CẤy ghép tủy xưƠng đỒng loạI ĐIỀu trị BỆnh suy tủy trên mô HÌnh chuột trương Hải Nhung, Dương Thanh Thủy, Phạm Văn Phúc, Phan Kim Ngọc



tải về 244.32 Kb.
trang2/2
Chuyển đổi dữ liệu26.04.2018
Kích244.32 Kb.
#37169
1   2

Biểu đồ 1. Tỉ lệ chết ở các thí nghiệm

(A.Thí nghiệm 1; B. Thí nghiệm 2; C. Thí nghiệm 3. LT: Tiêm CY liên tục; KLT: tiêm CY không liên tục)



Mô hình suy tuỷ tối ưu

Từ kết quả và từ các phân tích trên, nghiên cứu này xác định chế độ tiêm không liên tục tối ưu hơn chế độ tiêm liên tục.

Để tiến hành xác định mô hình suy tủy tối ưu, cần phải so sánh 3 liều tiêm 200, 250 và 300 mg/kg CY ở cùng chế độ tiêm không liên tục.

Về đặc điểm sinh lí, hình thái: liều CY 250 mg/kg gây biến đổi rõ rệt hơn liều CY 200 mg/kg, nhưng không gây mù. Về trọng lượng, cả ba liều đều gây biến đổi, nhưng rõ rệt nhất ở liều 300 mg/kg. Đối với bạch cầu tổng, cả ba liều đều gây biến thiên mạnh.




Biểu đồ 2. Tỉ lệ chết khi gây suy tủy bằng 40 mg/kg BU kết hợp với một trong ba liều 200, 250, 300 CY

tiêm không liên tục

Tỉ lệ chết ở cả ba liều 200, 250, 300 mg/kg CY ở chế độ tiêm không liên tục, nhìn chung tương đương nhau (67% vào ngày N14). Liều 250 mg/kg chuột có tỉ lệ chết trong khoảng 5 ngày sau khi kết thúc liều gây suy tủy là thấp nhất (17%), so với liều 200 mg/kg (67%) và liều 300 (50%). Chuột chết sớm hơn khoảng 6 - 14 ngày được xem là chết không do suy tủy. [5]

Vậy liều 250 mg/kg với chế độ tiêm không liên tục cho hiệu quả gây suy tuỷ cao nhất vì ít gây chết mạnh trong khoảng 5 ngày sau khi xử lí thuốc.



3.2. Ghép tủy

Kết quả quan sát sinh lí, hình thái: sau khi ghép, lô ghép tủy giảm rụng lông, tăng cân, linh hoạt hơn so với lô suy tủy không ghép, tuy nhiên vẫn có một số bất thường như co giật và u gan (lô 5x106 tế bào/con).

Kết quả theo dõi trọng lượng: lô 5x106 tế bào/con hồi phục rõ rệt hơn lô 1x106 tế bào/con.

Kết quả xác định bạch cầu tổng: hai lô chuột sau khi ghép đều tăng bạch cầu tổng hơn trước khi ghép và tăng so với đối chứng không ghép.




Biểu đồ 3. So sánh tỉ lệ sống sau ghép tủy 15 và 30 ngày ở các lô

Kết quả tỉ lệ sống: Tỉ lệ sống tính đến ngày 15 ở liều ghép 5 x 106 tế bào/con (88%) thấp hơn liều ghép 1 x 106 tế bào/con (100%). Tỉ lệ sống tính tới ngày 30, liều ghép 5 x 106 tế bào/con là 62%. Tỉ lệ sống ở liều ghép 1 x 106 tế bào/con giảm còn 88%. Tóm lại liều 1 x 106 tế bào/con hiệu quả hơn. Hơn nữa, đối với liều 1 x 106 tế bào/con, không ghi nhận được trường hợp chuột chết nào trong khoảng N6 – N14, điều này cho thấy liều ghép này đã cải thiện tình trạng suy tủy cấp hiệu quả (liều ghép 5 x 106 tế bào/con có 1 chuột chết vào ngày N9).

Ngoài ra, theo tác giả Milar JL thì tỉ lệ sống của chuột suy tủy đến ngày 30 là 0%, trong nghiên cứu của chúng tôi khi ghép tủy xương tỉ lệ sống đạt từ 62 % (lô 5 x 106 tế bào/con) đến 88% (lô 1 x 106 tế bào/con) đến ngày 30. Như vậy việc ghép tế bào tủy xương giúp phục hồi tình trạng suy tủy trên chuột. Theo Alain Chapel và cs (The Journal of Gene Medicine, 2003), trong cấy ghép tủy xương, vì phân đoạn tế bào đơn nhân được sử dụng cho cấy ghép, nên việc cấy ghép tế bào bao gồm cả 2 phân đoạn: tế bào gốc tạo máu (HSC) và tế bào gốc trung mô (MSC); bên cạnh quần thể tế bào bạch cầu trưởng thành. Vì vậy, tế bào gốc tạo máu trong cơ thể được phục hồi trực tiếp (do sự bổ sung tế bào gốc tạo máu ngoại vi) và gián tiếp (sự điều hòa phát triển của MSC). Dựa vào điểm này, chúng tôi bước đầu kết luận rằng việc ghép tế bào từ tủy xương đã cải thiện được tình trạng suy tủy của chuột và giúp chuột sống sót, trong đó hiệu quả cao nhất là ở lô ghép liều 1 x 106 tế bào/con. Tỉ lệ sống của chuột suy tủy được cải thiện từ 33% lên 88%.



4. KẾT LUẬN

Liều 40 mg/kg BU kết hợp với 250 mg/kg CY ở chế độ tiêm không liên tục là tối ưu nhất để tạo mô hình chuột nhắt suy tủy (tỉ lệ chết 67% và lượng bạch cầu giảm mạnh).

Xét về mặt hồi phục các chỉ tiêu sinh lí, cân nặng, bạch cầu tổng và tỉ lệ sống sau khi ghép, việc ghép tủy xương cải thiện tỉ lệ sống cho chuột suy tủy từ 33 % lên 88%.

Liều ghép tủy 1106 tế bào/con hiệu quả hơn liều ghép tủy 5106 tế bào/con trong giới hạn của nghiên cứu này.



ALLOGENOUS BONE MARROW TRANSPLANTATION FOR BONE MARROW FAILURE SYNDROME ON MOUSE MODEL

Truong Hai Nhung, Duong Thanh Thuy, Pham Van Phuc, Phan Kim Ngoc

University of Sciences, VNU-HCM



ABSTRACT: Bone marrow failure (BMF) is a disease characterized by a drastic decline in the marrow's functional ability to produce blood cells. Emmanuel C Besa và cs (2008), the ratio of BMF disease in China, Asia is higher than Europe and US about from 3 to 4 fold. In Vietnam, the dangerous of BMF is ranked third among blood diseases (Vietnam Ministry of Health). Animal models of bone marrow failure syndromes have not only helped to strengthen our understanding of the mechanisms causing bone marrow failure but also applied for pre-clinical experiments. The aims of this research are: creating mouse (Mus musculus var.Albino) models for bone marrow failure syndrome induced by chemicals such as busulfan and cyclophosphamide; and evaluating the treatment capacity of allogenous bone marrow transplantation on mouse models of BMF syndrome. The results showed that the combination of the two chemicals, the death rate caused by BMF can reach to 67%. The bone marrow transplantation can improve the alive ratio of mouse, which have bone marrow failure syndromes, from 33% to 88%.

Keywords: Bone marrow failure (BMF), animal model of bone marrow failure syndromes, bone marrow transplant.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Al-Rahawan MM, Alter BP, Bryant BJ, Elghetany M, Bone marrow cell cycle markers in inherited bone marrow failure syndromes. Leuk Res. Jul 5, (2008).

  2. James O.Amittage, Bone marrow transplantation, The New England Journal of Medicine 330, pp. 827-830, (1994).

  3. Jichun Chen & PhD, Animal Models for Acquired Bone Marrow Failure Syndromes, Clinical Medicine & Research 3(2), pp. 102-108, (2007).

  4. Jing Chen, André Larochelle, Simon Fricker, Gary Bridger, Cynthia E. Dunbar, and Janis L. Abkowitzx, Mobilization as a preparative regimen for hematopoietic stem cell transplantation, Blood 107(9), pp. 3764–3771, (2007).

  5. Shuichi Ashizuka, William H. Peranteau, Satoshi Hayashi, and Alan W. Flake, Busulfan-conditioned bone marrow transplantation results in high-level allogeneic chimerism in mice made tolerant by in utero hematopoietic cell transplantation, Exp Hematol 34(3), pp. 359-368. (2005)

  6. Sulabha S. Kulkarni,2 George S. Leventon, Lap Huynh, Herbert Chow, Karel A. Dicke, and Axel R. Zander, Effect of Pretreatment with Cyclophosphamide on High-Dose Toxicity of Melphalan in Mice1, Cancer research 45, pp. 5431-5445, (1985).

  7. Teo JT, Klaassen R, Fernandez CV, Yanofsky R, Wu J, Champagne J, Silva M, Lipton JH, Brossard J, Samson Y, Abish S, Steele M, Ali K, Athale U, Jardine L, Hand JP, Tsangaris E, Odame I, Beyene J, Dror Y. Clinical and genetic analysis of unclassifiable inherited bone marrow failure syndromes. Pediatrics. 2008 Jul; 122(1):e139-48.



Trang

Каталог: site
site -> KẾ hoạch xây dựng tcvn năM 2015
site -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
site -> 1. Mục tiêu đào tạo: Mục tiêu chung
site -> Unit 2 presonal information a, telephone numbers
site -> ĐỀ CƯƠng ôn tập hki hóa họC 11 CƠ BẢn a. Trắc nghiệm chủ đề 1: SỰ ĐIỆn LI
site -> KÕt qu¶ ®Ò tµi "nghiªn cøu trång rõng Tr¸m tr¾ng
site -> Mẫu tkn1 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
site -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc ĐĂng ký thất nghiệP
site -> BỘ TÀi chính —— Số: 25/2015/tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
site -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc TỜ khai của ngưỜi hưỞng trợ CẤP

tải về 244.32 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương