DỰ Án phát triển cáC ĐÔ thị loại vừa tiểu dự Án thành phố phủ LÝ, TỈnh hà nam


VAI TRÒ VÀ TRÁCH NHIỆM TRONG VIỆC THỰC HIỆN EMP



tải về 1.18 Mb.
trang16/17
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.18 Mb.
#18691
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17

VAI TRÒ VÀ TRÁCH NHIỆM TRONG VIỆC THỰC HIỆN EMP

  1. Sắp xếp tổ chức


Các hình và bảng dưới đây tóm tắt vai trò và các trách nhiệm của các bên liên quan chính và quan hệ của họ trong quá trình thực hiện EMP.

  • Nhà thầu chịu trách nhiệm thực hiện các biện pháp giảm thiểu. Các biện pháp sẽ được đưa vào hồ sơ thầu và các chi phí sẽ được bao gồm trong các gói thầu xây dựng.

  • CSC chịu trách nhiệm giám sát hàng ngày việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu và chi phí sẽ được bao gồm trong hợp đồng dịch vụ với CSC.

  • Tư vấn giám sát độc lập (IEMC) chịu trách nhiệm giám sát môi trường chung, bao gồm việc trợ giúp PMU trong việc giám sát và quan trắc môi trường, và báo cáo việc thực hiện EMP thông qua các báo cáo giám sát.



Hình 9. Sơ đồ tổ chức thực hiện chương trình quản lý môi trường EMP

Bảng 22. Vai trò và trách nhiệm của các bên liên quan chính (Giải thích cho hình ở trên)



Mô tả

Các vai trò/ Trách nhiệm

    (1a) (1b)




Dựa trên các báo cáo hàng quí của tư vấn môi trường độc lập (IEMC), PMU sẽ chịu trách nhiệm chuẩn bị các báo cáo định kỳ để nộp lên Ngân hàng thế giới và Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Hà Nam.

(1c)

    PMU bố trí các cán bộ phụ trách an toàn môi trường (ESU) để xem xét và kiểm tra các phần liên quan trong các tài liệu hợp đồng đối với các gói thầu cho các hạng mục xây dựng của dự án để đảm bảo sự tuân thủ theo kế hoạch quản lý môi trường (EMP).

    PMU bố trí các cán bộ phụ trách an toàn môi trường (ESU) giám sát, quản lý và thực hiện các hoạt động trong kế hoạch quản lý môi trường (EMP) và đồng thời phân công tư vấn giám sát xây dựng giám sát chặt chẽ việc thực hiện các chính sách an toàn của nhà thầu, bao gồm cả việc thực hiện chương trình quan trắc môi trường.

    PMU/ bộ phận giám sát môi trường (ESU) thiết lập một đường dây nóng để liên lạc với cộng đồng cư dân địa phương giải quyết các thắc mắc, góp ý từ cư dân địa phương trong toàn bộ quá trình từ GPMB đến giai đoạn xây dựng.


(2a)

    Tư vấn giám sát xây dựng (CSC) nộp báo cáo giám sát định kỳ về các biện pháp giảm thiểu môi trường choPMU; Giúp khuyến cáo PMU dừng lại một phần hoặc toàn bộ hoạt động xây dựng nếu như nhà thầu không đáp ứng các yêu cầu trong hợp đồng về bảo vệ môi trường và an toàn lao động; Trong trường hợp xảy ra vấn đề, gọi vào đường dây nóng.

PMU xem xét các báo cáo định kỳ của tư vấn giám sát xây dựng để đảm bảo sự tuân thủ các biện pháp giảm thiểu.

(2b)

    Tư vấn giám sát xây dựng (CSC): hợp tác với tư vấn giám sát môi trường độc lập (IEMC) để thiết lập, thu thập và chỉ ra các thông tin về các thông số môi trường quan trọng tại hiện trường và các thông tin cho quá trình xây dựng.

    Tư vấn giám sát môi trường độc lập (IEMC): Giám sát việc thực hiện Kế hoạch quản lý môi trường 3 tháng 1 lần gồm cả việc nộp báo cáo đi thực địa. Thiết lập cơ sở dữ liệu về kết quả giám sát quan trắc môi trường và hướng dẫn PMU sử dụng cơ sở dữ liệu này.



Phối hợp với Tư vấn giám sát xây dựng (CSC) thực hiện quan trắc và chuẩn bị các báo cáo chính sách an toàn về việc thực hiện Kế hoạch quản lý môi trường; tăng cường năng lực cho Tư vấn giám sát xây dựng thông qua chương trình đào tạo về giám sát môi trường.

(3a)

    Nhà thầu: Trước khi xây dựng, với sự trợ giúp từ tư vấn giám sát môi trường độc lập (IEMC), chuẩn bị một kế hoạch quản lý môi trường hiện trường hay còn gọi là kế hoạch quản lý môi trường của nhà thầu (SEMP) trong quá trình giải phóng mặt bằng xây dựng như là một phần của giải trình phương pháp thi công, sau đó nộp cho Tư vấn giám sát xây dựng hoặc PMU xem xét và chấp thuận;

    Trong quá trình xây dựng, nhà thầu phải nộp báo cáo hàng tháng về các vấn đề an toàn, giảm thiểu và các kết quả trong giai đoạn xây dựng. Trong trường hợp xảy ra sự cố, nhà thầu sẽ tham vấn Tư vấn giám sát xây dựng/ PMU.



Tư vấn giám sát xây dựng/ PMU: xem xét SEMP và có thể đề xuất các thay đổi nếu cần thiết để phù hợp với các qui định pháp luật cũng như phù hợp với mỗi vị trí hiện trường cụ thể. Giám sát hàng ngày và kiểm tra việc thực hiện các chính sách an toàn của nhà thầu sẽ là trách nhiệm của Tư vấn giám sát xây dựng CSC.

(3b)

    Nhà thầu: Thực hiện Kế hoạch quản lý môi trường được yêu cầu trong quá trình GPMB và xây dựng, bao gồm việc tự giám sát và nộp báo cáo.

    Tư vấn giám sát môi trường độc lập (IEMC): Giám sát định kỳ và quan trắc việc thực hiện EMP của dự án tổng thể bao gồm việc đào tạo chính sách an toàn cho các cán bộ của PMU/ bộ phận giám sát môi trường (ESU), cộng đồng, Tư vấn giám sát xây dựng và các nhà thầu nếu cần thiết. Chương trình đào tạo sẽ được thiết kế để tăng cường hiệu quả thực hiện và báo cáo EMP.



(4a)

Cộng đồng: Theo thực tiễn thực hiện dự án ở Việt Nam, cộng đồng có quyền lợi và trách nhiệm tham gia vào thực hiện giám sát môi trường thường xuyên trong quá trình xây dựng để đảm bảo quyền lợi và sự an toàn của cộng đồng và đảm bảo rằng các biện pháp giảm thiểu được thực hiện một cách có hiệu quả bởi nhà thầu và/hoặc PMU. Trong trường hợp phát sinh sự cố, cộng đồng sẽ phản ánh đến CSC/PMU hay phản ánh ngay tới đường dây nóng.

PMU: Khuyến khích, hỗ trợ và tạo điều kiện để Cộng đồng tham gia vào công tác giám sát môi trường tại địa phương nơi có dự án; PMU/CSC sẽ xem xét và xử lý các yêu cầu và khuyến nghị của cộng đồng nhằm đảm rằng các tác động tiêu cực tiềm tàng được giảm thiểu đầy đủ



(4b)

Cộng đồng: Hỗ trợ, phối hợp với Tư vấn giám sát môi trường độc lập trong việc giám sát định kỳ và đưa ra thông tin về các vấn đề an toàn tổng thể cần phải được chú ý và giảm thiểu.

Tư vấn GSMT độc lập (IEMC): Tăng cường năng lực cho cộng đồng địa phương, các ban ngành có liên quan thông qua việc chuẩn bị một tài liệu hướng dẫn về giám sát , lập báo cáo môi trường, bao gồm cả việc chuẩn bị một cơ sở dữ liệu cho các hoạt động này.

IEMC: trợ giúp PMU và các cộng đồng dân cư thực hiện các hoạt động Thông tin – Giáo dục – Truyền thông trong khuôn khổ hợp phần 4 liên quan đến các vấn đề như vệ sinh môi trường, và an toàn giao thông đường bộ vv.


(5)

Tư vấn GSMT độc lập (IEMC) hỗ trợ PMU thực hiện: giám sát EMP theo các quy định và thủ tục hiện hành về giám sát môi trường theo các chính sách của Việt Nam và chính sách an toàn của WB. Tham vấn với Sở Tài nguyên Môi trường (DONRE), IEMC sẽ thiết lập các chương trình giám sát cụ thể cho dự án được thực hiện bởi CSC tại các vị trí chính như chỉ ra trong hồ sơ thiết kế chi tiết.

Trên cơ sở các báo cáo quý do Tư vấn GSMT độc lập (IEMC) trình nộp, PMU sẽ chịu trách nhiệm chuẩn bị các báo cáo tiến độ dự án 6 tháng/ 1 lần để trình nộp WB và DONRE.





      1. Các trách nhiệm cụ thể của PMU, CSC và IEMC


Ban Quản lý Dự án (PMU)

  • PMU chịu trách nhiệm thực hiện Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) trong các giai đoạn thiết kế chi tiết và xây dựng. Việc thực hiện EMP trong giai đoạn vận hành là trách nhiệm của các tổ chức vận hành công trình. PMU sẽ thiết lập bộ phận chuyên trách về vấn đề môi trường và xã hội (ESU) để giám sát thực hiện chương trình EMP đúng thời gian và đạt hiệu quả, bao gồm cả việc chuẩn bị các báo cáo về việc tuân thủ các chính sách an toàn được yêu cầu bởi chính phủ Việt Nam và WB.

  • PMU/ESU chịu trách nhiệm đảm bảo rằng các phần liên quan trong các hồ sơ hợp đồng của các gói thầu của các hạng mục dự án sẽ tuân thủ theo đúng Kế hoạch quản lý môi trường (EMP)

  • PMU/ESU, chịu trách nhiệm liên hệ với các cơ quan hữu quan quốc gia, các sở ban ngành cấp tỉnh và địa phương, và với các đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện và quan trắc EMP, đặc biệt là với Sở Tài nguyên và Môi trường (DONRE) của tỉnh và với các phường xã trong khu vực dự án trong quá trình lập kế hoạch, quan trắc, vận hành và quản lý.

  • PMU/ESU cần phối hợp hoạt động với các tổ chức cộng đồng để khuyến khích họ tham gia trong quá trình lập kế hoạch, quản lý và thực hiện dự án, bao gồm cả việc giám sát hoạt động của các nhà thầu.

  • Để đảm bảo việc giám sát có hiệu quả và thực hiện chính xác Kế hoạch quản lý môi trường, PMU/ ESU sẽ thuê các tư vấn môi trường trong nước để trợ giúp thực hiện và giám sát Kế hoạch quả lý môi trường (EMP). Trách nhiệm của tư vấn giám sát môi trường độc lập sẽ được mô tả dưới đây.

  • Đối với công tác giám sát hoạt động của các nhà thầu, PMU sẽ chịu trách nhiệm sau: (a) Kiểm tra các chỉ số thực hiện dự án liên quan đến vấn đề môi trường; (b) Kiểm tra đột xuất nhằm đảm bảo nhà thầu đang thực hiện các biện pháp giảm thiểu như nêu trong hợp đồng xây dựng; (c) Xem xét các báo cáo định kỳ của tư vấn giám sát xây dựng (CSC) nhằm đảm bảo việc tuân thủ các biện pháp giảm thiểu; (d) Căn cứ vào các báo cáo của Tư vấn CSC và IEMC này PMU sẽ chuẩn bị báo cáo để nộp lên WB và DONRE về việc tuân thủ môi trường của tiểu dự án, đây là một phần trong nghĩa vụ báo cáo tiến độ 6 tháng của WB

  • PMU cũng cần phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan phụ trách cấp nước, vệ sinh môi trường, thu gom rác thải… nhằm theo dõi vận hành và bảo dưỡng trong khi vận hành dự án;

Tư vấn Giám sát Môi trường Độc lập (IEMC)

Tư vấn giám sát môi trường độc lập có trách nhiệm trợ giúp PMU thực hiện Kế hoạch quản lý môi trường (EMP), bao gồm cả việc hướng dẫn Tư vấn giám sát xây dựng (CSC), các nhà thầu và cộng đồng dân cư về tuân thủ các chính sách môi trường, và thực hiện chương trình quan trắc phù hợp với các qui định và thủ tục của Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng Thế giới (WB). Sau khi Chương trình giám sát môi trường chi tiết đã được xem xét và thông qua bởi PMU và WB, Tư vấn giám sát môi trường độc lập (IEMC) sẽ có trách nhiệm kiểm tra theo quí, và trợ giúp cán bộ PMU giám sát toàn bộ các hoạt động của dự án nhằm đảm bảo các chính sách an toàn môi trường thống nhất của Chính phủ Việt Nam và WB được áp dụng và giám sát trong suốt quá trình thực hiện Dự án. IEMC sẽ có trách nhiệm: (1) đào tạo và hướng dẫn tăng cường năng lực cho cán bộ của PMU/ ESU, bao gồm cả kỹ sư hiện trường và tư vấn giám sát xây dựng (FE/CSC) trong việc giám sát việc thực hiện EMP của các nhà thầu xây dựng; (2) đảm bảo sự tham gia tích cực của các cộng đồng địa phương và các trường học trong các khu vực dự án (3) quan trắc các thông số môi trường để đánh giá các tác động tổng thể gây ra bởi tiểu dự án Phủ Lý, và (4) thiết lập chương trình đào tạo môi trường bao gồm trong Hợp phần 4.

Trách nhiệm cụ thể của IEMC bao gồm:


  • Đảm bảo rằng EMP đã được phê duyệt và các thoả thuận vay vốn dự án liên quan đến an toàn môi trường sẽ được áp dụng và tuân thủ trong toàn bộ quá trình thực hiện dự án;

  • Đánh giá tính hiệu quả của các biện pháp giảm thiểu mà nhà thầu và CMC đưa ra trong quá trình thực hiện, và đưa ra đề xuất và kiến nghị lên PMU những cải thiện hay bổ sung cần thiết để thỏa mãn yêu cầu bảo vệ an toàn;

  • Báo cáo cụ thể lên PMU theo định kỳ (3 tháng một lần) về tình hình thực tế công tác thực hiện EMP trong quá trình thực hiện dự án.

  • Thiết lập quy trình tiêu chuẩn, phương pháp và mẫu biểu để hỗ trợ cho PMU và Tư vấn giám sát xây dựng (CSC) đánh giá tiến độ của Nhà thầu trong việc thực hiện những biện pháp giám sát và giảm thiểu tác động môi trường cần thiết;

  • Hỗ trợ PMU và cán bộ chuyên trách môi trường của ban để rà xét và kiểm tra thiết kế chi tiết và những phần liên quan trong Tài liệu Hợp đồng về các gói thầu các hạng mục xây dựng của dự án để đảm bảo phù hợp với chính sách bảo vệ môi trường và yêu cầu giám sát và giảm thiểu tác động;

  • Tổ chức thực hiện các chương trình đo đạc, lấy mẫu và quan trắc các chỉ tiêu môi trường định kỳ (6 tháng/1 lần) trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng giám sát môi trường

  • Hỗ trợ chuẩn bị tài liệu và tổ chức thực hiện chương trình tập huấn các nội dung chuyên môn về quản lý môi trường và giám sát môi trường để đào tạo cho nhà thầu, tư vấn giám sát xây dựng (CSC) và các cán bộ liên quan của PMU (cán bộ chuyên trách môi trường và các điều phối viên của các gói đầu tư) thực hiện nhiệm vụ;

  • Thông qua PMU tiến hành thảo luận với các bên liên quan (khi cần thiết) nhằm tìm kiếm giải pháp phù hợp đối với những sự cố phát sinh liên quan đến vấn đề vệ sinh môi trường;

Tư vấn giám sát xây dựng/thi công (CSC)

CSC có trách nhiệm giám sát việc thực hiện các biện pháp an toàn của nhà thầu trong quá trình xây dựng và giải phóng mặt bằng, gồm có cả việc theo dõi quá trình tự giám sát của nhà thầu. Trách nhiệm này sẽ được thể hiện trong Điều khoản tham chiếu (TOR) đối với CSC. Về mặt các chính sách an toàn, trách nhiệm chính của CSC sẽ bao gồm nhưng không hạn chế bởi:



  • Hỗ trợ Tư vấn giám sát môi trường độc lập (IEMC) trong việc thiết lập, thu thập và cung cấp thông tin về các chỉ tiêu môi trường quan trọng tại hiện trường và thông tin thực hiện công trình;

  • Đảm bảo công tác thi công được tiến hành hoàn toàn tuân thủ EMP đã được duyệt và những chỉ tiêu liên quan và quy trình vận hành tiêu chuẩn của tài liệu hợp đồng đối với việc giảm thiểu và giám sát tác động môi trường;

  • Giám sát việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu của nhà thầu, kịp thời đề xuất và triển khai các biện pháp can thiệp bổ sung để hoàn thiện các biện pháp giảm thiểu nhằm đáp ứng các yêu cầu bảo vệ an toàn về quản lý môi trường của Dự án;

  • Lập các kế hoạch hành động/phương án khẩn cấp để đối phó với các vấn đề môi trường, tình huống khẩn cấp và những thiệt hại có thể xảy ra trong quá trình xây dựng;

  • Khuyến nghị PMU đình chỉ thi công một phần hay toàn bộ công tác thi công nếu không đáp ứng các yêu cầu về an toàn lao động và bảo vệ môi trường đã được thống nhất hoặc nêu trong hợp đồng;

  • Tổ chức thường xuyên các cuộc họp phối kết hợp với các bên liên quan đến dự án nhằm cung cấp các thông tin kế hoạch thực hiện và chương trình làm việc cần thiết của dự án để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong thi công các công trình của Dự án.

Các Nhà thầu xây dựng

  • Nhà thầu xây dựng chịu trách nhiệm về tất cả các mặt của công trình, bao gồm cả khía cạnh môi trường, đã được đề ra trong hợp đồng giữa nhà thầu và PMU.

  • Nhà thầu xây dựng có trách nhiệm thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường và tuân thủ EMP đã được phê duyệt trong suốt quá trình thi công xây lắp các gói thầu của Dự án. Khi chuẩn bị hồ sơ đề xuất kỹ thuật, nhà thầu sẽ được tiếp cận và nghiên cứu báo cáo EIA và EMP đã được phê duyệt của Dự án và phải đề xuất trong hồ sơ đề xuất của nhà thầu một kế hoạch quản lý môi trường bao gồm các biện pháp bảo vệ môi trường và giảm thiểu các tác động môi trường phù hợp với EMP đã được phê duyệt của Dự án.

  • Bản kế hoạch quản lý môi trường của Nhà thầu sẽ được đệ trình lên PMU và tư vấn giám sát thi công (CSC) và nếu cần thiết lên tư vấn giám sát môi trường độc lập (IEMC) để xem xét. Những thay đổi (nếu có) sẽ được đánh giá về tính khả thi và về mặt pháp lý (luật, nghị định, thông tư và các quy định khác) trước khi các điều chỉnh thích hợp được thông qua cho các trường hợp cụ thể tại hiện trường.

  • Trong suốt quá trình thi công xây dựng công trình, Nhà thầu xây dựng sẽ chịu sự giám sát chặt chẽ của PMU, của CSC, của Tư vấn GSMT độc lập (IEM), của các cơ quan quản lý môi trường và cộng đồng tại địa phương về sự tuân thủ EMP.
      1. Quy trình báo cáo


PMU sẽ chuẩn bị các báo cáo hai lần 1 năm để nộp cho WB (tuân theo kế hoạch EMP) và nộp cho Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nam. Báo cáo sẽ bao gồm kết quả quan trắc và đánh giá của tư vấn môi trường độc lập (IEMC) và phải chỉ ra rõ ràng tiến độ của dự án và hiện trạng thực hiện EMP.


    1. tải về 1.18 Mb.

      Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương