa dịch lên men đến pH = 1,5 hoặc 2 đã làm tăng hiệu suất chiết rút so với trường hợp không axít hóa, (1,827 và 2,037 g/L, theo thứ tự, so với 1,252 g/L).

- Việc gia nhiệt dịch lên men ở 90oC trong thời gian 20-30 phút sau khi axít hóa đến pH 2 có hiệu quả chiết rút xấp xỉ với phương pháp không gia nhiệt (1,906 và 1,921 g/L so với 2,037 g/L).

Tuy nhiên, ở các mẫu lactone hóa có gia nhiệt, phổ sắc ký đồ có ít các đỉnh tạp hơn so với các mẫu lactone hóa không gia nhiệt. Điều đó có thể là do trong quá trình gia nhiệt đã loại trừ được một số chất bay hơi.



3.3.1.3. Lựa chọn tốc độ khuấy và thời gian chiết rút γ-decalactone

Bảng 3.12 cho thấy kết quả của thí nghiệm này như sau:

- Tốc độ khuấy thích hợp để chiết rút -decalactone từ dịch lên men bằng dung môi diethyl ether là 100 vòng/phút. Nếu tăng tốc độ khuấy đến 150 – 200 vòng/phút thì lượng -decalactone được tách chiết giảm dần. Do vậy chúng tôi dùng tốc độ khuấy 100 vòng/phút để nghiên cứu lựa chọn thời gian chiết rút thích hợp.

- Thời gian chiết rút từ 10 đến 25 phút không ảnh hưởng nhiều đến hiệu suất chiết rút -decalactone như trường hợp của tốc độ khuấy. Tuy nhiên, do diethyl ether có nhiệt độ bay hơi thấp (35oC) nên nếu kéo dài thời gian chiết rút thì dung môi sẽ bị hao hụt, ảnh hưởng đến hiệu suất thu nhận -decalactone và dung môi. Vì thế theo chúng tôi, thời gian chiết rút tốt nhất là từ 10 đến 15 phút.



Bảng 3.12. Ảnh hưởng của tốc độ khuấy và thời gian chiết rút đến hiệu suất thu nhận γ-decalactone từ dịch lên men

Chỉ tiêu

Thông số

Lượng γ-decalactone (g/L)

Tốc độ khuấy

(Thời gian chiết rút 5 phút)


50 vòng/phút

1,545 ± 0,36

100 vòng/phút

1,774 ± 0,022

150 vòng/phút

1,530 ± 0,014

200 vòng/phút

1,305 ± 0,018

Thời gian chiết rút



(Khuấy 100 vòng/phút)

5 phút

1,774± 0,037

10 phút

2,243 ± 0,034

15 phút

2,258 ± 0,027

20 phút

2,099 ± 0,039

25 phút

2,022 ± 0,045

3.3.1.4. Lựa chọn tỷ lệ dung môi chiết rút


Kết quả được trình bày trong bảng 3.13 cho thấy tỷ lệ dung môi/dịch lên men (v/v) thích hợp để chiết rút γ-decalactone là 0,5/1. Khi tăng tỷ lệ dung môi, tổng lượng γ-decalactone được chiết rút từ dịch lên men có tăng lên, nhưng lượng dung môi tiêu tốn cũng tăng theo. Nếu coi hiệu suất chiết rút theo tỷ lệ dung môi tương đương với thể tích dịch lên men (tỷ lệ 1/1) là 100% thì khi chiết rút một nửa thể tích dung môi (tỷ lệ 0,5/1), hiệu suất thu nhận γ-decalactone là 97,2%.
Bảng 3.13. Ảnh hưởng của tỷ lệ dung môi sử dụng đến hiệu suất chiết rút γ-decalactone từ dịch lên men

Tỷ lệ dung môi/dịch lên men (v/v)

Lượng dung môi chiết rút thu được (mL)

Lượng γ-decalactone (mg/mL)

Tổng lượng γ-decalactone (mg)

Hiệu suất thu nhận(%)

0,3/1

27

5,392

145,6 ± 0,022

92,0

0,5/1

45

3,417

153,8 ± 0,027

97,2

0,7/1

65

2,386

155,1 ± 0,034

98,0

1/1

94

1,684

158,3 ± 0,021

100

3.3.1.5 Lựa chọn số lần chiết rút


γ-decalactone trong dịch lên men được chiết rút 3 lần bằng diethyl ether với tỷ lệ dung môi/dịch lên men tương ứng là 0,5/1, 0,3/1 và 0,3/1, phần dung môi sau mỗi lần chiết rút được phân tích GC để xác định lượng γ-decalactone trong đó. Kết quả được trình bày trong bảng 3.14 cho thấy chỉ cần chiết rút 1 lần đã thu nhận được 96,5% γ-decalactone trong dịch lên men, còn lại 3,5% được chiết rút nốt trong lần thứ 2.

Như vậy, khi sử dụng dung môi diethyl ether, với tốc độ khuấy 100 v/p, thời gian chiết rút 10 phút, chỉ cần chiết rút 1 lần để thu nhận γ-decalactone từ dịch lên men.


Bảng 3.14. Ảnh hưởng của số lần chiết rút đến hiệu suất chiết rút γ-decalactone từ dịch lên men

Số lần chiết rút

Lượng γ-decalactone (g/L)

Hiệu suất thu nhận (%)

Lần 1: tỷ lệ diethyl ether/dịch lên men = 0,5/1 (v/v)

3,417 ± 0,019

96,5

Lần 2 (tỷ lệ 0,3/1)

0,124 ± 0,011

3,5

Lần 3 (tỷ lệ 0,3/1)

0

0

Tổng

3,541 ± 0,019




Каталог: files -> ChuaChuyenDoi
ChuaChuyenDoi -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
ChuaChuyenDoi -> TS. NguyÔn Lai Thµnh
ChuaChuyenDoi -> Luận văn Cao học Người hướng dẫn: ts. Nguyễn Thị Hồng Vân
ChuaChuyenDoi -> 1 Một số vấn đề cơ bản về đất đai và sử dụng đất 05 1 Đất đai 05
ChuaChuyenDoi -> Lê Thị Phương XÂy dựng cơ SỞ DỮ liệu sinh học phân tử trong nhận dạng các loàI ĐỘng vật hoang dã phục vụ thực thi pháp luật và nghiên cứU
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Hà Linh
ChuaChuyenDoi -> ĐÁnh giá Đa dạng di truyền một số MẪu giống lúa thu thập tại làO
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiêN
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Văn Cường

tải về 0.51 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương