Danh mụC ĐỀ TÀI, DỰ Án khoa học công nghệ CẤp bộ giai đOẠN 2011-2015



tải về 0.82 Mb.
trang3/6
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích0.82 Mb.
#31453
1   2   3   4   5   6

II.4

Kinh tế chính sách NN













3500

2090

1410












Nghiên cứu đề xuất các chính sách, giải pháp đối với việc nông dân góp cổ phần bằng giá trị quyền sử dụng đất vào doanh nghiệp nông lâm nghiệp.

Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp -

TS. Hoàng Xuân Phương



Mục tiêu chung: Đề xuất chính sách và giải pháp đối với việc nông dân góp cổ phần bằng giá trị quyền sử dụng đất vào doanh nghiệp nông lâm nghiệp.

Mục tiêu cụ thể:

- Luận giải cơ sở khoa học của chính sách, giải pháp đối với việc nông dân góp cổ phần bằng giá trị quyền sử dụng đất vào doanh nghiệp nông lâm nghiệp.

- Đánh giá thực trạng chính sách, giải pháp đối với việc nông dân góp cổ phần bằng giá trị quyền sử dụng đất vào doanh nghiệp nông lâm nghiệp ở Việt Nam hiện nay.

- Đề xuất nội dung chính sách, giải pháp đối với việc nông dân góp cổ phần bằng giá trị quyền sử dụng đất vào doanh nghiệp nông lâm nghiệp ở Việt Nam những năm tới.



Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài gồm:

- Cơ sở khoa học của chính sách, giải pháp đối với việc nông dân góp cổ phần bằng giá trị quyền sử dụng đất vào doanh nghiệp nông lâm nghiệp.

- Thực trạng chính sách, giải pháp đối với việc nông dân góp cổ phần bằng giá trị quyền sử dụng đất vào doanh nghiệp nông lâm nghiệp ở Việt Nam hiện nay

- Những nội dung hoàn thiện chính sách, giải pháp đối với việc nông dân góp cổ phần bằng giá trị quyền sử dụng đất vào doanh nghiệp nông lâm nghiệp ở Việt Nam những năm tới.

- Tổ chức thực hiện các giải pháp, chính sách đã đề xuất.


2011-2012

900

600

300












Nghiên cứu hoàn thiện cơ chế, chính sách liên kết trong sản xuất-tiêu thụ mía đường, điều ở Việt Nam.

Trường Cán bộ Quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn 2 -

TS. Bảo Trung



Mục tiêu chung: Đề xuất cơ chế, chính sách liên kết trong sản xuất-tiêu thụ mía đường, điều ở Việt Nam.

Mục tiêu cụ thể:

- Luận giải cơ sở khoa học của cơ chế, chính sách liên kết trong sản xuất-tiêu thụ: mía đường, điều.

- Đánh giá thực trạng cơ chế, chính sách liên kết trong sản xuất-tiêu thụ: mía đường, điều ở Việt Nam hiện nay;

- Đề xuất những nội dung hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy liên kết trong sản xuất- tiêu thụ: mía đường, điều ở Việt Nam thời gian tới.



Báo cáo kết quả đề tài gồm:

- Cơ sở khoa học của cơ chế, chính sách liên kết trong sản xuất-tiêu thụ: mía đường, điều.

- Thực trạng cơ chế, chính sách liên kết trong sản xuất-tiêu thụ: mía đường, điều ở Việt Nam hiện nay;

- Những nội dung hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy liên kết trong sản xuất- tiêu thụ: mía đường, điều ở Việt Nam thời gian tới.

- Khung cơ chế, chính sách thúc đẩy liên kết trong sản xuất, tiêu thụ mía đường, điều ở Việt Nam.



2011-2012

900

550

350












Nghiên cứu đề xuất phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước trong sản xuất nông lâm nghiệp.

Trường Đại học Lâm nghiệp -

TS. Trần Hữu Dào



Mục tiêu chung: Đề xuất phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước trong sản xuất nông lâm nghiệp.

Mục tiêu cụ thể:

- Luận giải cơ sở lý luận về phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp trong nông lâm nghiệp;

- Đánh giá thực trạng xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước trong nông lâm nghiệp ở Việt Nam hiện nay.

- Đề xuất phương pháp khả thi để xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước trong sản xuất nông lâm nghiệp trong thời gian tới.

- Ứng dụng phương pháp đề xuất để xác định giá trị 04 doanh nghiệp nông lâm nghiệp lựa chọn.


Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài gồm:

- Cơ sở lý luận về phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp trong nông lâm nghiệp.

- Thực trạng xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước trong nông lâm nghiệp ở Việt Nam hiện nay.

- Phương pháp khả thi để xác định đúng giá trị doanh nghiệp nhà nước trong sản xuất nông lâm nghiệp trong thời gian tới.

- Bảng tính toán giá trị của 4 doanh nghiệp nông lâm nghiệp lựa chọn.


2011-2012

900

500

400












Nghiên cứu chính sách, giải pháp thúc đẩy chuyển dịch lao động nông thôn Việt Nam.

Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn -

TS. Ngô Văn Hải



Mục tiêu chung: Đề xuất chính sách, giải pháp thúc đẩy chuyển dịch lao động nông thôn ở Việt Nam.

Mục tiêu cụ thể:

- Luận giải cơ sở khoa học của chính sách, giải pháp thúc đẩy chuyển dịch lao động trong nông thôn.

- Đánh giá thực trạng chính sách, giải pháp thúc đẩy chuyển dịch lao động trong nông thôn Việt Nam thời gian qua.

- Đề xuất chính sách, giải pháp khả thi nhằm thúc đẩy chuyển dịch lao động nông thôn thời gian tới.



Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài gồm:

- Cơ sở khoa học của chính sách, giải pháp thúc đẩy chuyển dịch lao động trong nông thôn.

- Thực trạng chính sách, giải pháp chuyển dịch lao động trong nông thôn Việt Nam thời gian qua.

- Những nội dung chính sách, giải pháp khả thi nhằm thúc đẩy chuyển dịch lao động nông thôn thời gian tới.



2011-2012

800

440

360










II.5

Lâm nghiệp













30500

3387

9603

7510

5700

4300



Nghiên cứu đặc điểm lâm học của một số hệ sinh thái rừng tự nhiên chủ yếu ở Việt Nam.

(Tiếp tục giai đoạn 2006-2010)

Viện Khoa học Lâm nghiệp -

PGS.TS Trần Văn Con



- Duy trì và bổ sung hệ thống ô tiêu chuẩn định vị trên 4 kiểu rừng: Lá rộng thường xanh; Ngập mặn; Ngập phèn (rừng tràm) và rừng lá rộng rụng lá theo mùa (rừng khộp);

- Cập nhật được cơ sở dữ liệu sinh trưởng và động thái tích lũy sinh khối và hấp thụ các bon của các kiểu rừng;

- Đề xuất được hệ thống các giải pháp kỹ thuật lâm sinh về phục hồi rừng, làm giàu rừng, các chỉ tiêu kỹ thuật phục vụ điều chế rừng, khai thác rừng bền vững và quản lý rừng theo hướng giảm thiểu sự biến đổi của khí hậu.


- Hệ thống ô tiêu chuẩn định vị nghiên cứu lâm học lâu dài theo tiêu chuẩn đã có của quy trình thiết lập và theo dõi bao gồm 74 ô, trong đó có 10 ô lập mới

- Cơ sở dữ liệu thu thập và cập nhật trong hệ thống ô tiêu chuẩn

- Mô hình sinh trưởng theo nhóm loài, mô hình tái sinh diễn thế

- Phần mềm mô phỏng cấu trúc động thái rừng cho rừng lá rộng thường xanh và rừng khộp

- Dự thảo tiêu chuẩn kỹ thuật quản lý rừng tự nhiên

- Đề xuất khung chính sách quản lý rừng tự nhiên;

- Các báo cáo chuyên đề;

- Báo cáo tổng kết đề tài



2011-2015

3500

300

1000

800

800

600



Nghiên cứu xây dựng phương án điều chế rừng tự nhiên lá rộng thường xanh là rừng sản xuất ở vùng núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên

(Tiếp tục giai đoạn 2006-2010)

Đại học Lâm nghiệp-

PGS.TS Trần Hữu Viên



- Xác định được các chỉ tiêu kỹ thuật và các chỉ số phục vụ xây dựng phương pháp điều chế cho từng loại rừng theo tiêu chuẩn của FSC

- Áp dụng được các phương pháp điều chế đã xây dựng vào các đơn vị sản xuất lâm nghiệp

- Xây dựng được Bản hướng dẫn lập phương án điều chế rừng tự nhiên cho các đơn vi sản xuất lâm nghiệp


- Phương án điều chế rừng tổng hợp cho công ty LN Con Cuông

- Mô hình khảo nghiệm phương án điều chế rừng mẫu tại 4 đơn vị nghiên cứu;

- Bản hướng dẫn xây dựng phương án ĐCR tự nhiên là rừng sản xuất

- Báo cáo tổng kết đề tài





2011-2015

2400

300

800

500

400

400



Nghiên cứu chọn các dòng Keo và Bạch đàn chống chịu bệnh có năng suất cao phục vụ trồng rừng kinh tế

(Tiếp tục giai đoạn 2006-2010)

Viện Khoa học Lâm nghiệp -

PGS.TS Nguyễn Hoàng Nghĩa



Tuyển chọn được một số dòng/gia đình Keo lá tràm; một số dòng keo lai và một số gia đình/dòng Keo tai tượng kháng bệnh có năng suất cao nhằm nâng cao năng suất rừng trồng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường do hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

- Chọn và công nhận giống TBKT từ 8 – 10 gia đình/dòng Keo lá tràm kháng bệnh phấn hồng, rỗng ruột, khô cành ngọn, thối rễ và năng suất đạt trên 20m3/ha/năm cho vùng Đông Nam Bộ và Miền Trung; trên 15m3/ha/năm cho Miền Bắc.

- Chọn và công nhận giống TBKT từ 4 - 5 dòng Keo lai kháng bệnh phấn hồng, khô cành ngọn, thối rễ và năng suất đạt trên 25m3/ha/năm cho vùng Đông Nam Bộ và miền Trung, trên 20m3/ha/năm cho miền Bắc.

- Chọn và công nhận giống TBKT từ 4 – 5 gia đình/dòng Keo tai tượng kháng bệnh phấn hồng, khô cành ngọn, rỗng ruột, thối rễ và năng suất đạt trên 20m3/ha/năm cho vùng Đông Nam Bộ và miền Trung; trên 15m3/ha/năm

- 1000 m2 vườn đầu dòng cho các loài Keo

- 15ha rừng trồng khảo nghiệm trên các vùng sinh thái.


2011-2015

3500

300

800

900

900

600



Nghiên cứu cải thiện giống nhằm tăng năng suất, chất lượng cho một số loài cây trồng rừng chủ lực.

(Tiếp tục giai đoạn 2006-2010)

Viện Khoa học Lâm nghiệp -

TS Hà Huy Thịnh



- Chọn tạo được một số giống có sinh trưởng nhanh và tính chất gỗ phù hợp với mục đích sử dụng (gỗ xẻ và gỗ giấy) của các loài Keo lá tràm, Keo lai, Bạch đàn uro, và Bạch đàn lai.

- Xác định được phương pháp nhân giống thích hợp cho các giống mới chọn tạo.

- Xây dựng được tập đoàn giống công tác có tính đa dạng di truyền cao cho các loài cây nghiên cứu để phục vụ cho các bước cải thiện giống tiếp theo.


- 7 - 10 giống Bạch đàn uro và Bạch đàn lai có sinh trưởng tốt, năng suất từ 20m3/ha/năm trở lên và chất lượng gỗ phù hợp.

- 3 - 5 giống Keo lai có sinh trưởng tốt, năng suất từ 25m3/ha/năm trở lên và chất lượng gỗ phù hợp.

- 50-60 tổ hợp lai khác loài cho Keo lai, Keo lá tràm và Bạch đàn

- 25 ha khảo nghiệm giống bao gồm: khảo nghiệm hậu thế, khảo nghiệm dòng vô tính, khảo nghiệm giống lai

- 20 ha vườn giống được xây dựng từ các giai đoạn trước được công nhận là vườn giống quốc gia

- 3 - 4 bản hướng dẫn kỹ thuật nhân giống sinh dưỡng bằng giâm hom và nuôi cấy mô cho các giống mới

- Tập đoàn giống công tác có tính đa dạng di truyền cao (100 gia đình cây trội/loài).


2011-2015

4500

300

900

1200

1200

900



Nghiên cứu tuyển chọn và nhân giống Thông nhựa kháng sâu róm thông.

(Tiếp tục giai đoạn 2006-2010)

Viện Khoa học Lâm nghiệp -

Ths. Đào Ngọc Quang



- Chọn được một số giống Thông nhựa (gia đình và/hoặc cây cá thể) có khả năng kháng sâu róm thông và sản lượng nhựa cao.

- Xác định được cơ chế kháng sâu róm thông ở cây Thông nhựa thông qua thành phần các lớp chất chính, các nhóm chất dễ bay hơi (Volatile) và thành phần Vi sinh vật nội sinh có trong lá thông.



- Báo cáo khoa học về cơ chế kháng sâu róm thông nhựa thông qua thành phần các lớp chất chính, các nhóm chất dễ bay hơi (Volatile) và thành phần Vi sinh vật nội sinh có trong lá thông.

- 10 ha khảo nghiệm hậu thế của 50- 60 gia đình (cây trội kháng sâu và các tổ hợp lai) tại 4 tỉnh gây trồng Thông nhựa chính.

- 2 ha vườn tập hợp 100 cây đầu dòng có tính kháng sâu và lượng nhựa cao.


2011-2015

2600

300

800

700

500

300



Nghiên cứu lai tạo giống một số loài Bạch Đàn, Tràm, Keo, Thông

(Tiếp tục giai đoạn 2006-2010)

Viện Khoa học Lâm nghiệp -

TS Nguyễn Việt Cường.



- Chọn được giống Bạch đàn lai theo hướng gỗ lớn, chất lượng cao, có năng suất vượt giống tiến bộ kỹ thuật 10 -15% về thể tích và 3-5 tổ hợp bạch đàn lai mới có triển vọng sinh trưởng nhanh, chất lượng gỗ tốt.

- Chọn được giống keo lai nhân tạo có năng suất vượt giống tiến bộ kỹ thuật 10-15% về thể tích.



- 5-7 giống bạch đàn lai mới được công nhận và 3-5 tổ hợp bạch đàn lai mới có triển vọng sinh trưởng nhanh, chất lượng gỗ tốt.

- 2-3 giống keo lai nhân tạo mới được công nhận.

- Rừng trồng khảo nghiệm 11 ha ở 3 vùng sinh thái (Trung tâm, Bắc Trung bộ, Tây Nam bộ).



2011-2015

2800

300

700

700

600

500



Khảo nghiệm và đánh giá khả năng phát triển cây Macadamia tại Việt Nam

(Tiếp tục giai đoạn 2006-2010)

Viện Khoa học Lâm nghiệp -

Ths. Nguyễn Đình Hải



- Xác định được vùng trồng thích hợp cho cây Macadamia

- Chọn được một số giống Macadamia có năng suất và chất lượng hạt cao cho mỗi vùng

- Xác định được phương thức nhân giống thích hợp, kỹ thuật trồng, chăm sóc cây Macadamia


- 3-4 dòng có năng suất hạt 1,5 kg hạt/cây trở lên ở tuổi 5/vùng

- Qui trình nhân giống ghép, bản hướng dẫn kỹ thuật giâm hom, bản hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc Macadamia

- 12 ha khảo nghiệm giống mới và kỹ thuật gây trồng

- 0,5 ha vườn tập hợp Macadamia: gồm 16 dòng đã có + 10 dòng chọn mới.



2011-2015

2000

300

500

500

500

200




Nghiên cứu cấu tạo, tính chất vật lý, cơ học và thành phần hoá học của một số loài gỗ và tre thông dụng ở Việt Nam làm cơ sở cho chế biến, bảo quản và sử dụng

(Tiếp tục giai đoạn 2006-2010)

Viện Khoa học Lâm nghiệp -

TS. Nguyễn Tử Kim



- Lập được cơ sở dữ liệu về cấu tạo, tính chất vật lý, cơ học và thành phần hoá học của các loài tre và gỗ phục vụ quản lý tài nguyên và sản xuất;

- Xuất bản được 1 cuốn Atlas cho một số loài gỗ và tre ở Việt Nam (Tập II).



- Cơ sở dữ liệu về cấu tạo, tính chất vật lý, cơ học và thành phần hoá học của 5 loài tre và 20 loài gỗ ở Việt Nam;

- 01 cuốn Atlats cho các loài gỗ và tre Việt Nam (Tập II);

- Phần mềm quản lý dữ liệu.


2011-2015

3500

300

800

800

800

800



Nghiên cứu tác động môi trường của rừng trồng cao su

(Tiếp tục giai đoạn 2008-2009)


Đại học Lâm nghiệp-

PGS.TS. Vương Văn Quỳnh



Mục tiêu chung:

Góp phần xây dựng cơ sở khoa học về mặt môi trường cho việc chuyển đổi một số trạng thái rừng tự nhiên sang rừng trồng cao su.



Mục tiêu cụ thể

- Đánh giá được tác động của rừng cao su tới một số đặc điểm sinh học đất, nước và không khí.

- So sánh được về mặt môi trường giữa rừng cao su với rừng tự nhiên trước khi được chuyển sang rừng trồng cao su.

- Hoàn thiện và chuyển giao vào thực tiễn được phần mềm đánh giá tác động môi trường cho rừng cao su.



- Báo cáo phân tích ảnh hưởng của rừng cao su tới đặc điểm sinh học của đất, nước và không khí.

- Báo cáo phân tích so sánh về mặt môi trường giữa rừng cao su với rừng tự nhiên trước khi được chuyển sang trồng cao su và những giải pháp bảo vệ môi trường khi chuyển rừng tự nhiên sang trồng cao su.

- Phần mềm đánh giá tác động môi trường cho rừng cao su được hoàn thiện.

- Bản hướng dẫn đánh giá tác động môi trường cho rừng cao su.




2011-2013

1800

300

800

700









Nghiên cứu đánh giá chính sách giao, cho thuê, khoán rừng và đất lâm nghiệp (theo NĐ 02/CP, 163/2006/NĐ-CP, 01/CP, 135/2005/ NĐ-CP, …) và đề xuất hoàn thiện, sửa đổi, bổ sung.

Đại học Nông lâm Huế -

Ths. Lê Thị Diên



- Phân tích được cơ sở khoa học (khái niệm, bản chất và mối quan hệ) của giao, cho thuê, khoán rừng và đất lâm nghiệp;

- Đánh giá được tình hình triển khai, thực hiện chính sách giao, cho thuê, khoán rừng và đất lâm nghiệp và thực trạng quản lý và sử dụng diện tích rừng và đất lâm nghiệp sau khi giao, cho thuê và khoán tại các vùng nghiên cứu;

- Đề xuất hoàn thiện, sửa đổi, bổ sung các chính sách về giao, cho thuê, khoán rừng và đất lâm nghiệp.


- Các bảng biểu số liệu về rừng và đất lâm nghiệp, bao gồm cả số liệu về tình hình giao, cho thuê và khoán tại từng vùng nghiên cứu;

- Các báo cáo chuyên đề;

- Dự thảo khung chính sách mới về giao, cho thuê, khoán rừng và đất lâm nghiệp tại Việt Nam.

- Báo cáo tổng kết nhiệm vụ nghiên cứu.



2011-2012

1600

387

1213












Nghiên cứu xác định giá trị dịch vụ môi trường rừng trong lưu vực một số hồ thủy điện ở Việt Nam.

Đại học Lâm nghiệp-

PGS.TS Vương Văn Quỳnh



- Lựa chọn được phương pháp xác định giá trị dịch vụ môi trường rừng về bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi lắng lòng hồ thuỷ điện, điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất thuỷ điện tại 3 vùng Bắc, Trung, Nam.

- Xác định được giá trị dịch vụ môi trường rừng bằng phương pháp đã lựa chọn.

- Xây dựng được khung giá trị dịch vụ môi trường đối với 2 loại dịch vụ nêu trên.

- Đề xuất mức chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với các cơ sở sản xuất thuỷ điện.



- Phương pháp xác định giá trị dịch vụ môi trường rừng và phần mềm xác định giá trị dịch vụ môi trường rừng ở vùng hồ thuỷ điện.

- Khung giá trị của 2 loại dịch vụ môi trường theo các tiêu chí khác nhau tại lưu vực nghiên cứu;

- Khung mức chi trả tiền dịch vụ môi trưòng rừng đối với cơ sở sản xuất thuỷ điện trong lưu vưc nghiên cúu theo một số tiêu chí khác nhau;

- Đề xuất mức chi trả tiền dịch vụ môi trưòng rừng đối với các cơ sở sản xuất thuỷ điện trong toàn quốc.

- Phần mềm xác định giá trị dịch vụ môi trường rừng ở vùng hồ thuỷ điện.

- Kết quả nghiên cứu được chuyển giao cho 2 tỉnh.




2011-2013

2300

300

1290

710








tải về 0.82 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương